Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
77
237
149

Mô tả:

Đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái NguyênĐánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến - Định Hóa - Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LONG THỊ PHƯƠNG TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LỚP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Thái nguyên, năm 2018 THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LONG THỊ PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LỚP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lành Ngọc Tú Thái nguyên, năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“Đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, tìm hiểu, khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lành Ngọc Tú. Các số liệu, bảng biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Thái nguyên, ngày tháng 06 năm 2018 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan ThS. Lành Ngọc Tú Long Thị Phương Giáo viên phản biện ii LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các anh chị cơ sở thực tập và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: ThS. Lành Nọc Tú. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt quãng thời gian tôi học tập tại trường giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về nông nghiệp nông thôn. Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Phượng Tiến đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn đoàn tình nguyện viên Hàn Quốc cùng người dân xóm Tổ đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đợt thực tập cuối cùng này. Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm chăm sóc động viên tôi trong quá trình học tập tích lũy kiến thức. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Lành Ngọc Tú, người đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2018 Sinh viên Long Thị Phương iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Phượng Tiến ................................ 29 Bảng 4.2: Bảng diện tích một số cây trồng chính của xã Phượng Tiến năm 2015 - 2017 .................................................................................. 32 Bảng 4.3: Một số vật nuôi chính của xã Phượng Tiến tính đến thời điểm 1/10/2017 ..................................................................................... 34 Bảng 4.4: Tình hình dân số vào lao động xã Phượng Tiến giai đoạn 2016 2017 ............................................................................................. 36 Bảng 4.5: Một số lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tại xã Phượng Tiến năm 2015 .............................................................................. 47 Bảng 4.6: Một số lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tại xã Phượng Tiến năm 2016 .............................................................................. 48 Bảng 4.7: Một số lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tại xã Phượng Tiến năm 2017 .............................................................................. 50 Bảng 4.8: Những lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và số lượng người tham gia lớp tập huấn tại các xóm ...................................... 53 Bảng 4.9: Ý kiến đánh giá của người dân về các lớp tập huấn ...................... 55 Bảng 4.10: Mức độ áp dụng khóa tập huấn của người dân vào thực tế ........ 56 Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng nội dung tập huấn trồng trọt vào thực tế tại các xóm ................................................................. 58 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu BHYT Bảo hiểm y tế CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật NTM Nông thôn mới SU Saemaul Unđong THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân VH – TT Văn hóa – thể thao v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1.Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3.Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ............................................................... 2 1.3.2.Ý nghĩa trong tực tiễn ..................................................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 4 2.1.Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 2.1.1.Khái niệm về tập huấn và khuyến nông........................................................... 4 2.1.2.Khái niệm về chương trình nông thôn mới ...................................................... 8 2.1.3.Một vài nét về xây dựng nông thôn mới .......................................................... 8 2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 9 2.2.1.Chương trình nông thôn mới trên thế giới ....................................................... 9 2.2.2.Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam ...................................................... 16 2.2.3.Chương trình nông thôn mới tại Định Hóa .................................................... 19 2.2.4.Chương trình nông thôn mới tại xã Phượng Tiến .......................................... 20 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.2.Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................... 23 vi 3.3.Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 23 3.4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 24 3.4.1.Phương pháp chọn mẫu................................................................................. 24 3.4.2.Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 24 3.4.3.Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 25 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Phượng Tiến ........................... 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Phượng Tiến .............................................................. 25 4.1.2.Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................. 31 4.2.Đánh giá thực trạng của các khóa tập huấn trên địa bàn xã Phượng Tiến. ............... 45 4.2.1.Thực trạng đào tạo tập huấn và mức độ áp dụng các khóa tập huấn tại xã Phượng Tiến huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. .................................................. 45 4.2.2.Những lớp tập huấn và mô hình người dân áp dụng trên địa bàn các xóm.............. 50 4.3.Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật từ các lớp tập huấn ..................... 57 4.3.1. Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 57 4.3.2. Hiệu quả xã hội ............................................................................................ 59 4.3.3. Hiệu quả môi trường .................................................................................... 59 4.4. Một số thuận lợi, khó khăn của xã Phượng Tiến trong quá trình áp dụng nội dung tập huấn, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn................................... 60 4.4.1.Thuận lợi ...................................................................................................... 60 4.4.2.Khó khăn ...................................................................................................... 61 4.4.3.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn................................... 62 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 63 5.1.Kết luận ........................................................................................................... 63 5.2.Kiến nghị ......................................................................................................... 64 5.2.1.Đối với nhà nước .......................................................................................... 64 5.2.2.Đối với người dân ......................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66 PHỤ LỤC 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn có tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua cấp ủy chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp và huy động tối đa nguồn lực. Sau nhiều năm thực hiện chương trình đã đem lại cho người dân cuộc sống sung túc hơn. Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự chênh lệch giữa thu nhập và mức sống dân cư khu vực nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Tốc độ phát triển không đều cũng diễn ra giữa các khu vực ở nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông thôn như: tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phương thức sản xuất kém hiệu quả… ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Trước tình hình đó để xây dựng nông thôn mới chính phủ đã đưa ra 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí 10 và 11 là tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Để tăng thu nhập cho người dân cần có các biện pháp tác động vào người trực tiếp sản xuất đó là tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nông dân. Các lớp tập huấn góp phần nâng cao nhận thức, kỹ thuật sản xuất của người nông dân. Từ đó nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn đáp ứng được tiêu chí số 10 và 11 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hiện nay Phượng Tiến là một xã khó khăn của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình NTM với sự phấn đấu không ngừng của cán bộ các cấp ngành địa phương, và sự nỗ lực của người dân xã Phượng Tiến đã đạt được những thành quả nhất định. Như hộ gia đình ông Hoàng Văn Anh qua lớp tập huấn chăn nuôi thủy sản ông đã áp dụng nội dung vào thực tế. Ông cho biết: “Với gần 6 sào ruộng (trong đó 1,5 sào làm chuôm), tôi đã thả khoảng 5.700 con cá giống gồm cá chép, trôi và rô-phi đơn tính. Trong khoảng hơn 2 tháng 2 chăm sóc, thu được trên 2 tạ cá, trừ mọi chi phí còn lãi khoảng 8 triệu đồng tiền lãi/lứa”[6].Tuy nhiên số hộ gia đình áp dụng được các nội dung tập huấn còn ít cho nên tốc độ giảm nghèo vẫn còn chậm, đời sống nhân dân chưa cao. Hiệu quả của các chương trình NTM chưa rõ rệt. Nhận thấy tầm quan trọng của các khóa tập huấn và sự nhất trí của BGH nhà trường tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các lớp tập huấn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Phượng Tiến -Định Hóa Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá các lớp tập huấn về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình áp dụng các lớp tập huấn vào thực tế. Đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phượng Tiến - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của người dân xã Phượng Tiến trong quá trình áp dụng nội dung các lớp tập huấn vào thực tế. - Đưa ra một số nguyên nhân, giải pháp nâng cao hiệu quả các lớp tập huấn, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình nông thôn mới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp sinh viên củng cố được những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tế, củng cố lý thuyết đã học và biết cách thực hiện một đề tài. - Giúp sinh viên xác định được các phương pháp học tập và làm việc một cách có hiệu quả. 3 - Trong quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên có điều kiện học hỏi, củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc đúng chuyên ngành của mình. - Kết quả của đề tài sẽ làm cơ sở khoa học cho cho các nghiên cứu tiếp theo tại xã Phượng Tiến, Huyện Định Hóa. 1.3.2. Ý nghĩa trong tực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương đưa ra những kết luận mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển để các khóa tập huấn sau đạt hiệu quả cao hơn. - Góp phần cho việc xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Phượng Tiến 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về tập huấn và khuyến nông Tập huấn là một khái niệm chỉ quá trình huấn luyện, hướng dẫn nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tập huấn cho cán bộ phụ trách chuyên môn. Tức là không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ tập huấn. Phổ biến cho cán bộ về các chủ trương chính sách mới. Nâng cao kỹ năng lên lớp và giảng dạy. Tập huấn đối tượng là các cán bộ chuyên môn, khác với tập huấn là tập huấn khuyến nông tuy cũng là một hoạt động tập huấn nhưng đối tượng của tập huấn khuyến nông là nông dân. Bắt đầu vào thời kỳ phục hưng (TK14) khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao thì việc phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nói chung, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nói riêng vào sản xuất ngày càng quan tâm. Khởi đầu là GS. Rabelaiz (Pháp) đã làm công tác thống kê hiệu quả công tác của những học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường từ những cơ sở đào tạo có thực hành và không có thực hành. Từ kết quả điều tra ông đã kết luận: Học sinh, sinh viên đào tạo ở những trường coi trọng thực tế thực hành khi ra công tác (đặc biệt những năm đầu) có hiệu quả cao hơn những học sinh sinh viên tốt nghiệp ở những trường không coi trọng thực tế thực hành. Từ đó ông đề ra phương pháp đào tạo là: Học phải đi đôi với thực hành và đó cũng chính là phương châm giáo dục của cha ông ta cho những thế hệ trẻ: “Học phải kết hợp với hành” 1661 GS. Hartlib (Anh) đã viết cuốn “Tiểu luận về những tiến bộ học tập nông nghiệp” đề cập rất sâu về học với hành trong nông nghiệp. 1775 GS. Heinrich Pastalozzi (Thuỵ Sỹ) đã thành lập 1 trường dạy nghề cho các trẻ em con nhà nghèo, trong đó có dạy nông nghiệp cách trồng trọt, chăn nôi, dệt vải lụa … 1806 GS. Philip Emanuel (Thuỵ Sỹ) đã xây dựng 2 trường nông nghiệp thực hành ở Hofưyl. Nội dung và phương pháp đào tạo cán bộ nông nghiệp ở đây đã có 5 ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp đào tạo của các trường nông nghiệp châu Âu và Bắc Mỹ sau này … Năm 1886 ở Anh sử dụng khá phổ biến từ “Extention” có nghĩa là “triển khaimở rộng”. Trong công tác nông nghiệp khi ghép với từ “Agriculture” thành từ ghép “Agricultural extention” có nghĩa là tăng cường triển khai, mở rộng phát triển nông nghiệp. Ở các trường đại học Cambridge, Oxford …cũng như trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Anh sử dụng khá phổ biến từ “Agricultural extention” . Thời gian không lâu tất cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử dụng thống nhất từ Agricultural extention cho công tác phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chữ Hán gọi là “khuyến nông”. Agricultural extention thể hiện bản chất, mục tiêu cơ bản của khuyến nông là mọi hoạt động nhằm: Phát triển nông nghiệp: Sao cho diện tích cây trồng tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi phong phú, săng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi cao và chất lượng nông sản phẩm tốt…đời sống người dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Ra sức phát triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, mối quan hệ giữa mọi người dân trong cộng đồng ngày càng tốt đẹp … Chúng ta cần hiểu và phân biệt sự khác nhau rất cơ bản Khuyến nông (khuyến công, khuyến diêm, khuyến học …) với khuyến mại nông nghiệp. Theo nghĩa Hán văn: Khuyến là khuyến khích, khuyên bảo người ta nên làm một việc nào đó. Khuyến học là khuyên bảo, khích lệ, tạo những thuận lợi gắng sức học tập tốt… Khuyến nông là khuyến khích, tạo mọi thuận lợi làm cho nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển. Khuyến mại nông nghiệp chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận cho những cá nhân hay nhóm doanh nhân nào đó mà không hoặc rất ít quan tâm đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Ví dụ: một đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp họ chỉ quan tâm đến làm thế nào để mua rẻ, bán đắt; làm thế nào bán được nhiều phân bón, bán được nhiều giống cây trồng vật nuôi để có lợi nhuận cao. Họ không quan tâm đến hướng dẫn và theo dõi kết quả nông dân sử dụng những vật tư đó. Thậm chí những vật tư phân bón đã mất chất lượng, giống bị lẫn, giống không đúng chủng loại vẫn nói hay, tuyên truyền tốt, khuyến mại tốt 6 để bán được nhiều, thu lời lớn …điều này trái ngược hẳn với bản chất và mục đích của khuyến nông. Khuyến nông “Agricultural extention” là 1 thuật ngữ khó xác định thống nhất bởi vì để đạt được mục tiêu cơ bản sao cho nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển các nước khác nhau, các nhà khuyến nông khác nhau, nông dân khác nhau hiểu khuyến nông có khác nhau, do bởi khuyến nông: Tổ chức bằng nhiều cách. Mỗi quốc gia khác nhau có những cách tổ chức khuyến nông khác nhau. Mục tiêu cụ thể khuyến nông đối với nước công nghiệp phát triển khác với nước nông nghiệp và nông nghiệp lạc hậu có khác nhau. Phục vụ cho nhiều mục đích: Phát triển trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản nông sản, thú y, bảo vệ thực vật, tổ chức quản lý sản xuất có khác nhau. Mỗi tầng lớp nông dân khác nhau hiểu nghĩa khuyến nông khác nhau. Người trồng trọt, chăn nuôi …; người giàu, nghèo khác nhau hiểu khuyến nông khác nhau. Người giàu, trình độ dân trí cao cần thông tin và kinh nghiệm tổ chức sản xuất; người nghèo mong muốn ở khuyến nông sự huấn luyện và tài trợ. Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Như trên đã nói bởi khuyến nông hoạt động lĩnh vực rộng, cho nhiều đối tượng khác nhau… nên đến nay trên thế giới có khá nhiều định nghĩa khuyến nông khác nhau: Theo một số tác giả, Hiện nay có hàng trăm định nghĩa khuyến nông. Ví dụ: Peter Oakley & Cristopher Garferth. Khuyến nông là cách đào tạo thực nghiệm dành cho những người dân sống ở nông thôn. Đem lại cho họ những lời khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trở ngại của họ. Khuyến nông cũng nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất. Hay nói một cách khái quát là làm tăng mức sống cho người nông dân. Thomas: Khuyến nông là ý tổng quát chỉ mọi công việc có liên quan đến phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người lớn và trẻ em được học bằng cách thực hành. 7 Adams: Khuyến nông là tư vấn cho nông dân giúp họ tìm ra những khó khăn trở ngại trong cuộc sống và sản xuất, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục. Khuyến nông còn giúp cho nông dân nhận biết những cơ hội của sự phát triển. Maunder: Khuyến nông như một dịch vụ hay một hệ thống giúp cho nông dân hiểu biết phương pháp canh tác, kỹ thuật cải tiến tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập. Làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao trình độ giáo dục của nông dân. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI). Khuyến nông bao hàm các ý: Cung cấp những hiểu biết về kỹ thuật và tổ chức quản lý sản xuất cho nông dân; Là quá trình đào tạo phi chính quy; Truyền đạt thông tin cho nông dân; Là thiết kế thực hiện các hoạt động giúp nông dân để: Nâng cao sản lượng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cải thiện mức sống và thu nhập cho nông dân, cải tiến phương pháp và kỹ thuật canh tác. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng sản xuất nâng cao địa vị xã hội cho nông dân. Là quá trình chuyển tải TBKT từ cơ quan nghiên cứu đến nông dân. Năm 2000 Cục Khuyến nông Việt Nam, tổng hợp từ nhiều khái niệm khuyến nông của các quốc gia, các tác giả và đúc kết thực tiễn hoạt động khuyến nông của nước ta đã đề xuất khái niệm khuyến nông như sau: “Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”. Khái niệm trên đã thể hiện rõ bản chất công việc cũng như mục tiêu cuối cùng của Khuyến nông là: Hoạt động khuyến nông thực chất là làm công tác đào tạo nông dân (truyền thông - huấn luyện nông dân). Nông dân biết và tự quyết mọi hành động của họ. Nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội …cho người nông dân [2]. 8 2.1.2. Khái niệm về chương trình nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Phát triển sản xuất toàn diện trong mọi lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, nếp sống văn hoá của người dân được cải thiện, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề về kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho bộ mặt nông thôn được hoàn toàn thay đổi, nhận thức của người dân được nâng cao. Việc đó phần nào giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh [10]. 2.1.3. Một vài nét về xây dựng nông thôn mới Trong giai đoạn hiện nay 2015 – 2017 cùng với sự phát triển chung của cả nước. Nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở nhiều địa phương đã đạt được những thành tích khá toàn diện. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục được phát triển tốt, tốc độ khá do đẩy mạnh và tiếp cận các ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa nên năng suất chất lượng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Tình hình nông dân đã từng bước khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung xây dựng và củng cố. Nâng cấp đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thu được kết quả quan trọng, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, quyền dân chủ trong nhân dân được phát huy, tình hình an ninh chính trị trật tự trị an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở địa phương chúng ta đang cần phải đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết đó là: sự phát triển về kiến trúc cơ sở hạ tầng - văn hóa xã hội, môi trường nông thôn phần 9 lớn là còn mang tính tự phát triển định hướng, công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới phương thức sản xuất trong nông dân - nông thôn còn chậm. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp dịch vụ ở địa phương chiếm tỷ trọng thấp, nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, năng suất lao động thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân. Tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo còn cao, nông dân còn thiếu công ăn việc làm dẫn đến nguồn thu nhập thấp. Trước tình hình đó Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới nhằm thay đổi một cách làm căn bản toàn diện bộ mặt của nông thôn. Tạo động lực trong phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Do vậy, xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp về phát triển nông thôn với 05 nội dung cơ bản đó là: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của người dân phát triển kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn, phát triển văn hóa xã hội, môi trường và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, mục đích là thu hẹp khoảng cách giữa người nông thôn và thành thị, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương đất nước. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Chương trình nông thôn mới trên thế giới Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang thực hiện chương trình nông thôn mới như: Tại Mỹ chương trình “kinh doanh nông nghiệp”. Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước. Nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng 10 khắp cho những nơi thiếu mưa. Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường là quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số 11 nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. [13] Nhật bản: “ mỗi làng một sản phẩm” Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.[13] Hàn quốc: “ Phong trào làng mới” Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng 12 được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế. Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết : Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn. Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan