Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác thu hồi bồi thường hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện ...

Tài liệu đánh giá công tác thu hồi bồi thường hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

.PDF
79
98
130

Mô tả:

Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở và điều kiện sống. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện bồi thường, tái định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội. Bên cạnh đó, bản thân người dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước, chưa tích cực tự đào tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Để có động lực phát triển mạnh nền kinh tế, xã hội, trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã được Nhà nước đầu tư mạnh các công trình hạ tầng thiết yếu, quá trình đó đi liền với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất nông nghiệp, đất ở của người dân. Giải quyết việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội không chỉ riêng ở huyện Lập Thạch mà một số địa phương khác cũng đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- TRẦN THỊ NGỌC LINH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HỒI, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TẠI MỘT SỐ DỰÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- TRẦN THỊ NGỌC LINH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HỒI, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TẠI MỘT SỐ DỰÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. HỌC VIÊN TRẦN THỊ NGỌC LINH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành Luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo – bộ phận Sau Đại học – Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên cùng với sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đức Nhuận - người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Lập Thạch, Ban Bồi thường GPMB huyện Lập Thạch, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Lãnh đạo, chuyên viên các phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, điều tra và tổng hợp số liệu và đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn TRẦN THỊ NGỌC LINH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 3. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ........................... 3 1.1.1. Đấtđai ................................................................................................................ 3 1.1.2. Thu hồi đất ........................................................................................................ 4 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng ................ 6 1.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặtbằng ............................. 7 1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng ............ 8 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ..................................................................................... 13 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 15 1.3.1. Công tác bồi thường khi thu hồi đất của một số nước trên thế giới ................ 15 1.3.2. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường khi thu hồi đất ở 1 số tỉnh thành trong cả nước ............................................................................................................. 19 1.3.3. Một số nghiên cứu về bồi thường, giải phóng mặt bằng ................................ 23 1.4. Đánh giá chung về tổng quan nghiên cứu .......................................................... 25 Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 26 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 26 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 27 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................................. 28 2.4.3. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu ............................................... 28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................................................................................... 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................ 34 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ...................... 37 3.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2C và dự án Cầu Phú Hậu ......................................................................... 39 3.2.1. Xác định đối tượng và điều kiện để được bồi thường ..................................... 39 3.2.2. Kết quả điều tra, xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường của 2 dự án trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ............................................... 41 3.2.3. Loại đất, diện tích thu hồi của 02 dự án nghiên cứu ....................................... 43 3.2.4. Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về đất và tài sản trên đất ..................................... 47 3.2.5. Đánh giá tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dựán ............................. 52 3.3. Đánh giá công tác bồi thường GPMB của 2 dự án qua ý kiến của người dân .......... 52 3.3.1 Công tác tuyên truyền và công khai dự án ....................................................... 52 3.3.2.Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường ........................................................ 54 3.3.3.Đánhgiátácđộngcủacôngtácbồithường,GPMB,hỗtrợTĐCđếnđời sống, việclàmvàthunhậpcủangườibịthuhồiđấttại02dựánnghiêncứu ........................................ 55 3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồithường GPMBkhiNhànướcthuhồiđấttrênđịahuyệnLập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc .................... 59 3.4.1. Thuậnlợi ........................................................................................................... 59 3.4.2. Khó khăn, tồn tại ............................................................................................. 59 3.4.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lập Thạch ................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59 1. Kết luận ................................................................................................................. 64 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Các chữ viết tắt BT Bồi thường GPMB Giải phóng mặt bằng GQVL Giải quyết việc làm NN& PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TĐC Tái định cư UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng Thế giới KT- XH Kinh tế - xã hội QĐ Quyết định CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN Sản xuất nông nghiệp BTNMT Bộ Tài nguyên và môi trường TT Thông tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lập Thạch năm 2019 ......................... 38 Bảng 3.2. Quy mô của 2 dự án .................................................................................. 41 Bảng 3.3 Tổng hợp diện tích, loại đất bị thu hồi của 2 dự án nghiên cứu ................ 43 Bảng 3.4. Diện tích đất phi nông nghiệp không là đất ở bị thu hồicủa 02 dự án nghiên cứu ................................................................................................................. 44 Bảng 3.5. Diện tích đất ở bị thu hồi của 02 dự án nghiên cứu ................................. 45 Bảng 3.6. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của 02 dự án nghiên cứu .............. 46 Bảng 3.7. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án ............................... 47 Bảng 3.8. Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dự án.................................... 52 Bảng 3.9. Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người dân .... 53 Bảng 3.10. Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ-Quang Sơn Quốc lộ 2 ................................................................................................................... 54 Bảng 3.11. Dự án xây dựng Cầu Phú Hậuthuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì ................................................................... 54 Bảng 3.12.Phươngthứcsử dụngtiềncác hộ dântại 2 dự án nghiên cứu .......................... 55 Bảng 3.13.Tình hình lao động, việc làm tại 02 dự án nghiên cứu................................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 30 Hình 3.2. Biểu đồ quy mô của 2 dự án nghiên cứu ................................................... 42 Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu các loại đất thu hồi của 2 dự án (đơn vị %) ..................... 44 Hình 3.4. Kết quả kinh phí bồi thường hỗ trợ của 2 dự án ...................................... 51 Hình 3.5. Biểu đồ phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của02 dự án ......... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở và điều kiện sống. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường, tái định cư, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực hiện bồi thường, tái định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất còn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội. Bên cạnh đó, bản thân người dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước, chưa tích cực tự đào tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lập Thạch là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Để có động lực phát triển mạnh nền kinh tế, xã hội, trong những năm gần đây huyện Lập Thạch đã được Nhà nước đầu tư mạnh các công trình hạ tầng thiết yếu, quá trình đó đi liền với việc thu hồi đất, bao gồm cả đất nông nghiệp, đất ở của người dân. Giải quyết việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội không chỉ riêng ở huyện Lập Thạch mà một số địa phương khác cũng đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 Vì vậy việc điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Với ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc". 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại 2 dự án Đường tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ - Quang Sơn - Quốc lộ 2C và dự án cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2A - Việt Trì trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao công tác ổn định cuộc sống của người dân sau khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Củng cố và hoàn thiện các kiến thức về Luật đất đai hiện hành; nắm vững các chính sách pháp luật đất đai; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản pháp luật có liên quan. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài, giúp tìm ra được những thuận lợi và khó khăn của công tác bồi thường GPMB để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB. Góp phần hoàn thiện chính sách, phương thức bồi thường thiệt hại của UBND huyện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện. Góp phần hạn chế, giải tỏa những bức xúc về khiếu kiện của người dân bị thiệt hại do phải giải tỏa mặt bằng, bàn giao đất để triển khai các Dự án trên địa bàn. Làm tài liệu cơ sở cho công tác quản lý đất đai ở địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.1. Đấtđai 1.1.1.1. Khái niệm đấtđai Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của quốc gia. (Luật đất đai, 1993). 1.1.1.2. Đặc điểm của đấtđai Đất đai có vị trí cố định không thể di chuyển được, với một số lượng lớn có hạn trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và khu vực. Tính cố định không di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô và không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai. (Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006). Khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Ngoàitínhhaimặttrên,đấtđaicòncónhữngđặcđiểmnhưlà:Sựchiếmhữu,sở hữuđấtđaivàtínhđadạngphongphúcủađấtđai.Vềsựchiếmhữuvàsởhữucủađất đai ở nước ta đã được quy định rõ trong Luật Đất đai. Còn tính đa dạng và phong phúcủađấtđaithểhiệnởchỗ:Trướchết,dođặctínhtựnhiêncủađấtđaivàphânbổ cốđịnhtừngvùnglãnhthổnhấtđịnh,gắnliềnvớiđiềukiệnhìnhthànhcủacủađấtđai quyếtđịnh.Mặtkhác,tínhđadạng,phongphúcòndo yêucầu,đặcđiểmvàmụcđích sử dụng khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phảibiếtkhaitháctriệtđểlợithếcủamỗiloạiđấtmộtcáchhiệuquảvàtiếtkiệmtrên một vùng lãnh thổ. Để làm được điều này, phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 chitiếtsửdụngđấtđaitrênphạmvicảnướcvàtừngvùngkhuvực.(Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006). 1.1.2. Thu hồiđất 1.1.2.1. Khái niệm về thu hồiđất Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Luật đất đai, 2013) 1.1.2.2. Các trường hợp thu hồiđất Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 (Luật đất đai, 2013)quy định: - Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. - Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 2. Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm: a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia; c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải; 3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm: a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương; b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải; c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản. 1.1.3. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.1.3.1. Bồithường Bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra. Đền bù là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác mang lại. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Luật đất đai, 2013). 1.1.3.2. Hỗtrợ Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Luật đất đai, 2013). 1.1.3.3. Tái định cư Táiđịnhcưlàviệcdichuyểnđếnmộtnơikhácvớinơiởtrướcđâyđểsinhsốngvà làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồihoặctrưngthuđấtđaiđểthựchiệncácdựánpháttriển. Tái định cư (TĐC) được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất tinh thần tạiđó. Thu hồi đất, Bồi thường giải phóng mặt bằng là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm chủ động quỹ đất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Quá trình thực hiện bồi thường GPMB phải đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư và đặc biệt là lợi ích của người dân (Trương Ánh Tuyết, 2002). 1.1.3.4. Một số khái niệm liên quankhác - Nhà nước giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 - Nhànướcchothuêđấtlà việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. - Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. - Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất. - Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định (Luật đất đai, 2013). 1.1.4. Đặc điểm của quá trình bồi thường và giải phóng mặtbằng Như chúng ta đã biết, để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng được mặt bằng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác BTGPMB liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phương khác nhau thì công tác BTGPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Chính vì vậy, công tác BTGPMB mang tính đa dạng và phức tạp: - Tính đa dạng: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện TN - KT - XH và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, công tác BTGPMB cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt. - Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống KT - XH đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Do đó, tâm lý người dân khu vực này là phải giữ được đất để sản xuất. Mặt khác, cây trồng vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc tồn tại cũ. + Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn (Trương Ánh Tuyết, 2002). + Thiếu quỹ đất dành cho xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu. + Việc áp dụng giá đất ở để tính bồi thường giữa thực tế và quy định của nhà nước có những khoảng cách khá xa cho nên việc triển khai thực hiện cũng không được sự đồng thuận của những người dân. 1.1.5. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu kém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng và không giải quyết được đã gây cản trở lớn cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không it các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụngkhôngcóchứngthưpháplý,viphạmphápluậtvềđấtđai.Tìnhtrạngtranhchấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì một quyết định sai chính sách trong thời gian qua không giảm. Vì vậy, việc tăng cườngcôngtácquảnlýNhànướcvềđấtđai,nângcaonănglựcthểchế,ổnđịnhpháp chế trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mốiquanhệđấtđai.Đồngthời,nócótácđộngrấtlớnđốivớiviệcthựchiệncôngtác đềnbù,táiđịnhcưtrongthờikỳhìnhthànhvàpháttriểnthịtrườngbấtđộngsản. 1.1.5.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Ở Việt Nam, kể từ khi ban hành Luật Đất đai năm 1987, đã có 5 lần Chính phủ trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo từng giai đoạn (1993, 1998, 2001, 2003;2013). Theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) cũng từng bước được hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng, bảo đảm tiến độ cho việc triển khai các dự án đầu tư. Theo đó, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai.Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác GPMB đã đạt những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư.Tuy nhiên bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ mà công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở.Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như là số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật (Thư viện Học liệu Mở ViệtNam, 2012). Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 1.1.5.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh: - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng; - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005). Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa hoc xã hội để phân chia đất đai theo loại sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, nó chi phối từ khâu hình thành dự án đến khâu cuối cùng giải phóng mặt bằng và lập khu tái định cư. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có khoảng 60% đơn vị cấp huyện có quy hoạch và 50% đơn vị cấp xã có quy hoạch. Những nơi chưa có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp. Nhìn chung, chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”, dự án“treo”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan