Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ...

Tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại nhà máy nhiệt điện an khánh thuộc xã an khánh huyện đại từ tỉnh thái nguyên

.PDF
61
49
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ ĐỖ NAM KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH THUỘC XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên , Năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------------------ ĐỖ NAM KHÁNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH THUỘC XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46-N03-KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Minh Ngọc Thái Nguyên , Năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã về thực tập tại Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Đến nay đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng tất cả các thầy, cô giáo trong toàn trường đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu trong những năm học qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn ThS. Dương Minh Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của cô giúp em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo, giúp em nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi em gặp khó khăn. Cuối cùng, em xin cảm ơn đến tất cả các cô, chú, anh, chị trong Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã rất tận tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan cũng như quá trình điều tra, thu thập số liệu cho đề tài. Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và thông cảm của quý thầy cô. Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô, chú, anh, chị luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Thái Nguyên, ngày......tháng......năm 2018 Sinh viên Đỗ Nam Khánh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả đo, phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc của nhà máy ...................................................................................... 36 Bảng 4.2: Kết quả đo, phân tích khí thải ......................................................... 42 Bảng 4.3: Kết quả điều tra về chất lượng môi trường không khí đối với người dân sống xung quanh nhà máy nhiệt điện An Khánh ............................. 44 Bảng 4.4: Kết quả điều tra về ảnh hưởng tiếng ồn đối với người dân sống xung quanh nhà máy nhiệt điện An Khánh............................................. 44 Bảng 4.5: Kết quả điều tra về tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến bụi trong những năm gần đây ............................................................................................ 45 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Vị trí nhà máy nhiệt điện An Khánh .........................................................29 Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ Nhà máy nhiệt điện An Khánh......................................31 Hình 4.3: Biểu đồ kết quả độ rung khu vực làm việc của nhà máy ..........................38 Hình 4.4: Biểu đồ kết quả tiếng ồn khu vực làm việc của nhà máy .........................38 Hình 4.5: Biểu đồ kết quả bụi tổng khu vực làm việc của nhà máy .........................39 Hình 4.6: Biểu đồ kết quả SO2 khu vực làm việc của nhà máy ................................40 Hình 4.7: Biểu đồ kết quả NO2 khu vực làm việc của nhà máy ...............................40 Hình 4.8: Biểu đồ kết quả CO khu vực làm việc của nhà máy .................................41 Hình 4.9: Biểu đồ kết quả bụi khí thải ống khói của nhà máy........................43 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Th.S : Thạc sĩ NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ NQ - CP : Nghị quyết - Chính phủ TT - BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BYT : Quyết định - Bộ Y tế QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động BVMT : Bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm chung ..................................................................................... 4 2.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí ...................... 5 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ......................................................... 7 2.1.4. Các khí nhân tạo gây ô nhiễm môi trường .............................................. 9 2.1.5. Tác hại của ô nhiễm không khí ............................................................. 11 2.2. Cơ sở pháp lí của đề tài ............................................................................ 15 2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16 2.3.1. Tình hình ô nhiễm không khí trên Thế Giới ......................................... 16 2.3.2. Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam .......................................... 18 2.3.3. Tình hình ô nhiễm không khí tại Thái Nguyên ..................................... 22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25 3.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................. 25 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 3.3.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ........................................ 25 3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện An vi Khánh .............................................................................................................. 25 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nhà máy tới đời sống, sức khỏe của người dân .......................................................................................... 25 3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường của nhà máy26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 26 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn. ........................................................ 26 3.4.3. Phương pháp so sánh, tổng hợp và viết báo cáo. .................................. 26 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 28 4.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ........................................... 28 4.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 28 4.1.2. Vị trí địa lí.............................................................................................. 28 4.1.3. Lịch sử phát triển của nhà máy ............................................................. 29 4.1.4. Khái quát về công nghệ sản xuất của nhà máy ..................................... 31 4.1.5. Hoạt động quản lý môi trường của nhà máy......................................... 32 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy nhiệt điện An Khánh..... 36 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại khu vực sản xuất . ............... 36 4.2.2. Đánh giá hiện trạng khí thải của nhà máy ............................................ 41 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới đời sống người dân bằng phương pháp điều tra phỏng vấn......................................................... 43 4.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường của nhà máy .. 45 4.4.1. Tăng cường công tác quản lý môi trường của nhà máy. ........................... 45 4.4.2. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán ................................................. 46 4.4.3. Cải thiện điều kiện làm việc .................................................................. 47 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 48 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số, năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường không khí do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Nhà máy nhiệt điện An Khánh I được Thủ tướng Chính phủ giao cho Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư có công suất 120 MW với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, triển khai tại địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn điện khí nhân dân Trung Quốc làm tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng). Sau 4 năm xây dựng, lắp đặt thiết bị (từ năm 2011), đến cuối năm 2014, Nhà máy đã tiến hành chạy thử và đến tháng 4-2015 đã phát điện 2 thương mại, hòa vào lưới điện Quốc gia. Dự án Nhà máy nhiệt điện An Khánh I là nhà máy nhiệt điện mới, công suất lớn duy nhất trong 4 dự án nhiệt điện do doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm chủ đầu tư hoàn thành đúng tiến độ trong 5 năm qua. Nhà máy có vai trò ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên như: Cung cấp điện cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên. Tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 450 lao động địa phương. Nộp ngân sách cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng. Đồng thời, việc khánh thành, đưa Nhà máy vào hoạt động còn góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa và đảm bảo an ninh năng lượng của tỉnh và Quốc gia. Đóng góp ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và giải quyết việc làm cho người dân xung quanh, tuy nhiên hoạt đông của nhà máy cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường không khí của nhà máy, xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.Dương Minh Ngọc, em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại Nhà máy nhiệt điện An Khánh thuộc xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại Nhà máy nhiệt điện An Khánh thuộc xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất của nhà máy nhiệt điện An Khánh. 3 - Đánh giá được hiện trạng khí thải của nhà máy. - Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy nhiệt điện An Khánh tới người dân xung quanh. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm tăng cường bảo vệ đối với môi trường không khí cho nhà máy. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học  Áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế.  Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc sau khi ra trường.  Bổ sung tư liệu cho học tập.  Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu khai thác và sản xuất khoáng sản nói chung và điện nói riêng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội.  Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn  Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực xung quanh nhà máy.  Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường không khí do các hoạt động sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động. + Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. + Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm chung Theo điều 3 “Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam” tại Quyết định số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 quy định [6]: - Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. - Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường: là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. - Quản lý chất thải: là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. - Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh 5 giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Đánh giá tác động môi trường: là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. 2.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí *Môi trường không khí: Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".[11]. Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần cơ bản sau đây: - Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm. Chất thải từ nguồn ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển. Các hệ thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: Thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải. - Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận. Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao: + Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở vĩ độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực. Tầng đối lưu hầu như hoàn toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất. Từ đó phát sinh ra sự 6 xáo trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kéo theo là mây, mưa. Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m.  Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15km trên mặt đất, trong tầng bình lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 0 0C ở độ cao 55km.  Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55km đến 85km. Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ cao và đạt trị số gần -1000C.  Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí loãng. Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ cao 700km. Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên tầng đối lưu do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán chất ô nhiễm. Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học hay xảy ra các quá trình sa lắng khô, sa lắng ướt. Các chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Cuối cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật… 7 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí 2.1.3.1. Nguồn tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, các quá trình phân hủy động, thực vật tự nhiên…tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi các nguồn này : + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi được phun lên rất cao và lan toả đi rất xa. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. [13]. 2.1.3.2. Nguồn nhân tạo - Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt….. Đặc điểm của ô nhiễm từ công nghiệp có nồng độ chất độc cao, thường tập trung trong một không gian nhất định. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. - Từ giao thông vận tải: Ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông 8 vận tại là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là các khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu của động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,….các bụi đất cá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Đặc điểm nổi bật của ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuếch tán phụ thuộc vào phương tiện, nhiên liệu đốt, địa hình,… - Từ sản xuất nông nghiệp: Tự hoạt động thâm canh như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng chăn nuôi thủy, hải sản…một phần cây trồng, vật nuôi hấp thụ, còn chất tồn dư sẽ phát tán trong không khí, hoặc bị rửa trôi ngấm vào đất và lắng đọng lại ở môi trường mương máng, sông ngòi. - Từ sinh hoạt của các khu dân cư: Kết quả đo lường, phân tích cho thấy các thành phố lớn với mật độ dân cư đông là những nơi có môi trường không khí ô nhiễm nặng. Ngay cả khu vực nông thôn thì tình trạng ô nhiễm không khí ở một số vùng cũng ở mức đáng báo động, với nồng độ bụi vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép. Bởi những vùng này phải hứng chịu khí thải từ các làng nghề, các cơ sở sản xuất. Có một thực tế là các đơn vị sản xuất chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, mặc dù khi đi vào hoạt động đã phải cam kết với chính quyền và người dân địa phương. Nguồn ô nhiễm môi trường không khí do con người tạo ra như: Bếp đun từ than, củi, dầu, khí đốt,… tạo ra. Nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng có thể gây ra ô nhiễm cục bộ trong một phòng nhỏ hay một ngôi nhà, gây hậu quả lớn và lâu dài. Các chất ô nhiễm gồm bụi tro, CO, CO2, SO2, hơi dầu xăng, khí đốt,…. Cống rãnh và môi trường nước mặt như: Ao hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm cũng bốc hơi, khí độc, ở những khu dân cư, khu đô thị chưa thu gom, xử lý chất thải thì sự thối dữa, phân hủy các chất hữu cơ, hoặc chôn lấp không đúng quy định là nguồn gây ô nhiễm không khí. [13]. 9 2.1.4. Các khí nhân tạo gây ô nhiễm môi trường 2.1.4.1.Nitơ oxit (NOx): * Sự hình thành khí NOx: - NOx sinh ra do sự oxi hoá nitơ có trong nhiên liệu và không khí. Khối lượng NOx sẽ tăng rõ rệt khi nhiệt độ cháy cao hơn 1400 độ C. - Nitơ oxit sinh ra trong quá trình đốt cháy bột than chủ yếu là NO và NO2 gọi chung là NOx, ngoài ra còn một lượng nhỏ N2O. * Tác hại của các khí NOx: - Khí NO là khí không màu, cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của khí NO2. Với nồng độ thường có trong không khí, NO không gây kích thích và không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ con người. Trong khí quyển và trong các thiết bị công nghiệp, NO phản ứng O2 với tạo thành NO2, là một chất khí có màu nâu, rất kích thích với cơ quan hô hấp. Tiếp xúc với khí NO2 ở nồng độ khoảng 5 ppm sau vài phút có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ 15 - 50 ppm một vài giờ có thể nguy hiểm cho phổi, tim và gan, ở nồng độ 100ppm có thể gây tử vong sau một vài phút. Tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0,06 ppm sẽ gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi. [11]. 2.1.4.2.Cacbon dioxit (CO2): * Sự hình thành khí CO2 - Cacbon dioxit CO2 xuất hiện trong ngọn lửa khi hỗn hợp nhiên liệu không khí chưa hoàn thiện (không đều), hoặc thiếu không khí, hoặc do nhiệt độ thấp. Khi trong sản phẩm cháy chứa các thành phần còn cháy được (chủ yếu là CO2 và H2) thì quá trình cháy được gọi là cháy không hoàn toàn. Nguyên nhân gây ra hoàn toàn có thể là: không khí không đủ hoặc phân bố không khí không đều. * Tác hại của CO2 với sức khoẻ con người - Khí này khi tác dụng với hơi ẩm tạo thành H2CO3 có thể ăn mòn da. 10 Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 - 0,006%. Nồng độ tối đa cho phép là 0,1%. [11]. 2.1.4.3.Lưu huỳnh đioxit (SO2) * Sự hình thành khí SO2 - Lưu huỳnh ở trong than dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ. Lưu huỳnh hữu cơ kém bền hơn lưu huỳnh vô cơ nên phần lớn lưu huỳnh hữu cơ giải phóng theo chất bốc hơi dưới dạng H2S trong giai đoạn thoát khí. - Trong quá trình cháy than, toàn bộ lưu huỳnh có thể cháy được trong than dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân huỷ và chuyển thành khí SO2, sau đó trong môi trường nhiệt độ cao của buồng lửa, một bộ phận của chúng sẽ kết hợp với oxi tạo thành khí SO2 cùng với sự xúc tác của bề mặt đốt. - Chất xúc tác có thể là vanadium, silizium, oxit sắt, v.v… Hiệu quả cuối cùng của sự oxi hoá lưu huỳnh trong than là hơn 95% SO2 được hình thành, SO3 chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì vậy khi nói về phát tán của oxit lưu huỳnh chủ yếu là nói về SO2, còn nói về sự ăn mòn nhiệt độ thấp của khói thì SO3 đóng vai trò quyết định. - Thông thường trong tổng lượng khí SO3 sinh ra, chỉ có khoảng 0,5% đến 2% khí SO2 phát tán ra môi trường dưới dạng SO3, số còn lại thoát ra dưới dạng khí H2SO4. - Trong quá trình làm lạnh khói, khí axit có thể ngưng kết thành nước axit lên trên mặt kim loại trao đổi nhiệt, gây nên hiện tượng ăn mòn nghiêm trọng. Khí SO2 thải ra môi trường dưới tác dụng xúc tác của các bụi kim loại trong khí quyển sẽ oxi hoá thành khí SO3. Khí SO3 gặp nước trong không khí sẽ tạo thành sương axit, bụi axit, hoặc mưa axit không những gây ô nhiễm cho bầu khí quyển mà còn gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị. * Tác hại của khí SO2 - Khí sunfua (SO2) là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo đáng kể đến môi trường. Khí SO2 kích thích niêm 11 mạc của mắt và tuyến hô hấp trên, làm sưng tấy và tiết nước nhầy, gây ho. Không khí có nồng độ SO2 cao gây khản giọng, viêm phế quản nặng, làm thay đổi thành phần của máu. Nồng độ SO2 của ở mức 1,6 ppm gây co thắt cuống phổi trong vài phút. Thời gian tiếp xúc kéo dài với không khí thì thậm chí có nồng độ SO2 thấp gây bệnh viêm phế quản, thanh quản mãn tính, gây giãn phổi và các bệnh khác. [11]. 2.1.4.4. Cacbon monoxit (CO) - CO khi xâm nhập vào phổi sẽ thay thế O2 trong hợp chất với hemoglobin, gây thiếu O2 trong máu, quá trình hô hấp của mô bị phá huỷ. Biểu hiện đầu tiên khi bị ngộ độc CO xảy ra ở các cơ quan của hệ thần kinh cao cấp bắt đầu rối Ion. Khi ngộ độc CO trầm trọng sẽ có hiện tượng ù tai, đau đầu tăng lên kèm theo chóng mặt, mạch đập ở thái dương, nôn mửa và bất tỉnh, co giật dẫn đến tử vong. Đối với phụ nữ mang thai, ngộ độc CO có thể dẫn đến đẻ non, sẩy thai và làm biến dạng trẻ sơ sinh khi còn ở trong bào thai. - Trong các nguồn phát thải từ nhà máy xi măng, khí thải từ các nguồn thải có chiều cao sẽ phát tán đi xa gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đến các nhà dân ở khu vực lân cận còn các nguồn thải thấp sẽ gây ô nhiễm cục bộ. [11]. 2.1.5. Tác hại của ô nhiễm không khí Chất ô nhiễm sau khi thải vào môi trường sẽ bị phát tán trong không khí trở thành nguồn gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó chúng còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động thực vật, làm hư hỏng vật liệu và mĩ quan của các công trình kiến trúc. 2.1.5.1.Tác động tới sự phát triền kinh tế Thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất thời gian của người chăm sóc ốm, giải quyết khiếu nại… Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 12 tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên. Ảnh hưởng đến hoa màu theo cơ chế: Bụi trong không khí hấp thụ những tia sóng cực ngắn của mặt trời làm cho cây không lớn và khó nảy mầm. Những nơi ô nhiễm không khí nặng, lá cây hai bên đường quốc lộ bị phủ một lớp đất bụi dày đặc làm cho quá trình quang hợp khó khăn, do vậy, cây cối ở đó còi cọc không phát triển và rất cằn cỗi. Khói từ các lò gạch xả ra làm ảnh hưởng tới năng suất hoa màu, khiến cho thu nhập của người dân giảm mạnh. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng và các dạng vật liệu: Ô nhiễm các chất SO2, NOx, trong môi trường không khí gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit. Chính các hiện tượng này là nguyên nhân chính làm giảm tính bền vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Ngoài ra, tác động đồng thời của SO2, NO2, và O3 cũng nguyên nhân gây hao mòn công trình, nhiều loại nguyên vật liệu quan trọng có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: kim loại ( sắt, thép, đồng, thiếc,…), hợp chất hữu cơ ( sơn ), các loại đá. Ô nhiễm không khí còn làm giảm sức bền cơ khí, gây han rỉ, hỏng lớp sơn bảo vệ, mất các chi tiết trang trí, ăn mòn đường ống, rỉ sét,…Hao mòn công trình dẫn tới giảm tuổi thọ, làm tăng chi phí bảo dưỡng và thay thế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan