Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện quốc oai, thành phố...

Tài liệu đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện quốc oai, thành phố hà nội và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp

.PDF
109
212
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------- Đỗ Thị Kim Anh ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------- Đỗ Thị Kim Anh ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THIỆN CƯỜNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt quá trình học tập và hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu này, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, động viên của thầy cô, bạn bè và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên cùng các thầy cô giáo trong khoa Môi trường đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong những năm tháng học tập tại trường, đặc biệt là thầy giáo TS.Trần Thiện Cường người đã giúp đỡ, định hướng và chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ trong phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập tài liệu, số liệu để hoàn thiện nôi dung nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Đỗ Thị Kim Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu --------------------------------------------------1 2. Mục tiêu đề tài ---------------------------------------------------------------------------2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ----------------------------3 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai -----------------------3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ---------------------------------------------------------------3 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội -------------------------------------------------------9 1.2. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ----------------------------- 18 1.2.1. Đất nông nghiệp --------------------------------------------------------------- 18 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp ------------------ 18 1.2.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững ---------- 21 1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam --------------- 22 1.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới -------------------------- 22 1.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam -------------------------- 24 1.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội---------------------------------------------------------------------- 25 1.4. Hiệu quả sử dụng đất --------------------------------------------------------------- 27 1.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất ---------------------------------------------- 27 1.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất -------------------------- 29 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------------------------------------------------------------ 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------- 30 2.2. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 30 2.3. Nội dung nghiên cứu---------------------------------------------------------------- 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 31 2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu -------------------------------------- 31 2.4.2. Phương pháp lựa chọn điểm nghiên cứu và điều tra phỏng vấn. -------- 31 2.4.3. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất ------------------------------------ 32 2.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích: ---------------------------------------- 33 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -------------------------- 34 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Quốc Oai -------------------------------- 34 3.1.1. Cơ cấu diện tích các loại đất ------------------------------------------------- 34 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ---------------------------------------- 34 3.1.3. Hiện trạng về diện tích và cơ cấu một số cây trồng chính --------------- 35 3.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp------------------------------------------------ 37 3.2.1. Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp chính ----------- 37 3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ------------------------------- 39 3.3. Thực trạng quản lý đất Nông nghiệp --------------------------------------------- 67 3.3.1. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ---------------- 67 3.3.2. Hiện trạng quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai ----- 68 3.3.3. Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai ------------------------------------------------------------------ 73 3.4. Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai ------------------------------------------------------------ 75 3.4.1. Tuyên truyề n , phổ biến chính sách, pháp luật cho nhân dân và nâng cao trình độ quản lý đất cho cán bộ làm công tác quản lý. --------------------------- 75 3.4.2. Quy hoạch bố trí cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - 76 3.4.3. Công tác lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất ------------------------------------------------------------------- 77 3.4.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ---------------------------------- 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ------------------------------------------------------ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------- 81 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Giá trị sản xuất huyện Quốc Oai qua các năm .......................................... 11 Bảng 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quốc Oai qua các năm ................................ 11 Bảng 1.3. Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới ......................... 23 Bảng 1.4. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2010 - 2015 . 25 Bảng 3.1.Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo mục đích sử dụng .......................... 34 Bảng 3.2. Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính ........................................ 36 Bảng 3.3.Tổng hợp các loại sử dụng đất chính và kiểu sử dụng đất của huyện Quốc Oai ............................................................................................................................. 38 Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 1 ........................ 40 Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 2 ........................ 41 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tiểu vùng 3 ........................ 42 Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của cây Keo ở tiểu vùng 3 ............................................. 43 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 ............................ 44 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 ............................ 46 Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 .......................... 47 Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở tiểu vùng 1 .......................................... 48 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở tiểu vùng 2 .......................................... 49 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các LUT ở tiểu vùng 3 .......................................... 49 Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của các LUT huyện Quốc Oai ..................................... 50 Bảng 3.15. Mức độ thu hút lao động của các kiểu sử dụng đất ................................ 52 Bảng 3.16. Mức độ chấp nhận của người dân và khả năng tiêu thụ sản phẩm của các loại sử dụng đất ......................................................................................................... 55 Bảng 3.17. So sánh mức sử dụng phân bón thực tế tại địa phương so với hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quốc Oai .......................... 57 Bảng 3.18. Cách xử lý thuốc và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân59 Bảng 3.19. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường đất về mặt hóa học ................ 60 Bảng 3.20. Kết quả phân tích pHkcl, %P tổng, % N tổng, % Mùn tổng .................... 61 huyện Quốc Oai năm 2013 ........................................................................................ 61 Bảng 3.19. Đánh giá chung hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ............. 64 Bảng 3.20. Phân cấp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp ........ 65 Bảng 3.21. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020............................... 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ hành chính huyện Quốc Oai ................................................................ 3 Hình 2: Một góc chùa Thầy ........................................................................................ 9 Hình 3: Cơ cấu lao động huyện Quốc Oai năm 2015 ............................................... 10 Hình 4: Cánh đồng lúa xã Ngọc Mỹ ......................................................................... 12 Hình 5: Một góc công ty Meiko ................................................................................ 14 Hình 6: Chợ Phủ Quốc Oai ....................................................................................... 15 Hình 7. Đại lộ Thăng Long ...................................................................................... 16 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NN Nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật CPTG Chi phí trung gian ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất TNHH Thu nhập hỗn hợp LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất LX - LM Lúa xuân - lúa mùa UBND Ủy ban nhân dân STT Số thứ tự TB Trung bình CP Chính phủ VNĐ Việt nam đồng GCN Giấy chứng nhận TB - UB Thông báo - Ủy ban KH - UBND Kế hoạch - Ủy ban nhân dân NQ/HU Nghị quyết/Huyện ủy QSD Quyền sử dụng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất là một dạng tài nguyên vô cùng quan trọng mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Ðất có hai nghĩa: Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo chung của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Đất thổ nhưỡng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo tồn sự sống. Đất còn cung cấp các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu khác của con người như bông, gỗ xẻ, giấy, dược liệu… Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Như vậy, tài nguyên đất có vai trò vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lại vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất của con người lại có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện lãnh thổ chủ quyền quốc gia [15]. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội. Ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tài nguyên đất nói chung đặc biệt là đất nông nghiệp có nguy cơ bị suy thoái với tốc độ nhanh chóng do hoạt động của con người và của tự nhiện như: Xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu,... nên làm thế nào để việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp đạt hiệu quả luôn được Nhà nước chú trọng và nâng cao, điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, để hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và thực thi vấn đề này hiện nay còn gặp nhiều bất cập, nhiều văn bản pháp lý được ban hành còn chồng chéo và 1 mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật vẫn xảy ra do đó việc đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đối với từng địa phương cụ thể là rất cần thiết. Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội là huyện nằm ở khu vực địa lý phía Tây của tam giác châu thổ sông Hồng, vừa có sắc thái riêng của vùng đồng bằng bán sơn địa vừa mang sắc thái chung của vùng Đồng bằng sông Hồng. Các điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng rất thích hợp phát triển ngành nông nghiệp. Về điều kiện kinh tế - xã hội có nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được chú trọng đầu tư. Do ngành nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên cần có những nghiên cứu về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, để từ đó xây dựng phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như quản lý đất đai và bảo vệ môi trường đất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững. Đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp” được đặt ra và thực hiện nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, huyện Quốc Oai có thêm cơ sở khoa học trong quy hoạch và định hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững hơn. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ sung luận cứ khoa học trong việc đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quốc Oai, làm rõ một số lợi thế và hạn chế, đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả. Ý nghĩa thực tiễn: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở định hướng có cơ sở khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao thu nhập cho địa phương và người sử dụng đất. 2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Quốc Oai; - Đánh giá hiện trạng các chính sách quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp của huyện; - Đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Quốc Oai nằm phía Tây thành phố Hà Nội cách trung tâm thành phố 20km, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ: 20054’ đến 21004’ vĩ độ bắc và 105030’ đến 105043’ kinh độ đông. Huyện có diện tích vào khoảng 14.790,78 ha, bao gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã. - Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ và Thạch Thất; - Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ; - Phía Đông giáp huyện Hoài Đức; - Phía Tây giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Hình 1: Sơ đồ hành chính huyện Quốc Oai Quốc Oai nằm trên hệ thống đường giao thông khá phát triển, tuyến đường Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, kết nối trung tâm Hà Nội với các địa phương khác. Do vậy, Quốc Oai nằm trên trục không gian và cảnh quan 3 có ý nghĩa quan trọng về mặt phân bố dân cư, kinh tế và quốc phòng, tạo động lực để phát triển vùng thủ đô Hà Nội. 1.1.1.2. Địa hình, địa mạo Quốc Oai nằm trên khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Nhìn tổng quát, địa hình có xu hướng thấp từ Tây sang Đông và được chia thành 3 vùng địa hình chính: - Tiểu vùng đồi gò: nằm phía Tây của huyện, gồm các xã Đông Xuân, Phú Cát, Phú Mãn, Hòa Thạch và Đông Yên. Đây là vùng bán sơn địa, địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi thấp xen kẽ các đồi trũng. Đất gò đồi có độ cao phổ biến từ 20-25m, cốt đất dưới ruộng từ 7 - 10m. Đất chủ yếu nằm trên sản phẩm phong hóa của đá phiến, phù sa cổ. Tầng đất canh tác mỏng; - Tiểu vùng nội đồng gồm các xã Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Ngọc Mỹ, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp,… có độ cao từ 5-7m, có xu hướng giảm dần độ cao về phía Tây Nam, địa hình bằng phẳng xen các ô trũng; - Tiểu vùng ven sông phân bố tập trung dọc theo ven bờ sông Đáy với chiều dài khoảng 15km gồm các xã Tân Phú, Đại Thành, Tân Hòa, Cộng Hòa, Đồng Quang,… có độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, vùng có địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ. Với các dạng địa hình trên cho phép huyện có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi như cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao. 1.1.1.3. Khí hậu - thời tiết Khí hậu của huyện mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng với 2 mùa rõ rệt là mùa đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm. Các đặc trưng khí hậu chính như sau: - Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm là 230C - 240C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 140C (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình trên 37,50C. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 còn mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Số giờ nắng trong năm trung bình là 1600 1700 giờ. 4 - Lượng mưa và bốc hơi. + Lượng mưa bình quân năm là 1650 - 1800mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2; + Lượng bốc hơi cả năm chiếm 60% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa không cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu nước hơn, tuy nhiên do hệ thống thủy lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân. - Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 11 và tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không nhiều; - Gió: hướng gió chủ yếu vào mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam, thi thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6 và tháng 7; - Sương muối hầu như không có, bão và mưa đá rất ít khi xảy ra song một số năm có lốc xoáy cục bộ gây hại đối với cây cối và nhà cửa. Nhìn chung, Quốc Oai có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao phục vụ nhân dân và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. 1.1.1.4. Thuỷ văn Trên địa bàn huyện có 2 con sông chính chảy qua là sông Đáy, sông Tích. Chế độ thủy văn của huyện còn phụ thuộc vào sông Hồng và nhiều ao, hồ khác. Các sông ở Quốc Oai có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. - Sông Đáy là phân lưu chính của sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Quốc Oai dài 15km, sông Đáy hoàn toàn bị chặn, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa tiêu nước cho sông Hồng. Do đó sông bị bồi lấp mạnh, về mùa cạn sông Đáy chỉ còn là một lạch nhỏ. Hiện tại sông Đáy là nguồn nước tưới tiêu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện; 5 - Sông Tích là con sông nội địa, bắt nguồn từ Đầm Long (Ba Vì) qua địa phận Quốc Oai 18km. Sông Tích có diện tích lưu vực và độ dốc khá lớn 10 20m/km, có thể gây hiện tượng lũ lụt, ảnh hưởng đến tiêu úng của huyện. Sau khi phân lũ sông Hồng vào sông Đáy, mực nước sông Hồng vượt mức 13,4m tại Hà Nội, công bố lệnh báo động khẩn cấp lũ lụt vùng chậm lũ Lương Phú để chậm lũ sông Đà vào sông Tích. 1.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất Theo kết quả thống kê của UBND huyện Quốc Oai, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.790,78 ha, bao gồm 8 loại đất chính sau: 1. Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm Loại đất này có diện tích 1.154,26 ha, tập trung ở vùng bãi sông Đáy. Loại đất này thích hợp với loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu, cây ăn quả như nhãn, vải thiều,...; 2. Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm Loại đất này có diện tích 1.202,87 ha, phân bố ở các xã Sài Sơn, Phượng Cách, Yên Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành. Phần lớn đất này nằm trên địa hình bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa hoặc lúa màu, do đó có vị trí rất quan trọng trong việc đầu tư thâm canh tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất các loại nông sản hàng hóa; 3. Đất phù sa Gley Loại đất này có diện tích 3.649,91 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng nội đồng Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Ngọc Liệp, Tuyết Nghĩa, Liệp Tuyết. Đất phù sa Gley là loại đất chuyên trồng lúa (2 lúa), ở những chân có địa hình tương đối cao, dễ thoát nước, có thể sản xuất 3 vụ (2 lúa - 1 màu). Phần lớn đất này được thâm canh khá cao, có vị trí quan trọng trong sản xuất lương thực của huyện; 4. Đất phù sa úng nước Loại đất này có diện tích 210,89 ha, phân bố tập trung ở các xã Cộng Hòa và Đồng Quang. Diện tích loại đất này ở địa hình thấp, khó tiêu thoát nước nên hiện tại 6 đang được khai thác để trồng một vụ lúa đông xuân. Những nơi có khả năng tiêu thoát khá hơn thì trồng 2 vụ lúa/năm nhưng khả năng cho thu hoạch vụ mùa khá bấp bênh. Để sử dụng có hiệu quả loại đất này thì tùy theo tình hình từng xã có thể trồng 2 vụ lúa hoặc thả cá; 5. Đất lầy thụt: Diện tích 248,75 ha, phân bố tập trung ở các xã Ngọc Mỹ, Cấn Hữu và Ngọc Liệp; 6. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Loại đất này có diện tích 2.213 ha, phân bố tập trung ở các xã Phú Mãn, Phú Cát, Đông Yên, Hòa Thạch. Đất này có độ phì thấp thích hợp với trồng chè và cây màu; 7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Loại đất này có diện tích 843,22 ha, phân bố tập trung ở xã Phú Mãn, Phú Cát, Đông Yên, Cấn Hữu. Đất này có thể trồng chè, cây ăn quả và trồng màu; 8. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Loại đất này có diện tích 858,52 ha, phân bố tập trung ở vùng gò đồi: Hòa Thạch, Phú Mãn, Phú Cát; 9. Các loại đất khác bao gồm đất khu dân cư, đất sông suối, núi đá có diện tích 3.394,40 ha. Về thổ nhưỡng, Quốc Oai có các loại đất chủ yếu sau: đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa Gley; đất phù sa úng nước; đất lầy thụt; đất đỏ vàng trên đá phiến sét; đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. b) Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Với hệ thống sông Đáy, sông Tích và khoảng 200 ha ao hồ, tổng trữ lượng nước mặt ước tính 240 - 250 triệu m3/năm. Đây là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, nước tưới cho đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản; - Nguồn nước ngầm. + Vùng đồng bằng, nước ngầm dồi dào và nông, các giếng đào có độ sâu trung bình 10m là có nước. Với giếng khoan, độ sâu gặp nước 25 - 30m, ở độ sâu 60 - 80m nước có trữ lượng khá, chất lượng tốt. + Vùng bán sơn địa giếng đào có độ sâu 10m, một số giếng có thể cạn trong 7 mùa khô. Nước ngầm vùng này ở độ sâu 70 - 80m nhưng khá hiếm, bình quân 1km chỉ có 30 - 40 điểm có khả năng khoan gặp nước. Nhìn chung tài nguyên nước ở Quốc Oai đã có dấu hiệu suy kiệt. Nước trong ao, hồ đã bị ô nhiễm, nước sông Tích dễ gây úng ngập trong mùa mưa và sông Đáy bị khô hạn trong mùa khô do bồi lấp. Nước ngầm khan hiếm ở vùng đồi gò và bị khai thác không có kế hoạch tại vùng đồng bằng. c) Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của huyện tập trung ở các xã Đông Xuân, Phú Mãn, Đông Yên, Hòa Thạch. Trong đó rừng tự nhiên phòng hộ chiếm diện tích nhỏ còn lại là rừng trồng sản xuất, cây trồng lâm nghiệp gồm có bạch đàn, keo lá chàm, keo tai tượng,... Ngoài ý nghĩa kinh tế, cây lâm nghiệp được trồng trên đất đồi núi dốc có tác dụng phòng hộ, bảo vệ đất, tạo cảnh quan môi trường, điều hòa khí hậu. Tuy nhiên, tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây cũng như tỷ lệ các cây có giá trị cao rất ít. d) Tài nguyên khoáng sản Theo các tài liệu hiện có Quốc Oai có một số tài nguyên khoáng sản như đá granite (Phú Mãn và Hòa Thạch), sét (Hòa Thạch), cao lanh (Đông Yên), vàng gốc (Cổ Rùa - Phú Mãn), vàng sa khoáng (vùng đồi gò), đôlômít (Phượng Cách), đá vôi (Phượng Cách, Sài Sơn), than bùn (Phú Cát, Hòa Thạch, Đông Yên), nước khoáng (Phú Cát), latêrit (Đông Yên). Đây là những tài nguyên quý, cần được nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thêm. Trước mắt có thể khai thác, lựa chọn khai thác một số tài nguyên như đá granite, than bùn non, nước khoáng ở Cầu Vai Réo, đá vôi, sét, gạch nung... e) Tài nguyên phi vật thể: Quốc Oai là vùng có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, toàn huyện có 155 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có 42 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Riêng chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn có lượng khách thăm quan trung bình 100.000 người/năm. Chùa Thầy và động Hoàng Xá đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia năm 1962. Mới đây vào năm 2015 tại khu danh lam 8 thắng cảnh chùa Thầy, huyện Quốc Oai đã tổ chức lễ đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia của Nhà nước trao tặng. Hình 2: Một góc chùa Thầy Nguồn: ảnh Đỗ Thị Kim Anh Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân góp phần tạo tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động a) Dân số Theo thống kê của UBND huyện Quốc Oai, đến cuối năm 2015, dân số trung bình toàn huyện là khoảng 178.900 người với mức tăng trung bình trong giai đoạn 2011 - 2015 là 1,786%/năm. Xét về cơ cấu độ tuổi, đến cuối năm 2015 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,65%, độ tuổi từ 5 - 15 tuổi chiếm 19,15%, dưới 5 tuổi chiếm 10,30% và còn lại là độ tuổi ngoài lao động, chiếm 9,9%. Có thể thấy cơ cấu dân số của huyện rất thuận lợi để huyện Quốc Oai phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. 9 b) Lao động, việc làm và thu nhập Về lao động và việc làm, đến cuối năm 2015 toàn huyện có khoảng 94.106 lao động đang làm việc, chiếm 82,3% dân số trong độ tuổi lao động. Tính trung bình trong cả giai đoạn 2011-2015, mỗi năm có thêm 2.730 lao động được tạo việc làm. Huyê ̣n có nguồ n lao đô ̣ng dồ i dào chủ yế u là lao đô ̣ng nông nghiê ̣p . Cơ cấu lao động huyện Quốc Oai, năm 2015 thể hiện như sau: 12.95% 22.05% Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ 65% Hình 3: Cơ cấu lao động huyện Quốc Oai năm 2015 Nguồn số liệu: UBND huyện Quốc Oai Tuy nhiên , hàng năm huyện Qu ốc Oai mấ t đi mô ̣t lươ ̣ng lớn lao đô ̣ng có trình độ, đă ̣c biê ̣t lao đô ̣ng có trin ̀ h đô ̣ cao đẳ ng và đa ̣i ho ̣c do hi ện tượng di cư chất xám ra các khu đô thị lớn. Thu nhâ ̣p biǹ h quân đầ u người trên điạ bàn huyê ̣n năm 2015 là 29.000.000 đồ ng/năm/người, cao hơn các năm trước. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Số hộ khá, giàu tăng nhanh, tỷ lệ sử dụng nước sạch ngày một gia tăng [25]. 1.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quốc Oai đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 8.186 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 17,60%/năm. Ngành thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, bình quân đạt 22,69%/năm. Giá trị sản xuất 10 ngành nông nghiệp tăng chậm, bình quân đạt 9,59%/năm. Bảng 1.1.Giá trị sản xuất huyện Quốc Oai qua các năm Chỉ tiêu Năm 2010 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Năm 2013 Năm 2015 3.142,46 4.951,32 8.186 416,54 706,02 1.305 1.846,89 2.918,36 4.687 879,47 1.326,94 2.194 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai, báo cáo tổng kết của UBND huyện qua các năm b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất diễn ra khá nhanh. Trong vòng 5 năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 31,73% (năm 2010) xuống còn 19,85% (năm 2015), trong khi đó công nghiệp và xây dựng tăng từ 40,54% (năm 2010) lên 42,34% (năm 2015), thương mại dịch vụ tăng nhanh từ 27,73% (năm 2010) lên 35,81% (năm 2015). Bảng 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quốc Oai qua các năm Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015 Tổng giá trị sản xuất 100,00 100,00 100,00 - Nông, lâm, thuỷ sản 31,73 25,85 19,85 - Công nghiệp, xây dựng 40,54 42,14 44,34 - Thương mại, dịch vụ 27,73 31,91 35,81 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai, báo cáo tổng kết của UBND huyện qua các năm Nhìn chung, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, trong khi tiềm năng phát triển còn lớn, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ, thương mại và sản xuất nông sản hàng hoá chất lượng cao.  Khu vực kinh tế nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp 11 + Trồng trọt: Trung bình trong 5 năm qua lĩnh vực trồng trọt duy trì tốc độ tăng trưởng thấp. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong sản xuất nông lâm thủy sản của huyện. Lúa là cây lương thực chính và các cây màu chủ yếu là khoai lang, rau, đậu đỗ các loại. Hình 4: Cánh đồng lúa xã Ngọc Mỹ Nguồn: ảnh Đỗ Thị Kim Anh Để duy trì được tốc độ tăng trưởng này trong điều kiện diện tích đất trồng trọt ngày càng thu hẹp và ảnh hưởng của hiệu ứng giá cả cánh kéo, ngành trồng trọt của huyện đã ưu tiên sử dụng những giống có năng suất, giá trị kinh tế cao đồng thời dịch chuyển cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt theo hướng tập trung vào những cây trồng đặc sản, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, giá trị sản phẩm thu hoạch trên một hecta đất tăng cao và ổn định, từ 79 triệu đồng/ha năm 2011 lên 110 triệu đồng/ha năm 2014 và năm 2015 là 115 triệu đồng/ha. + Chăn nuôi: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan