Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã niêm tòng, huyện m...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã niêm tòng, huyện mèo vạc, tỉnh hà giang giai đoạn 2015 2017

.PDF
78
140
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- MÃ THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NIÊM TÒNG, HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014-2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- MÃ THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NIÊM TÒNG, HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K46 QLĐĐN02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014-2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Văn Thơ Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp trong một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời gian giúp cho sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã được học ở trường, từ thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó còn giúp cho sinh viên làm quen với môi trường, tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế, tạo hành lang vững chắc cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm tốt những công việc được giao. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, em đã thực tập tại xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang từ ngày 14/08/2017 đến ngày 12/11/2017 với đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2017” Để đạt được kết quả như ngày hôm nay là do sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ cùng với sự phấn đấu và nỗ lực của bản thân. Nhân dịp này cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo trong khoa và thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Thơ đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Mèo Vạc cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường và UBND xã Niêm Tòng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập. Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Niêm Tòng, ngày 12 tháng 11 năm 2017 Sinh viên thực hiện Mã Thị Thu ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CP : Chính phủ CT - TTg : Chỉ thị Thủ tướng CT - HĐBT : Chỉ thị Hội đồng Bộ trưởng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN : Giấy chứng nhận HĐND : Hội đồng nhân dân NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ NQ-HĐND : Nghị quyết Hội đồng nhân dân NXB : Nhà xuất bản SDĐ : Sử dụng đất QĐ - UBND : Quyết định Ủy ban nhân dân QH - KHSDĐ : Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất TCQLĐ : Tổng cục quản lý đất đai TN&MT : Tài nguyên và môi trường UBND : Uỷ ban nhân dân VPĐKĐĐ : Văn phòng đăng ký đất đai TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TTr- HĐTĐ : Tờ trình Hội đồng thẩm định SMS : Messenger iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Niêm Tòng Năm giai đoạn 2015-2017 31 Bảng 4.2: Tổng hợp các văn bản do xã ban hành liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng đất từ năm 2015-2017 ............................................................... 34 Bảng 4.3: Tổng hợp các tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính của Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang ............................................... 35 Bảng 4.4: Kết quả điều tra thu thập bản đồ xã Niêm Tòng ............................ 36 Bảng 4.5 : Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã Niêm Tòng , ................... 38 huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 đến 2027 ............................ 38 Bảng 4.6: Diện tích đất giao cho đối tượng sử dụng trên địa bàn xã Niêm Tòng................................................................................................................. 39 Bảng 4.7: Diên tích đất thu hồi của xã Niêm Tòng ........................................ 40 Bảng 4.8 : Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất....................................... 42 Bảng 4.9: Kết quả thống kê diện tích đât đai năm 2017 ................................ 45 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai tại xã Niêm Tòng giai đoạn 2015-2017 .................................................... 52 Bảng 4.11: Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai giai đoạn 2015-2017 ........................................................................................ 53 Bảng 4.12: Đánh giá của người dân về công tác quản lý nhà nước về ........... 55 đất đai tại xã Niêm Tòng ................................................................................. 55 Bảng 4.13. Đánh giá của cán bộ về công tác quản lý nhà nước về đai tại xã Niêm Tòng....................................................................................................... 56 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2 1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai .......................... 3 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai .......... 3 2.1.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai ...................................................................................................................... 5 2.1.3. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam theo luật đất đai 2013 ....................................................................... 7 2.1.4. Thẩm quyền quản lý đất đai. ................................................................... 8 2.1.5. Đối tượng áp dụng của quản lý đất đai ................................................... 9 2.1.6. Hình thức quản lý nhà nước về đất đai ................................................... 9 2.1.7. Các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai .. 10 2.1.2.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất............................. 10 2.1.2.2. Công tác thu hồi đất ........................................................................... 11 2.1.2.3. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai ............................................... 12 2.1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai ........................................ 12 2.2. Công tác Quản lý Nhà nước về đất đai tại Việt Nam .............................. 12 v 2.3. Công tác Quản lý Nhà nước về đất đai tại Tỉnh Hà Giang ...................... 17 2.3.1. Công tác Quản lý đất đai tại Tỉnh Hà Giang ......................................... 17 2.3.1.1. Một số kết quả đạt được ..................................................................... 18 2.3.2. công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại Huyện Mèo Vạc .................. 19 2.3.2.1. Thực trạng việc quản lý và sử dụng đất đai tại Huyện Mèo Vạc trong giai đoạn hiện nay ........................................................................................... 19 2.3.3. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Niêm Tòng ...................... 22 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................. 23 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Niêm Tòng .............................. 23 3.3.3. Đánh giá công tác quản lý đất đai tại xã Niêm Tòng ............................ 23 3.3.4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn xã ........................................................................................ 24 3.3.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang ........................................................................................ 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.4.1. Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 24 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 24 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 25 3.4.4. Phương pháp thống kê........................................................................... 25 3.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 27 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Niêm Tòng .................................... 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 vi 4.1.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 27 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 27 4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 28 4.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ....................................................................... 28 4.1.2.1.Thực trạng phát triển các nghành kinh tế............................................ 28 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang .. 31 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Niêm Tòng ..................................... 31 4.2.1.1. Đất nông nghiệp. ................................................................................ 32 4.2.1.2. Đất phi nông nghiệp ............................................................................ 33 4.2.1.3. Đất chưa sử dụng. ............................................................................ 33 4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Niêm Tòng giai đoạn 2015-2017 ............................................................................................... 34 4.3.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó............................................................................... 34 4.3.2. Xác địnhh địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 35 4.3.3. Khảo sát đo đạc, lập bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất ................................................................................. 36 4.3.3.1. Thực trạng công tác đo đạc lập bản đồ địa giới hành chính .............. 36 4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 37 4.3.4.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ......... 37 4.3.5. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...................................................................................................... 39 4.3.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................................ 41 4.3.7. Công tác quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất .. 42 4.3.8. Thống kê kiểm kê đất đai ...................................................................... 44 vii 4.3.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ..................................................... 47 4.3.10. Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất................... 49 4.3.10.1. Thực trạng công tác quản lý giá đất ................................................. 49 4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất . 49 4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật đất đai ............................ 51 4.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai .............................................. 52 4.3.14. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất .............................. 53 4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai ................................................. 54 4.4. Đánh giá sử hiểu biết của cán bộ và người dân về công tác quản lý nhà nước tại địa bàn xã .......................................................................................... 55 4.5. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang ................................................................................................. 57 4.5.1. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng....................................................................................................... 57 4.5.2. Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang ........................................... 59 4.5.2.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Niêm Tòng. ................................................................................................. 59 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 61 5.1. Kết luận .................................................................................................... 61 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề “Tấc đất tấc vàng” là câu nói do cha ông ta qua bao nhiêu đời đúc rút kinh nghiệm để lại cho con cháu. Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, câu nói này càng nói lên vai trò quan trọng của đất đai. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, an ninh, quốc phòng. Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian. Trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội và dân số tăng nhanh đã và đang gây sức ép lên nguồn tài nguyên đất của Quốc Gia. Vì vậy, đất đai cần được sử dụng một cách hợp lý, có hệu quả, tiết kiệm và bền vững. Từ đó thấy công tác quản lý nhà nước về đất đai rất quan trọng. Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang giúp ta có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất cơ cấu đất đai của từng loại đất từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, sử dụng tốt nguồn đất hiện có, phát triển nền kinh tế một cách hiệu quả và bền vững Xuất phát những vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Văn Thơ em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017’’ 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng, Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017 và đưa ra các giải pháp quản lý có hiệu quả 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Niêm Tòng theo 15 nội dung của Luật đất đai năm 2013 - Tìm ra các nguyên nhân cản trở và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai - Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã ngày càng tốt hơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.2.3. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Củng cố kiến thức đã học trong nhà trường - Củng cố kiến thức cho sinh viên - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu nhập, xử lý thông tin 1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài thành công sẽ giúp công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương có hiểu quả hơn - Giảm tối thiệu việc tranh chấp đất đai của các tổ chức, cá nhân tại địa phương - Đưa ra các giải pháp có hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại khu vực nghiên cứu 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai Là quá trình nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp. Để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở thành một hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng phân tán đất, sử dụng đất không đúng mục đích, bỏ hoang hoá gây lãng phí. Nói cách khác, Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Chức năng của quản lý nhà nước về đất đai Các quan hệ đất đai là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm: Quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm do sử dụng đất mà có. Nghiên cứu về quan hệ đất đai ta thấy có các quyền năng của sở hữu Nhà nước về đất đai như: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nhà nước không trực tiếp thực hiện các quyền năng này mà thông qua các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo những quy định và theo sự giám sát của Nhà nước. Hoạt động trên thực tế của các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai 4 được thể hiện bằng 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau: Thứ nhất: Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước phải biết rõ các thông tin về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Thứ ba: Nhà nước tiến hành thanh tra, giám sát tình hình quản lý và sử dụng đất đai. Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất. Mục đích của quản lí Nhà nước về đất đai - Bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của Nhà nước. - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất. - Bảo vệ cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Phương pháp quản lý Nhà nước về đất đai - Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai: Phương pháp thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học. - Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất đai: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai - Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người để điều chỉnh hành vi của con người 5 - Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. - Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế. * Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai: - Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước. - Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng. - Tiết kiệm và hiệu quả 2.1.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai Công tác quản lý nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Từ năm 1992 đến nay Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản luật về đất đai, cụ thể như sau: - Luật Đất đai năm 1987 - Hiến pháp năm 1992 - Luật Đất đai năm 1993 - Luật Đất đai năm 2003 - Luật Đất đai năm 2013 - Bộ luật Dân sự năm 2005 - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2014 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013 - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2014 của chính phủ quy định về giá đất 6 - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2014 của chính phủ quy định về tiền sử dụng đất - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 19/05/2014 về hồ sơ địa chính - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ dịa chính - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài Nguyên và môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. - Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. - Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết về Bồi Thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 7 - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15//05/2014 của chính phủ về tiền sử dụng đất - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 46/2014TT-BTNMT ngày 15/05/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền mặt nước - Như vậy thông qua hiến pháp, pháp luật và hệ thống các văn bản dưới luật, nhà nước ta đã thiết lập một cơ chế quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững 2.1.3. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam theo luật đất đai năm 2013 Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam đã có những sửa đổi bổ sung phù hợp hơn với đường lối phát triển của Đảng và nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2014.Theo điều 22 chương II Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung quản lý hành chính về Đất đai như sau: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 8 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 2.1.4. Thẩm quyền quản lý đất đai. Điều 23, điều 24, điều 25 của Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền quản lý đất đai như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. - Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai. - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này 9 - Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương. - Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính Phủ - Xã, phường, thị trấn có công chức làm công tác địa chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức. - Công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý đất đai tại địa phương 2.1.5. Đối tượng áp dụng của quản lý đất đai - Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai - Người sử dụng đất. - Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất. 2.1.6. Hình thức quản lý nhà nước về đất đai Hiện nay trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai có 3 hình thức sau: - Ban hành văn bản pháp quy và các văn bản hành chính: Các cơ quan quản lý hành chính và viên chức lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đều ra các quyết định thể hiện bằng chữ viết, lời nói, dấu hiệu hoặc ký hiệu.Văn bản là phương tiện thông tin, thể hiện nội dung các quy phạm pháp luật được ghi thành chữ viết, giúp cho khách thể quản lý căn cứ vào đó mà thực hiện. Đồng thời, đó cũng là tiêu chí để cơ quan và viên chức lãnh đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của khách thể và tuỳ theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lý theo pháp luật khi khách thể vi phạm văn bản quản lý. 10 - Hình thức hội nghị: Hội nghị là hình thức tập thể lãnh đạo ra quyết định bao gồm: đại hội, hội nghị, hội báo, trao đổi nhỏ (hội ý)... Đây là hình thức làm việc tập thể, sau khi bàn công việc tập thể sẽ ra nghị quyết hội nghị, các nghị quyết đó sẽ trở thành văn bản pháp quy. Trong hoạt động quản lý hành chính, hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng. Do đó, việc tổ chức chủ trì hội nghị phải khoa học để đỡ tốn thời gian và thu được hiệu quả cao. - Hình thức thông tin, điều hành bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đang ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong cuộc sống thì các phương tiện thông tin như: điện thoại, ghi âm, ghi hình, vô tuyến truyền hình trong quản lý, máy vi tính đang trở thành những phương tiện phổ thông giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hành chính 2.1.7. Các quy định có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai 2.1.2.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất - Một số quy định chung về giấy chứng nhận quyền sự dụng đất * Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất - Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất * Hồ sơ gồm a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu) b) Bản photocopy sổ hổ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại điều 66, 67 Nghị định số 71/ 2014/NĐ-CP c) Bản sao chứng thực giấy tờ về sự dụng đất (nếu có) d) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo Quy Định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu) 11 đ) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điều d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng) e) Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận Giấy chứng nhận (nếu có) f) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có) g) Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu) h) Đơn đề nghị được nợ tiền sự dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ) Thời hạn nhận giấy chứng nhận quyền sự dụng đất: Không quá năm mươi năm (50) ngày làm việc *Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân xã, thị trấn thì Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc * Văn phòng đăng ký quyền sự dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc * Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất 2.1.2.2. Công tác thu hồi đất - Các trường hợp thu hồi đất + Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phất triển kinh tế +Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất + Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả + Người sử dụng đất có ý hủy hoại đất + Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền + Đất bị lấn, chiếm + Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế +Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan