Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương tỉ...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa trung ương tỉnh thái nguyên

.PDF
68
109
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- ĐẶNG MỸ NINH Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- ĐẶNG MỸ NINH Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Thị Phả Thái nguyên - 2018 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên, được sự phân công của Khoa Học Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn Y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phả người đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ chuyên trách môi trường ở Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong dược sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh Viên Đặng Mỹ Ninh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần rác thải sinh hoạt bình thường của bệnh viện ............. 10 Bảng 2.2: Thành phần rác thải y tế ................................................................. 11 Bảng 2.3: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam .................................... 11 Bảng 2.4: Chất thải y tế theo giường bệnh trên thế giới ................................. 13 Bảng 2.5: Tình hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ở một số nước trên thế giới ................................................................................................................... 14 Bảng 2.6: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Việt Nam 15 Bảng 2.7: CTYT phát sinh tại Thái Nguyên ................................................... 17 Bảng 2.8: Các bộ phận của một lò thiêu đốt CTYT........................................ 19 Bảng 4.1: Nhu cầu về hóa chất........................................................................ 27 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc của lò đốt chất thải rắn y tế. .................. 20 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ...... 26 Hình 2.3: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại bệnh viện .................. 35 Hình 2.4: Mô hình quản lý rác thải y tế có hiệu quả ....................................... 37 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BV : Bệnh viện BYT : Bộ Y Tế CT : Chất thải CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn CTRYT : Chất thải rắn y tế CTYT : Chất thải y tế QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh................................................................................ 7 2.2.3. Phân loại chất thải y tế ............................................................................ 8 2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế ......................................................... 10 2.2. Cở sở pháp lý ........................................................................................... 12 2.3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 13 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 13 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15 2.3.3 Tình hình quản lý chất thải tại Thái Nguyên ......................................... 16 2.4. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế ..................................... 17 2.4.1. Xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp thiêu đốt ............................ 17 2.4.2. Xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp tiêu trùng bằng hơi nước .. 20 vi 2.4.3. Xử lý chất thải rắn y tế bằng phương pháp chôn lấp chất thải y tế. ..... 21 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . 23 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 23 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 23 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.4.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thái Nguyên .............. 23 3.4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Nguyên .. 23 3.4.3.Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý, xử lý chất thải Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 24 3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 3.5.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 24 3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 24 3.5.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.................................................... 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................... 25 4.1. Sơ lược về Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ...................... 25 4.1.1. Ví trí địa lý ............................................................................................ 25 4.1.2. Quy mô bệnh viện ................................................................................. 25 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Nguyên .... 28 4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Bệnh viện Đa Khoa Thái nguyên29 4.2.2. Hiện trạng trang thiết bị y tế ................................................................. 43 4.2.3. Hiệu quả hoạt động của bệnh viện ........................................................ 43 4.3. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý quản lý và xử lý chất thải tại bệnh viện ......................................................................................................... 45 4.3.1. Giải pháp trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện ......... 45 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49 vii TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 49 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự nghiệp phát triển nghành y tế, chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Các bệnh viện ngày càng được nâng cao không những về số lượng mà cả về chất lượng phục vụ. Tuy nhiên đi kèm theo đó là lượng chất thải rắn độc hại phát sinh ngày càng nhiều tỷ lệ thuận với sự gia tăng số giường bệnh, gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân, hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải cũng như nước thải nguy hại. Chất thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm hàng đầu ,đáng lo ngại vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người. Theo tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải nói chung tại các bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, 5% là chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường. Điều đáng quan tâm đối với chất thải của các bệnh viện là các vấn đề về vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh tồn tại có thể trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội thuận lợi nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây truyền các bệnh truyền nhiễm. 2 Đây chính là sự khác biệt giữa chất thải bệnh viện so với các loại chất thải khác. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng chất thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khẩn tự nhiên có trong môi trường , làm mất khả năng xử lý chất thải của vi sinh vật nói chung. Do đó việc xử lý chất thải bệnh viện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là một yêu cầu thiết yếu. Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc và Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên là bệnh viện trọng yếu của khu vực Đông Bắc trực thuộc Bộ Y Tế, được thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi thuộc 6 tỉnh miền núi phía Đông bắc Việt Nam. Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh Thái Nguyên tại số 479 – Đường Lương Ngọc Quyến – Phường Phan Đình Phùng - TP. Thái Nguyên. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để xử lí triệt để ô nhiễm môi trường. Tuy vậy các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết triệt để ,nhiều chỉ số ô nhiễm qua giám sát vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá quản lý chất thải rắn y tế , được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên Trần Thị Phả em thực hiện đề tài “ Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Tỉnh Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất thải rắn tại bệnh viện và đề xuất giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường. - Xác định được khối lượng rác thải của bệnh viện ra ngoài môi trường. 3 - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi trường tại bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu thu thập phải khách quan, chính xác, trung thực. - Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. - Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. - Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài nghiên cứu cung cấp số liệu rác thải của bệnh viện. - Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm của ngành Y tế, đề xuất các biện pháp phù hợp và hiệu quả làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm. - Giúp bản thân có thêm kiến thức về chất thải y tế. - Đánh giá được công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. 4 - Kết quả của đề tài là căn cứ tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm + Khái niệm về môi trường Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.(Khoản 1 điều 3, Luật bảo vệ môi trường, 2014)[14]. Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người” (UNESCO, 1981). + Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. + Thành phần môi trường: là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.(Luật BVMT,2014)[14]. + Quản lý môi trường: Là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi 6 trường, các công cụ thực hiện giám sát môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. (Luật BVMT,2014)[14]. + Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Luật BVMT,2014)[14]. + Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. (Luật BVMT,2014)[14]. + Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn của môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. (Luật BVMT,2014)[14]. * Định nghĩa chất thải y tế Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định: + Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. + Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. 7 + Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH. + Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh Theo Thông kê của (Bộ Y tế, 2006)[2]. - Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. - Theo Quy chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. - Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: + Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ)… 8 - Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại): Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly) + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín). Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại, chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi nilon...), chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh). (Nguồn Quy chế Quản lý CTYT Bộ Y tế, 2007) )[2]. 2.2.3. Phân loại chất thải y tế Căn cứ vào Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007. Các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại thì việc phân loại chất thải trong các cơ sở y tế ở đa số các nước trên thế giới và của tổ chức WHO được phân thành 5 nhóm: * Chất thải lây nhiễm: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. (Bộ Y tế, 2007 )[2]. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. (Bộ Y tế, 2007 )[2]. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. (Bộ Y tế, 2007 )[2]. 9 - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. (Bộ Y tế, 2007 )[2]. * Chất thải hóa học nguy hại: - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). .(Bộ Y Tế)[1]. * Chất thải phóng xạ: - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. * Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. * Chất thải thông thường : Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. 10 - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.(Bộ Y Tế)[1]. 2.2.4. Thành phần của chất thải rắn y tế * Thành phần vật lý: + Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải… + Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… + Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm thủy tinh, ống nghiệm… + Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng dụng cụ mổ… + Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc… + Đồ nhựa: hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng… + Rác, lá cây, đất đá… * Thành phần hóa học: + Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sỏi đá, hóa chất… + Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, bộ phận cơ thể, đồ nhựa… + Thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, S, Cl và một số phân tro. * Thành phần sinh học: Máu, các loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và các vi trùng gây bệnh. - Thành phần của rác thải bình thường (chất thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, các cán bộ y tế tại bệnh viện,…..) Bảng 2.1: Thành phần rác thải sinh hoạt bình thường của bệnh viện STT 1 2 3 4 5 Thành phần Rác hữu cơ Nhựa và chất dẻo Các chất khác Rác vô cơ Độ ẩm Tỷ lệ khối lượng 70% 3% 10% 17% 65-69% (Báo cáo đánh giá tác động môi trường- Bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên,2004)[5]. 11 Bảng 2.2: Thành phần rác thải y tế Thành phần rác thải y tế STT Tỷ lệ Thành phần (%) chất nguy hại 1 Các chất hữu cơ 52.9 Không 2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10.1 Có 3 Bông băng 8.8 Có 4 Vỏ hộp kim loại 2.9 Không 5 Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh 2.3 Có 6 Kim tiêm, ống tiêm 0.9 Có 7 Giấy loại, catton 0.8 Không 8 Các bệnh phẩm sau mổ 0.6 Có 9 Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20.9 Không Tổng cộng 100 Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22.6 (Quản lý chất thải nguy hại- Nguyễn Đức Khiển, 2003)[10] Theo kết quả điều tra trong dự án hợp tác giữa Bộ Y tế và tổ chức WHO thành phần một số rác thải ở bệnh viện Việt Nam như sau: Bảng 2.3: Thành phần rác thải ở bệnh viện Việt Nam Thành phần rác thải bệnh viện STT Tỷ lệ (%) 1 Giấy các loại 3.0 2 Kim loại, vỏ hộp 0.7 3 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa 3.2 4 Bông băng, bột bó gãy chân 8.8 5 Chai, túi nhựa các loại 10.1 6 Bệnh phẩm 0.6 7 Rác hữu cơ 52.57 8 Đất đá và các vật rắn khác 21.03 (Bộ Y tế, 2006 )[1]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan