Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực thới thuận, phường thới an đông, ...

Tài liệu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực thới thuận, phường thới an đông, quận bình thuỷ, thành phố cần thơ​.

.PDF
70
160
129

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG ĐÀO QUỐC BÌNH Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI KHU VỰC THỚI THUẬN, PHƢỜNG THỚI AN ĐÔNG, QUẬN BÌNH THUỶ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cán bộ hƣớng dẫn Bùi Thị Nga Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc Cần Thơ - 2010 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG ĐÀO QUỐC BÌNH Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SINH HOẠT TẠI KHU VỰC THỚI THUẬN, PHƢỜNG THỚI AN ĐÔNG, QUẬN BÌNH THUỶ, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Cán bộ hƣớng dẫn Bùi Thị Nga Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc Cần Thơ - 2010 i Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ” do Đào Quốc Bình thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng chấm luận văn thông qua. PGS. TS. Trƣơng Thị Nga TS. Bùi Thị Nga KS. Cô Thị Kính ii LỜI CẢM TẠ Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến - Cô Bùi Thị Nga và cô Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy Lê Anh Kha và thầy Trần Sỹ Nam, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn làm việc trong phòng thí nghiệm. - Cô Trƣơng Thị Nga và cô Cô Thị Kính, ngƣời đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn này. Xin chân thành cảm ơn - Các cấp lãnh đạo của phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành luận văn này. - Các thầy cô, các anh chị cán bộ thuộc bộ môn Khoa học môi trƣờng, khoa Môi trƣờng & Tài nguyên thiên nhiên đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này. - Các thành viên của lớp Khoa học môi trƣờng Khóa 32 đã động viên, giúp đỡ trong suốt trong suốt quảng thời gian đại học. Kính dâng Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên ngƣời. iii TÓM LƢỢC Cũng giống nhƣ các vùng miền trong cả nƣớc, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã khiến nguồn nƣớc ở vùng ven thành phố Cần Thơ ngày càng xuống cấp. Nƣớc sông dần bị thay thế bởi nƣớc cấp trong sinh hoạt và ăn uống của ngƣời dân. Đề tài “Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” nhằm đánh giá lại chất lƣợng nƣớc sinh hoạt sau gần 10 năm triển khai chƣơng trình Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn. Kết quả nghiên cứu từ tháng 1 năm 1010 đến tháng 5 năm 2010 cho thấy chất lƣợng nƣớc tại khu vực khảo sát ổn định giữa mẫu tại trạm cấp và vòi nƣớc dẫn vào nhà dân. Có sự biến động khá lớn giữa mẫu nƣớc tại trạm và mẫu nƣớc ở nhà dân. Chất lƣợng nƣớc phụ vào cách thức bảo quản, vệ sinh vật lƣu trữ của ngƣời dân. Qua 2 đợt phân tích, giá trị của các chỉ tiêu đƣợc ghi nhận nhƣ sau: Chỉ tiêu pH dao động trong khoảng 7,4 – 8,9. Chỉ tiêu độ đục dao động trong khoảng 0,0 – 5,3 NTU. Chỉ tiêu độ cứng dao động trong khoảng 70 – 73 mg/L. Chỉ tiêu Amoni dao động trong khoảng 0,06 – 0,92 mg/L. Chỉ tiêu nitrit dao động trong khoảng 0,000 – 0,113 mg/L. Chỉ tiêu nitrat dao động trong khoảng 0,53 – 12,72 mg/L. Chỉ tiêu sắt tổng dao động trong khoảng 0,028 – 0,127 mg/L. Chỉ tiêu E.coli không phát hiện. Chỉ tiêu Coliform dao động trong khoảng từ KPH – 336 CFU/mL. iv MỤC LỤC Chương Trang v Bìa phụ i ii iii iv v vii viii ix 1 Trang chấp nhận của hội đồng Lời cảm tạ Tóm lƣợc Mục lục Danh sách từ viết tắt Danh sách hình Danh sách bảng I ĐẶT VẤN ĐỀ II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời 2.2 Tình hình cung cấp nƣớc sạch và ô nhiễm nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam 2.3 Các chỉ tiêu phân tích 2.3.1 pH 2.3.2 Độ đục 2.3.3 Độ cứng 2.3.4 Sắt tổng 2.3.5 Các hợp chất của nitơ 2.3.6 Coliform và E.coli 2.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu 2.4.1 Vị trí địa lý 2.4.2 Quản lý hành chính 2.4.3 Kinh tế xã hội 2.4.4 Văn hóa giáo dục 2.4.5 Y tế và sức khỏe cộng đồng III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm và thời nghiên cứu 3.2.2 Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu 3.2.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu 3.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin 3.4 Xử lý số liệu vi 3 3 3 4 4 5 5 5 6 7 8 8 9 9 9 9 11 11 11 11 11 14 vii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT BTY: Bộ Y Tế Ctv: Cộng tác viên KPH Không phát hiện MT: Môi Trƣờng QCVN: Quy chuẩn Việt Nam Tp: Thành phố UBND: Uỷ Ban Nhân Dân UNICEP: United Nations International Children’s Emergency Fund: Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc World Health Organization: Tổ chức sức khỏe thế giới WHO: viii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 2.2 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19 4.20 Tên hình Bản đồ hành chính phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Sơ đồ vị trí các điểm thu mẫu qua 2 đợt Sơ đồ của trạm cấp nƣớc khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ Nhu cầu sử dụng nƣớc của ngƣời dân Cách bảo quản nguồn nƣớc trong vật chứa của ngƣời dân Mực nƣớc còn lại trong vật chứa khi súc rửa Thời gian lƣu trữ nƣớc trong vật chứa của ngƣời dân Biến động giá trị pH tại các điểm thu mẫu qua đợt 1 Biến động giá trị pH tại các điểm thu mẫu qua đợt 2 Biến động giá trị pH tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt Biến động giá trị độ cứng tại các điểm thu mẫu qua đợt 1 Biến động giá trị độ cứng tại các điểm thu mẫu qua đợt 2 Biến động giá trị độ cứng tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt Biến động giá trị amoni tại các điểm thu mẫu qua đợt 1 Biến động giá trị amoni tại các điểm thu mẫu qua đợt 2 Biến động giá trị amoni tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt Biến động giá trị nitrat tại các điểm thu mẫu qua đợt 1 Biến động giá trị nitrat tại các điểm thu mẫu qua đợt 2 Biến động giá trị nitrat tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt Biến động giá trị sắt tổng tại các điểm thu mẫu qua đợt 1 Biến động giá trị sắt tổng tại các điểm thu mẫu qua đợt 2 Biến động giá trị săt tổng tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt ix Trang 9 12 18 19 20 20 22 23 24 24 27 28 28 29 30 31 34 35 35 36 37 38 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 3.2 3.3 4.1 4.2 4.3 Tên bảng Phƣơng pháp bảo quản mẫu theo TCVN 5943 - 1995 Phƣơng pháp phân tích mẫu Hóa chất cần thiết cho việc phân tích mẫu Biến động giá trị độ đục tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt Biến động giá trị nitrit qua 2 đợt Biến động vi sinh qua 2 đợt thu mẫu x Trang 13 14 15 25 32 39 xi CHƢƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn của Thủ tƣớng chính phủ đến nay đã mang lại thành quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mạng lƣới trạm cấp nƣớc vẫn chƣa phủ hết các địa phƣơng và các mối đe dọa tiềm tàng từ nguồn nƣớc chƣa đảm bảo vệ sinh vẫn còn thƣờng trực đối với cộng đồng. Tại một số địa phƣơng, mặt dù đã có trạm cấp nƣớc sinh hoạt nhƣng chất lƣợng nƣớc vẫn chƣa đảm bảo an toàn cho ngƣời dân địa phƣơng. Nguyên nhân của vấn đề này là do nguồn nƣớc bị ô nhiễm, trạm xuống cấp và cách thức sử dụng nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân. Năm 2007, Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ đã tiến hành khảo sát ở 10 phƣờng, xã, gồm các phƣờng Thới Long, Thới An, Châu Văn Liêm, Phƣớc Thới (quận Ô Môn); Phú Thứ, Ba Láng (quận Cái Răng); Các xã Giai Xuân, Nhơn Ái (huyện Phong Điền); Thới Đông, Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ) về tình hình sử dụng nƣớc sạch. Kết quả khảo sát cho thấy, ở các xã, phƣờng này chỉ có khoảng 60% hộ dân sử dụng nƣớc sạch, trong đó chủ yếu là sử dụng nƣớc từ các trạm cấp nƣớc tập trung và giếng bơm tay của hộ gia đình. Hơn 40% hộ dân vẫn còn sử dụng nƣớc qua lắng lọc tự nhiên. Ban Văn hóa - Xã hội nhận định: “Việc đầu tƣ xây dựng và cung cấp nƣớc sạch chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của ngƣời dân. Trong khi đó, nguồn nƣớc sinh hoạt hiện nay đang bị ô nhiễm do chất thải trong sản sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy sản… ngày càng nhiều”. Phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là địa phƣơng tuy nằm không xa trung tâm thành phố nhƣng công tác nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, chỉ mới có khoảng 85% cƣ dân trong khu vực sử dụng nƣớc sạch (UBND phƣờng Thới An Đông, 2009). Cho đến nay, chƣa có số liệu thống kê hay thông tin về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại các hộ dân. Do vậy đề tài “Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt tại khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện với mục tiêu tổng quát là đánh giá hiện trạng lƣu trữ và sử dụng nƣớc sinh hoạt từ nƣớc cấp của ngƣời dân khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Các mục tiêu cụ thể của đề tài: 1. Điều tra, khảo sát cách thức sử dụng nƣớc sinh hoạt phƣờng khu vực Thới Thuận, phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ dựa theo tiêu chuẩn Bộ Y tế hiện hành. 2. Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc dùng trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày tại các hộ gia đình và đề xuất biện pháp cải thiện chất 1 lƣợng nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân trên địa bàn phƣờng Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. 2 CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tầm quan trọng của nƣớc sạch đối với đời sống con ngƣời Nƣớc có vai trò rất quan trọng trong đời sống con ngƣời. Theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), có khoảng 88% các loại bệnh tật đều có liên quan đến nƣớc sử dụng không sạch. Trên thế giới có khoảng 1,1 tỉ ngƣời không đƣợc sử dụng nƣớc sạch; 2,6 tỷ ngƣời không có đủ các điều kiện vệ sinh thích hợp. Hàng năm có hàng tỷ ngƣời mắc bệnh và hàng triệu ngƣời chết do sử dụng nƣớc bị ô nhiễm (WHO, 1993). Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, các nƣớc đang phát triển mỗi năm có khoảng 830 triệu ngƣời không có đủ nguồn nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh. Ở Việt nam mặc dù đã có nhiều nổ lực trong những năm qua nhƣng hiện tại vẫn còn 17 triệu trẻ em (khoảng 52%) không có nƣớc sạch sử dụng, và 20 triệu trẻ em (khoảng 59%) không đƣợc tiếp cận với các phƣơng tiện vệ sinh. Số này còn cao hơn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các vùng sâu vùng xa. Cụ thể 87% cộng đồng các dân tộc thiểu số không đƣợc tiếp cận với nƣớc sạch, 10% trẻ em khu vực nội thành chƣa tiếp cận với các phƣơng tiện vệ sinh so với 40% ở khu vực nông thôn (UNICEF, 2008). Có tới hơn 80% các bệnh có liên quan đến nguồn nƣớc. Các bệnh chủ yếu là: tiêu chảy, thƣơng hàn, giun sán, viêm gan; nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm bẩn chất hữu cơ và vi sinh vật, từ đó tác động trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời đặc biệt ở ngƣời già và trẻ em (Bộ Khoa Học Công Nghệ & MT, 2001). Vào những năm 1991 – 1992, mới có khoảng 60% dân số nông thôn đƣợc cung cấp nƣớc sinh hoạt, chủ yếu là nguồn nƣớc giếng các loại. Tình trạng ô nhiễm các nguồn nƣớc này tƣơng đối nặng nề do sự buông lỏng trong quản lý vệ sinh môi trƣờng, đặc biệt là việc sử dụng phân tƣơi bón ruộng trong nông nghiệp (Cao Minh Chánh và ctv, 1992; Hoàng Đình Hồi, 1992). 2.2 Tình hình cung cấp nƣớc sạch và ô nhiễm nƣớc sinh hoạt ở Việt Nam Việt Nam cũng bắt đầu triển khai chƣơng trình quốc gia cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng từ năm 1988. Từ đó nhiều nguồn nƣớc đảm bảo vệ sinh đƣợc đƣa vào sử dụng, giải quyết nguồn nƣớc sạch cho hàng chục triệu ngƣời. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đến năm 2010 đã đƣợc chính phủ phê duyệt, theo đó 80% dân số nông thôn sẽ đƣợc sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 25,7% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch (Lê Thế Thự, 1994). Theo Tôn Thất Bách và ctv (1996), ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ sử dụng giếng khơi là 42%, nƣớc mặt là 3 39,4%. Vùng ven biển sử dụng nƣớc mƣa khoảng 83,4%. Toàn quốc chỉ có khoảng 20 – 30% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Nhìn chung, trung bình toàn quốc có 12% hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc bề mặt không đƣợc đảm bảo vệ sinh làm nƣớc ăn uống và sinh hoạt. Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long có từ 42 – 47% dân số nông thôn sử dụng nguồn nƣớc mặt không đảm bảo vệ sinh làm nƣớc ăn uống hàng ngày; cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long và An Giang với tỷ lệ tƣơng ứng là 88%, 81% và 70%. Kết quả điều tra trên diện rộng về y tế quốc gia đƣợc Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục thống kê thực hiện trên 36.000 hộ gia đình trong phạm vi 1.200 phƣờng xã trên toàn quốc đã đƣợc công bố ngày 25 tháng 9 năm 2003 cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc máy là 15,7%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 21%. Nhƣ vậy còn một phần lớn các hộ gia đình vẫn đang phải sử dụng các loại nhà tiêu khác không hợp vệ sinh nhƣ nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá… Đó là những nguy cơ cao gây ô nhiễm các nguồn nƣớc bề mặt trong đó có các nguồn nƣớc sinh hoạt ở cộng đồng, hiện đang là vấn đề môi trƣờng và sức khỏe ở nhiều vùng nông thôn hiện nay. Nƣớc không sạch là nguyên nhân gây nên các bệnh đƣờng tiêu hóa. Năm 2006 TP Cần Thơ có 16.304 ngƣời bệnh tiêu chảy, năm 2007 tăng lên 19.681 ngƣời bệnh (Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ, 2007). 2.3 Các chỉ tiêu phân tích: 2.3.1 pH Tính acid cũng nhƣ tính kiềm của nƣớc thƣờng đƣợc biểu thị bằng đại lƣợng pH, có giá trị đƣợc định nghĩa theo phƣơng trình sau: pH = -log[H+]. Tính chất của nƣớc đƣợc xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7, nƣớc có tính trung tính; Khi pH > 7, nƣớc có tính kiềm; Khi pH < 7, nƣớc có tính acid. Vai trò của độ pH trong nƣớc có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý hóa, thí dụ khi xử lý nƣớc bằng hóa học, quá trình chỉ có hiệu quả tối ƣu ở một giá trị pH nhất định trong những điều kiện nhất định (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000). pH ảnh hƣởng đến các hoạt động sinh học trong nƣớc, liên quan đến tính hòa tan và tính ăn mòn. pH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng pháp xử lý nƣớc. Giá trị độ pH cho phép trong nƣớc sinh hoạt từ 6,5 8,5 (Bộ Y tế, 2009). Quá trình quang hợp sinh vật tiêu thụ CO2. Quá trình này có ảnh hƣởng rất lớn đến hàm lƣợng CO2 trong lớp nƣớc mặt trên trái đất. Trong một số trƣờng hợp nƣớc bị mặt trời chiếu gay gắt, nhiệt độ cao, cƣờng độ quang hợp lớn làm cho lớp 4 nƣớc hầu nhƣ không có CO2, giá trị pH tăng lên, và thƣờng lớn hơn 8.4 (Nguyễn Văn Bảo, 2002). 2.3.2 Độ đục Độ đục của nƣớc hình thành bởi các chất lơ lửng nhƣ: đất cát, phù sa, chất mùn, chất hữu cơ, chất sắt,…có trong nƣớc); là nơi trú ẩn của các vi khuẩn gây bệnh, các hoá chất, thuốc trừ sâu và các kim loại nặng,… Hiệu lực khử trùng sẽ bị giảm mạnh nếu nƣớc có độ đục cao, vì chất khử trùng không thể tiếp cận với vi khuẩn do hàng rào cản vật lý hoặc tạo ra các phản ứng hoá học với các chất gây đục làm giảm khả năng khử trùng. Do vậy, theo tiêu chuẩn về nƣớc sạch thì nƣớc uống phải trong, việc sử dụng nƣớc đục sẽ gây nguy hại cho sức khoẻ (Nguyễn Kim Hồng, 2002). Theo tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc ăn uống ban hành ngày 17/6/2009 của Bộ Y Tế Việt Nam: giá trị độ đục cho phép là 2 NTU. 2.3.3 Độ cứng Độ cứng của nƣớc là đại lƣợng biểu thị hàm lƣợng các ion canxi, magie có trong nƣớc. Trong xử lý nƣớc thƣờng phân biệt ba loại độ cứng: độ cứng toàn phần, độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cữu. Dùng nƣớc có độ cứng cao có tác hại là các ion canxi, magie kết tủa gây trở ngại cho cho quá trình sản xuất. Khi tính theo hàm lƣợng CaCO3 trong nƣớc, ngƣời ta có thể chia ra làm 3 loại: Nƣớc mềm có chứa ít hơn 50 mg CaCO3/l. Nƣớc thƣờng có chứa đến 150 mg CaCO3/l. Nƣớc cứng có chứa trên 300 mg CaCO3/l.(Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000). Theo quyết định 06/2009/QĐ-BYT về tiêu chuẩn nƣớc sạch giá trị độ cứng cho phép tối đa là 300mg/L. 2.3.4 Sắt tổng Trong nƣớc ngầm, sắt thƣờng tồn tại ở dạng hóa trị II của các muối bicacbonat, sunfat, clorua hòa tan, đôi khi sắt tồn tại trong keo của acid humic hoặc keo silic. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các chất oxy hóa, sắt (II) bị oxy hóa thành sắt (III) và kết tủa thành bông cặn Fe(OH)3 có màu nâu đỏ. Nƣớc bề mặt thƣờng chứa sắt (III) tồn tại ở dạng keo hữu cơ, cặn hoặc huyền phù. Nƣớc thiên nhiên thƣờng có sắt với hàm lƣợng tới 30 mg/l, đôi khi cao hơn. Với hàm lƣợng sắt lớn hơn 0,5 mg/l, nƣớc có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt … Các cặn sắt kết tủa làm tắc 5 hoặc làm giảm khả năng vận chuyển của hệ thống dẫn nƣớc (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000). Sắt ít gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng ảnh hƣởng đến ngƣời sử dụng và trong sản xuất: sắt làm cho nƣớc có mùi tanh kim loại, để lại những vết gỉ vàng trên quần áo, nƣớc có sắt khi pha chè sẽ làm mất hƣơng vị của chè, nếu nấu cơm sẽ làm cơm có màu xám ( Nguyễn Kim Hồng, 2002). Hàm lƣợng sắt tổng (Fe2+ + Fe3+) tối đa cho phép trong nƣớc loại A là 0,3 mg/L (Bộ Y Tế, 2009). 2.3.5 Các hợp chất của nitơ Các hợp chất của nitơ trong nƣớc là kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và trong các nguồn phân bón mà con ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp đƣa vào nguồn nƣớc. Các hợp chất này thƣờng tồn tại dƣới dạng amoniac, nitric, nitrat và cả dạng nguyên tố nitơ (N 2). Có thể mô tả quá trình sinh thành các hợp chất nitơ trong sinh quyển theo sơ đồ dƣới đây: Quá trình oxy hóa Nitrosomonas Protein NH3 Nitrobacter NO2- NO3- N2 Quá trình khử nitơ Dựa vào sơ đồ trên ta có thể nói rằng, tùy theo mức độ có mặt của các hợp chất nitơ mà ta có thể biết đƣợc mức độ ô nhiễm nguồn nƣớc. Khi nƣớc mới bị nhiễm bẩn bởi phân bón hoặc nƣớc thải, trong nguồn nƣớc có NH 3, NO2-, NO3-. Sau một thời gian NH3 và NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Nhƣ vậy: Nếu nƣớc chứa NH3 và nitơ hữu cơ thì coi nhƣ nƣớc mới bị nhiễm bẩn và nguy hiểm. Nếu nƣớc chủ yếu có NO2- thì nƣớc đã bị ô nhiễm thời gian dài hơn, ít nguy hiểm hơn. Nếu nƣớc chủ yếu là NO3- thì quá trình oxy hóa đã kết thúc. Ở điều kiện yếm khí, NO3- sẽ bị khử thành N2 bay lên. Amoniac là chất gây nhiễm độc trầm trọng cho nƣớc, gây độc cho các loài cá. Việc sử dụng rộng rãi các nguồn phân bón hóa học cũng làm cho hàm lƣợng amoniac trong nƣớc tự nhiên tăng lên. Trong nƣớc ngầm và trong nƣớc đầm lầy hay gặp nitrat (NO3-) và amoniac với hàm lƣợng cao. Ngƣời ta đã phát hiện nếu trong 6 nƣớc uống có chứa hàm lƣợng cao NO3- thƣờng gây bệnh xanh xao ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến tử vong (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000). Khi hàm lƣợng NO3- trong nƣớc quá cao > 10 mg/L thì rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, vì độ pH trong dịch dạ dày trẻ sơ sinh gần nhƣ trung tính nên thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn khử NO2 trở về dạng NO2- kết hợp với haemoglobin (Hb) gây nên bệnh Methaemoglobin (MetHb) ngăn cản oxy tiếp xúc với hồng cầu vào máu để tới các cơ quan, (giống nhƣ ngộ độc vỏ khoai mì), đồng thời trong cơ thể trẻ sơ sinh không có loại men chuyển MetHb trở về Hb nhƣ ngƣời trƣởng thành nên bệnh ngày càng trầm trọng hơn (Đào Ngọc Phong, 2001). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng đến sức khỏe do sự hiện diện của nitrat trong nƣớc khi nitrat chuyển hóa thành nitrit. Nitrit có thể oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin, là loại huyết sắc tố không có khả năng vận chuyển oxy trong máu và có khả năng gây tử vong ở trẻ em (Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng, 2001). Ngoài ra nitrit có thể tác dụng với các acid amin để tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây độc và ung thƣ (Đặng Kim Chi, 2001). Với ngƣời liều dùng 1 gam uống nhiều lần hoặc 4 gam uống làm nhiều lần trong ngày cũng có thể gây ngộ độc. Trẻ em lại càng nhạy cảm hơn và trẻ càng ít tuổi (từ 6 tháng trở xuống) lại càng dễ bị ngộ độc. Nhiều trƣờng hợp trẻ em bị ngộ độc do uống nƣớc có nitrat (từ 93 – 443 mg/L nƣớc), trẻ em bị bệnh khó tiêu hóa, với liều dùng 50 mg/L đã bị ngộ độc (Lƣơng Đức Phẩm, 2002). Theo tiêu chuẩn nƣớc ăn uống hàm lƣợng Amoni tính theo NH 4+ là 3 mg/L. Hàm lƣợng Nitrat là 50 mg/L. Hàm lƣơng Nitrit là 3mg/L (Bộ Y tế, 2009). 2.3.6 Coliform và E.coli Coliform là nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đƣờng ruột (Enterobacteriaceae) có khả năng lên men đƣờng lacto ở 370C (bao gồm E. coli, Citrobacter, Klebsiella) có thể dùng nhƣ chỉ điểm vệ sinh về phƣơng diện vi sinh thể hiện hiệu quả của việc xử lý nƣớc (Feachem r.g, 2005). E.Coli (Escherichia coli) là vi khuẩn có khả năng tạo thành các khuẩn lạc ở 0 35 C 0,50C hoặc 370C 0,50C trong điều kiện hiếu khí trong một môi trƣờng lactoza nuôi cấy chọn lọc kèm theo việc tạo thành axit (và andehyt) trong vòng 24 giờ, thƣờng cƣ trú trong ruột già của ngƣời và động vật máu nóng, mỗi gram phân ngƣời chứa tới 109 con E.Coli. Khi có E.Coli trong nƣớc nghĩa là nƣớc bị nhiễm phân và gây nguy hiểm. E.Coli là nguồn gốc của các trực khuẩn thƣơng hàn và lỵ, trong quá trình tiến hóa từ lối sống tự do dần dần ăn bám vào cơ thể con ngƣời tạo ra trực khuẩn thƣơng hàn và lỵ. Chỉ số Coli là số lƣợng E.Coli có trong một lít nƣớc. Nƣớc uống không đƣợc có E.Coli (Đào Ngọc Phong, 2001). 7 Trong chất thải của ngƣời và động vật luôn có loại vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nƣớc chứng tỏ nguồn nƣớc đã bị ô nhiễm bởi phân, rác, chất thải của ngƣời và động vật và có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh. Số lƣợng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức nhiễm bẩn của nguồn nƣớc. Đặc tính của E.coli là có khả năng tồn tại cao hơn các loài vi trùng gây bệnh khác, do đó sau khi xử lý nếu trong nƣớc không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định vi khuẩn E.coli thƣờng đơn giản và nhanh chóng cho nên loại vi khuẩn này đƣợc chọn làm vi khuẩn đặc trƣng trong việc xác định mức nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nƣớc. Ngƣời ta phân biệt trị số E.coli và chỉ số E.coli. Trị số E.coli là đơn vị thể tích nƣớc có chứa 1 vi khuẩn E.coli, còn chỉ số E.coli là số lƣợng E.coli có trong 1 lít nƣớc (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2000). Theo Quyết định 06/2009QĐ-BYT, không đƣợc phép có mặt Coliform tổng số, E.coli hay E.coli chịu nhiệt trong nƣớc dùng để ăn uống. 2.4 Tổng quan về vùng nghiên cứu 2.4.1 Vị trí địa lý Phƣờng Thới An Đông nằm trên tỉnh lộ 917 nối liền quốc lộ 91B và quốc lộ 91(đƣờng Lê Hồng Phong). Khu vực cũng có nhánh sông thuộc hệ thống sông Trà Nóc chảy qua. Đƣờng giao thông liên phƣờng và các khu vực đã đƣợc đã đƣợc bêtông hóa. Các cầu Bôn Điều, Sáu Khế, Sáu Sao, … trên tỉnh lộ 917 đang hoàn tất giai đoạn thi công. Tuy nhiên trong phƣờng vẫn còn nhiều cầu cũ kỹ, đặc biệt là tại Bến đò Ngã Ba vẫn còn dùng phà loại nhỏ để lƣu thông, mặc dù đây là khu vực khá nhạy cảm của Thới An Đông, bao gồm Trạm Y tế, Ủy Ban nhân dân, Trƣờng Trung học cơ sở, ….. Phía Bắc: giáp phƣờng Phƣớc Thới, quận Ô Môn. Phía Tây: giáp phƣờng Trƣờng Lạc, quận Ô Môn. Phía Nam: giáp xã Giai Xuân, huyện Phong Điền. Phía Đông: giáp phƣờng Trà Nóc, phƣờng Trà An, phƣờng Long Hòa quận Bình Thủy (UBND phƣờng Thới An Đông, 2009). 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng