Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề đúc đồng đại bái...

Tài liệu đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề đúc đồng đại bái – tỉnh bắc ninh

.PDF
11
170
121

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA MÔI TRƯỜNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN VỮNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐẠI BÁI – TỈNH BẮC NINH Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Quý Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Nương Hà Nội, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh” là kết quả nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường. Sinh viên Ngô Thị Quý i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, các Thầy, Cô khoa Môi Trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ tới cô giáo ThS. Bùi Thị Nương, người đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn cơ sở thực địa Ủy ban nhân dân xã Đại Bái, trạm Y tế và các hộ dân trong làng nghề Đại Bái - xã Đại Bái - huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Môi Trường, đặc biệt là các thầy, cô trong tổ bộ môn Quản lý Tài Nguyên Thiên Nhiên, Khoa Môi trường trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã góp ý và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến cha mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Sinh viên Ngô Thị Quý ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 3 1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của làng nghề Đại Bái .................... 3 1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế ở làng nghề Đại Bái ..................................... 3 1.1.2. Điều kiện xã hội của xã Đại Bái .............................................................. 4 1.1.3. Dân số lao động và mức sống .................................................................. 5 1.1.4. Điều kiện tự nhiên của xã Đại Bái ........................................................... 6 1.2. Hiện trạng sản xuất làng nghề Đại Bái .......................................................... 7 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 7 1.2.2. Quá trình đúc đồng .................................................................................. 9 1.3. Tổng quan về phát triển bền vững ............................................................... 10 1.3.1. Khái niệm về phát triển bền vững .......................................................... 10 1.3.2. Quan niệm về phát triển bền vững ở Việt Nam ...................................... 13 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững làng nghề ............... 15 1.4. Phương pháp phân tích cây thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) . 16 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21 2.3.1. Phương pháp điều tra ............................................................................ 21 2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .................................................. 21 2.3.3. Phương pháp tham khảo chuyên gia ...................................................... 21 2.3.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ................................................................ 21 2.3.5. Phương pháp thực địa ............................................................................ 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23 3.1. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến kinh tế, xã hội và môi trường xã Đại Bái .................................................................................................................... 23 3.1.1. Ảnh hưởngcủa phát triển làng nghề đến môi trường .............................. 23 3.1.2. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến kinh tế xã Đại Bái .................. 26 iii 3.1.3. Ảnh hưởng của phát triển làng nghề đến xã hội xã Đại Bái ................... 27 3.2. Đánh giá về mức độ của phát triển bền vững làng nghề Đại Bái ................. 29 3.2.1. Danh sách các chỉ tiêu và các chỉ thị đơn chủ yếu của phát triển bền vững làng nghề Đại Bái ........................................................................................... 29 3.2.2. Xác định trọng số của các chỉ tiêu và chỉ thị đơn chủ yếu tương ứng ..... 29 3.2.3. Chuẩn hoá số liệu thực tế của phát triển làng nghề từ năm 2010 - 2014 . 33 3.2.4. Xác định chỉ số phát triển bền vững từng phần và chỉ số phát triển bền vững toàn phần của làng nghề Đại Bái ............................................................ 35 3.3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững làng nghề Đại Bái ......... 41 3.3.1. Giải pháp về phát triển kinh tế ............................................................... 41 3.3.2. Giải pháp về phát triển xã hội ................................................................ 41 3.3.3. Giải pháp về môi trường ........................................................................ 41 3.3.4. Giải pháp về truyền thông, giáo dục ...................................................... 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 45 PHỤ LỤC iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích các loại hình sử dụng đất tại xã Đại Bái.................................... 4 Bảng 1.2: Dân số xã Đại Bái qua các năm ............................................................... 5 Bảng 1.3: Dân số xã Đại Bái trong các thôn năm 2014: ........................................... 5 Bảng 1.4: Trình độ văn hoá và bậc thợ làng nghề Đại Bái ....................................... 5 Bảng 1.5: Ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố i, j, k .................................................. 17 Bảng 1.6: Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n ............................................ 20 Bảng 3.1: Kết quả phân tích chất lượng nước tại làng nghề Đại Bái ...................... 23 Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại làng nghề Đại Bái ............... 24 Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực làng nghề Đại Bái ................. 25 Bảng 3.4: Giá trị thu nhập bình quân đầu người và sản lượng nhôm đồng của xã Đại Bái trong giai đoạn 2010 - 20104 ........................................................................... 26 Bảng 3.5: Ma trận so sánh cặp giữa các chỉ tiêu ..................................................... 30 Bảng 3.6: Trọng số của các chỉ tiêu ....................................................................... 30 Bảng 3.7: Danh sách và cách xác định các chỉ thị đơn ........................................... 30 Bảng 3.8: Ma trận so sánh cặp các chỉ thị đơn trong chỉ tiêu phát triển kinh tế ...... 31 Bảng 3.9: Trọng số các chỉ thị đơn trong chỉ tiêu phát triển kinh tế........................ 31 Bảng 3.10: Ma trận so sánh cặp các chỉ thị đơn trong chỉ tiêu phát triển xã hội...... 32 Bảng 3.11: Trọng số các chỉ thị đơn trong chỉ tiêuphát triển xã hội ........................ 32 Bảng 3.12:Ma trận so sánh cặp các chỉ thị đơn trong chỉ tiêu phát triển xã hội ...... 32 Bảng 3.13:Trọng số các chỉ thị đơn trong chỉ tiêuvề môi trường: ........................... 33 Bảng 3.14: Bảng chuẩn hoá số liệu thực tế của các chỉ thị đơn .............................. 33 Bảng 3.15: Trọng số chung của các chỉ thị đơn ...................................................... 35 Bảng 3.16: Kết quả SDI để đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái từ năm 2010 đến năm 2014 .............................................................. 36 Bảng 3.17: Biện pháp quản lý nội vi và thay đổi công nghệ đề xuất ...................... 42 v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình đúc đồng ................................................................................. 9 Sơ đồ 3.1: Tác động của phát triển làng nghềtới con người và môi trường ............. 27 Sơ đồ 3.2. Cây phân cấp các yếu tố đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái .......................................................................................... 29 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ cấu sản xuất tại làng Đại Bái năm 2014 .............................................. 8 Hình 3.1. Tỷ lệ người dân mắc các loại bệnhtại làng nghề Đúc đồng Đại Bái năm 2014 ...................................................................................................................... 28 Hình 3.2. Biểu đồ chỉ số phát triển của kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2014........... 37 Hình 3.3. Biểu đồ chỉ số phát triển của xã hội trong giai đoạn từ 2010 – 2014 ....... 38 Hình 3.4. Biểu đồ chỉ số phát triển của môi trường trong giai đoạn từ năm 20102014 ...................................................................................................................... 39 Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn của sự phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái trong giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................................................... 40 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LNTT Làng nghề truyền thống PTBV Phát triển bền vững CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá Phương pháp phân tích cây thứ bậc AHP(Analytical Hierarchy Process CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CTRNH Chất thải rắn nguy hại CCN Cụm công nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường SDI( Sustainable development Index) Chỉ số phát triển bền vững viii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, từ thế kỷ thứ XI các làng nghề, phố nghề bắt đầu hình thành, có sự phát triển thăng trầm và đã đạt được những đỉnh cao trong lịch sử. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làng nghề là một nguồn lực quan trọng được phát triển chủ yếu dựa vào nội lực. Phát triển làng nghề có tác dụng tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giải quyết nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động và phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là sự ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây nên. Sự phát triển kinh tế nhanh của làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh trong vài năm gần đây dẫn đến sự gia tăng về lượng chất thải rắn làng nghề, nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù hoạt động của làng nghề: như quy mô, công nghệ thủ công lạc hậu, không đồng bộ, phát triển tự phát, chủ yếu chịu sự chi phối của thị trường và một thực tế quan trọng nữa là sự hiểu biết của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế. Nhưng con người không thể ngừng các hoạt động sản xuất để nâng cao cuộc sống con người. Con đường để hướng tới phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Quá trình phát triển làng nghề Đại Bái của tỉnh Bắc Ninh hiện nay đòi hỏi cấp thiết phải giải quyết hài hoà các vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Vì vậy, đề tài nghiên cứu được chọn là: “Đánh giá độ bền vững của sự phát triển làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu những ảnh hưởng về kinh tế, môi trường, xã hội của việc phát triển làng nghề; - Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá của phát triển bền vững làng nghề; - Tính toán chỉ số phát triển bền vững; - Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của làng nghề Đại Bái trong thời gian tới. 1 3. Nội dung nghiên cứu - Thu thập tài liệu về hiện trạng môi trường, những ảnh hưởng về kinh tế xã hội của việc phát triển làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh. - Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia, tiến hành điều tra người dân địa phương. - Tính toán chỉ số phát triển bền vững làng nghề Đại Bái – tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của làng nghề Đại Bái trong thời gian tới. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan