Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xư...

Tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải tại

.PDF
92
211
60

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phúc Điền, xa Cẩm Phúc và Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”. Để hoàn thành khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Môi trường, đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản cũng như định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức suốt bốn năm học tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy Tiến Sỹ Phan Trung Quy, bộ môn Hóa đã giành nhiều thời gian và kinh nghiệm quy báu trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn cho em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ trong Chi cục Bảo vệ Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hải Dương đã cung cấp số liệu và có những y kiến đóng góp giúp em trong thời gian thực tập tại địa phương. Em xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của anh Đào Công Chính, cán bộ môi trường khu công nghiệp Phúc Điền đã đóng góp y kiến, giúp đỡ em khi khảo sát thực tế, nghiên cứu hiện trạng khu công nghiệp Phúc Điền. Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành thành bài khóa luận này. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Lưu Ngọc Lan 1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 WTO 2 KCN Khu công nghiệp 3 KCX Khu chế xuất 4 KCNC Khu công nghệ cao 5 KCT Khu Chế tạo 6 BQL Ban quản ly 7 CNH Công nghiệp hóa 8 HĐH Hiện đại hóa 9 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 10 KTTĐ Kinh tế trọng điểm 11 ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long 12 LVS Lưu vực sông 13 BVMT Bảo vệ môi trường 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 16 CCN Cụm công nghiệp 17 BTCT Bê tông cốt thép Tổ chức thương mại thế giới 2 Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước. Khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn CNH- HĐH thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020”. Hàng loạt các KCN, Khu chế tạo (KCT), Khu công nghệ cao (KCNC) tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn. Thực tiễn 20 năm xây dựng và phát triển KCN ở Việt Nam đã chứng minh những đóng góp tích cực của mô hình này đối với nền kinh tế. Mỗi KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy mô tổng thể, tạo điều kiện xử ly tập trung, hạn chế tình trạng phát tán chất thải công nghiệp… Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển mô hình KCN với bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Không thể phủ nhận một thực tế hiện nay rằng bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, quá trình phát triển KCN đang là nguyên nhân gây ra và phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do các chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động sản xuất của các nhà máy trong các KCN, KCX, 3 KCT, cụm công nghiệp (CCN). Tình trạng nước thải không được xử ly trực tiếp mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, ảnh hưởng tới các lưu vực sông, hoạt động nông nghiệp, và các khu dân cư. Hiện nay, các dự án Khu công nghiệp bắt buộc phải cam kết thực hiện công tác quản ly bảo vệ môi trường theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải công nghiệp. Tính đến tháng 4 năm 2015, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 18 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2020, tổng diện tích 3.517,19 ha. Trong đó có 10 KCN đã được thành lập và đang hoạt động, với 145/192 dự án triển khai và hoạt động, gồm có: KCN Nam Sách; KCN Đại An, KCN Phúc Điền; KCN Tân Trường... [ 16] Khu công nghiệp ( KCN) Phúc Điền nằm trên trục đường quốc lộ 5 thuộc hai xã là Cẩm Phúc và Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Song song với việc phát triển thì KCN Phúc Điền luôn đầu tư cho vấn đề môi trường nhằm phát triển bền vững. Đây là một trong 6 KCN trong tỉnh đã hoàn thành nhà máy xử ly nước thải cơ bản đạt yêu cầu theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện nay với xu hướng phát triển mở rộng sản xuất, nước thải của các nhà máy trong KCN có những biến động về lưu lượng và tính chất nước thải cũng có sự biến động lớn về nồng độ chất ô nhiễm. Do đó việc xử ly nước thải của KCN là một vấn đề cần xem xét tới. Xuất phát từ thực tiễn em chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phúc Điền, xã Cẩm phúc và Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiện trạng xử ly nước thải tại KCN Phúc Điền, xã Cẩm Phúc và Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 4 - Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lí nước thải tập trung tại khu công nghiệp Phúc Điền. - Những điểm đạt và chưa đạt của hoạt động xử ly nước thải KCN Phúc Điền. - Đề xuất giải pháp khắc phục những điểm chưa đạt và đề xuất giải pháp làm tốt hơn việc xử ly nước thải nhằm nâng cao hiệu quả việc xử ly nước thải của KCN Phúc Điền – xã Cẩm Phúc và Cẩm Điền – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương. 1.3. Yêu cầu - Xác định được hiện trạng nước thải phát sinh, gồm: khối lượng nước thải, đặc tính nước thải phát sinh, tỷ lệ xử ly, hiệu quả sau xử ly, theo QCVN của nước thải khu công nghiệp Phúc Điền. - Công nghệ đang áp dụng để xử ly nước thải của khu công nghiệp Phúc Điền. - Đề xuất giải pháp xử ly hợp ly hơn, để nâng cao hiệu quả việc xử ly nước thải khu công nghiệp Phúc Điền. 5 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khu công nghiệp 2.1.1. Các khái niệm Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa ly xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính phủ hay địa phương, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ- CP [ 4]. Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa ly xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ- CP [ 4]. Trong Khu công nghiệp có thể có khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa ly xác định được hưởng một số chế độ ưu tiên nhất định, theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ- CP. [ 4] Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa ly xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ- CP. [ 4] Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. 6 Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ – CP. [4] 2.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng nói chung, các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư; là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị kinh doanh dich vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp. Theo điều 6, Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định 36-CP [ 5] thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực sau: + Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng + Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ + Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạo ra sản phẩm mới. + Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại.... Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xã hội khác phát triển công suất hạ tầng đảm nhiệm. Ở Việt 7 Nam, những công ty này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó cho được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Về tổ chức quản ly: Mỗi KCN đều thành lập hệ thống BQL KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản ly Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ở tầm vĩ mô, quản ly các KCN còn gồm có nhiều Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Xây Dựng ... Tại Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Từng bước phát triển các ngành khai thác, các nguồn lực của nền kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu và một số hàng công nghiệp nặng cần thiết. Các sản phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than. 2.1.3. Phân loại khu công nghiệp Ở Việt Nam, có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại KCN như sau: Phân loại theo đặc điểm quản ly hay mục đích sản xuất chia thành 3 loại: Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ kỹ thuật cao. Phân loại theo quy mô, hình thành 3 loại KCN: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng: KCN có quy mô nhỏ (thường có diện tích đến 100ha), KCN có quy mô trung bình (100 - 300 ha), KCN có quy mô (lớn hơn 300 ha). 8 Phân loại theo loại hình công nghiệp: có thể liệt kê theo các ngành cấp I như KCN thực phẩm...chuyên chế biến nông lâm hải sản, KCN khai thác và chế biến dầu khí, KCN khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử, tin học, KCN điện, năng lượng, KCN phục vụ vận tải, KCN vật liệu xây dựng v.v... Tuy nhiên các KCN hiện nay phần lớn là KCN đa ngành phù hợp theo cơ cấu phát triển kinh tế và công nghiệp của khu vực. Phân loại theo mức độ độc hại: Đây là hình thức phân loại hay được đề cập tới bởi nó quyết định việc bố trí của KCN so với khu dân cư cũng như các biện pháp để đảm bảo điều kiện về môi trường. Mức độ vệ sinh công nhiệp của KCN phụ thuộc chủ yếu vào loại hình công nghiệp bố trí trong KCN (bảng 2.1). Phân loại theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại: Các KCN cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng KCX năm 1990) như KCN Thượng Đình - Hà Nội và các KCN cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động. Các KCN xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20). Phân loại theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm: KCN đã hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và KCN chưa hoàn thành đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống thông tin, giao thông nội khu, các công trình cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử ly nước thải, chất thải rắn, bụi khói v.v... Phân loại theo tình trạng cho thuê, có thể chia số KCN thành ba nhóm: KCN có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%.(Các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm thời: khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình và cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa). Trong một đô thị có thể có nhiều KCN với quy mô khác nhau tuỳ thuộc vào: điều kiện phát triển công nghiệp cũng như quy mô đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội kèm theo. 9 Phân loại theo trình độ kỹ thuật có thể phân biệt: Các khu công nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều. Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn. Phân loại theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm: Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước. Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biệt 2 loại: Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm, không có khu vực dân cư. Các khu công nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của các khu công nghiệp. Phân loại theo lãnh thổ địa ly: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc, Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững. Bảng 2.1: Phân loại KCN theo mức độ độc hại Cấp độ độc hại Cấp I Đặc điểm độc hại Ảnh hưởng rất xấu tới lân cận bởi bụi, chất thải, ồn, hoả hoạn… Cách khu dân cư >1000m Cấp II Có tác động xấu >500m Cấp III Có tác động xấu ở mức độ trung bình Cấp IV Có tác động xấu không đáng kể >300m >100m >50m Nguồn: Phạm Đình Tuyển, 2014 [15] 2.1.4. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế- xã hội 10 Cấp V Không có tác động xấu đến khu vực lân cận Hiện nay KCN đã và đang có những vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Dưới đây là một số vai trò tiêu biểu: 2.1.4.1. Đóng góp lớn vào thành tựu phát triển chung của kinh tế cả nước, thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa KCN là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây có lẽ là một trong những vai trò hàng đầu và cũng là mục tiêu phát triển các KCN của nhà nước ta. Việc quy hoạch các đơn vị đó thành các KCN, có sự quản ly chặt chẽ của nhà nước, các KCN đã và đang tạo ra một lượng sản phẩm lớn, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP chung của cả nước. Đặc biệt, khu công nghiệp và khu chế xuất có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư. Khu công nghiệp đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm từ 3540% tổng vốn đăng ky tăng thêm của cả nước; riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm gần 80% tổng vốn FDI vào ngành Công nghiệp cả nước. Chỉ tính riêng năm 2011, tổng vốn FDI đã đăng ky vào các KCN đạt 6,47 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD tương đương với 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ky và thực hiện của cả nước năm 2011. Chính những thành công trong việc thu hút vốn FDI đã tạo đà tăng trưởng cho ngành Công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Ở phương diện vĩ mô có thể khẳng định các KCN đã tạo nên diện mạo mới cho cả nền kinh tế..Các KCN cũng đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. 11 Việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động; góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái. Quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc CNH - HĐH nói riêng. Vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình CNH - HĐH đã được thể hiện rõ trong sự đóng góp của các KCN trong việc tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên một số ngành công nghiệp năng lực cạnh tranh cao, một vài ngành công nghệ cao (sản xuất các phụ tùng, phụ kiện cho máy bay Airbus) cũng như sự chuyển giao công nghệ tiên tiến hơn, kỹ năng quản ly và tiếp thị, đào tạo tay nghề cho người lao động Việt Nam. 2.1.4.2. Phát triển KCN cũng là HĐH hệ thống kết cấu hạ tầng Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CHN - HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc HĐH hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Khu công nghiệp cùng với khu chế xuất cũng đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương. Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản ly thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút cả dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh. 12 Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí. 2.1.4.3. KCN góp phần trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản ly sản xuất. KCN là khu vực có những điều kiện thuận lợi về hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến ly tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản ly và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. 2.2. Các vấn đề môi trường từ các khu công nghiệp 2.2.1. Môi trường không khí Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. a. Đặc trưng khí thải khu công nghiệp: Hoạt động công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là do 2 quá trình sản xuất gây ra: - Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi. Quá trình này thải ra các khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. 13 - Quá trình bốc hơi, thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ và trên các đường ống dẫn tải, nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Các chất khí ô nhiễm tại các khu công nghiệp chủ yếu là bụi, một số khu công nghiệp có biểu hiện ô nhiễm CO 2, SO2, ô nhiễm tiếng ồn, và ô nhiễm mùi đặc trưng phát tán ra ngoài như khu công nghiệp chế biến thủy sản có mùi tanh của cá. Tuy nhiên, rất nhiều loại khí khác có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà thông thường lại không ngửi thấy bằng khứu giác đã được các chuyên gia môi trường cảnh báo đang diễn ra ở các khu công nghiệp hiện nay. Đặc điểm: Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô ngành sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau, hay là hàm lượng và tính chất khí thải công nghiệp cũng đa dạng và khác nhau. Việc phát tán các luồng khí ô nhiễm này vào môi trường thì gây ảnh hưởng rất lớn và khó kiểm soát. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất chính tại các khu công nghiệp ( bảng 2.2) . 14 Bảng 2.2: Các loại hình sản xuất và thành phần khí thải các loại hình đó ở các khu công nghiệp. Loại hình sản xuất công nghiệp Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay Thành phần khí thải Bụi, CO, SO2, NO, NO2, CO2, VOCs, muội máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung than. cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản Trong lò hơi đốt than có thêm bụi và SO3. xuất. Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ Lò đốt dầu FO có hơi dầu, mồ hóng. Bụi, Clo, SO2 công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ Bụi, H2S uống Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ Bụi, kim loại đặc thù, bụi Pb trong công kim loại đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm dung môi hữu cơ đặc thù, SO2,NO2 SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn… nhựa, cao su Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh Bụi, H2S, CH4, NH3 dưỡng động vật Chế biến thủy sản đông lạnh Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: - ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - ngành cơ khí - ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón Các phương tiện vận tải ra vào các công Bụi, NH3, H2S Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, bụi, hơi hóa chất đặc thù như: - dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn. - Hơi axit. - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ Khí SO2, CO, NO2, VOCs, bụi... ty trong các khu công nghiệp Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009 [ 13] Khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam là nơi tập trung nhiều KCN nhất, cũng là nơi có phát thải chất ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất. Tiếp đến là vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( bảng 2.3). [13] 15 Bảng 2.3: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các KCN thuộc tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009. TT Khu vực Thải lượng ( kg/ ngày) NO2 CO SO2 41.617 6.419 397.872 9.817 1.514 93.857 3.765 581 35.991 2.161 333 20.656 6.390 986 61.086 3.315 511 31.690 5.717 882 54.656 10.453 1.612 99.935 15.784 2.435 150.900 6.386 985 61.050 1.127 174 10.777 3.496 539 33.418 1.060 164 10.136 3.715 573 35.519 110.957 17.115 1.060.785 15.487 2.389 148.058 48.061 7.413 459.483 25.109 3.873 240.049 A 1 2 3 4 5 6 7 B 1 2 3 4 5 C 1 2 3 Vùng KTTĐ Bắc Bộ Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh Hải Dương Hưng Yên Vĩnh Phúc Bắc Ninh Vùng KTTĐ Miền Trung Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Vùng KTTĐ phía Nam TP HCM Đông Nai Bà Rịa- Vũng Tàu Bụi 22.173 5.231 2.006 1.151 3.404 1.766 3.046 5.569 8.409 3.402 601 1.862 565 1.979 59.116 8.251 25.606 13.378 4 Bình Dương 6.564 12.320 1.900 117.779 5 6 Tây Ninh Bình Phước 1.673 14 3.140 27 484 4 30.022 257 7 D Long An Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL( *) Cần Thơ Cà Mau 3.630 1.959 6.813 3.677 1.051 567 65.136 35.154 1 2 Tổng 1.616 3.033 468 28.996 343 644 99 6.158 91.658 172.034 26.536 1.644.711 Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường, 2009 Chú thích: (*) Không bao gồm tỉnh Kiên Giang, An Giang (năm 2009 chưa có KCN nào đi vào hoạt động). 16 ( **) Số liệu ước tính lượng thải dựa vào hệ số phát thải theo diện tích đất đã sử dụng của các KCN. Theo kết quả quan trắc. Chất lượng môi trường không khí xung quanh của nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN về cơ bản là tốt, số liệu quan trắc khí thải các cơ sở đạt QCVN. Hiện nay, ô nhiễm về mặt không khí ở các khu công nghiệp lại thường chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cũ, do các khu công nghiệp này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử ly khí thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy hầu hết các thông số quan trắc như bụi, CO, CO2 và SO2 không đạt QCVN. [13] Hình 2.1: Nồng độ khí SO2 trong khí thải một số nhà máy tại KCN Bắc Thăng Long ( Hà Nội), KCN Tiên Sơn ( Bắc Ninh) năm 2006- 2008. Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009 Chú thích: Công ty VAP: ống phóng không phân xưởng đúc, foam, sơn hàn Công ty Toto: ống khói công đoạn sấy, nung sản phẩm Công ty Acecook: ống khói lò hơi ( đốt dầu) Công ty Granit Viglacera: ống khói lò nung, sấy ( sử dụng khí hóa than) b. Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp: 17 Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt các KCN cũ, tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử ly khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản ly tốt thường có hệ thống xử ly khí thải trước khi xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề ô nhiễm không khí hơn. Ô nhiễm bụi - dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở các KCN. Chẳng hạn như: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai) quan trắc tại 16 khu công nghiệp đóng trên địa bàn 6 huyện, thành phố cho kết quả cụ thể, qua quan trắc tự động tại 34 vị trí của 16 khu công nghiệp đã cho kết quả các thông số môi trường không khí không đạt quy chuẩn, vượt từ 1 đến hơn 9 lần so với quy định. [13]. Tại khu công nghiệp tập trung Nhơn Trạch (huyện Nhơn Trạch) thông số bụi tổng hợp vượt 2,56 lần; quan trắc tại khu công nghiệp Long Thành cho thấy chỉ số bụi tổng hợp vượt 1,15 lần; khu công nghiệp Xuân Lộc vượt 1,23 lần; khu công nghiệp Hố Nai vượt 1,16 lần; khu công nghiệp Tam Phước vượt 1,19 lần; khu công nghiệp Amata vượt 1,35 lần; khu công nghiệp Biên Hoà 1 vượt 1,37 lần, khu công nghiệp Biên Hòa 2 vượt 1,34 lần so với quy chuẩn cho phép. [13]. Ngoài ra, qua quan trắc tại khu vực bãi rác tạm Đồng Mu Rùa - huyện Nhơn Trạch cho thấy chỉ số môi trường về bụi tổng hợp tại khu vực này vượt quy chuẩn 9,19 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cũng tại nút giao thông ngã tư Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch thông số môi trường về tiếng ồn vượt 1,11 lần, thông số bụi tổng hợp vượt 1,42 lần so với quy chuẩn cho phép. [13]. 18 Ô nhiễm CO2 và SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số khu công nghiệp và hầu như là do công nghệ sản xuất lạc hậu, hoặc doanh nghiệp không lắp đặt hệ thống xử ly khí thải. Hình 2.2: Nồng độ khí SO2 trong không khí xung quanh một số khu công nghiệp miền Bắc năm 2006 – 2008. Nguồn: Tổng cục môi trường, 2009 [ 13] 2.2.2. Chất thải rắn Lượng chất thải rắn (CTR) từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các KCN vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ và vùng KTTĐ Phía Nam. Kết quả khảo sát một sô khu công nghiệp cho thấy trong thành phần CTR của các khu công nghiệp,tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, tỷ lệ CTR có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao ( kim loại, hóa chất,...) và những thành phần có nhiệt trị cao không nhiều ( sơn, cao su...). Tuy nhiên trên thực tế có nhiều khu công nghiệp mới ( nhất là ngành điện tử ), tỉ lệ chất thải nguy hại có thể vượt con số 20%. Thành phần chất thải rắn của các KCN không chỉ thay đổi theo loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây 19 dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, xi măng, sắt thép hư hỏng và bao bì, phế thải xây dựng. Trong giai đoạn KCN đã đi vào hoạt động, phế thải xây dựng, tuy phát sinh không nhiều nhưng vẫn được thu gom vào phế thải công nghiệp. 2.2.3. Nước thải công nghiệp 2.2.3.1. Khái niệm nước thải và nước thải công nghiệp: Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980- 1995 và ISO 6701/1- 1980, nước thải là nước được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị sử dụng trực tiếp đối với quá trình đó. Hay còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, gồm những loại nước thải sau: - Nước thải sinh hoạt là nước được thải ra từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. - Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất của nhà máy đang hoạt động hoặc từ các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Trong đó nước thải từ các nhà máy vẫn là chủ yếu. - Nước thấm qua là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố gas hay hố xí. - Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như là nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại. Chúng được thu gom theo hệ thống riêng. - Nước thải đô thị nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan