Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa b...

Tài liệu đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn bắc hà, huyện bắc hà, tỉnh lào cai giai đoạn 2015 2017

.PDF
71
75
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- LỤC VĂN TƯỞNG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI ”GIAI ĐOẠN 2015-2017” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2013 – 2017 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- LỤC VĂN TƯỞNG TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CÔN TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI ”GIAI ĐOẠN 2015-2017” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2013 – 2017 Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nông Thanh Huyền Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CÁM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 20152017". Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáoThS. Nông Thi Thu Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại UBND Thị Trấn Bắc Hà đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập và có được kết quả thực tế rất tốt đó là bản báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới. Vì vậy bài khóa luận của em còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Lục Văn Tưởng ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................ 30 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của Thị trấn Bắc Hà năm 2017 ................. 39 Bảng 4.3: Tổng hợp các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ......................................... 41 Bảng 4.4: Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 43 Bảng 4.5. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 44 Bảng 4.6. Tình hình tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................................................... 45 Bảng 4.7. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................ 46 Bảng 4.8. Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà theo đơn vị hành chính........................................................... 47 Bảng 4.9.Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ............................................................ 48 Bảng 4.10. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà theo đơn vị hành chính........................................................... 49 Bảng 4.11. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015- 2017 ............................................................ 50 Bảng 4.12. Kết quả giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà theo đơn vị hành chính........................................................... 50 Bảng 4.13. Kết quả phỏng vấn người dân về nguyên nhân tranh chấp .......... 52 Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn về nguyên nhân khiếu nại.............................. 53 Bảng 4.15. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân tố cáo về đất đai ....................... 53 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí địa lý của thị trấn Bắc Hà ...................................................... 25 Hình 4.2. Tổng hợp đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ...................... 42 Hình 4.3. Tình hình tranh chấp về đất đai theo nội dung tranh chấp trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015– 2017 ................................ 43 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường BTP : Bộ Tư pháp CP : Chính phủ CT : Chỉ thị CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa GCNQSD : Giấy chứng nhận quyền sử dụng GPMB : Giải phóng mặt bằng GTVT : Giao thông vận tải NĐ : Nghị định QH : Quốc hội QĐ : Quyết định TTLT - BTP - TTCP : Thông tư liên tịch - Bộ Tư pháp - Thanh tra Chính phủ TTCP : Thanh tra Chính phủ TB : Thông báo TW : Trung ương THCS : Trung học cơ sở UBND : Ủy ban nhân dân v MỤC LỤC PHẦN 1.MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu ............................................................................ 2 1.2.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................ 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai ................................................................................. 5 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 7 2.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. ............................. 8 2.3.1. Tranh chấp về đất đai .............................................................................. 8 2.3.2. Khiếu nại về đất đai.............................................................................. 10 2.3.3. Tố cáo về đất đai ................................................................................... 16 2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà giai đoạn........................................ 20 2.4.1.Tại tỉnh Lào Cai .................................................................................... 20 2.4.2. Ở huyện Bắc Hà .................................................................................... 21 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22 vi 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 22 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017 ........................ 22 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại thị trấn Bắc Hà huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017 ....................................... 22 3.3.3.Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 201722 3.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa thị trấn Bắc Hà - huyện Bắc Hà- tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 – 2017. ...................................................................... 23 3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà ....................... 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23 3.4.2. Phương pháp biểu đồ............................................................................. 24 3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, viết báo cáo ...... 24 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN ..................................... 25 4.1. Đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội của thị trấn Bắc Hà. ................................................. 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 4.1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................ 27 4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 29 4.1.4.Thực trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội ................................ 32 4.1.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng........................................................ 35 4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của Thị trấn Bắc Hà......................................................................................... 37 vii 4.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của Thị trấn Bắc Hà .......................... 38 4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trán Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Caigiai đoạn 2015- 2017... 40 4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư............................................... 40 4.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói chung trên địa bàn thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015- 2017 ............. 41 4.3.3. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đa trên địa bàn thị trấn Bắc Hà giai đoạn 2015 - 2017 ............................................... 46 4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà ..................................................... 54 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 54 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 54 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà trong thời gian tới ............ 56 Phần 5. Kết luận và Kiến nghị ........................................................................ 58 5.1. Kết luận .................................................................................................... 58 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 60 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ xưa đến nay, đất đai vẫn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động sống và sản xuất của con người. Sự tồn tại và phát triển của loài người luôn gắn liền với đất đai. Khi xưa con người vì mở rộng hoặc bảo vệ lãnh thổ mà gây ra nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, còn ngày nay con người lại vì lợi ích từ đất đai mà tranh giành lẫn nhau, thậm chí không tiếc trở mặt với cả anh em trong nhà. Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là tài nguyên không tái tạo, hạn chế về số lượng và giới hạn về diện tích. Vì vậy chúng ta phải quản lý và sử dụng đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Hiện nay, với nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số gia tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Chính vì vậy, các vấn đề tiêu cực liên quan đến đất đai cũng ngày càng nhiều. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách pháp luật để quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả quỹ đất. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đất đai là tài sản có giá trị lớn, mà công tác quản lí về đất đai còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập nên việc phát sinh tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai là điều không thể tránh được. Tình trạng này diễn ra trên tất cả các địa phương trong cả nước. Việc giải quyết vấn đề này là rất trọng yếu, vì nếu làm tốt sẽ củng cố thêm niềm tin cho người dân vào sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời ngăn chặn việc phát sinh thêm nhiều vụ việc mới, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp do công tác giải quyết chưa đạt được hiệu quả. Ở nước ta hiện nay tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Việc giải quyết 2 tranh chấp, khiếu nại, tố cáo không được nhiều hoặc có giải quyết nhưng chưa dứt điểm, còn chậm, chưa đủ mạnh, số vụ phát sinh nhiều, số vụ giải quyết hiệu quả chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp ngày càng tăng và ngày càng gay gắt. Do đó, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm. Bắc Hà là thi trấn của huyện Bắc Hà trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, khu công ngiệp, trường học và cơ sở dịch vụ phát triển, nhu cầu sử dụng các loại đất ngày càng tăng. Trong những năm gần đây công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Bắc Hà đã được đặc biệt chú trọng vì vậy đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý. Song do nhiều nguyên nhân nên xảy ra nhiều vấn đề liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất. Do những vấn đề liên quan đến đất đai đều rất nhạy cảm và phức tạp. Vậy nên, yêu cầu đặt ra là việc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải được thực hiện một cách chặt chẽ, hợp tình hợp lý và giải quyết dứt điểm những vụ còn tồn đọng. Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của cô giáo ThS Nông Thị Thu Huyền, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017”. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với tình hình 3 thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cho thị trấn Bắc Hà trong thời gian tới. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017 - Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thị trấn Bắc Hà. - Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017. - Những thuận lợi, khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị trấn Bắc Hà. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai cho thị trấn Bắc Hà trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Củng cố kiến thức những môn học đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tế công việc. - Học hỏi được những kinh nghiệm, cách giao tiếp làm việc trong quá trình thực tập tại địa phương. - Cơ hội tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai nói riêng. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng. - Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng pháp luật. Hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm luật đất đai, phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được đổi mới. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng từng bước được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đến nay đang áp dụng là Luật Đất đai 2013. Sự ra đời và hoàn thiện dần của Luật Đất đai nhằm kiểm soát và điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật đất đai, tránh phát sinh thêm nhiều mâu thuẫn về đất đai thể hiện qua các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn nói trên có thể do lịch sử, các chính sách, chế độ từ trước để lại. Tuy nhiên, sự quản lý của nhà nước về đất đai của nước ta là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Đất đai 2013 ban hành kèm theo nhiều văn bản pháp lý bổ sung, hướng dẫn thi hành nên đây là những văn kiện có tính chất pháp lý rất quan trọng nhằm quy định chế độ quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người sử dụng đất, cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất diễn ra phù hợp hơn với quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, góp phần ổn định xã hội, tăng cường quan hệ sản xuất. Đồng thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai trong thời kỳ CNH - HĐH hội nhập nền kinh tế thế giới của đất nước. 5 Trong những năm gần đây tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra ngày càng nhiều, nhiều vụ việc mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến án mạng chết người khiến dư luận bức xúc. Do đó, việc đánh giá về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tìm ra những giải pháp hiệu quả là một việc làm thiết thực hiện nay. Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng, không tránh khỏi việc xảy ra những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay của công tác quản lý đất đai là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Vì vậy“ Giải quyết tranh chấp về đất đai ” là nội dung đã được đề cập đến trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ Quyết định số 201 - CP năm 1980. Trong quá trình phát triển, nó được chỉnh sửa và bổ sung cho hoàn thiện hơn. Từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời đến nay, nội dung này được sửa, bổ sung thành “ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai”. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm Luật Đất đai. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai - Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. 6 -Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Luật tiếp công dân số 42/2013/QH 13 ngày 25/11/2013. - Nghị định số 47/2014NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP của Bộ Tư pháp và Thanh tra chính phủ ngày 6/6/2011 về hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính. - Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/07/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân. - Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011. - Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011. - Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại. - Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo. - Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trình tiếp công dân. - Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/05/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. -Nghị quyết 39/2012/QH 13 tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. 7 -Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. -Thông tư 07/2013 /TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính. -Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30/09/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo. -Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều điều của Luật tiếp công dân. -Nghị định 102/2014 /NĐ-CP ngày10/11/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. -Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, khiến nghị. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Trong những năm gần đây tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn ra thường xuyên có nơi tạo thành điểm nóng, đặc biệt là khiếu kiện đông người, vượt cấp. Tình trạng khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương về lĩnh vực đất đai có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tập trung vào nhiều các nội dung về thu hồi đất; đòi lại đất; thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, tố cáo cán bộ vi phạm pháp luật, mất dân chủ, tham nhũng, cố ý làm trái chính sách pháp luật,… Nhiều vụ việc mang tính chất nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng chủ yếu là do việc giải quyết vụ việc của một số địa phương chưa tốt trái với quy định của pháp luật khiến người dân bất bình. Những vụ việc này được sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành cũng như người dân đối với kết quả giải quyết các vụ việc như trên. Do số vụ ngày càng nhiều và tính chất của các vụ việc ngày càng phức tạp nên công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của các 8 cấp, các ngành gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy,đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai để tìm ra những giải pháp hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý, cũng như nhận thức của người dân là một việc cần thực hiện hiện nay. 2.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai. 2.3.1. Tranh chấp về đất đai * Khái niệm tranh chấp về đất đai Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013thì “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” * Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai Từ thực tế cho thấy các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai, không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề trong quan hệ pháp luật đất đai. Do đó, sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn, bất đồng được nảy sinh ra bên ngoài và được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể. Vì vậy Nhà nước đã có những cơ chế để giải quyết khi phát sinh tranh chấp mà các tổ chức, cá nhân không tự giải quyết được. theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013và Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, thì việc giải quyết tranh chấp về đất đai được thực hiện theo hai cách: giải quyết tại các cơ quan hành chính Nhà nước và giải quyết tại Tòa án. Cụ thể là: Theo quy định tại Điều 203 - Luật Đất đai 2013thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 9 1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; 4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp 10 có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. * Trình tự giải quyết tranh chấp Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các bên có tranh chấp. Bước 2: Tổ chức điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan. Bước 3: Tổ chức hội nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Bước 4: Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp. Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp. 2.3.2. Khiếu nại về đất đai Theo Khoản 1 - Điều 2 - Luật Khiếu nại năm 2011quy định:“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.[2] Từ khái niệm chung về khiếu nại, chúng ta có thể suy ra: “Khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích của mình do những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai gây ra.” * Chủ thể khiếu nại Là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. 11 * Đối tượng khiếu nại Là các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. - Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm: + Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; + Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; + Cấp hoặc thu hồi GCNQSD đất; + Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; - Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như đã nói ở trên. Theo Điều 12 của Luật Khiếu nại năm 2011quy định: * Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại  Người khiếu nại có các quyền sau đây: -Tự mình khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. - Nhờ luật sự tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan