Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án cụm công nghiệp hùng vương phúc th...

Tài liệu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án cụm công nghiệp hùng vương phúc thắng trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
93
92
109

Mô tả:

1. Tính cấp thiết củ đề tài Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện các công trình, dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một khâu quan trọng, then chốt, đang được Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, vì vậy đòi hỏi phải được giải quyết một cách thoả đáng và khoa học. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càng tăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đất cũng như thu hồi đất ngày càng được quan tâm. Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Trong những năm qua, chính sách bồi thường GPMB đã đi vào cuộc sống tạo mặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo nông thôn. Song trước những đổi mới của chính sách đất đai và sự vận động của thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB cho các dự án đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định công tác GPMB là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công dự án, mà tiến độ GPMB ra sao thì vấn đề chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi hợp lý sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Công tác giải phóng mặt bằng là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, như việc đơn giá bồi thường, hỗ trợ phải hợp lý với người dân, vì khung giá bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất thường thấp hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường (giá thoả thuận), đặc biệt là giá đất ở có sự chênh lệch lớn giữa các vùng lân cận như khu vực Hà Nội; thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ … Ngoài ra, còn phải giải quyết vấn đề công ăn việc làm, bố trí tái định cư và các hậu quả sau giải phóng mặt bằng….
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC THÁI ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP HÙNG VƯƠNG - PHÚC THẮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên – 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC THÁI ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP HÙNG VƯƠNG - PHÚC THẮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Binh Thái Nguyên –2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin can đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả sử dụng để nghiên cứu viết luậ văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào, mọi trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Đức Thái ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo vô cùng quý báu của các Thầy, cô Khoa Quản lý Tài nguyên và Phòng Đào tạo, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi có nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Phan Đình Binh, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc, UBND thành phố Phúc Yên; Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên, Ban Quản lý dự án thành phố Phúc yên và các anh, chị em, bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả luận văn Vũ Đức Thái năm 2020 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BT : Bồi thường GCN : Giấy chứng nhận GPMB : Giải phóng mặt bằng GPMB&PTQĐ : Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất KCN : Khu công nghiệp QSDĐ : Quyền sử dụng đất TĐC : Tái định cư TP : Thành phố TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TMDV : Thương mại dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết củ đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................3 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Khái quát những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng ...............................4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến giải phóng mặt bằng ......................................4 1.1.2. Quy trình của công tác giải phóng mặt bằng ....................................................4 1.1.3. Những quy định về thu hồi đất ..........................................................................5 1.1.5. Những quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ........................................8 1.1.6. Những quy định về tái định cư, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất .11 1.2. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................11 1.2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................11 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................12 1.2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ..................................................................................14 1.3. Sơ lược về công tác GPMB ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ..........16 1.3.1. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng trên thế giới ...................................16 1.3.2. Sơ lược về công tác GPMB ở một số địa phương trong nước ........................19 1.3.3. Sơ lược về công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc ...........................22 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................26 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................26 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................26 2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27 v 2.4.1. Phương pháp thu thập, nghiên cứu số liệu, tài liệu thứ cấp ............................27 2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp ...................................28 2.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu .............................................29 2.4.4. Phương pháp so sánh, đánh giá .......................................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................30 3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của thành phố Phúc Yên ..........................................30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Phúc Yên ...................................................30 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Phúc Yên ........................................33 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Phúc Yên ............................................35 3.1.4. Sơ lược công tác quản lý đất đai của thành phố Phúc Yên .............................37 3.2. Đánh giá kết quả giải phóng mặt bằng dự án Cụm công nghiệp Hùng Vương – Phúc Thắng................................................................................................................42 3.2.2. Thống kê và phân loại đối tượng bồi thường ở khu vực giải phóng mặt bằng ....................................................................................................................43 3.2.3. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp.....................................46 3.2.4. Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất .......................................56 3.2.5. Tổng hợp kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án ......................59 3.3.1. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất ...................................................................................60 3.3.2. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất .........................................................................................................62 3.3.3. Kiến nghị của người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án ........66 3.4. Khó khăn, tồn tại và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án ..........................................................................................................................69 3.4.1. Những khó khăn, tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng của Dự án Cụm Công nghiệp Hùng Vương – Phúc Thắng .................................................................69 3.4.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của Dự án Cụm công nghiệp Hùng Vương – Phúc Thắng ....................................................69 3.4.3. Một số giải pháp khắc phục đẩy nhanh tiến độ GPMB các Dự án .....................70 vi KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................73 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................73 2. ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Sơ đồ vị trí thành phố Phúc Yên...............................................................30 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thành phố Phúc Yên ...........................36 Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn thành phố Phúc Yên năm 2019 ....37 Hình 3.3. Bản đồ khu đất dự án cụm công nghiệp Hùng Vương- Phúc Thắng ........43 Bảng 3.3. Thống kê, phân loại các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ ....................45 Bảng 3.4. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án đối với đất nông nghiệp có giấy tờ về quyền sử dụng đất ................................................................................46 Bảng 3.5. Kết quả bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp có giấy tờ ............................51 về quyền sử dụng đất .................................................................................................51 Bảng 3.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án đối với đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích đã giao cho dân thầu khoán trên 3 năm ...............................53 Bảng 3.10. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện dự án đối với đất nông nghiệp không giấy tờ về Quyền sử dụng đất.........................................................................55 Bảng 3.11. Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp không ...........................56 giấy tờ về quyền sử dụng đất ....................................................................................56 Bảng 3.12. Kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản, vật kiến trúc và cây trồng trên đất ..56 Bảng 3.13. Bảng đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả ............................................58 Bảng 3.15. Kết quả bồi thường di chuyển mồ mả ....................................................59 Bảng 3.16. Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ của Dự án ...................................59 Bảng 3.17. Kết quả điều tra sự hiểu biết chung của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC ...................................................................................................61 Bảng 3.18. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân về đơn giá bồi thường, ......63 hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất .................................................................................63 Bảng 3.19. Kiến nghị của người dân liên quan đến kinh tế ......................................67 Bảng 3.20. Một số kiến nghị của người dân trong khu vực GPMB và ngoài khu vực GPMB liên quan đến chế độ chính sách về bồi thường GPMB và biện pháp thực hiện ............................................................................................................................67 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thành phố Phúc Yên được thể hiện trên Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc...........................................................................................................30 Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn thành phố Phúc Yên năm 2017.............37 Hình 3.3. Bản đồ khu đất dự án Cụm công nghiệp Hùng Vương - Phúc Thắng ......43 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi của người dân trong và xung quanh khu vực GPMB về công tác bồi thường GPMB ............................................65 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh tỷ lệ người dân kiến nghị trong khu vực GPMB và ngoài khu vực GPMB liên quan đến kinh tế và chế độ chính sách BT, GPMB .................68 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củ đề tài Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện các công trình, dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một khâu quan trọng, then chốt, đang được Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có đất bị thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, vì vậy đòi hỏi phải được giải quyết một cách thoả đáng và khoa học. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càng tăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đất cũng như thu hồi đất ngày càng được quan tâm. Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách. Trong những năm qua, chính sách bồi thường GPMB đã đi vào cuộc sống tạo mặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo nông thôn. Song trước những đổi mới của chính sách đất đai và sự vận động của thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB cho các dự án đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn đã khẳng định công tác GPMB là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công dự án, mà tiến độ GPMB ra sao thì vấn đề chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi hợp lý sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Công tác giải phóng mặt bằng là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, như việc đơn giá bồi thường, hỗ trợ phải hợp lý với người dân, vì khung giá bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất thường thấp hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường (giá thoả thuận), đặc biệt là giá đất ở có sự chênh lệch lớn giữa các vùng lân cận như khu vực Hà Nội; thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ … Ngoài ra, còn phải giải quyết vấn đề công ăn việc làm, bố trí tái định cư và các hậu quả sau giải phóng mặt bằng…. 2 Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong 20 năm kể từ sau khi tái lập đã trở thành một tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đứng đầu cả nước, hàng năm cho phép chuyển mục đích hàng nghìn ha đất sang các mục đích khác. Để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, Tỉnh đã thực hiện các chính sách theo đúng các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết xung quanh các chính sách bồi thường, một số dự án đã gặp rất nhiều khó khăn để bồi thường đúng kế hoạch. Mặt khác cuộc sống và sản xuất của người dân bị thu hồi đất, phải di dời nơi ở đang có những xáo trộn mà các chính sách hiện hành chưa xử lý được. Sự thay đổi đời sống của người nông dân có đất bị thu hồi là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm nhất là đối với địa bàn nghiên cứu, tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Phúc Yên là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc. Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành phố Phúc Yên theo hướng hiện đại, văn minh, giàu đẹp trong thời gian trên, địa bàn thành phố đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dự án đường giao thông, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố cũng gặp một số khó khăn vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục thu hồi đất. Nhằm tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn việc triển khai thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghệp đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và kịp thời có kiến nghị, đề xuất những giải pháp tích cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của người dân bị thu hồi đất, đáp ứng được sự hài hòa lợi ích của nhân dân, Nhà nước và nhà đầu tư khi Nhà nước thu hồi đất đang đặt ra như một nhu cầu bức thiết đối với một thành phố đang phát triển mạnh như thành phố Phúc Yên. 3 Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự đồng ý của phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Đình Binh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: là mục tiêu của đề tài nghiên cứu “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, dự án Cụm công nghiệp Hùng Vương – Phúc Thắng trên địa bàn thành phố Phúc yên tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án Cụm công nghiệp Hùng Vương – Phúc Thắng trên địa bàn thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. - Ý kiến đánh giá của người dân bị thu hồi đất về công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp Hùng Vương - Phúc Thắng. Đánh giá được những thành công và tồn tại hạn chế khi thực hiện chính sách bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phúc Yên thông qua dự án nghiên cứu. - Đánh giá một cách khách quan và đưa ra được các biện pháp hợp lý được người dân đồng tình trên cơ sở đầy đủ khoa học và thực tiễn. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao tính khả thi của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phù hợp với thực tiễn. 3. Ý nghĩa của đề tài: 3.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho chính quyền thành phố Phúc Yên áp dụng trong thực tế khi thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn. Bên cạnh đó, đây là một nguồn tham khảo cho người quan tâm nghiên cứu thực tiễn thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cụ thể. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến giải phóng mặt bằng * Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Bồi thường về đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013). * Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. Tái định cư (TĐC) bắt buộc là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi để thực hiện các công trình, dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội. TĐC khi người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí đất ở, nhà ở TĐC theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Hiện nay nước ta khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng các hình thức sau: bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng đất ở mới, bồi thường bằng tiền để xây dựng nơi ở mới. * Công tác GPMB: là giải pháp quan trọng mang tính đột phá để thu hút được các nguồn lực cho đầu tư phát triển và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Quá trình thực hiện GPMB phải đảm bảo hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và đặc biệt là lợi ích của người dân. 1.1.2. Quy trình của công tác giải phóng mặt bằng Bước 1: Thông báo thu hồi đất 5 Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất Bước 3: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Bước 4: Niêm yết công khai lấy ý kiến của nhân dân Bước 5: Hoàn chỉnh phương án Bước 6: Phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng Bước 7: Thu hồi đất (Bước 6-phê duyệt phương án BT, GPMB và Bước 7 thu hồi đất được phê duyệt trong cùng một ngày). Bước 8: Tổ chức chi trả bồi thường Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất (nếu có). ( Theo quy định của Luật đất đai 2013; Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định một số điều về bồi thường, hỗ trợ, TĐC). 1.1.3. Những quy định về thu hồi đất Theo quy định Pháp luật về đất đai hiện hành có hai hình thức thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư gồm: Hình thức Nhà nước thu hồi đất theo Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 và hình thức nhà đầu tư tự thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh theo Điều 73 Luật Đất đai năm 2013. 1.1.4. Những quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 1.1.4.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất - Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường. - Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất quyết định. - Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng trình tự quy định của pháp luật. 6 1.1.4.2. Điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Người bị Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được bồi thường đất nếu có một trong các điều kiện sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật đất đai 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 1.1.4.3. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 thì trong trường hợp có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Như vậy giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là giá đất cụ thể do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất. 1.1.4.4 Những quy định bồi thường về đất * Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở: Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai 2013 được thực hiện theo quy định sau đây: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn 7 liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau: + Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư; + Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. - Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền. - Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình. - Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. * Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, giấy tờ chứng minh đã đầu tư vào đất 8 Trường hợp người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ chứng minh các chi phí đầu tư vào đất thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải, phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thực tế để xác định chi phí đã đầu tư vào đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, xin ý kiến các Sở chuyên ngành trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Sở chuyên ngành phải trả lời bằng văn bản cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư các cấp (sau đây gọi là Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng). 1.1.5. Những quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất * Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp - Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện như sau: + Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng; + Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng; + Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không nhận tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, Điểm b khoản này mà tự nguyện nhận tiền hỗ trợ tính theo m2 đất thu hồi thì được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. - Mức hỗ trợ ổn định sản xuất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP đó được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai thì được hỗ trợ ổn định sản 9 xuất bằng tiền với mức hỗ trợ bằng ( = ) 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba (03) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đó được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đó gửi cơ quan thuế. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh trước ngày có quyết định chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp thì được hỗ trợ bằng ( = ) 30% giá đất có cùng mục đích sử dụng và cùng hạng. * Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định tại Điều 13 Bản quy định này còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ bằng ( = ) hai phẩy năm (2,5) lần giá đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi (Điều 15 Quyết định số 35/2014 ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc). 10 * Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn khi Nhà nước thu hồi thì không được bồi thường, nhưng được hỗ trợ bằng ( = ) 80% giá đất nông nghiệp cùng hạng. Tiền hỗ trợ được nộp vào ngân sách Nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn; tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn. * Hỗ trợ khác và thưởng bàn giao mặt bằng nhanh - Hộ gia đình cá nhân nhận thầu khoán đất công ích của xã, phường, thị trấn khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ theo mức sau: + 10% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán đó sử dụng dưới ba (03) năm; 10% con lại hỗ trợ ngân sách xã. + 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán đó sử dụng liên tục từ ba (03) năm trở lên; Mức hỗ trợ tại điểm a, b Khoản này áp dụng cho cả việc thuê ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản. Trường hợp đó được tính bồi thường hoặc hỗ trợ công đào đắp, nạo vét, cải tạo thì không được tính hỗ trợ theo quy định trên. - Nhà, công trình xây dựng khác của hộ gia đình, cá nhân trên đất bị thu hồi không đủ điều kiện bồi thường thì được hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ cao nhất bằng (= ) 80% mức bồi thường nhà, công trình xây dựng khác theo quy định tại Điều 9 Bản quy định này. - Hỗ trợ giải phóng mặt bằng: Hộ gia đình, cá nhân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất cho các dự án đúng thời gian và kế hoạch ngoài việc hỗ trợ quy định tại Bản quy định này còn được hỗ trợ giải phóng mặt bằng nhanh theo quy định sau: + Hỗ trợ 2.000 đồng/m2 đối với tất cả các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất đó giao cho các hộ gia đình, cá nhân; + Hỗ trợ 1.000 đồng/m2 đối với đất nông nghiệp còn lại gồm: Đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm thuộc các nông lâm trường quản lý có hợp đồng canh tác sản xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất