Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiệu quả giảm đau của corticoid trong phẫu thuật cắt amidan trẻ em bằng...

Tài liệu đánh giá hiệu quả giảm đau của corticoid trong phẫu thuật cắt amidan trẻ em bằng dao điện.

.PDF
76
49
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ -----***----- ĐỖ ĐỨC CẢNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA CORTICOIDTRONG PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN TRẺ EM BẰNG DAO ĐIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI -----***----- BỘ Y TẾ ĐỖ ĐỨC CẢNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA CORTICOIDTRONG PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN TRẺ EM BẰNG DAO ĐIỆN Chuyên ngành : Tai Mũi Họng Mã số : 60720155 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM TUẤN CẢNH HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài cũng như trong suốt quá trình học tập 2 năm vừa qua, Thầy đã giúp đỡ tôi giải quyết nhiều vướng mắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Đảng Uỷ, Ban giám hiệu, phòng sau đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, hoàn thành khóa học. - Cuối cùng tôi xin biết ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2019 Tác giả Đỗ Đức Cảnh LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đỗ Đức Cảnh, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Tai Mũi Họng, xin cam đoan. 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2019 Tác giả Đỗ Đức Cảnh CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CS Cộng sự GC Glucocorticoid PT Phẫu thuật TMH Tai mũi họng IL Interleukin NSAIDs Non-steroidal anti-inflammatory drugs TNFα Tumor necrosis factor α CPY3A4 Cytocrome P450 3A4 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................. 3 1.1.1.Thế giới ............................................................................................ 3 1.1.2. Trong nước ...................................................................................... 5 1.2. Những nét chính về đặc điểm giải phẫu Amidan ................................... 6 1.3. Bệnh học viêm Amidan........................................................................ 12 1.3.1. Nguyên nhân viêm Amidan .......................................................... 12 1.3.2. Biểu hiện lâm sàng viêm Amidan có chỉ định phẫu thuật ............ 13 1.3.3. Cận lâm sàng ................................................................................. 14 1.3.4. Điều trị .......................................................................................... 14 1.4. Dược lý Corticoid và cơ chế tác động trong cắt Amidan .................... 15 1.4.1. Khái niệm chung ........................................................................... 15 1.4.2. Tác dụng dược lý .......................................................................... 16 1.4.3. Tác dụng không mong muốn của corticoid .................................. 18 1.4.4. Dược lý học Methylprednisolon ................................................... 18 1.4.5. Cơ chế tác động của corticoid trong cắt Amidan .......................... 20 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 21 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 22 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 22 2.2.3. Các thông số nghiên cứu ............................................................... 22 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ................................................................ 27 2.2.5. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 28 2.2.6. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 28 2.2.7. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu .......................... 31 2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 31 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32 3.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng viêm Amidan có chỉ định phẫu thuật... 32 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới. .................................................................. 32 3.1.2. Lý do vào viện............................................................................... 33 3.1.3. Hình thái Amidan .......................................................................... 34 3.2. Hiệu quả của corticoid trong phẫu thuật cắt Amidan trẻ em. .............. 34 3.2.1. Thời gian phẫu thuật ..................................................................... 34 3.2.2. Lượng máu mất trong phẫu thuật. ................................................. 35 3.2.3. Mức độ đau sau mổ ....................................................................... 35 3.2.4. Tình trạng dùng thuốc giảm đau ................................................... 39 3.2.5. Các tai biến, biến chứng sau phẫu thuật ....................................... 40 3.2.6. Tình trạng tiến triển hốc mổ sau phẫu thuật ................................. 41 3.2.7. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường ........................................ 43 Chƣơng 4:BÀN LUẬN .................................................................................. 44 4.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng viêm Amidan có chỉ định phẫu thuật... 44 4.2. Hiệu quả của corticoid trong phẫu thuật cắt Amidan trẻ em. .............. 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 56 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới .................................................................... 32 Bảng 3.2. Hình thái Amidan ........................................................................... 34 Bảng 3.3. Thời gian phẫu thuật ....................................................................... 34 Bảng 3.4 : Lượng máu mất trong quá trình phẫu thuật ................................... 35 Bảng 3.5. Mức độ đau sau mổ ngày thứ nhất ................................................. 35 Bảng 3.6. Mức độ đau sau mổ ngày thứ 2. ..................................................... 36 Bảng 3.7. Mức độ đau sau mổ ngày thứ 7 ...................................................... 37 Bảng 3.8. Tình trạng sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật ........................ 39 Bảng 3.9. Thời gian điểm sử dụng thuốc giảm đau lần đầu sau phẫu thuật ... 39 Bảng 3.10. Thời gian sử dụng thuốc giảm đau trung bình.............................. 40 Bảng 3.11. Tình trạng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật ................................. 40 Bảng 3.12: Các tai biến, biến chứng sau phẫu thuật ....................................... 41 Bảng 3.13. Tình trạng hốc mổ ngày thứ nhất sau phẫu thuật ......................... 41 Bảng 3.14. Tình trạng hốc mổ ngày thứ 7 sau phẫu thuật .............................. 42 Bảng 3.15. Tình trạng hốc mổ ngày thứ 14 sau phẫu thuật ............................ 42 Bảng 3.16. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường ........................................ 43 Bảng 3.17. Thời gian trở lại ăn uống bình thường .......................................... 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Lý do vào viện .......................................................................... 33 Biểu đồ 3.2. Mức điểm đau trung bình sau phẫu thuật ................................. 38 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu Amidan ............................................................................ 7 Hình 1.2: Vùng Amidan và các khoang quanh họng ..................................... 10 Hình 1.3: Hệ động mạch cấp máu cho Amidan ............................................. 11 Hình 1.4: Hình ảnh viêm Amidan mạn tính quá phát ..................................... 13 Hình 1.5. Áp-xe quanh Amidan ...................................................................... 15 Hình 2.1. Đánh giá theo thang điểm đau Wong- Baker ................................. 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chỉ định cắt Amidan được thống nhất bởi các nhà tai mũi họng, ngày nay tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật có sự thay đổi so với trước. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về tương quan giữa các chỉ định cắt Amidan và xu hướng thay đổi của chúng theo thời gian [1], [2],[4]. Phẫu thuật cắt Amidan là cần thiết khi có chỉ định, hiện nay là phẫu thuật phổ biến nhất trong chuyên ngành Tai mũi họng, ở Mỹ có khoảng 500.000 ca mỗi năm [5], [6], ở Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật tai mũi họng [7]. Cắt Amidan giúp cải thiện tốt các triệu chứng trong viêm Amidan mạn tính có chỉ định phẫu thuật. Cắt Amidan bằng dao điện đơn cực đã được ứng dụng rộng rãi trong cả nước và đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, do sử dụng nhiệt nên vùng cắt đốt sau phẫu thuật có diện bỏng sâu, gây nên đau đớn nhiều cho bệnh nhân [7]. Sau phẫu thuật cắt Amidan, diện phẫu thuật thường có hiện tượng viêm, sưng nề. Bệnh nhân có biểu hiện đau tại hốc mổ, tăng lên khi nuốt kèm theo có thể có biểu hiện buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu… Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm chảy máu sau phẫu thuật, tổn thương các tổ chức xung quanh… Việc hạn chế các tai biến, biến chứng cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân sau phẫu thuật được nhiều tác giả đặt ra. Theo Diane, sử dụng corticoid trong phẫu thuật cắt Amidan làm giảm sưng nề và giảm viêm sau phẫu thuật do đó giúp làm giảm đau và các biến chứng sau phẫu thuật này [8]. Theo nghiên cứu của Ryan khi sử dụng Corticoid cho bệnh nhân trong phẫu thuật cắt Amidan đã giảm 62% tỷ lệ buồn nôn sau phẫu thuật, giảm 23% điểm đau trung bình trong ngày đầu tiên và giảm 17,5% điểm đau trung bình trong 7 ngày sau phẫu thuật [9]. Trong nghiên cứu của Marie T Aouad và CS cũng 2 cho thấy tác dụng tương tự của Methylprednisolon so với Dexamethasone trong phẫu thuật cắt Amidan ở trẻ em [10]. Chính vì vậy, chúng tôi đã sử dụng corticoid toàn thân ngay trước khi phẫu thuật với mong muốn làm giảm viêm, giảm đau cho bệnh nhân tốt hơn. Hiện trong nước, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào đánh giá về vấn đề này. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của corticoid trong phẫu thuật cắt Amidan trẻ em bằng dao điện 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1.Thế giới Năm 1930: Fowler (Mỹ) đưa ra phương pháp: “cắt bỏ toàn bộ Amidan mà không làm tổn thương tổ chức xung quanh”. Từ đó tới nay, qua nhiều giai đoạn phát triển, phẫu thuật cắt Amidan là một trong những phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay tỉ lệ cắt Amidan ở trẻ em bằng dao điện đơn cựctại Mỹ khoảng 53,1% đến 54,5% [11]. Cùng với những bước tiến của khoa học kỹ thuật và gây mê, nhiều phương pháp cắt Amidan đã được ra đời. Năm 1954: Sluder đưa ra phương pháp cắt Amidan bằng dụng cụ dao lạnh mang tên ông. Năm 1955: Angles đưa ra phương pháp cắt Amidan bằng thòng lọng. Akkielah là người đầu tiên thực hiện cắt Amidan bằng dao điện trên thế giới, từ đó đến nay kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi. Phẫu thuật điện là quá trình sử dụng dòng điện tần số cao để cắt và làm đông mô. Thiết bị phẫu thuật điện hiện đại tạo ra sóng điện từ có tần số rất cao đạt tới từ 350.000 vòng/giây đến 400.000 vòng/ giây. Các thiết bị phẫu thuật điện hiện nay ngoài việc tạo ra các sóng thuần nhất cho việc cắt hoặc đông còn có thể tạo ra các sóng hỗn hợp cho cả việc cắt hoặc đốt. Điện thế khi cắt được đề nghị 6-15W. Năm 1994: Krespi, Ling đưa ra phương pháp cắt Amidan bằng Laser. Năm 2002: Koltai đưa ra phương pháp cắt Amidan bằng Microdebrider. Năm 2004: Phát minh ra phương pháp cắt Amidan bằng Coblator (hãng ArthroCare - California). 4 Tuy nhiên sau mổ nhiều bệnh nhân có biểu hiện đau, buồn nôn, nôn, chảy máu... Điều này gây ra rất nhiều khó chịu và sợ hãi cho người bệnh. Có nhiều liệu pháp điều trị đã được đưa ra để giảm thiểu các tai biến, biến chứng, triệu chứng đi kèm như dùng thuốc giảm đau, các biện pháp chăm sóc tại chỗ. Liệu pháp corticoid trong và sau phẫu thuật là một hướng nghiên cứu nhằm giảm thiểu đi những khó chịu này sau cắt Amidan. Theo Diane G. Heatley, MD (Arch Otolaryngol Head Neck Surg 2001) thì sau phẫu thuật cắt Amidan có hai hiện tượng xảy ra tại hốc mổ là phù nề và viêm. Thông qua việc kích thích tổng hợp lipocortin, chất gây ức chế hoạt tính của phospholipase A2 mà corticoid làm giảm tổng hợp cả Leucotrien và Prostaglandin, từ đó làm giảm phản ứng viêm. Đồng thời corticoid còn ức chế giải phóng các men tiêu thể, làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa hướng động, các chất hoạt hóa của plasminogen, collegenase, elastase...nhờ đó mà hiện tượng phù nề cũng giảm đi. Năm 2006, MC Kean nghiên cứu thấy sử dụng 10mg Dexamthasone tiêm tĩnh mạch trong phẫu thuật giúp giảm nôn 62%, giảm đau ngày thứ nhất sau mổ là 23%, 17,5% sau 7 ngày [12]. Kan (2006) nghiên cứu thấy dùng liều 0,5mg Dexamethasone trong cắt Amidan và nạo VA giảm đau sau mổ, giúp trẻ dễ uống thuốc hơn [13]. Lachane (2008) không tìm thấy sự khác biệt giữa mức độ đau giữa nhóm dùng và không dùng steroid [14]. Trong nghiên cứu của Sterward và cộng sự (2011) thì có khoảng 40-73% trẻ có biểu hiện nôn và buồn nôn sau cắt Amidan [15]. Tuy nhiên việc sử dụng corticoid đường tĩnh mạch và liều duy nhất lúc phẫu thuật đã có tác dụng làm giảm buồn nôn và nôn như sử dụng domperidol đồng thời làm giảm đáng kể triệu chứng đau và chảy máu (từ 3% giảm xuống còn 1,5%). Đồng thời giúp bệnh nhân trở về chế độ ăn bình thường sớm hơn. Năm 2013, Marie T Aouad thấy tác dụng của liều duy nhất 2,5mg/kg methyprednisolon có tác dụng gần như tương tự so với liều 0,5mg/kg dexamethasone trong giảm triệu chứng nôn [10]. 5 Với những lợi ích như vậy nên sử dụng corticoid trong phẫu thuât cắt Amidan ngày càng được áp dụng rộng rãi cũng như được đề cập tới trong các khuyến cáo gần đây của hiệp hội Tai Mũi Họng và Đầu cổ Hoa Kỳ. Trong hướng dẫn thực hành lâm sàng 2011, tác giả nhấn mạnh về sử dụng liều corticoid duy nhất giúp giảm đau và buồn nôn sau phẫu thuật cắt Amidan ở trẻ em, đồng thời giúp kiểm soát đau ở người lớn. Vậy nếu corticoid hữu ích, tại sao không sử dụng nhiều hơn? Có rất ít bằng chứng cho thấy liều corticoid đơn lẻ làm tăng nguy cơ chảy máu trong giai đoạn hậu phẫu nhưng các tác giả lo ngại việc lạm dụng sử dụng corticoid, nên không khuyến cáo sử dụng hơn một liều corticoid như là liệu trình. Một số nghiên cứu cũng đề cập tới biến chứng chảy máu ở trẻ em như là một rủi ro có thể gặp. Vì vậy, việc dùng một liều duy nhất được khuyến cáo để lợi ích có được lớn hơn so với những rủi ro có thể gặp. Có thể sử dụng thêm liều tiếp theo nếu triệu chứng đau xuất hiện 5-7 ngày sau phẫu thuật. 1.1.2. Trong nước Từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 2000 hai kỹ thuật chính được sử dụng tại Việt Nam là phương pháp Sluder và thòng lọng. Sau đó, cắt Amidan bằng dao điện đơn cực dưới gây mê nội khí quản được sử dụng cắt Amidan tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương giúp cải thiện đau và sự sợ hãi trong phẫu thuật cho bệnh nhân cũng như giúp bác sỹ kiểm soát tốt hơn phẫu trường và cầm máu. Năm 2000 cắt Amidan bằng Laser được áp dụng tại 1 số bệnh viện như: Bạch Mai, TMH thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004 kỹ thuật cắt Amidan bằng Coblator được áp dụng tại bệnh viện Nhi đồng I. 6 Năm 2007 dao siêu âm được áp dụng cắt Amidan tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa thấy nghiên cứu nào trong nước đánh giá phối hợp sử dụng corticoid và kiểm soát đau trong phẫu thuật cắt Amidan. 1.2. Những nét chính về đặc điểm giải phẫu Amidan * Vị trí, hình dạng và kích thước: Vị trí: Amidan là một khối mô lympho có hình dạng bầu dục nằm ở 2 bên của họng miệng trong một khoang tam giác gọi là hố Amidan có 2 cạnh là trụ trước- cung khẩu cái lưỡi và trụ sau- cung khẩu cái hầu. Hình dạng và kích thước - Amidan có 2 mặt: Mặt trong nhìn vào eo họng, mặt tự do có biểu mô lưới che phủ. Mặt ngoài liên kết với cơ khít hầu trên, trong động tác nuốt cơ này co lại và Amidan cũng được nâng lên cùng. - Về hình thể, có 3 thể Amidan: Thể bình thường, thể có cuống và thể lẩn vào sâu. Trong thể có cuống Amidan bộc lộ nhiều vào khoang họng miệng, ngược lại ở thể lẩn chìm vào sâu và ở thể này có thể khó khăn trong phẫu thuật cắt bỏ đặc biệt khi dùng phương pháp cổ điển. - Kích thước Amidan thay đổi theo từng người. Khi mới sinh chiều cao khoảng 3,5mm, chiều dài trước sau 5mm, nặng 0,75g. Khi phát triển đầy đủ, kích thước của Amidan là: chiều cao khoảng 2cm, bề rộng khoảng 1,5cm và chiều dày khoàng 1- 1,2cm và cân nặng 1,5g [16]. 7 1. Rãnh lưỡi Amidan 2. Trụ sau 3. Trụ trước 4. Khe liên hầu 5. Ngách khẩu cái 6. Xoang tourtual 7. Nếp bán nguyệt 8. Nếp tam giác Hình 1.1: Giải phẫu Amidan [16] *Cấu trúc giải phẫu của Amidan: Cấu trúc giải phẫu của Amidan bao gồm: Khối mô Amidan, bao, các hốc, nếp tam giác. +Khối mô Amidan: Về cấu trúc vi thể Amidan bao gồm 3 phần cấu tạo: Mô liên kết, nang lympho và vùng giữa các nang. - Mô liên kết cấu tạo như cái bè hoặc giá đỡ tạo thành lưới nâng đỡ mô cơ bản. Cấu trúc bè này cung cấp mạch máu, bạch mạch và thần kinh. - Nang lympho là những trung tâm ở đó có các loại tế bào lympho non và trưởng thành tạo nên những trung tâm mầm. - Vùng giữa các nang có nhiều tế bào lympho phát triển và hoạt hóa ở các giai đoạn khác nhau. + Bao Amidan: - Amidan được mô tả nằm trong một vỏ bao bọc lấy 4/5 chu vi Amidan chỉ trừ mặt tự do là không có bao. Đó là những sợi liên kết của cân họng. 8 + Nếp tam giác: Nếp tam giác là cấu trúc bình thường có từ trong bào thai. Nếp này không có mô cơ và phải lấy đi khi cắt Amidan. Nếu để lại có thể tạo nên túi ứ đọng chất bã, thức ăn gây kích thích và mô lympho có thể phát triển làm cho dầy lên trở thành nhiễm khuẩn hoặc quá phát sau này. + Hốc Amidan: Có khoảng 10- 30 hốc cho mỗi bên Amidan. Các hốc làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của Amidan và cho phép biểu mô dễ tiếp cận được các nang lympho. Về mặt lâm sàng các hốc chính là nơi ứ đọng cặn thức ăn, mảnh vỡ của tế bào, vi khuẩn cư trú, gây ra nhiều khó chịu. +Hố Amidan: tạo bởi trụ sau, trụ trước và thành bên của họng, đáy là rãnh lưỡi Amidan. -Thành trƣớc: Tạo bởi trụ trước, mỏng, có cơ màn hầu-lưỡi hay cơ trụ trước được bao phủ bởi niêm mạc. Trụ trước đi từ phía ngoài của lưỡi gà, cách 15mm xuống dưới, hơi ra ngoài, xuống đến nếp lưỡi - Amidan. Ở cực trên bờ trước của khối Amidan tương đối phân cách với trụ trước nên khi mở khuyết bóc tách Amidan khỏi hốc Amidan nên mở cao ở 1/3 trên cho dễ. Phía dưới khối Amidan dính vào trụ trước tạo với đáy lưới nếp tam giác Hiss. -Thành sau: Tạo bởi trụ sau, có cơ màn hầu - hầu hay cơ trụ sau, được bao phủ bởi niêm mạc. Trụ sau đi từ bờ tự do của buồm hàm, gần như đi thẳng xuống dưới tiếp với thành bên của họng tạo nên cơ siết họng giữa. Trụ sau cũng là một nếp mỏng nhưng dày hơn trụ trước và có lưới tĩnh mạch rất phong phú nên khi bóc tách trụ sau khỏi khối Amidan cần nhẹ nhàng vì dễ gây chảy máu, hơn nữa nếu cơ họng khẩu cái bị tổn thương có thể gây khó nói vì dính, cản trở hoạt động của họng. 9 -Thành bên: Được đóng kín bởi các cơ khít họng, ngăn cách với khoang bên họng bởi cân giữa họng và cân quanh họng. Thực tế, luôn có sự đan xen giữa thành bên họng và tổ chức Amidan. Chính vì đặc điểm giải phẫu này, khi cắt Amidan bằng phương pháp kinh điển dễ bị sót tổ chức Amidan hay dễ làm tổn thương thành bên họng gây chảy máu, trong khi dùng dao kim điện đơn cực có thể tránh được nhược điểm này. +Đỉnh: Do hai trụ trước và sau dính vào nhau tạo nên vòm hố có nếp hình bán nguyện. Hố trên Amidan lấn vào giữa khối Amidan và phần trên của trụ trước, nếu lấn sâu ra trước và lên trên thì tạo thành xoang Tortual. +Đáy: Giới hạn bởi bên ngoài là rãnh Amidan lưỡi. Phía trước là trụ trước, phía sau là nếp họng thanh thiệt. Đôi khi Amidan chìm sâu xuống đáy, nhiều khe hốc có khi thành thùy nhỏ dính vào Amidan lưỡi làm bóc tách khó. +Khoang quanh Amidan: Giữa khối Amidan và hố Amidan là khoang quanh Amidan, khoang này là tổ chức liên kết lỏng lẻo gồm các sợi liên kết và sợi cơ do đó có thể bóc tách được toàn bộ khối Amidan ra khỏi hố Amidan dễ dàng. +Chân cuống Amidan và động mạch Amidan: Amidan có một cuống gần phía cực dưới ngoài với mạch máu chính của nó là động mạch Amidan (nhánh của động mạch khẩu cái lên). Trong thủ thuật phải chú ý đến cuống này, cầm máu cuống động mạch Amidan là một thì quan trọng của phẫu thuật. 10 1. Amidan 2. Trụ trước 3. Trụ sau 4. Cơ khít hầu trên 5. Khoang liên kết dễ bóc tách 6. Động mạch khẩu cái đi lên với nhánh động mạch Amidan 7. Khoang sau Amidan 8. Động mạch cảnh trong Hình 1.2: Vùng Amidan và các khoang quanh họng [16] Liên quan mạch máu: Động mạch cảnh trong và cảnh ngoài thường nằm ở phía sau mặt phẳng trán đi qua trụ sau. Động mạch cảnh ngoài nằm ở phần trong, sâu sau của hố mang tai, đi từ dưới lên hơi cong vào trong, ở xa bên ngoài và sau cực dưới của Amidan khoảng 10 - 20mm. Động mạch cảnh trong nằm trong, sau màng trâm hầu, cách cực trên của hố Amidan 10 - 20mm, cách trụ sau 7 - 8mm. Lưu ý: Khi quay ngửa cổ bệnh nhân làm cho các động mạch cảnh gần hố Amidan hơn, đặc biệt làm thay đổi hướng đi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan