Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ ...

Tài liệu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ sắt trại cau, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

.PDF
11
33
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯƠNG THỊ THẢO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XUNG QUANH KHU VỰC MỎ SẮT TRẠI CAU, HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN HÀ NỘI, 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG TRƯƠNG THỊ THẢO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT XUNG QUANH KHU VỰC MỎ SẮT TRẠI CAU, HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Môi trường Mã ngành: 52510406 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Hoàng Ngọc Khắc HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Ngọc Khắc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong đồ án này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đã được ghi rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thầy giáo hướng dẫn TS Hoàng Ngọc Khắc, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ sắt trại cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Ngọc Khắc, sự giúp đỡ của lãnh đạo, người dân Thị trấn Trại Cau. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Ngọc Khắc thầy giáo hướng dẫn khoa học cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo Thị trấn Trại Cau, ban lãnh đạo Mỏ Sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ; Các bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đồ án. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................... 3 1.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................. 3 1.1.2. Tình hình khai thác quặng sắt ........................................................................ 5 1.2. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất .......................... 7 1.2.1. Kim loại nặng và các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất ....................... 7 1.3. Sự ảnh hưởng của kim loại nặng tới cây trồng và sức khỏe của con người ........ 8 1.4. Tổng quan về phương pháp pháp nghiên cứu .................................................. 11 1.5. Các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng ...................................... 13 1.5.1. Phương pháp trắc quang ............................................................................... 13 1.5.2. Phương pháp quang phổ plasma ghép nối khối phổ (ICP – OES) ..................... 14 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 18 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 18 2.1.1: Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 18 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 19 2.1.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu hiện trường .......................................... 20 2.2. Phương pháp phân tích ................................................................................... 20 2.2.1. Xác định hệ số khô kiệt của đất.................................................................... 21 2.2.2. Phương pháp xác định bằng ICP- OES ........................................................ 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 28 3.1. Hàm lượng các kim loại nặng của mẫu đất phân tích xung quanh mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 28 3.2. Đánh giá hàm lượng các kim loại nặng (As, Cd, Pb, Zn) trong đất tại khu vực mỏ sắt Trại Cau ..................................................................................................... 29 3.2.1. Hàm lượng As trong đất tại khu vực mỏ sắt ................................................. 29 3.2.2. Hàm lượng Cd ............................................................................................. 31 3.2.3. Hàm lượng Pb .............................................................................................. 33 3.2.4. Hàm lượng Zn: ............................................................................................ 34 3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường ................................................... 36 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39 DANH MỤC VIẾT TẮT UBND: Uy ban nhân dân QCVN: quy chuẩn Việt Nam QCCP: quy chuẩn cho phép Vt: vị trí KVNC: khu vực nghiên cứu DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thiết bị khai thác quặng .......................................................................... 6 Bảng 2.1: Đặc điểm của mẫu đất phân tích ............................................................ 19 Bảng 2.2: Bảng xây dựng đường chuẩn As ............................................................ 23 Bảng 2.3: Bảng xây dựng đường chuẩn của Cd ..................................................... 24 Bảng 2.4: Bảng xây dựng đường chuẩn Pb ............................................................ 25 Bảng 2.5: Bảng xây dựng đường chuẩn Zn ............................................................ 25 Bảng 3.1: Kết quả hệ số khô kiệt của mẫu đất phân tích ........................................ 28 Bảng 3.2: Kết quả mẫu đất phân tích ..................................................................... 28 Bảng 3.3: Kết quả phân tích hàm lượng Asen trong đất so với QCVN 03:2008 ..... 29 Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng Cd trong đất so với QCVN 03:2008......... 31 Bảng 3.5: Kết quả phân tích hàm lượng Asen trong đất so với QCVN 03:2008 ..... 33 Bảng 3.6: Kết quả phân tích hàm lượng Asen trong đất so với QCVN 03:2008 ..... 34 DANH MỤC HÌNH Hình 1.2: Thiết bị ICP-OES ................................................................................... 15 Hình 2.1: Hình ảnh vị trí lấy mẫu .......................................................................... 18 Hình 2.2: Phương trình đường chuẩn của As.......................................................... 23 Hình 2.3: Phương trình đường chuẩn của cadimi ................................................... 24 Hình 2.4: Phương trình đường chuẩn của chì ......................................................... 25 Hình 2.5: Phương trình đường chuẩn của Zn ......................................................... 26 Hình 3.1: Hàm lượng As trong đất tại mỏ sắt Trại Cau........................................... 30 Hình 3.2: Biểu đồ hàm lượng Cd trong đất tại mỏ sắt Trại Cau .............................. 32 Hình 3.3: Biểu đồ hàm lượng Pb ở khu vực mỏ sắt Trại Cau ................................. 33 Hình 3.4 :Biểu đồ hàm lượng Zn tại mỏ sắt Trại Cau ............................................. 35 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, nó không sinh ra và không mất đi mà chỉ cóthể tốt hoặc xấu đi dưới sự tác động của con người. Đặc biệt đất là nơi con người và hầu hết các sinh vật sinh sống và phát triển, là nơi các công trình dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người được xây dựng. Không chỉ có thế, đất còn là một nguồn tài nguyên quý giá,là tư liệu sản xuất đặc biệt được con người sử dụng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình để cung cấp lương thực thực phẩm. Nhưng hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Sự tích lũy kim loại nặng trong đất cũng chính là một mối nguy hiểm lớn.Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất đã và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc đánh giá phát hiện và xử lí ô nhiễm kim loại nặng trong đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích 3.547,1 km2. Tỉnh có địa hình đa dạng: phía Bắc và Đông Bắc có nhiều dãy núi (ở huyện Định Hoá, Đại Từ, Võ Nhai), các huyện TP, TX ở phía Nam có địa hình gò đồi và đồng bằng tương đối bằng phẳng.Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã đạt tốc độ phát triển mạnh trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Theo báo cáo tổng hợp các kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Liên Đoàn Địa chất Đông Bắc (2013) đã ghi nhận phát hiện 176 mỏ, điểm khoáng sản của 24 loại khoáng sản rắn thuộc 4 nhóm và các nguồn nước nóng - nước khoáng, trong đó có nhiều loại khoáng sản đang được khai thác. 2 Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn khoáng sản phong phú nhất cả nước, đặc biệt là các khoáng sản phục vụ cho ngành luyện kim và chế biến vật liệu xây dựng như: sắt, chì, kẽm, titan, đá, sét,… Với những tiềm năng lớn về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản từ quy mô nhỏ đến lớn và đây là một trong những ngànhchiếm dụng diện tích nông lâm nghiệp lớn. Quá trình khai thác khoáng sản, người ta sử dụng các loại máy móc thiết bị cho các quá trình: khai thác, sàng tuyển, vậ n chuyển,…; các loại hoá chất. Tất cả đều tác động tiêu cực đến môi trường đất, làm thay đổi kết cấu đất. Và khi phát triển những ngành công nghiệp này đều kéo theo quá trình phát tán các kim loại nặng, chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh gây giảm thiểu chất lượng môi trường.. Các kim loại nặng chủ yếu tìm thấy trong đất là: As, Cd, Pb, Zn.. Do vậy, xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, tôi thực hiện đề tài "Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong đất xung quanh khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm nghiên cứu và đánh giá về sự ảnh hưởng của hàm lượng các kim loại nặng trong môi trường đất. 2. Mục tiêu của đề tài + Đánh giá được hàm lượng kim loại nặng trong đất tại mỏ sắt Trại Cau, Thái Nguyên để góp phần cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường đất tại khu vực mỏ sắt. 3. Nội dung nghiên cứu. + Đánh giá hàm lượng As trong môi trường đất tại KVNC. + Đánh giá hàm lượng Cd trong môi trường đất tại KVNC. + Đánh giá hàm lượng Pb trong môi trường đất tại KVNC. + Đánh giá hàm lượng Zn trong môi trường đất tại KVNC. + Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường đất xung quanh khu vực nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan