Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện sơn dương, tỉn...

Tài liệu đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang giai đoạn 2015 t6 2017

.PDF
61
128
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LƯU THỊ LIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ CỦA HUYỆN SƠN DƯƠNG – TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015- T6/2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 – 2018 THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- LƯU THỊ LIÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ CỦA HUYỆN SƠN DƯƠNG – TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2015- T6/2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K46 – QLĐĐ – N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Dương Thị Thanh Hà THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, mỗi sinh viên trước khi ra trường được nhà trường dành riêng cho một học kỳ để sinh viên làm quen với công việc thực tế ở ngoài. Vì kiến thực được học trong trường chỉ là lý thuyết mà hành trang của các sinh viên trước khi ra trường không chỉ là lượng kiến thức cần thiết mà cần phải có chuyên môn vững vàng. Chính vì vậy thời gian thực tập vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Thời gian thực tập cũng là lúc áp dụng những kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc, qua đó sinh viên có thể trau rồi kiến thức đã học củng cố kiến thức lý thuyết học trên lớp, học trong sách nhằm giúp sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Để hoàn thành khoá luận em xin bày tỏ lòng bíêt ơn sâu sắc tới sự quan tâm của nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa, sự giúp đỡ tậm tình của cô giáo Th.S Dương Thị Thanh Hà và các thầy cô trong khoa. Trong thời gian thực tập và làm khoá luận, em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm chưa có và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết, em rất mong các thấy cô giáo đóng góp ý kiến cho bài khoá luận của em đặc biệt là cô giáo hướng dẫn đóng góp để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 06 năm 2018 Sinh viên Lưu Thị Liên ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của huyện Sơn Dương ............. 30 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả số giấy chứng được cấp giai đoạn 2015 đến 6/2017. .. 32 Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương năm 2015 ........... 33 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương năm 2016 ........... 34 Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương đến 6/2017. ........ 35 Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017 ................................................... 36 Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho tổ chức trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017 ...................................................................... 37 Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017 ................................................... 38 Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSDĐ đối với đất ở trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017 ...................................................................... 39 Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSDĐ đối với đất Nông lâm trường trên địa bàn huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017 ................................................... 40 Bảng 4.11: Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ qua ý kiến của người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương ............................................................................... 41 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mẫu giấy chứng nhận trang 1 và trang 4 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo thông tư 23/2014/TTBTNMT) ...................................................................................... 16 Hình 2.2: Mẫu giấy chứng nhận trang 2 và trang 3 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo thông tư 23/2014/TTBTNMT) ...................................................................................... 16 Hình 4.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Sơn Dương-tỉnh Tuyên Quang ............. 21 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTC : Bộ Tài Chính BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CT - TTg : Chỉ thị Thủ tướng ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai ĐKQSDĐ : Đăng ký quyền sử dụng đất GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NĐ - CP : Nghị định Chính Phủ QĐ : Quyết định TCĐC : Tổng cục địa chính TN & MT : Tài nguyên và Môi trường TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất VPĐKĐĐ : Văn phòng đăng ký đất đai v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.1.Mục tiêu tổng quát: .................................................................................. 2 1.2.2.Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................ 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ........................................................................................................ 4 2.1.1. Cơ sở khoa học: ....................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý: ......................................................................................... 7 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước và của tỉnh Tuyên Quang ........... 17 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước................................................ 17 2.2.2. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. .................. 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. .......................................................... 19 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương ... 19 3.3.2. Tình hình quản lý và biến động đất đai của huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017. ................................................................................. 19 3.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại huyện Sơn Dương .................. 19 3.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ ............. 19 3.3.5. Một số giải pháp. ................................................................................... 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp ..................................... 20 3.4.2.Phương pháp phân tích, so sánh: ............................................................ 20 vi 3.4.3. Phương pháp điều tra Phỏng vấn: ......................................................... 20 3.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu: ............................... 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 21 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sơn Dương.................... 21 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 25 4.2. Biến động đất đai và vài nét về công tác quản lý Nhà nước về đất đai. .. 27 4.2.2.Hiện trạng đất đai ................................................................................... 30 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương từ năm 2015 đến 6/2017. ...................................................................................................... 32 4.3.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương theo đối tượng sử dụng giai đoạn 2015 – 6/2017 .................................................................... 36 4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương theo mục đích sử dụng, giai đoạn 2015 – 6/2017. .......................................................... 38 4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại huyện Sơn Dương qua ý kiến người dân. ........................................................................................................ 41 4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác câp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017. ............................................................. 42 4.5. Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương giai đoạn 2015 – 6/2017. ....................... 44 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 46 5.1. Kết luận .................................................................................................... 46 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ thuộc vào sự đầu tư, khai thác sử dụng của con người. Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai còn có ý nghĩa về mặt chính trị, tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó. Ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đối với đất nước ta, Đảng ta khẳng định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý “. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao trong khi đó tài nguyên đất là có hạn.Vì vậy mà vấn đề đặt ra với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm đưa ra các văn bản pháp luật quy định về quản lý và sử dụng đất đai để các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân lấy đó làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất. Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng 2 nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý, nhất trí của Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của Ths. Dương Thị Thanh Hà, em tiến hành xây dựng và thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015- T6/2017”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang và đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 6/2017. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 6/2017. - Đưa ra những giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại và làm tăng tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 6/2017. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Phân tích, so sánh, đánh giá lấy các quy định trong văn bản pháp luật đất đai của các cấp, các ngành làm chuẩn. - Kiến nghị và đề xuất đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và điều kiện của địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên bước đầu tiếp cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai. - Đối với thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương góp phần đẩy nhanh công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trong thời gian tới. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ 2.1.1. Cơ sở khoa học * Đối với nhà nước Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước về đất đai. Thành lập cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến địa phương với đội ngũ cán bộ địa chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc cấp GCNQSD đất hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thấy được tầm quan trọng của công tác này, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu đạt được những mục tiêu trong thời gian tới. Chính phủ đã có nhiều chính sách để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất song vẫn còn chậm, đặc biệt là đất ở đô thị. Những năm gần đây Nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi người dân tiến hành thủ tục để được cấp GCN theo phương châm đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết nhanh gọn, đúng luật, đúng trình tự, hạn chế tối đa việc đi lại của người dân. Song theo khảo sát điều tra cho thấy hiện tại đa phần người dân làm thủ tục xin cấp GCN chủ yếu là do nhu cầu thiết yếu như: Để thế chấp vay vốn; mua bán; cho tặng; thừa kế còn lại những trường hợp khác không có nhu cầu xử lý vì chưa có tiền nộp các khoản thu (Bích Liên 2016) [14] * Đăng ký đất đai( ĐKĐĐ) Đăng ký đất đai thực chất là đăng ký quyền sử dụng đất, đây là một thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước thực hiện đối với các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất: Tại khoản 1 điều 95 Luật đất đai 2013 [7] quy định: “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”. 5 Theo khoản 15 điều 3 Luật đất đai 2013[7] quy định rõ và cụ thể như sau: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” * Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( GCNQSDĐ) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng. Tại khoản 20 điều 4 Luật Đất đai 2013[7] quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. * Hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Thông tư 24/2014/TTBTNMT)[2]. Thành phần hồ sơ địa chính bao gồm: - Đối với các địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai gồm: + Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê. + Sổ địa chính. + Bản lưu Giấy chứng nhận. - Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm: + Bản đồ địa chính và sổ mục kê lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có). 6 + Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số. + Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính: - Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính: - Sở TN & MT có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai. + Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương. - VPĐKĐĐ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai. + Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai. + Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho UBND xã, phường, thị trấn sử dụng. - Chi nhánh VPĐKĐĐ thực hiện các công việc quy định như VPĐKĐĐ đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký. - Địa phương chưa thành lập VPĐKĐĐ thì VPĐKQSDĐ các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau: 7 + VPĐKQSDĐ cấp tỉnh chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho VPĐKQSDĐ cấp huyện; thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. + VPĐKQSDĐ cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho UBND cấp xã sử dụng. - UBND xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương. 2.1.2. Cơ sở pháp lý 2.1.1.1. Những văn bản pháp lý * Văn bản sau Luật Đất đai 2003 có hiệu lực:. - Chỉ thị số 05/2006/CT - TTg ngày 22/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003. - Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính. - Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về cấp GCNQSD đất; - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 ban hành về quy định sử dụng đất. 8 * Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực: Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2014; sau đó chính phủ ban hành nhiều Nghị định và Bộ TNMT cũng ban hành một số Thông tư: - Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất; - Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất; - Nghị định 102/2014/NĐ - CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Thông tư số 23/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận); - Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính; - Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; dựng các văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó quy định khá chi tiết, rõ ràng, tạo cở sở pháp lý thuận lợi cho các địa phương tổ chức cấp GCN được tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN . 2.1.2.2. Những nguyên tắc và thẩm quyền về công tác cấp GCNQSDĐ trong Luật Đất Đai 2013 ‫٭‬Nguyên tắc cấp GCNQSDD 9 Tại Điều 98 Luật Đất đai 2013[7] quy định nguyên tắc cấp GCNQSDĐ như sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. 10 Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. - Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. -Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này. ‫ ٭‬Thẩm quyền cấp GCNQSDD Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2013[7], thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau : 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại 11 giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.1.2.3 Trình tự thủ tục tiến hành cấp GCNQSDĐ trong các văn bản dưới luật Trình tự thủ tục đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận theo Nghị định 43 Luật đất đai 2013/NĐ-CP [7] được quy định như sau: 1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43 thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch. 12 Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43 thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ; b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 43 Luật đất đai 2013; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan