Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiện và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong canh tác...

Tài liệu Đánh giá hiện và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa trên địa bàn huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
62
212
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VIỆT HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRONG CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2013 - 2017 Thái Nguyên, năm 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VIỆT HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRONG CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K45 – KHMT – N04 Khoa : Môi trường Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2017 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhầm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa trên địa bàn huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp em xin chân thành các thầy cô trong Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Em xin cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS. Đặng Thị Hồng Phương đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin được gửi đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và tạo niềm tin cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 6 năm 2017 Sinh viên thực hiện LÊ VIỆT HÙNG ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam từ năm 2000-2015................................................................................................ 21 Bảng 4. 1. Các loại thuốc BVTV thông dụng tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............................................................................................. 34 Bảng 4. 2. Tần suất sử dụng các loại thuốc BVTV trên địa bàn huyện Đại Từ ................................................................................................... 38 Bảng 4. 3. Cách sử dụng thuốc BVTV của người dân.................................... 39 Bảng 4. 4. Lượng thải rắn phát sinh do sử dụng thuốc BVTV ....................... 40 Bảng 4. 5. Hình thức quản lý bao bì thuốc BVTV ......................................... 41 Bảng 4. 6. Công tác quản lý môi trường huyện Đại Từ. ................................. 42 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Rác thải nguy hại đồng ruộng. ....................................................... 11 Hình 2. 2. Sản lượng và diện tích thu hoạch lúa gạo toàn cầu 2006-2015 ..... 17 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 CTNH Chất thải nguy hại 3 HCBVTC Hóa chất bảo vệ thực vật 4 KHCN Khoa học công nghệ 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 WHO Tổ chức y tế thế giới, The World Health Organization 7 HST Hệ sinh thái 8 EPA Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ , United States Environmental Protection Agency 9 IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, Integrated Pests Management 10 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, Food and Agriculture Organization of the United Nations 11 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 12 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2.Mục đích của đề tài ..................................................................................... 2 1.3.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 2 1.4.Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 3 1.4.1.Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Chất thải rắn định nghĩa, khái niện, thuật ngữ. .......................................... 4 2.2.Chất thải nguy hại. ...................................................................................... 5 2.2.1 Khái niệm. ................................................................................................ 5 2.2.2. Các phương pháp xử lý CTNH ............................................................... 6 2.3. Chất thải rắn nguy hại. ............................................................................. 10 2.3.1. Khái niệm. ............................................................................................. 10 2.3.2. Đặc tính của chất thải rắn nguy hại:...................................................... 11 2.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn nguy hại đến môi trường sinh thái và con người................................................................................................................ 13 2.3.4. Xử lý và tiêu hủy CTRNH trong canh tác lúa. .................................... 15 2.4. Tình hình canh tác sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam. ............ 16 2.5. Cơ sở pháp lý của đề tài. .......................................................................... 24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 26 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 27 vi 3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 27 3.4.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 28 4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. ..................... 28 4.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28 4.1.2. Điều kiện địa hình ................................................................................. 28 4.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết. ................................................................... 29 4.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng. .......................................................................... 29 4.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản. .................................................................. 30 4.1.6. Về du lịch .............................................................................................. 31 4.1.7. Kết cấu hạ tầng ...................................................................................... 31 4.1.8. Nguồn nhân lực. .................................................................................... 32 4.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. .............................................. 32 4.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sử dụng và quản lý thuốc BVTV trong canh tác lúa của huyện Đại Từ .. 33 4.4. Hiện trạng phát sinh CTRNH phát sinh từ hoạt động canh tác lúa ......... 34 4.4.1. Chủng loại thuốc BVTV ....................................................................... 34 4.4.2. Tần suất sử dụng thuốc BVTV ............................................................. 38 4.4.3. Liều lượng sử dụng trong canh tác lúa tại huyện Đại Từ ..................... 38 4.4.4. Lượng chất thải rắn phát sinh do sử dụng thuốc BVTV. ...................... 39 4.4.5. Hình thức quản lý rác thải của người dân ............................................. 40 4.4.6. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ. .................... 42 4.4.7. Ý kiến của người dân về công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện Đại Từ ............................................................................................ 43 4.5. Giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 43 4.5.1. Giải pháp dài hạn .................................................................................. 43 4.5.2. Giải pháp ngắn hạn................................................................................ 44 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 45 5.1. Kết luận .................................................................................................... 45 vii 5.2. Kiến nghị. ................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cùng với quá trình thâm canh tăng vụ, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV ngày càng gia tăng về liều lượng và chủng loại. Theo đó, CTR phát sinh từ sinh hoạt ở nông thôn, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và từ các làng nghề ngày càng gia tăng cả về khối lượng và tính chất độc hại (đặc biệt đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì phân bón và CTR các làng nghề). Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR ở khu vực này còn thấp (khoảng 40-55%), vấn đề xử lý CTR nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xử lý triệt để. Hầu hết các biện pháp thu gom và xử lý CTR nông nghiệp và nông thôn vẫn còn rất thô sơ, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm đất do các chất độc hóa học tồn lưu đang trở thành vấn đề đáng báo động ở một số tỉnh thành. Vấn đề phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn nông thôn, chất thải rắn làng nghề và chất thải trồng trọt, chăn nuôi cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động sản xuất ở các vùng nông thôn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế cùng với nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa thực sự được phát huy. Tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV không có kiểm soát dẫn đến phát sinh chất thải vô cơ có tính nguy hại như chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật, vỏ bình phun hóa chất. Năm 2008, tổng lượng phân bón vô cơ các loại được sử dụng 2,4 triệu tấn/năm dẫn tới lượng bao bì thải ra môi trường khoảng 240.000 tấn/năm bao bì các loại. (Chất thải 2 rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề thực trạng và giải pháp, Đặng Kim Chi, 7/2011). Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 15.555 ha chiếm 26,87% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện ( 57.890 ha). Diện tích lúa gieo cấy hàng năm lớn nhất tỉnh từ 12.000 ha đến 12.500 ha/năm ( 2017). Đời sống người dân vẫn gắn với trồng lúa. Hoạt động sản xuất canh tác đi đôi với hoạt động sử dụng Hóa chất bảo vệ thực vật ( HCBVTV). Vỏ bao bì hóa chất phát sinh chất thải rắn nguy hại là nhiều. Xuất phát từ thực tế đó , được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: ThS. Đặng Thị Hồng Phương, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa trên địa bàn huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên”. 1.2.Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng sử dụng và phát sinh chất thải rắn do sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa tại Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn nguy hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 1.3.Yêu cầu của đề tài - Số liệu, tài liệu thu thập phải chính xác. - Điều tra đánh giá chính xác hiện trạng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động canh tác lúa trên đại bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. -Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương. 3 1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Là điều kiện để củng cố kiến thức đã học trên lý thuyết, học hỏi thu thập được kinh nghiệm và bài học quý báu từ thực tiễn xản xuất. - Khái quát được hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên để đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp góp phần vào việc quản lý môi trường ở huyện Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. - Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc có khoa học có cơ sở. Giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh gía được hiện trạng của việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiêp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra được tác động của việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiêp đối với môi trường và sức khỏe con người. - Tạo cơ sở đề xuất được các biện pháp quản lý và xử lý việc sử dụng thuốc BVTV nặng một cách phù hợp. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho người dân địa phương. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Chất thải rắn định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ - Định nghĩa chất thải rắn: Được sử dụng trong báo cáo được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. - Quản lý chất thải rắn: Là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay mỹ quan. Các hoạt động đó liên quan đến việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải… Quản lý chất thải rắn cũng có thể góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong chất thải. - Quản lý chất thải nguy hại: Là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. - Vận chuyển chất thải rắn và chất thải nguy hại: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn và chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế chất thải nguy hại. - Xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của chất thải nguy hại (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. - Tái sử dụng, tái chế chất thải: Là việc trực tiếp sử dụng lại hoặc thu hồi, tái chế lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để biến thành các 5 sản phẩm mới, hoặc các dạng năng lượng để phục vụ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. 2.2. Chất thải nguy hại 2.2.1. Khái niệm Thuật ngữ Chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học lỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại. Chẳng hạn như: - Philiphin: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho người và động vật. - Canada: chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó. - Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (12/1985): ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn-semisolid và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc có đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác. - Mỹ: có thể được coi là chất thải nguy hại khi: + Nằm trong mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra (gồm 4 danh sách) + Có 1 trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính + Được nhà sản xuất công bố là chất thải nguy hại - Tại Việt Nam: Căn cứ theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại của nhà nước tháng 7 năm 1999, chất thải nguy hại có thể định nghĩa như sau: “Chất 6 thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người”. 2.2.2. Các phương pháp xử lý CTNH Chất thải nguy hại có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau: - Phương pháp hóa - lý +Hấp thu khí: Kỹ thuật này được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bay hơi với nồng độ thấp < 200mg/l, không thích hợp với chất ô nhiễm kém bay hơi. +Chưng cất (Hấp thụ hơi): Kỹ thuật được dùng để loại chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước thải và nước ngầm. +Xử lý đất bằng trích ly bay hơi: Kỹ thuật dùng để xử lý đất bị ô nhiễm chất hữu cơ bay hơi (VOC). Kỹ thuật được áp dụng đối với tầng đất chưa bão hòa (nằm trên mực nước ngầm) hoặc đối với đất ô nhiễm đã được đào lên. +Hấp phụ: Là quá trình tách chất ô nhiễm trong không khí, nước bằng chất hấp phụ. Trong kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại, chất hấp phụ thường được dùng là than hoạt tính để loại bỏ các thành phân chất hữu cơ độc hại trong nước ngầm và nước thải công nghiệp. +Oxy hóa hóc học: Đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa để oxy hóa chất hữu cơ trong chất thải với mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải là mất đi hoặc giảm độc tính của nó. Là quá trình được xử dụng rộng rãi trong xử lý nước sinh hoạt, nước thải nguy hại và nước thải công nghiệp không độc hại hay nước thải sinh hoạt. Được dùng để Oxy hóa-khử các thành phần hữu cơ có độc tính trong nước thải, chẳng hạn như Phenol, chất BVTV, dung môi hữu cơ chứa Clo, hợp chất 7 đa vòng, benzen, toluen,... hay các thành phần vô cơ như sunfit, amoniac, xyanua và kim loại nặng. + Dòng tới hạn: Là dòng vật chất được gia tăng nhiệt độ và áp suất để có tính chất giữa lỏng và khí. Có hai kỹ thuật được ứng dụng trong xử lý chất thải nguy hại hiện nay là: * Trích ly sử dụng dòng tới hạn: các chất hữu cơ trong đất, cặn lắng hay nước trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao sẽ hòa tan vào dòng tới hạn sau đó sẽ được tách ra khỏi dòng ở điều kiện áp suất và nhiệt độ thấp. * Oxy hóa dùng dòng tới hạn: khí và nước ô nhiễm sẽ được đưa đến trên điểm tới hạn của nước. Trong điều kiện này các thành phần hữu cơ ô nhiễm được oxy hóa nhanh chóng. + Màng: Là quá trình được dùng để tách nước từ dòng ô nhiễm. Có các loại như: vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược, màng điện tích. - Phương pháp sinh học Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó với môi trường. Trong quản lý chất thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học bao gồm: + Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất: nguồn năng lượng có thể là ánh sang, phản ứng oxy hóa khử của chất vô cơ và chất hữu cơ. CÒn nguồn carbon (cơ chất) có thể là CO2 và chất hữu cơ + Quá trình enzyme + Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất + Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với sinh vật + Cộng đồng vi sinh vật 8 + Các loại hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các loại như sau: + Các hệ thống thông thường: bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí + Xử lý tại nguồn: dùng xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm + Xử lý bùn lỏng: dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5-50% + Xử lý dạng rắn: xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp - Phương pháp nhiệt đốt Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác, được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn lỏng khí. Trong phương pháp này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt có thành phần khác nhau. Nhìn chung, thành phần khí thải cũng có các thành phần như sản phẩm cháy thông thường (bụi, CO2, CO, SOx, NOx). Tuy nhiên trong thành phần khí thải còn có các thành phần khác như HCl, HF, P2O5, Cl2,... Hiện nay các thiết bị lò đốt thường dược sử dụng: +Lò đốt chất lỏng +Lò đốt thùng quay +Lò đốt gi/vỉ cố định +Lò đốt tầng sôi +Lò xi măng +Lò hơi - Phương pháp ổn định hóa rắn: Là quá trình xử lý làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, làm giảm khả năng phát tán chúng vào môi trường hoặc làm giảm tính độc của chất thải. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp xử lý chất thại 9 tại nơi lưu giữ chất thải, xử lý tro của quá trình xử lý nhiệt, xử lý đất bị ô nhiễm do nhiễm chất thải nguy hại Có 2 cách xử lý của phương pháp là: +Đóng rắn: là một quá trình sử dụng các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải. +Ổn định: là quá trình chuyển chất thải thành dạng ổn định hóa học hơn. Các chất phụ gia thường dùng để ổn định hóa rắn chất thải nguy hại: +Xi măng: là chất hay được sử dụng nhất để đóng rắn chất thải nguy hại. Loại xi măng thông dụng nhất là xi măng Portlan được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi với thạch cao (hoặc chất silicat khác) trong là nung nhiệt độ cao. +Pozzolan: là một chất mà có thể phản ứng với vôi có trong nước để tạo thành vật liệu có tính chất như xi măng. Phản ứng giữa nhôm-silic, vôi và nước sẽ tạo thành một loại sản phẩm là pozzolan. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng. + Silicat dễ tan + Đất sét hữu cơ biến tính: là đất sét tự nhiên đã được biến tính hữu cơ để trở thành đất sét organophobic. + Các polymer hữu cơ + Nhiệt dẻo: Các chất thải nguy hại có thể được làm ổn định bằng cách trộn các vật liệu nhiệt dẻo đã được nấu chảy với chất thải ở nhiệt độ cao. - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống Quản lý Chất thải nguy hại. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm làm giảm độc tính, giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào Môi trường. Các chất thải nguy hại được phép chôn lấp vào Bãi chôn lấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ) 10 + Tiềm năng nước rỉ thấp + Không có chất lỏng + Không có chất nổ + Không có chất phóng xạ + Không có lốp xe + Không có chất thải lây nhiễm +Thông thường các chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm: + Chất thải kim loại có chứa chì + Chất thải có chứa thành phần thuỷ ngân + Bùn xi mạ và bùn kim loại + Chất thải amiăng + Chất thải rắn có xyanua + Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại + Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra và nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh. Khi vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan trắc Môi tường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi. Sau khi đóng bãi, việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng. Do đó công tác quan trắc bãi chôn lấp trong thời gian hoạt động và sau khi đóng cửa bãi chôn lấp cần phải thực hiện nghiêm túc. (Nguồn: vi.wikipedia.org) 2.3. Chất thải rắn nguy hại 2.3.1. Khái niệm - Chất thải rắn nguy hại là một phân loại của chất thải rắn có tính chất nguy hại. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu chất thải rắn nguy hại là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, 11 được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa, có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (phóng xạ dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, hoặc các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại môi trường và sức khoẻ con người. Hay chúng còn được gọi là rác thải nguy hại đồng ruộng. - Rác thải nguy hại đồng ruộng là các loại rác thải nguy hại thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các bao bì, chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Hình 2. 1 Rác thải nguy hại đồng ruộng. (Nguồn: Internet) 2.3.2. Đặc tính của chất thải rắn nguy hại CTRNH mang những đặc tính đặc trưng của CTNH: - Chất có khả năng gây cháy ( Ignitability): Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan