Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hàm lượng n và p trong đất tỉnh tiền giang...

Tài liệu đánh giá hàm lượng n và p trong đất tỉnh tiền giang

.PDF
165
68
75

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BỘ MÔN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG N VÀ P TRONG ĐẤT TỈNH TIỀN GIANG SVTH: Trần Thị MSSV: 0250100018 Ngọc Huyền GVHD: TS. Vũ Ngọc Hùng TS. Hoàng Thị Thanh Thủy Hồ Chí Minh, 2018 TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2017 NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN Bộ môn: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG Họ và tên: TRẦN THỊ NGỌC HUYỀN Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC MSSV: 0250100018 Lớp: 02_DH_ĐMT 1. Tên đồ án: Đánh giá hàm lượng N và P trong đất tỉnh Tiền Giang 2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu): - Đánh giá N và P tổng số theo đơn vị hành chính. - Đánh giá N và P tổng số theo 5 nhóm đất chính (đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất cát và đất lập líp) và phân cấp theo mức độ (cao, trung bình, thấp) trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá sự thay đổi N và P tổng số theo loại hình sử dụng đất. 3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/8/2017 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2017 5. Họ và tên người hướng dẫn: TS. Vũ Ngọc Hùng TS. Hoàng Thị Thanh Thủy Người hướng dẫn 1 (Ký và ghi rõ họ tên) Người hướng dẫn 2 (Ký và ghi rõ họ tên) Chủ nhiệm bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên) i LỜI CẢM ƠN Thành kính gửi đến Cha Mẹ lòng biết ơn sâu sắc đã suốt đời tận tụy vì con để con có được như ngày hôm nay. Chân thành biết ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM TS. Vũ Ngọc Hùng – Giám đốc Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường thuộc Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, người đã định hướng cho tôi chọn đề tài và hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận một cách tốt nhất. TS. Hoàng Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn và góp ý những kiến thức, ý kiến bổ ích cho tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo. Quý Thầy Cô Khoa Địa chất - Khoáng sản trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập ở nhà trường. Chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, lãnh đạo Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường, Phòng Phân tích đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cô Trịnh Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường đã tận tụy giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các chú, bác, anh, chị đang công tác tại Trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi có thêm kiến thức, kỹ năng để hoàn thành đề tài thêm trọn vẹn. Các bạn lớp Địa chất Môi trường khóa 02 và các bạn trong trường đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập ở trường cũng như thời gian thực hiện đề tài này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2017 Trần Thị Ngọc Huyền ii MỤC LỤC TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 2 1. Tính cấp thiết của ĐATN ...................................................................................2 2. Mục tiêu của ĐATN...........................................................................................2 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 4 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................5 1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................................................8 1.2.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................8 1.2.2. Đặc điểm địa hình – địa chất .............................................................................8 1.2.3. Đặc điểm khí tượng ..........................................................................................13 1.2.4. Đặc điểm thủy văn ........................................................................................... 14 1.2.5. Thổ nhưỡng ......................................................................................................15 1.2.6. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội ....................................................................16 1.3. TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................18 1.3.1. Các khái niệm chính.........................................................................................18 1.3.2. Nguồn gốc N, P trong đất ................................................................................19 1.3.3. Các tác động đến hàm lượng N, P trong đất ....................................................20 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU .......................................................21 2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT LẤY MẪU .....................................................21 2.2.1. Cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu ...........................................................................21 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu ......................................................................................22 2.2.3. Dụng cụ lấy mẫu và kỹ thuật bảo quản mẫu ....................................................22 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – THÍ NGHIỆM ...........................................23 2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................ 23 2.5. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ .............................................................................23 iii CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 25 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HÀM LƯỢNG N TỔNG SỐ VÀ P TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG .....................................................................25 3.2. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ VÀ PHỐT PHO TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỪNG HUYỆN ............................................................................29 3.2.1. Huyện Cái Bè ...................................................................................................29 3.2.2. Huyện Cai Lậy .................................................................................................31 3.2.3. Thị xã Cai Lậy .................................................................................................31 3.2.4. Huyện Tân Phước ............................................................................................ 32 3.2.5. Huyện Châu Thành và Thành phố Mỹ Tho .....................................................33 3.2.6. Huyện Chợ Gạo ............................................................................................... 34 3.2.7. Huyện Gò Công Tây và Thị xã Gò Công ........................................................35 3.2.8. Huyện Gò Công Đông .....................................................................................36 3.2.9. Huyện Tân Phú Đông.......................................................................................37 3.3. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ VÀ PHỐT PHO TỔNG SỐ THEO CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH ............................................................................39 3.3.1. Nhóm đất cát ....................................................................................................41 3.3.2. Nhóm đất phèn .................................................................................................42 3.3.5. Nhóm đất lập líp............................................................................................... 47 3.4. ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG NITƠ TỔNG SỐ VÀ PHỐT PHO TỔNG SỐ THEO CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CHÍNH ................................................49 3.4.1. Đất trồng lúa ....................................................................................................51 3.4.2. Đất trồng cây hàng năm ...................................................................................53 3.4.3. Đất trồng cây lâu năm ......................................................................................54 3.4.4. Đất rừng sản xuất ............................................................................................. 55 3.4.5. Đất rừng phòng hộ ........................................................................................... 56 3.4.6. Đất nuôi trồng thủy sản ....................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 60 PHỤ LỤC .................................................................................................................PL1 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường C Đất cát CLN Cây trồng lâu năm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DTĐNN Diện tích đất Nông nghiệp DTTN Diện tích tự nhiên HNK Cây trồng hằng năm KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam LHĐSD Loại hình đất sử dụng LUC Lúa nước M Đất mặn N Nitơ NTS Nuôi trồng thủy sản P Photpho RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất S Đất phèn TB Trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TT Thông tư V Đất lập líp VSV Vi Sinh Vật v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh các ảnh hưởng của việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp đối với các tính chất đất với độ sâu đất........................................................................................4 Bảng 1.2. Giá trị chỉ thị hàm lượng N và P trong các nhóm đất chính ở Việt Nam .......6 Bảng 1.3. Biến động hàm lượng N và P tổng số trong đất mặn vùng ĐBSCL ..............6 Bảng 1.4. Biến động chất lượng đất phèn ......................................................................7 Bảng 1.5. Biến động hàm lượng N, P tổng số của đất phù sa chua.................................7 Bảng 1.6. Biến động một số tính chất của đất phù sa ít chua ..........................................7 Bảng 1.7. Dân số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010 - 2014 .............................................16 Bảng 2.1. Số lượng mẫu lấy tại khu vực nghiên cứu ....................................................22 Bảng 2.2. Các thông số nghiên cứu ...............................................................................23 Bảng 3.1. Đặc điểm địa chất và các loại đất tỉnh Tiền Giang .......................................25 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ hàm lượng N tổng số trong các mẫu đất ..........................................27 Hình 3.2. Biểu đồ hàm lượng P tổng số trong các mẫu đất ...........................................28 Hình 3.3. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Cái Bè .................................................................................................................................310 Hình 3.4. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Cai Lậy .................................................................................................................................31 Hình 3.5. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất Thị xã Cai Lậy .................................................................................................................................32 Hình 3.6. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Tân Phước ............................................................................................................................. 33 Hình 3.7. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Châu Thành và TP Mỹ Tho ....................................................................................................34 Hình 3.8. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Chợ Gạo.................................................................................................................................35 Hình 3.9. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Gò Công Tây và thị xã Gò Công .........................................................................................36 Hình 3.10. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Gò Công Đông .....................................................................................................................37 Hình 3.11. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong các mẫu đất huyện Tân Phú Đông .......................................................................................................................38 Hình 3.12. Tỷ lệ các nhóm đất chính tại tỉnh Tiền Giang .............................................39 Hình 3.13. Hàm lượng Nitơ tổng số trong các nhóm đất chính tại tỉnh Tiền Giang .....40 Hình 3.14. Hàm lượng Phốt pho tổng số trong các nhóm đất chính tại tỉnh Tiền Giang .......................................................................................................................................40 Hình 3.15. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số nhóm đất cát .......................41 Hình 3.16. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số nhóm đất phèn ....................43 Hình 3.17. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số nhóm đất mặn .....................45 Hình 3.18. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số nhóm đất phù sa ..................46 Hình 3.19. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số nhóm đất lập líp ..................48 Hình 3.20. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất chính tỉnh Tiền Giang ............................ 50 vii Hình 3.21. Hàm lượng Nitơ tổng số trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại tỉnh Tiền Giang .........................................................................................................51 Hình 3.22. Hàm lượng Phốt pho tổng số trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại tỉnh Tiền Giang ............................................................................................... 51 Hình 3.23. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất trồng lúa ..............52 Hình 3.24. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất trồng cây hàng năm .......................................................................................................................................53 Hình 3.25. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất trồng cây lâu năm 54 Hình 3.26. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất rừng sản xuất .......55 Hình 3.27. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất rừng phòng hộ .....56 Hình 3.28. Biểu đồ hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất nuôi trồng thủy sản .......................................................................................................................................57 viii TÓM TẮT Hoạt động điều tra đánh giá đất đóng góp một phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất. Theo các nghiên cứu khoa học, đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì N và P được xem là hai nguyên tố đa lượng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, việc điều tra, khảo sát và đánh giá chất lượng N, P trong đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là hết sức quan trọng đối với nền nông nghiệp của tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo từng đối tượng như sau: - Tổng diện tích đất nông nghiệp: N tổng số ở mức khá đến giàu chiếm 88,3% (160.730 ha), ở mức nghèo đến trung bình chiếm 11,7% (21.297 ha) và P tổng số ở mức giàu chiếm 95,9% (174.564 ha), ở mức từ nghèo đến khá chiếm 4,1% (7,46 ha). - Địa bàn phân bố: kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng N tổng số ở mức giàu tập trung trên địa bàn huyện Tân Phước và các huyện, TX, TP còn lại đều ở mức khá. Trong khi đó, hàm lượng P tổng số ở mức giàu được phân bố hầu hết ở các đơn vị hành chính cấp huyện ngoại trừ huyện Tân Phước và TX. Cai Lậy hàm lượng chỉ ở mức khá. - Nhóm đất: hàm lượng P tổng số mức giàu có ở hầu hết các nhóm đất trên địa bàn tỉnh; trong khi hàm lượng N tổng số ở mức giàu chỉ có trên nhóm đất phèn; mức khá đối với các nhóm đất: đất mặn, đất lập líp, đất phù sa và nhóm đất cát ở mức trung bình. - Loại hình sử dụng đất: rừng sản xuất có hàm lượng N tổng số ở mức giàu; đất nuôi trồng thủy sản ở mức trung bình và các loại hình khác ở mức khá. Hàm lượng P tổng số ở tất cả các loại hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn tỉnh đều ở mức giàu riêng đất rừng sản xuất ở mức khá. Đề tài “Đánh giá hàm lượng N và P trong đất tỉnh Tiền Giang” được thực hiện đã góp phần đánh giá độ phì nhiêu của đất ở tỉnh Tiền Giang qua phân tích các chỉ tiêu xác định hàm lượng Nitơ và Phốt pho tổng số trong đất. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của ĐATN Đất là một hình thái tự nhiên với những đặc trưng rất đa dạng và phong phú, là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với quá trình hình thành, phát triển của con người và cần được quản lý, sử dụng một cách bền vững. Hoạt động điều tra đánh giá đất đóng góp một phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng đất hiệu quả, bền vững. Trong điều tra khảo sát, đánh giá tài nguyên đất thì hàm lượng N, P tổng số là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đất về độ phì nhiêu. Đối với cây trồng N và P là hai nguyên tố đa lượng rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm vì đây là nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây sử dụng nhiều. Tiền Giang là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nền nông nghiệp đa dạng và đã định hướng cho mình sáu cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế nông nghiệp với diện tích 182.029 ha, chiếm 72,57% diện tích của tỉnh (Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang, 2015). Do đó, nghiên cứu nguyên tố đa lượng trong các loại đất chính trên địa bàn là vấn đề cấp thiết. Các nghiên cứu về đất trước đây trên địa bàn tỉnh cho thấy hàm lượng đạm tổng số trên các loại đất ở mức khá đến giàu (0,27% - 0,6%), lân ở mức nghèo đến trung bình. Tuy nhiên, qua các quá trình sinh thái của đất cũng như tác động của canh tác, hàm lượng đạm và lân tổng số trong đất có sự thay đổi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất thì vấn đề nghiên cứu N và P tổng số trong đất tại Tiền Giang là một yêu cầu thực tế khách quan. Nhận thấy sự cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, sinh viên kế thừa một phần kết quả của dự án “Điều tra thoái hóa đất” để thực hiện nghiên cứu (cũng là đồ án tốt nghiệp) với nội dung “Đánh giá hàm lượng N và P trong đất tỉnh Tiền Giang”. 2. Mục tiêu của ĐATN Nghiên cứu hàm lượng N và P theo đơn vị hành chính, 5 nhóm đất và 6 loại hình đất sử dụng tỉnh Tiền Giang. 2 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra cần thực hiện những nội dung nghiên cứu như sau: - Thu thập các tài liệu về vị trí địa lí, đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng,…của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá N và P tổng số theo đơn vị hành chính. - Đánh giá N và P tổng số theo 5 nhóm đất chính (đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất cát và đất líp) và phân cấp theo mức độ (cao, trung bình, thấp) trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá sự thay đổi N và P tổng số theo loại hình sử dụng đất.  Phạm vi nghiên cứu Khảo sát hàm lượng N, P trong 5 nhóm đất (đất phèn, đất mặn, đất phù sa, đất cát và đất lập líp) tại tỉnh Tiền Giang, bao gồm: 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông); 2 thị xã (Gò Công và Cai Lậy); 1 thành phố (Mỹ Tho). 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa chất, bản đồ khu vực, bản đồ đất,… của tỉnh Tiền Giang. - Phương pháp khảo sát lấy mẫu đất. - Phương pháp phân tích - thí nghiệm N, P trong đất. - Phương pháp xử lý số liệu: kết quả sau phân tích được tổng hợp và sử dụng bằng phần mềm Microsoft Word 2010, Microsoft Excel 2010 và vẽ biều đồ boxplot trên SPSS. - Phương pháp bản đồ: ứng dụng phần mềm Mapinfo, biên hội bản đồ khu vực nghiên cứu, bản đồ lấy mẫu…, phần mềm Arcgis sử dụng phương pháp nội suy IDW xây dựng bản đồ phân cấp. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Các hoạt động quản lý và sử dụng đất nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến các tính chất của đất, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sản xuất cây trồng. Kể từ cuối những năm 1970, một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp mới đã được giới thiệu ở các vùng nông thôn của Trung Quốc. Với đề tài “Ảnh hưởng của việc thay đổi sử dụng đất nông nghiệp đối với hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng trong một khu vực nông nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc” nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi sử dụng đất đối với tính chất đất, tỷ lệ hấp thụ chất dinh dưỡng và tỷ lệ hiệu quả sử dụng năng lượng trong một khu vực nông nghiệp của Bắc Kinh. Bảng 1.1. So sánh các ảnh hưởng của việc sử dụng và quản lý đất nông nghiệp đối với các tính chất đất với độ sâu đất Loại đất sử dụng N (g/kg) P (g/kg) Vườn cây ăn quả Ruộng rau Đất trồng trọt (ngô) Vườn cây ăn quả Ruộng rau Đất trồng trọt (ngô) Độ sâu mặt đất (cm) 25 - 40 40 - 75 0,57 0,53 0,66 0,55 0 - 10 1,07 1,12 10 - 25 0,79 0,97 75 - 100 0,38 0,45 0,87 0,76 0,56 0,44 0,33 0,84 1,00 0,78 0,87 0,66 0,60 0,70 0,51 0,60 0,52 0,77 0,71 0,56 0,52 0,56 (Liding CHEN, 2010) Ở độ sâu từ 0 - 25 cm, hàm lượng N dao động trong khoảng từ 0,79 g/kg đến 1,12/kg trong đất trồng trọt và trong vườn, trong đất canh tác dao động từ 0,76 g/kg đến 0,87 g/kg. Tuy nhiên, đối với chiều sâu 25 - 40 cm, không có sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) giữa các kiểu sử dụng đất nông nghiệp. Với cả ba loại hình sử dụng đất nông nghiệp, hàm lượng N ở độ sâu 0 - 25 cm cao hơn đáng kể so với lớp 70 - 100 cm (p < 0,05). Trong ruộng rau, hàm lượng N cao hơn đáng kể ở độ sâu từ 0 - 25 cm so với các lớp khác từ 25 cm đến 100 cm. Đối với đất trồng trọt, không có sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) đối với lượng N từ 0 cm đến 25 cm, nhưng N thấp hơn đáng kể ở các lớp đất sâu hơn (25 - 100 cm). 4 Hàm lượng P trong mỗi loại đất nông nghiệp giảm với độ sâu của đất tăng, đặc biệt là trong khoảng đất từ 0 - 40 cm .Theo đó, hàm lượng P ở độ sâu từ 25 - 100 cm dao động từ 0,51 đến 0,70 g/kg trong các loại sử dụng đất này. P có trong ruộng rau là cao nhất. Ở độ sâu từ 0 đến 40 cm, hàm lượng Phốt pho có trong thực vật dao động trong khoảng từ 22,03 mg/kg đến 66,10 mg/kg, cao hơn 2,5 - 6,5 lần so với hai loại sử dụng đất nông nghiệp khác. Người ta cho rằng hàm lượng Phốt pho cao sẵn có nguy cơ tiềm ẩn nguy cơ tổn thất P và ô nhiễm. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các hành động sử dụng đất và quản lý nông nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến tổng nitơ (N), Phốt pho tổng số (P) và Phốt pho có trong lớp bề mặt 0 - 25 cm (p < 0,05) ở lưu vực sông Yanqing, phía Tây Bắc Bắc Kinh. Theo báo cáo “Long term fate of nitrate fertilizer in agricultural soils” thì ta thấy được phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nông nghiệp hiện đại, nhưng số phận lâu dài của nitơ trong phân bón trong hệ thống cây trồng - đất nước vẫn phải được hiểu đầy đủ. Nghiên cứu dài hạn này cho thấy, ba thập kỉ sau khi bón phân N cho đất nông nghiệp 12 - 15% phân bón N vẫn tồn tại trong đất, trong khi 8 - 12% lượng phân bón N bị rò rỉ ra nước ngầm. Phần còn lại của phân bón N vẫn còn trong đất dự kiến sẽ tiếp tục bị mất do mùa và để rò rỉ dưới nước dưới dạng nitrat ít nhất 5 thập kỷ nữa. Vậy một phần nào đó lượng phân bón trong sử dụng trong nông nghiệp tùy vào mỗi loại đất mỗi loại cây trồng sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng N trong đất. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa tổng hợp đánh giá sự biến động đất cho các nhóm đất chính ở Việt Nam (năm 2004), đánh giá cho 6 nhóm đất chính: đất đỏ, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và được ban hành thành TCVN. Với mỗi loại đất khác nhau sẽ có giá trị Nitơ tổng số và Phốt pho tổng số dao động ở những khoảng khác nhau (Bảng 1.2). 5 Bảng 1.2. Giá trị chỉ thị hàm lượng N và P trong các nhóm đất chính ở Việt Nam Nhóm đất Ni tơ tổng số (N, %) Phốt pho tổng số (P2O5, %) Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình 1. Đất đỏ Từ 0,065 đến 0,530 0,177 Từ 0,05 đến 0,60 0,30 2. Đất phù sa Từ 0,095 đến 0,270 0,141 Từ 0,05 đến 0,30 0,10 3. Đất xám bạc màu Từ 0,030 đến 0,121 0, 072 Từ 0,03 đến 0,06 0,04 4. Đất phèn Từ 0,145 đến 0,420 0,293 Từ 0,03 đến 0,08 0,04 5. Đất mặn Từ 0,045 đến 0,205 0,156 Từ 0,08 đến 0,20 0,09 6. Đất cát ven biển Vết đến 0,120 0,068 Từ 0,03 đến 0,05 0,04 (TCVN 7373:2004 - về chất lượng đất) Hàm lượng N và P ảnh hưởng lớn đến cây trồng trong đất, là nguyên tố thiết yếu không thể thiếu cho cây nhưng nếu hàm lượng dư thừa cũng làm ảnh hưởng đến cây và gây ra các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Cần đánh giá hàm lượng của chúng để nhằm đánh giá chất lượng đất. Tuy nhiên mỗi loại đất sẽ có cần đến hàm lượng nguyên tố khác nhau. Theo báo cáo từ Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa (2010) về “Đánh giá sự biến động đất mặn và đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm sử dụng” thì sau 30 năm sử dụng đất vùng ĐBSCL ở nhóm đất mặn và đất phèn hàm lượng nguyên tố N và P có sự biến động nhẹ. Đối với đất mặn thì hàm lượng N không thấy có sự biến động, hàm lượng lân tổng số giảm 0,04%. Giá trị được thể hiện như sau: Bảng 1.3. Biến động hàm lượng N và P tổng số trong đất mặn vùng ĐBSCL Chi tiêu so sánh ( tính trung bình ) N tổng số (%) P tổng số (%) Đất mặn nhiều TK1975 TK2005 (N = 60) (N = 140) 0,09 0,13 0,08 0,12 Biến động +0,04 +0,04 Đất mặn trung bình và ít TK 1975 TK2005 Biến (N = 60) (N = 140) động 0,11 0,11 0,00 0,12 0,08 -0,04 (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2010)  Đất phèn tiềm tàng Thành phần cấp hạt cũng không có sự biến đổi lớn, số liệu trung bình cho thấy các cấp hạt chỉ thay đổi từ 2 - 3%, N tổng số giảm 0,08%, P tổng số tăng 0,02%. Góp phần làm tăng hàm lượng các chất tổng số do hàng năm ở ĐBSCL người dân đã bón một lượng lớn các loại phân hóa học vào đất. 6  Đất phèn hoạt động Hàm lượng đạm và lân tổng số giảm so với trước đây: N tổng số giảm 0,11%; P tổng số giảm 0,05%. Qua nghiên cứu về hàm lượng lân của đất phèn hoạt động cho thấy, lượng lân tổng số ở mức rất thấp có khi chỉ có vệt hoặc chỉ vài chục ppm. Nguyên nhân của sự rất nghèo lân của đất phèn vì pH thấp, độ hòa tan và tái tạo lân yếu. Mặt khác, lân vô cơ trong đất chủ yếu là dạng photphat canxi có khả năng thủy phân. Bảng 1.4. Biến động chất lượng đất phèn Đất phèn tiềm tàng TK1975 TK2005 Biến (N = 60) (N = 140) động 0,25 0,17 -0,08 0,05 0,07 +0,02 Chỉ tiêu so sánh ( tính trung bình ) N tổng số (%) P tổng số (%) Đất phèn hoạt động TK 1975 TK2005 Biến (N = 60) (N = 140) động 0,25 0,14 -0,11 0,10 0,05 -0,05 (Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2010) Theo báo cáo của Trần Minh Tiến (2012) về “Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long”, đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của các hệ thống sông theo những loại hình tam giác châu thổ hoặc đồng bằng ven biển. Theo hệ thống phân loại mới thì hầu hết đất phù sa thuộc hai loại chính là đất phù sa chua và đất phù sa ít chua. Bảng 1.5. Biến động hàm lượng N, P tổng số của đất phù sa chua Số liệu 1975 Số liệu 2012 (n = 75) N tổng số (%) 0,11 - 0,22 0,18 - 0,20 P tổng số (%) 0,05 - 0,10 0,09 - 0,11 (Trần Minh Tiến, 2012) Chỉ tiêu Do đặc điểm hình thành, độ phì nhiêu của đất phù sa phụ thuộc chất lượng sản phẩm phong hóa từ thượng nguồn. Bảng 1.6. Biến động một số tính chất của đất phù sa ít chua Số liệu 1975 Số liệu 2012 (n = 14) N tổng số (%) 0,12 0,18 - 0,20 P tổng số (%) 0,11 0,09 - 0,11 (Trần Minh Tiến, 2012) Chỉ tiêu 7 Từ những kết quả trên thì có sự thay đổi khá rõ về một số tính chất trong tầng canh tác của một số loại đất trồng lúa chính ở ĐBSCL. Bảng 1.5 và 1.6 ta thấy được hàm lượng N tổng số có xu thế tăng nhẹ ở loại đất phù sa chua, và ít chua nhưng giảm đối với phù sa ít chua thì hàm lượng P giảm nhẹ so với phù sa ít chua. 1.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Vị trí địa lý Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng diện tích tự nhiên 2.510,6 km2, chiếm 6,2% diện tích vùng ĐBSCL. Địa bàn nằm trải dài theo sông Tiền, tiếp giáp với biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 32 km. Tọa độ địa lý: từ 105049’07” đến 106048’06” kinh độ Đông; từ 10012’20” đến 10035’26” vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính: phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Bắc giáp tỉnh Long An, Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang, 2016). Toàn tỉnh được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố Mỹ Tho là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, 2 thị xã Gò Công, Cai Lậy và 8 huyện bao gồm: Tân Phước, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông (bản đồ số 1 phần phụ lục 4). 1.2.2. Đặc điểm địa hình – địa chất 1.2.2.1. Đặc điểm địa hình Theo báo cáo “Hiện trạng môi trường tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2015” của Sở Tài nguyên Và Môi trường tỉnh Tiền Giang thì Tiền Giang là 1 tỉnh nằm trong vùng ngập lũ của ĐBSCL, có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0,0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu của châu thổ ĐBSCL, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa của sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại theo thời kỳ biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 4.500 – 5.000 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới.  Khu vực Đồng Tháp Mười 8 Cao trình phổ biến 0,60 - 0,75 m, cá biệt có nơi thấp đến 0,4 - 0,5 m, khu vực phía Bắc giáp Long An có địa hình thấp hơn. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ sông Cửu Long với độ sâu 0,6 - 2 m.  Khu vực ven biển Gò Công: Nằm trên cao trình 0,0 - 0,6 m, bị ngập mặn.  Khu vực ven rạch Gò Công và sông Tra: Cao trình phổ biến 0,6 - 0,8 m, bị ảnh hưởng do hoạt động của thủy triều trên sông Vàm Cỏ, phần lớn diện tích bị ngập mặn trong mùa khô.  Khu vực đất cao ven sông Tiền: Kéo dài từ giáp ranh Đồng Tháp đến Mỹ Tho, cao trình 0,9 - 1,3 m, sử dụng làm đất thổ cư và trồng cây ăn trái.  Khu vực đất giồng cát: Đây là khu vực có địa hình cao nhất, phân bố rải rác ở các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Gò Công Đông. Cao trình phổ biến 1,0 - 1,4 m ở Châu Thành, 1,0 - 1,2 m ở Cai Lậy và 0,8 - 1,1 m ở Gò Công Đông. Phần lớn diện tích sử dụng làm đất thổ cư, trồng rau màu và cây ăn trái. Các tầng đất sâu tương đối giàu cát và có đặc tính địa chất công trình khá hơn, tuy nhiên phân bố các tầng rất phức tạp và có hiện tượng xen kẹp với các tầng đất có đặc tính địa chất công trình kém. Do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình xây dựng. 1.2.2.2. Đặc điểm địa chất Theo Địa chí tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng địa hình Chương trình cấp Nhà nước về điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL (60.02, 60B) và một số tài liệu tham khảo khác, đặc điểm địa chất tỉnh Tiền Giang được mô tả như sau. Tiền Giang nằm ở phía Nam phụ vùng Đồng Tháp Mười, thuộc vùng địa chất thủy văn Đông Nam Bộ có cấu trúc nâng tương đối thuộc cánh phía Đông của bồn Neteli và có hướng nghiêng thoải về trung tâm đồng bằng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc phân định gần trùng với đứt gãy Vàm Cỏ Tây. Phía Nam tiếp 9 giáp với vùng địa chất ở trung tâm đồng bằng và được phân định bởi đứt gãy sông Tiền. Phụ vùng Đồng Tháp Mười nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng mang tính chất chuyển tiếp giữa phụ vùng Bắc Vàm Cỏ Đông có tính nâng tương đối với vùng địa chất thủy văn Trung Nam Bộ, vùng bị nhấn chìm trong Kainozoi. Vì vậy nó vừa có đặc điểm riêng vừa có đặc điểm tương tự với 3 vùng kề cận. Theo Địa chí tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng có các hệ thống đứt gãy:  Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam gần trùng với sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây. Đứt gãy sông Tiền được coi là đứt gãy khu vực phân định các vùng cấu trúc. Đứt gãy Vàm Cỏ Tây là đứt gãy cấu II. Hai đứt gãy trên tạo nên hình thái cấu trúc dạng bậc thang của móng và có biên độ sụt lún tăng dần về phía Tây Nam và có hướng nghiêng về vùng lún chìm Trung Nam Bộ.  Hệ thống Đông Bắc – Tây Nam Một số đứt gãy gần như thẳng góc với hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam đã nêu ở trên phần lớn bị mở đá. Tuy nhiên, đứt gãy Cửu Long – Bình Chánh cắt ngang qua trung tâm của tỉnh thể hiện khá rõ. Hệ thống đứt gãy này làm cho cấu trúc của khuynh hướng hơi nghiêng về biển Đông và trũng sâu nhất ở vùng trung tâm của tỉnh (Mỹ Tho). Tỉnh Tiền Giang có địa tầng cấu trúc là móng của cấu trúc Kainozoi với các đá trầm tích lục nguyên đá biến chất, đá phun trào với các dạng: cát kết, bột kết, phiến sét, quăczit, dadit có tuổi Jura – Kreta. Chúng được phát hiện ở độ sâu hơn 382 –450 m, ở Mỹ Tho móng chìm sâu nhất. Móng lại bị 2 hệ thống đứt gãy đá nông phá hủy, gây sụt lún và khu vực Mỹ Tho có biên độ sụt lún móng lớn nhất. Các trầm tích Kainozoi được xem như tầng cấu trúc phủ trên móng Mezozoi. Giai đoạn địa tầng rõ nét nhất vào cuối Plioxen và đầu Pleistoxen. Vì thế, có thể chia thành 2 phụ tầng cấu trúc trong tầng cấu trúc Kainozoi:  Phụ tầng cấu trúc dưới bao gồm các trầm tích có tuổi từ Mioxen đến Plioxen 10 Hiện nay, chiều dày của phụ tầng này chưa được khống chế hết, nhưng nó chiếm khối lượng lớn trong tầng cấu trúc Kainozoi. Các trầm tích tham gia vào phụ tầng cấu trúc này có thể nằm hơi nghiêng với góc nhỏ hơn 10 độ và nghiêng về phía Tây Nam. Bề dày trầm tích tăng dần về nơi sụt lún mạnh của móng Mezozoi, chiều dày của phụ tầng cấu trúc dưới thay đổi từ 300 – 450 m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát phân nhịp theo độ hạt từ mịn đến thô lẫn sạn sỏi và xen kẽ các lớp hoặc thấu kính bột sét chứa kết hạch sắt, cacbonat.  Phụ tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích có tuổi từ Pleistoxen đến Holoxen Các trầm tích này gần như nằm ngang, có chiều dày thay đổi phụ thuộc vào mức độ bào mòn và sụt lún của các trầm tích trong phụ tầng cấu trúc dưới. Thành phần chủ yếu của chúng là các hạt mịn đến thô lẫn sạn, sỏi chứa thân cây đang hóa than, xen kẹp thấu kính, bột sét và kết thúc bằng các trầm tích hạt mịn (sét bột, bột cát hạt mịn). Chúng được thành tạo trong các chu kỳ biển tiến, biển lùi của thể Holoxen và tạo nên bề mặt địa hình khá bằng phẳng. Hiện nay, bề dày của phụ tầng cấu trúc này thay đổi từ 98 – 180 m.  Đặc điểm địa tầng Qua kết quả điều tra cơ bản của chương trình cấp Nhà nước về điều tra cơ bản tổng hợp vùng ĐBSCL (60.02, 60B) và tài liệu báo cáo kết quả tìm kiếm vùng Mỹ Tho, các phân địa tầng cùng với các thành tạo của chúng theo thứ tự từ cổ đến trẻ như sau:  Giới Mezozoi: (Mz) hệ Jura – Kreta (J-K) Ở Tiền Giang chỉ mới có 3 lỗ khoan bắt gặp thành tạo trên: lỗ khoan Vàm Láng, Vĩnh Bình về phía Tây Bắc của tỉnh và lỗ khoan Tân Thạnh (Long An). Tại Mỹ Tho, lỗ khoan số 31 sâu 501,8 m vẫn chưa gặp thành tạo này. Các thành tạo này có khuynh hướng chìm sâu dần từ Bắc – Đông Bắc xuống Tây Nam và sâu nhất tại trung tâm tỉnh. Chúng gồm bột kết, cát kết, đá biến chất, đá phún trào được các nhà địa chất xếp vào hệ thống Long Bình Jura muộn – Kreta (J3K1), được coi là đá móng của các trầm tích bở rời Kainozoi.  Giới Kanozoi (Kz), Hệ độ tan (N), Thống Nioxen (N1) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan