Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - ...

Tài liệu Đánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên Bái (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
63
236
141

Mô tả:

Đánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên BáiĐánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên Bái
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- LÂM QUANG VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI RÙA NƯỚC NGỌT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU - VĂN YÊN - YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- LÂM QUANG VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI RÙA NƯỚC NGỌT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU - VĂN YÊN - YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Ngọc Sơn Thái Nguyên, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp "Đánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên - Yên Bái" là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ Ngọc Sơn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày…tháng….năm 2018 Xác nhận GV hướng dẫn TS. HỒ NGỌC SƠN Người viết cam đoan Lâm Quang Văn XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những cố gắng của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ để hoàn thành luận văn. Nhân dịp này cho phép em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Lâm nghiệp, các Phòng ban của Trường đã tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu ở đây. Chân thành cảm ơn các ban ngành lãnh đạo KBT Nà Hẩu - chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái và các cán bộ ủy ban nhân dân xã Nà Hẩu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu tại khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Hồ Ngọc Sơn đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, định hướng cho tôi những bước đi để tôi hoàn thành luận văn. Chân thành gửi tới bạn bè, người thân những lời cảm ơn từ đáy lòng! Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày.....tháng..... năm 2018 Lâm Quang Văn iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các tuyến điều tra........................................................................ 22 Bảng 4.1. Tỷ lệ nhận biết các loài rùa của cộng đồng ................................. 24 xung quanh Khu BTTN Nà Hẩu .................................................................. 24 Bảng 4.2. Các loài Rùa nước ngọt tại khu BTTN Nà Hẩu .......................... 25 Bảng 4.3. Bảng phân bố theo độ cao của các loài rùa nước ngọt ................ 33 Bảng 4.4. Sự phân bố của các loài rùa theo sinh cảnh ................................ 34 Bảng 4.5. Mức độ bắt gặp của các loài trong những năm trở lại đây.......... 35 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Ảnh minh họa: Rùa đầu to .............................................................. 26 Hình 4.2. Ảnh minh họa: Rùa hộp ba vạch ..................................................... 27 Hình 4.3. Ảnh minh họa: Rùa hộp trán vàng miền bắc................................... 28 Hình 4.4. Ảnh minh họa: Rùa sa nhân ............................................................ 29 Hình 4.5. Ảnh minh họa :Rùa đất spengle ...................................................... 30 Hình 4.6. Ảnh minh họa: Rùa bốn mắt ........................................................... 31 Hình 4.7. Ảnh minh họa: Rùa núi viền ........................................................... 32 Hình 4.8. Ảnh minh họa: Rùa núi vàng .......................................................... 32 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt 1 BTTN Bảo tồn thiên nhiên 2 ĐDSH Đa dạng sinh học 3 ĐVCXS 4 FFI Fauna & Flora International 5 HST Hệ sinh thái 6 IUCN Tên đầy đủ Động vật có xương sống International Union for Conservation of Nature and Natural recoucer Khu bảo tồn 7 KBT 8 SĐVN Sách đỏ Việt Nam 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 WWF World Wide Fund for Nature vi MỤC LỤC PHẦN I .............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN II ............................................................................................................ 4 TỔNG QUANVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 2.1. Cở sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Loài.......................................................................................................... 4 2.1.2. Quần thể loài ........................................................................................... 4 2.1.3. Đa dạng sinh học ..................................................................................... 5 2.1.4. Đa dạng loài của bộ rùa trên thế giới ...................................................... 6 2.1.5. Đa dạng của bộ rùa ở Việt Nam .............................................................. 7 2.2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 7 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu rùa Đông Nam Á và Đông Dương .......................... 7 2.2.2. Lịch sử nghiên cứu rùa ở Việt Nam ........................................................ 8 2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 12 2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................. 12 2.3.2. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư ....................................... 17 PHẦN III ......................................................................................................... 18 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 18 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 18 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 vii 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19 3.4.1. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 19 3.4.2. Phương pháp ghi nhận rùa trong điều kiện tự nhiên ............................. 21 3.4.3. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 23 3.4.4. Phương pháp đánh giá các mối đe dọa.................................................. 23 3.4.5. Xác định loài bảo tồn ............................................................................ 23 PHẦN IV ......................................................................................................... 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 24 4.1. Hiện trạng các loài rùa nước ngọt ............................................................ 24 4.2. Tài liệu hóa về các loài rùa khu BTTN Nà Hẩu ...................................... 25 4.2.1. Thành phần loài ..................................................................................... 25 4.2.2. Đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài rùa nước ngọt ..................... 26 4.2.2.1. Họ rùa đầu to Platysternidae .............................................................. 26 4.2.2.2. Họ rùa đầm Emyidae .......................................................................... 27 4.2.2.3. Họ rùa núi - Testudinidae................................................................... 31 4.3. Đặc điểm phân bố các loài rùa ................................................................. 33 4.3.1. Phân bố theo độ cao .............................................................................. 33 4.3.2. Phân bố theo sinh cảnh .......................................................................... 34 4.4. Những nguy cơ đe dọa tới các loài rùa nước ngọt ................................... 35 4.4.1. Mức độ suy giảm của các loài qua các năm .......................................... 35 4.4.2. Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên ĐDSH rùa nước ngọt ....... 36 4.5. Các giải pháp bảo tồn ............................................................................... 36 PHẦN V .......................................................................................................... 38 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 38 5.1. Kết luận .................................................................................................... 38 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Nà Hẩu có toạ độ địa lý từ 21º50’ đến 22º01’ vĩ độ Bắc và từ 104º23’ đến 104º40’ kinh độ Đông nằm trên địa bàn các xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ Thượng thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, 2003; 2010). Đây là khu vực có các hệ sinh thái rừng tự nhiên mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc nước ta. Trong khu vực có những hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng trung tâm ẩm Bắc bộ còn tương đối nguyên vẹn. Những kiểu địa hình thuộc hệ thống núi cao tiếp nối của dãy Hoàng Liên Sơn cùng với rừng nguyên sinh đã tạo nên một cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, sinh động và hấp dẫn. Rùa là nhóm kém về phương diện di chuyển, quá trình sinh sản chậm, gặp nhiều rủi ro khi môi trường bị tác động. Do vậy, rùa là một trong những nhóm động vật đang có nguy cơ bị đe dọa lớn nhất với đa số trong tổng số các loài rùa trên trái đất đã được liệt vào danh sách có nguy cơ đe dọa toàn cầu và gần như các thông tin về quá trình tác động đến sự tuyệt chủng của chúng được biết rất ít. Chính vì điều này đã làm cho mức độ đe dọa của các loài rùa trở nên cao hơn so với các loài động vật khác. Trong khu vực châu Á, Việt Nam hiện biết 23 loài rùa nước ngọt và rùa cạn (Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, 2005) [18], trong đó đa số loài được liệt kê trong danh mục các loài quý hiếm và dễ bị tổn thương trong SĐVN (2007) [1]. Một số được liệt kê trong danh lục của tổ chức bảo tồn Quốc tế IUCN (2013) [23] như Cuora trifasciata, Cuora galbinifrons, Cuora mouhotii... Hiện nay, do sự gia tăng áp lực từ các cộng đồng địa phương và các thông tin về tình hình bảo tôn các loài rùa còn ít làm cho công tác bảo tồn 2 chúng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Có rất ít các thông tin về sinh thái học, sinh cảnh của các loài rùa cũng như giải pháp bảo tồn chúng mặc dù hơn một nửa số loài rùa ở Việt Nam đang bị suy giảm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong hơn 20 năm trở lại đây việc săn bắt rùa là một trong những hoạt động mang tính thương mại phổ biến. Kể từ thời điểm đó số lượng các loài rùa bị giảm đi nghiêm trọng do các hoạt động săn bắt gây nên. Từ lí do đó rùa trở thành nhóm động vật cần được ưu tiên nghiên cứu bảo tồn. Nhóm rùa nước ngọt cũng giống như nhóm động vật khác nhưng tính ưu tiên trong nghiên cứu chưa được thể hiện rõ. Mặc dù chúng ta biết rằng tốc độ suy giảm thành phần loài và số lượng cá thể nhanh hơn bất kỳ nhóm động vật nào. Do vậy nghiên cứu đánh giá thành phần các loài rùa nước ngọt phân bố tại đây đang là vấn đề cấp bách, nhất là các nghiên cứu về sinh học rùa. Bởi vì nghiên cứu sinh học các loài rùa nước ngọt có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn công tác bảo tồn và đặc biệt có ý nghĩa trong công tác nhân nuôi chúng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu: "Đánh giá hiện trạng các loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Văn Yên Yên Bái" là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đề tài góp phần đánh giá được hiện trạng phân bố và khai thác rùa nước ngọt, từ đó đề xuất ra các giải pháp giúp chính quyền địa phương và người dân xác định hướng bảo tồn cho loài rùa nước ngọt ở khu bảo tồn Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đa dạng thành phần các loài rùa nước ngọt tại khu BTTN Nà Hẩu làm cơ sở cho việc xác định hiện trạng và giám sát các quần thể. - Xác định được tình trạng phân bố của các loài rùa nước ngọt tại khu BTTN Nà Hẩu. 3 - Mô tả được các đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài rùa nước ngọt được phát hiện tại chính khu BTTN Nà Hẩu. - Xác định các mối đe dọa đến các loài rùa nước ngọt tại khu bảo tồn. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài Rùa nước ngọt tại khu bảo tôn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống và củng cố lại những kiến thức đã học. - Giúp sinh viển có cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế. Biết cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. - Làm tiền đề cho sinh viên sau khi ra trường có thêm kiến thức để vững vàng bước vào cuộc sống sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Cung cấp tư liệu về ĐDSH, đặc điểm phân bố các loài rùa nước ngọt tại khu BTTN Nà Hẩu, đánh giá hiện trạng và nguyên nhân suy giảm, đề xuất các giải pháp bảo tồn thích hợp để bảo vệ và phát triển bền vững ĐDSH. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung cũng như loài rùa nước ngọt nói riêng. 4 PHẦN II TỔNG QUANVẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cở sở khoa học 2.1.1. Loài Thuật ngữ "loài" được đưa vào sinh học lần đầu tiên bởi Johns Ray (1686). Tiếp đó Linnaeus (1735) xem loài là một hình thức tồn tại của động vật và thực vật, là đơn vị cơ bản của phân loại học. Từ đó khái niệm loài được nghiên cứu và phát triển theo nhiều quan niệm khác nhau. Vấn đề loài là một trong những vấn đề trung tâm của sinh học. Việc giải quyết trọn vẹn vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa và phân loại học. Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ). 2.1.2. Quần thể loài Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại: “Quần thể là tập hợp cá cá thể cùng loài, đã qua một thời gian dài nhiều thế hệ cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định. Trong đó, các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách ly ở một mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc vùng đó” (A. V. Iablokop, A. G. Luxuphop, 1976). Như vậy về phương diện tiến hóa, quần thể là một tổ chức có thực, là một đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản. Theo phương diện sinh thái học [19], quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trên một khu vực nhất định gọi là sinh cảnh. Quần thể là hình thức tồn tại của loài trong điều kiện cụ thể của cảnh quan địa lý, mỗi quần thể 5 có các đặc trưng: cấu trúc thành phần giới tính, cấu trúc thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, sự sinh sản, sự tự vong, sự phát tán của quần thể, hoạt động ngày – mùa, dinh dưỡng… Mỗi loài thường bao gồm nhiều quần thể sống ở các địa phương khác nhau được gọi là: quần thể địa phương. Trong đó một số quần thể phân biệt khá rõ với nhau và với quần thể địa phương mẫu của loài. Những quần thể đó được gọi là phân loài và loài có hai hay nhiều phân loài được gọi là loài đa mẫu. 2.1.3. Đa dạng sinh học Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF) (1989) quan niệm: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những Hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, đa dạng sinh học bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các HST nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Theo Công ước ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST). 6 - Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau; - Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau; - Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau. Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN, 1994). ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau. Việt Nam được xem như một điểm nóng về đa dạng sinh học, có khoảng 10% trong tổng số tất cả các loài sinh vật được biết đến trên thế giới với xấp xỉ 12.000 loài thực vật và 7.000 loài động vật đã được ghi nhận tại đây. Trong đó Việt Nam cũng được coi là nước có tính đa dạng cao về thành phần loài các loài rùa với gần 10% các loài hiện biết (28 trong tổng số hơn 300 loài)[18]. Vì vậy cần có các cuộc nghiên cứu để bảo vệ tốt hơn trước tình trạng suy thoái một cách nhanh chóng các loài rùa ở Việt Nam và trên thế giới. 2.1.4. Đa dạng loài của bộ rùa trên thế giới Bộ rùa (Testudinata) gồm những loài bò sát cổ nhất, dễ phân biệt và quen thuộc nhất trong số nhóm các bò sát. Rùa có phạm vi phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. 7 Rùa có nhiều giá trị đối với đời sống của con người và thiên nhiên. Ngoài ý nghĩa khoa học, rùa còn có ý nghĩa văn hoá, tâm linh của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong dân gian người ta cho rằng rùa là nguồn dược liệu quý để sản xuất thuốc chữa bệnh. Không những thế rùa còn là đặc sản trong các nhà hàng cao cấp, phục vụ những người khách nhiều tiền thích thưởng thức của ngon vật lạ. Hiện nay, một số loài rùa đang bị suy giảm nhanh chóng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đó là do khai thác quá mức, môi trường sống bị phá hủy, hệ thống chính sách pháp luật còn nhiều bất cập cùng với đó là các yếu tố nội tại của các loài rùa như: Sinh trưởng, phát triển chậm, di chuyển chậm. Trên thế giới có khoảng 300 loài rùa, trong đó Châu Á có khoảng 90 loài chiếm gần 1/3 tổng số loài trên toàn thế giới. Có thể nói Châu Á là khu vực đa dạng nhất về số loài rùa trên thế giới. 2.1.5. Đa dạng của bộ rùa ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005) [31] ở Việt Nam hiện biết 28 loài rùa (23 loài rùa cạn và nước ngọt, 5 loài rùa biển). Có một loài đặc hữu – rùa Trung bộ (Mauremys annamensis), có nhiều loài quý hiếm: rùa Hộp ba vạch (Cuora trifasciata), rùa Hộp trán vàng (Cuora galbinifron)…Việt Nam là một trong những điểm có tính đa dạng loài rùa cao, có nhiều loài quý hiếm. Trong 23 loài rùa cạn và rùa nước ngọt hiện biết ở Việt Nam, có 21 loài ghi nhận trong sách đỏ IUCN (4 CR, 11 EN, 6 VU), 21 loài có trong Công ước CITES, có 4 loài thuộc Nghị định 32 và 9 loài thuộc SĐVN. 2.2. Lịch sử nghiên cứu 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu rùa Đông Nam Á và Đông Dương Năm 1941, Bourret R. đã viết cuốn sách Les Tortues de L’Indochine (rùa Đông Dương) [21]. 8 Năm 1997 Manthey U. và W. Grossmann đã viết cuốn sách Amphibien và Reptilien Sudostasiens (bò sát và lưỡng cư vùng Sunda). Năm 1998, Cox, M. J., P.P. vanDijk, J. Nabhitabhata và K. Thirrakhupt đã xuất bản cuốn sách A photographic Guide to Snakes and other Reptiles of the Thailand and Southeast Asia (sách hướng dẫn định loại rắn và các loài bò sát khác ở Thái Lan và Đông Nam Á)(Lê Thanh dũng, 2015). Năm 2002 một cuốn sách có tựa đề Photograpic Guide to the Turtles of Thailand, Laos, Vietnam and Cambodia (sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia) do các tác giả Bryan L. Stuart, Peter Paul van Dijk và Douglas B. Hendrie [22] được xuất bản và được dịch sang các thứ tiếng khác như: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia. 2.2.2. Lịch sử nghiên cứu rùa ở Việt Nam Nghiên cứu rùa tại Việt Nam đã được tiến hành từ lâu khi các nhà khoa học phương tây tìm đến đây, với các tác giả như: Tirrant (1885), Boulenger (1903), Smith M. A. (1921, 1923, 1924). Trong đó đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 – 1944, tác giả đã cho xuất bản cuốn sách có tên Les Tortues de L’Indochine (rùa Đông Dương). Đây là nghiên cứu về rùa đầu tiên cho Việt Nam. Những nghiên cứu đầu tiên về rùa ở Việt Nam đã được tiến hành từ rất lâu bởi các nhà khoa học phương tây khi họ tìm đến đây, một số tác giả như: Tirrant (1885), Boulenger (1903), Smith M. A. (1921, 1923, 1924). Đáng chú ý nhất là các công trình nghiên cứu của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 – 1944, tác giả đã cho xuất bản cuốn sách có tên Les Tortues de L’Indochine (rùa Đông Dương)[21]. Đây là nghiên cứu về rùa đầu tiên cho Việt Nam(Lê Thanh dũng, 2015). Thời kỳ từ 1945-1975, do chiến tranh nên chỉ có một số nhà khoa học của Việt Nam tiến hành nghiên cứu nhưng tập trung chủ yếu vào lớp thú và lớp chim, bò sát và lưỡng cư chưa được chú trọng(Lê Thanh dũng, 2015). 9 Thời kỳ từ 1975 đến nay, sau khi đất nước thống nhất, các nhà khoa học trong nước bắt đầu tiến hành nghiên cứu nhóm bò sát và lưỡng cư, trong đó có nhóm rùa(Lê Thanh dũng, 2015). Năm 1977, Đào Văn Tiến đưa ra tài liệu về định loại rùa và cá sấu Việt Nam đăng trên tạp chí Sinh vật - địa học số 16 tháng 2 năm 1978. Trong tài liệu này ông đã mô tả 32 loài rùa thuộc 6 họ có phân bố ở Việt Nam. Năm 1993, Hoàng Xuân Quang nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển). Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc công bố danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam, trong đó có 30 loài rùa phân bố ở Việt Nam [17], 121 bài viết về rùa Hồ Gươm đăng trên các tạp chí và các báo cáo trong nước cũng như quốc tế(Lê Thanh dũng, 2015). Từ 1992 đến 2002, Lê Nguyên Ngật tiến hành nghiên cứu “Về thành phần loài rùa ở một số Vườn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam” tại 9 điểm đã xác định được 16 loài (chiếm 48.48% số loài đã biết tại Việt Nam thuộc 6 họ (chiếm 66.66% số họ). Nơi có nhiều loài rùa nhất là vùng Tây Bắc Nghệ An, trong đó có Khu bảo tồn thiên Pù Huống, với 15 loài được phát hiện [9,10 , 11](Lê Thanh dũng, 2015). Douglas Hendrie nghiên cứu về rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam từ năm 1997 đến nay trong thời gian thực hiện Dự án bảo tồn rùa Cúc Phương và thành lập Dự án Sinh thái và Bảo tồn rùa Việt Nam (Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương). Đây là Trung tâm bảo tồn rùa đầu tiên của Việt Nam. Năm 2002, D. Hendrie và cộng sự (2002) xuất bản cuốn sách "Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia". Trong cuốn sách này đã mô tả 27 loại rùa có phân bố ở Việt Nam(Lê Thanh dũng, 2015). Những năm gần có rất nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về lưỡng cư bò sát Việt Nam trong đó có các loài rùa, có thể kể đến một số tác giả như: 10 Đinh Thị Phương Anh (2002) bước đầu khảo sát ĐDSH ĐVCXS ở cạn tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân - Đà Nẵng đã thống kê được 1 loài phân bố tại đây. Từ năm 2001 đến năm 2004 Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo đã tiến hành điều tra sơ bộ các loài ếch nhái và bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An, sử dụng phương pháp thu thập mẫu vật trong quá trình đi thực địa và ghi nhận thông tin qua quan sát trực tiếp cùng với phỏng vẫn người nhân và thợ săn bằng các đặc điểm nhận dạng có kèm phương tiện hỗ trợ, kết quả thu được bao gồm có 13 loài rùa và một số loài ếch nhái khác[6]. Ngô Đắc Chứng và cộng sự (2004-2006), tiến hành nghiên cứu “Sự phân bố của các loài Lưỡng cư và Bò sát theo nơi ở và sinh cảnh ở tỉnh Đồng Tháp”[14]. Nguyễn Quảng Trường (2005) nghiên cứu thành phần Ếch nhái và Bò sát khu vực huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thống kê được tại đây có 5 loài rùa thuộc 1 họ. Năm 2011 Lê Thị Diên, Hà Thị Nga, Lê Doãn Anh tiến hành “Nghiên cứu đa dạng khu hệ rùa cạn và rùa nước ngọt tại vườn quốc gia Bạch Mã” bằng phuơng pháp phỏng vấn và phương pháp khảo sát thực địa, kết quả 7 loài được ghi nhận và xác định được đặc điểm sinh cảnh phân bố [13]. Năm 2015 Đồng Thanh Hải tiến hành nghiên cứu “ Tính đa dạng thành phần loài và giải pháp bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái”, kết quả là xác định được thành phần một số loài bò sát và ếch nhái trong đó có 5 loài rùa thuộc 2 họ[5]. Một số phương pháp nghiên cứu và khảo sát rùa đã được các nhà khoa học tại trung tâm bảo tồn rùa Châu Á[16] sử dụng như: 11 - Bẫy rùa: Sử dụng một số loại bẫy chuyên dụng như : bẫy hộp, lừ trung quốc.. để bẫy rùa với nguyên tắc là không làm tổn thương rùa hoặc làm chết rùa. Phương pháp này đòi hỏi chi phí thấp, hiệu quả mang lại khả thi. - Phương pháp tìm kiếm theo thời gian: + Nhóm nghiên cứu đi bộ chậm rãi trong khu vực nghiên cứu để tìm kiếm rùa. +Ghi lại số người trong nhóm, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc tìm kiếm; và thời gian sử dụng để tìm thấy mỗi cá thể rùa. Mô tả vị trí tìm kiếm (trạng thái rừng, độ dốc, độ tàn che, độ che phủ), dk thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, gió… +Thời gian tốt nhất để tìm kiếm theo thời gian là lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều. - Phương pháp lặn xuống nước: + Phương pháp này được dùng phổ biến để khảo sát rùa trên các con sông ở Bắc Mỹ hoặc khảo sát rùa biển. - Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát dùng cho các loài rùa sống ở sông hồ,có thể quan sát bằng mắt hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng như ống nhòm kết hợp máy ảnh, máy quay phim. - Ngoài ra còn một số phương pháp nghiên cứu tập tính như: Thu thập dữ liệu, lấy mẫu trọng tâm, lấy mẫu tất cả các lần xuất hiện, phương pháp quét và một số phương pháp nghiên cứu quần thể như: Phương pháp đánh dấu bắt thả, phương pháp điều tra tuyến khoảng cách, phương pháp ước lượng tỷ lệ xuất hiện. Cho đến nay đã có một số Dự án bảo tồn rùa ở Việt Nam như: Dự án bảo tồn rùa Cúc Phương, Dự án bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo, Dự án bảo tồn rùa biển ở Khu BTTN Núi Chúa do một số tổ chức phi Chính phủ như: FFI, WWF…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan