Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững khu bảo tồn thiên nhiên v...

Tài liệu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững khu bảo tồn thiên nhiên vùng bắc tây nguyên nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia kon ka kinh

.PDF
265
29
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---***--- Giang Văn Trọng ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2020 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---***--- Giang Văn Trọng ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 9850101.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS Trương Quang Hải 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Hội Hà Nội – 2020 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Giang Văn Trọng 3 LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, tâm huyết và tận tình của GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS Nguyễn Đăng Hội. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến hai Thầy. Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của quý thầy cô và các cán bộ của Khoa Địa lý, Phòng Sau Đại học, Bộ môn Địa mạo và Địa lý - Môi trường biển, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Đồng thời, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các nhà khoa học đã chỉ bảo và đóng góp quý báu để tác giả hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên” (mã số TN3/T18), đề tài Ủy ban hỗn hợp Liên Chính phủ Việt Nam - Liên Bang Nga “Nghiên cứu tổ chức cấu trúc - chức năng các hệ sinh thái rừng nhiệt đới phục vụ quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững” (mã số E.1.2), Ban Giám đốc và các cán bộ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ tư liệu, khảo sát thực địa và giúp đỡ chân tình trong suốt quá trình NCS thực hiện luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội đã dành những điều kiện thuận lợi nhất, những lời động viên chân thành, những trao đổi học thuật sâu sắc để NCS có cơ hội phấn đấu, hoàn thiện bản thân hơn trong nghiên cứu và học tập. Tác giả luận án xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh để động viên, khích lệ, giúp đỡ tác giả trong hành trình thực hiện luận án, là nguồn động lực lớn lao để tác giả hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận án i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AHP ASEAN Analytic Hierarchy Process (Kỹ thuật phân tích thứ bậc) Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) BTTN Bảo tồn thiên nhiên CQ Cảnh quan DLMH Du lịch mạo hiểm DLND Du lịch nghỉ dưỡng DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học ĐKTN Điều kiện tự nhiên IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu LSNG Lâm sản ngoài gỗ NĐCP Nghị định Chính phủ OTC Ô tiêu chuẩn PVCQ Phân vùng cảnh quan PVDL Phân vùng du lịch SĐVN Sách đỏ Việt Nam SKCĐ Sinh kế cộng đồng SPDL Sản phẩm du lịch TCLT Tổ chức lãnh thổ TNTN Tài nguyên Thiên nhiên World Tourism Organization UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc) VQG Vườn Quốc gia i MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3 4. Những điểm mới của luận án......................................................................................... 3 5. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 4 6. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn ....................................................................................... 4 7. Cơ sở dữ liệu .................................................................................................................. 4 8. Cấu trúc luận án ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6 1.1.1. Hướng nghiên cứu cảnh quan tại các khu bảo tồn thiên nhiên ................................ 6 1.1.2. Hướng nghiên cứu du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên ........................... 8 1.1.3. Hướng đánh giá cảnh quan các khu bảo tồn thiên nhiên cho phát triển du lịch bền vững ................................................................................................................................. 12 1.1.4. Các nghiên cứu về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh liên quan đến luận án .............. 19 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 23 1.2.1. Cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên ....................................................................... 23 1.2.2. Du lịch bền vững trong khu bảo tồn thiên nhiên ................................................... 32 1.2.3. Đánh giá cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên cho phát triển du lịch ..................... 37 1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................... 40 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................................... 40 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 42 1.3.3. Thiết kế quá trình nghiên cứu ................................................................................ 49 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN (Nghiên cứu Trường hợp VQG Kon Ka Kinh) .......................... 53 2.1. Khái quát các khu bảo tồn thiên nhiên ở Bắc Tây Nguyên ...................................... 53 2.2. Đặc điểm các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ........... 57 2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế .............................................................................................. 57 i 2.1.2. Địa chất .................................................................................................................. 58 2.1.3. Địa mạo .................................................................................................................. 60 2.1.4. Khí hậu, sinh khí hậu và thủy văn ......................................................................... 62 2.1.5. Thổ nhưỡng............................................................................................................ 65 2.1.6. Thảm thực vật ........................................................................................................ 66 2.1.7. Dân cư và hoạt động kinh tế-xã hội ....................................................................... 69 2.3. Đặc điểm cảnh quan Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh ................................................. 70 2.3.1. Hệ thống phân vị cảnh quan .................................................................................. 70 2.3.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan ............................................................. 71 2.3.3. Lát cắt cảnh quan ................................................................................................... 80 2.3.4. Chức năng cảnh quan............................................................................................. 81 2.3.5. Tính nhịp điệu mùa của cảnh quan ........................................................................ 83 2.4. Phân vùng cảnh quan ............................................................................................... 87 2.4.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân vùng ......................................................................... 87 2.4.2. Các tiểu vùng cảnh quan ........................................................................................ 88 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH .......................... 92 3.1. Giá trị cảnh quan ...................................................................................................... 92 3.1.1. Giá trị sinh học....................................................................................................... 92 3.1.2. Giá trị địa học ...................................................................................................... 100 3.1.3. Giá trị văn hóa ..................................................................................................... 103 3.1.4. Giá trị thẩm mỹ .................................................................................................... 105 3.2. Đánh giá cảnh quan................................................................................................ 108 3.2.1. Đánh giá cảnh quan cho mục tiêu bảo tồn ........................................................... 108 3.2.2. Đánh giá cảnh quan cho mục tiêu phát triển sinh kế cộng đồng ......................... 110 3.2.3. Đánh giá cảnh quan cho mục tiêu phát triển du lịch ........................................... 112 3.2.4. Đánh giá tổng hợp tiềm năng cho phát triển du lịch bền vững và phân nhóm quản lý đa mục tiêu................................................................................................................. 117 ii 3.3. Phân tích thực trạng khai thác cảnh quan cho phát triển du lịch .......................... 121 3.4. Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển du lịch bền vững ............... 123 3.4.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch ............................................................. 123 3.4.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch .............................................. 126 3.5. Giải pháp phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cộng đồng .......................................................................................................... 131 3.5.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch ................................................................. 131 3.5.2. Giải pháp thực hiện tổ chức không gian phát triển du lịch bền vững.................. 133 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 136 PHỤ LỤC iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thiết kế quá trình nghiên cứu ....................................................................49 Bảng 2.1. Tài nguyên đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn thực vật bậc cao của các Vườn Quốc gia vùng Tây Nguyên ........................................................................................ 53 Bảng 2.2. Tài nguyên đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn các loài thú tại một số KBTTN tiêu biểu vùng Tây Nguyên ........................................................................................ 54 Bảng 2.3. Hệ thống phân loại cảnh quan VQG Kon Ka Kinh ...................................71 Bảng 2.4. Chú giải bản đồ cảnh quan .........................................................................73 Bảng 2.5. Thời kỳ ra hoa, kết quả của một số thực vật ưu thế trong cảnh quan ........84 Bảng 2.6. Một số loài chim có âm thanh cao và xuất hiện phổ biến tại Vườn ..........85 Bảng 3.1. Cấu trúc phân bố thảm thực vật tại VQG Kon Ka Kinh ............................ 93 Bảng 3.2. Phân bố các loài động vật theo cảnh quan, VQG Kon Ka Kinh ................98 Bảng 3.3. Tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá cho mục tiêu bảo tồn .......................108 Bảng 3.4. Tiêu chí và thang điểm đánh giá cho phát triển sinh kế cộng đồng .........110 Bảng 3.5. Tiêu chí và thang điểm đánh giá cho du lịch sinh thái.............................112 Bảng 3.6. Tiêu chí và thang điểm đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng ........................115 Bảng 3.7. Tiêu chí và thang điểm đánh giá cho du lịch mạo hiểm ..........................117 Bảng 3.8. Phân nhóm cảnh quan theo 3 biến du lịch, bảo tồn và cộng đồng ...........119 Bảng 3.9. Định hướng phát triển và quản lý cho các tiểu vùng ...............................120 Bảng 3.10. Tổng hợp đặc điểm không gian phát triển du lịch .................................127 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình của Swanwick (2000) về cảnh quan ............................................24 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu ......................................................... 51 Hình 2.1. Lược đồ vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................. 57 Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng tại các trạm khí tượng ......62 Hình 2.3. Bản đồ cảnh quan .......................................................................................72 Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc thảm thực vật tại cảnh quan thung lũng sông Ayun ở độ cao 950-1.000m VQG Kon Ka Kinh ................................................................................96 Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc thảm thực vật hỗn giao lá rộng - lá kim độ cao >1.500m VQG Kon Ka Kinh .....................................................................................................97 Hình 3.3. Biểu đồ thống kê bức ảnh được chọn theo phương pháp cho điểm .........105 Hình 3.4. Biểu đồ thống kê bức ảnh được chọn theo phương pháp so sánh ............106 Hình 3.5. Biểu đồ thống kê lý do người đánh giá lựa chọn bức ảnh được cho là hấp dẫn ..................................................................................................................................107 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu bảo tồn thiên nhiên được đặc trưng bởi hệ sinh thái đa dạng, môi trường sống đặc thù của nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm, các cảnh quan có giá trị văn hoá, lịch sử đặc biệt. Chính vì vậy, nơi đây ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách. Trên toàn cầu, ước tính có gần 8 tỉ chuyến đi đến các khu bảo tồn mỗi năm [125]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, con số này vào khoảng 2 triệu lượt người [98]. Bên cạnh chức năng du lịch, khu bảo tồn được thành lập nhằm đáp ứng đồng thời nhiều chức năng khác nhau như bảo vệ sự đa dạng các loài động thực vật, duy trì và bảo vệ lợi ích từ môi trường, cảnh quan cũng như các giá trị đặc biệt về tự nhiên và văn hóa, cung cấp dịch vụ môi trường,… Hoạt động du lịch một mặt tác động tích cực, nâng cao hiệu quả kinh tế, sinh thái, xã hội cho khu bảo tồn, mặt khác khi không được quản lý hiệu quả, du lịch sẽ gây ra tác động tiêu cực ảnh hưởng tới toàn bộ địa hệ thống. Vì thế, để đảm bảo thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chức năng quan trọng của khu bảo tồn, cần thiết tiến hành nghiên cứu phát triển du lịch theo định hướng bền vững. Cảnh quan được coi như không gian - đảm nhận các chức năng quan trọng đối với con người và sinh giới. Đánh giá cảnh quan là một trong những nội dung nghiên cứu căn bản của địa lý học ứng dụng. Nhiệm vụ đánh giá nhằm tìm ra quy luật địa sinh thái lãnh thổ, xác định mức độ phù hợp của các hoạt động kinh tế - xã hội phân hóa theo không gian, đóng góp vào việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, cơ sở phương pháp luận và cách thức vận dụng tiếp cận cảnh quan cho nghiên cứu khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững còn nhiều điểm chưa rõ. Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú với 166 khu bảo tồn thiên nhiên [12], đây thực sự là tài sản, nguồn lực quý giá, nhằm phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị. Chính vì vậy, cần thiết xác định căn cứ lý luận và thực tiễn, nhằm làm rõ cách thức vận dụng tiếp cận cảnh quan vào nghiên cứu du lịch bền vững tại KBTTN, hướng tới tạo được sản phẩm khoa học có thể cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp ở Việt Nam. Vùng Bắc Tây Nguyên có tính đa dạng sinh học, đa dạng địa học, đa dạng văn hóa độc đáo của Việt Nam. Lãnh thổ bao gồm hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai, hình thành nên hệ thống 5 khu bảo tồn thiên nhiên (2 Vườn Quốc gia, 2 khu dự trữ thiên nhiên, 1 khu bảo tồn loài và sinh cảnh), trong đó 3 khu được vinh danh là Vườn Di sản ASEAN của Việt Nam (VQG Chư Mom Ray, KBTTN Ngọc Linh và VQG Kon Ka Kinh) chứa 1 đựng nhiều tiềm năng du lịch độc đáo. Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 10 Vườn Di sản ASEAN. VQG Kon Ka Kinh được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu trường hợp của luận án này. Kon Ka Kinh mang những nét đặc trưng điển hình về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên. Vườn thể hiện yếu tố nổi trội về vị trí địa lý, quyết định đến những lợi thế đặc biệt trong liên kết du lịch. Bên cạnh đó, vườn quốc gia nằm trong trục liên kết liên vùng kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Và liên kết nội vùng với khu vực địa văn hóa An Khê phân bố liền kề, gắn với địa danh “Tây Sơn thượng đạo” và di tích khảo cổ học có giá trị ngoại hạng, minh chứng cho lịch sử tụ cư xa xưa con người trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, Kon Ka Kinh cũng như phần lớn các khu bảo tồn thiên nhiên còn nhiều hạn chế trong phát huy lợi thế tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, công tác phân tích, đánh giá tổng thể tài nguyên du lịch, cảnh quan còn chưa được quan tâm cũng như chưa thực hiện một cách đầy đủ. Việc phát triển du lịch thiếu định hướng tổ chức không gian, thiếu sản phẩm du lịch đặc thù và giải pháp cụ thể phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cộng đồng theo hướng bền vững. Tình trạng này nếu chậm sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực đến sự phát triển bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên. Với những lý do trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững khu bảo tồn thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên - nghiên cứu trường hợp Vườn quốc gia Kon Ka Kinh” được đặt ra mang tính cấp thiết, cho phép làm sáng tỏ việc vận dụng tiếp cận cảnh quan trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững qua đó góp phần phát đưa du lịch phát triển tại VQG Kon Ka Kinh nói riêng và ở các KBTTN vùng Bắc Tây Nguyên nói chung. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu a. Mục tiêu: Làm rõ được đặc điểm, sự phân hóa và các giá trị của cảnh quan tạo cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững VQG Kon Ka Kinh. b. Nội dung: 1) Tổng quan và xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch bền vững khu bảo tồn thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên, áp dụng cho VQG Kon Ka Kinh; 2) Phân tích cấu trúc, chức năng, tính nhịp điệu mùa của cảnh quan và phân vùng cảnh quan VQG Kon Ka Kinh; 2 3) Phân tích giá trị sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ cảnh quan của VQG Kon Ka Kinh; 4) Đánh giá tổng hợp cảnh quan VQG Kon Ka Kinh cho bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao sinh kế cộng đồng và phát triển du lịch; 5) Định hướng không gian và giải pháp phát triển du lịch bền vững VQG Kon Ka Kinh gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế cộng đồng. 3. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian 1) Nghiên cứu tổng quan cho các khu bảo tồn thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên. 2) Nghiên cứu trường hợp VQG Kon Ka Kinh bao gồm tổng thể vùng lõi và vùng đệm, bao gồm 8 xã, thuộc 3 huyện Đắk Đoa, Mang Yang, Kbang với tổng diện tích 1549,24 km2. b. Phạm vi khoa học Với mục tiêu và nội dung đặt ra, giới hạn phạm vi khoa học của luận án bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: 1) Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững khu bảo tồn thiên nhiên theo tiếp cận cảnh quan; 2) Giá trị cảnh quan được phân tích trong luận án bao gồm các giá trị sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ; 3) Phát triển du lịch bền vững được vận dụng trong luận án là việc sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phù hợp quy luật lãnh thổ, vừa kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế cộng đồng địa phương. 4. Những điểm mới của luận án - Đã vận dụng và phát triển tiếp cận cảnh quan trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên; - Đã xác định, làm rõ sự phân hóa và đặc điểm của cảnh quan với các giá trị nổi bật, độc đáo về đa dạng sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ, có ý nghĩa phát triển du lịch ở VQG Kon Ka Kinh; - Đã đánh giá và đề xuất các không gian ưu tiên phát triển một số loại hình du lịch chủ yếu, cùng các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững tại VQG Kon Ka Kinh. 3 5. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Đặc điểm và sự phân hóa các hợp phần tự nhiên và nhân sinh quyết định tính đa dạng, động lực và giá trị cảnh quan VQG Kon Ka Kinh. VQG Kon Ka Kinh thuộc phụ hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa đông lạnh, phân hóa có quy luật thành 1 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 12 kiểu CQ, 14 hạng CQ, 42 loại CQ và 102 dạng CQ thuộc 6 tiểu vùng cảnh quan. Luận điểm 2: Kết hợp phân tích các giá trị sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ của cảnh quan với đánh giá cảnh quan cho bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cộng đồng, phát triển du lịch là cơ sở đưa ra định hướng tổ chức không gian và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại VQG Kon Ka Kinh. 6. Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học Bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cộng đồng ở quy mô KBTTN. Ý nghĩa thực tiễn Là cơ sở cho công tác quản lý và phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế cộng đồng tại VQG Kon Ka Kinh hiện nay và những năm tiếp theo. 7. Cơ sở dữ liệu Trong quá trình thực hiện các nội dung, luận án đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Kết quả đề tài do NCS tham gia và chủ trì: đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Tây Nguyên” do GS.TS Trương Quang Hải chủ nhiệm; Đề tài Ủy ban hỗn hợp Liên Chính Phủ Việt Nam - Liên Bang Nga “Nghiên cứu tổ chức cấu trúc – chức năng các hệ sinh thái rừng nhiệt đới phục vụ quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững” (mã số E.1.2) do PGS.TS Nguyễn Đăng Hội và Viện sĩ Roznov v.v đồng chủ nhiệm; Đề tài cấp cơ sở “Đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch bền vững Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai” do NCS thực hiện. - Kết quả khảo sát thực địa của NCS: trong thời gian thực hiện luận án, NCS tiến hành 3 đợt khảo sát theo tuyến và điểm chìa khóa về đặc điểm phân hóa và giá trị cảnh quan, hiện trạng phát triển du lịch, đề xuất bước đầu định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu. 4 - Tư liệu khoa học: dữ liệu không gian bao gồm bản đồ nền được lấy từ bản đồ địa hình 1/50.000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bản đồ địa chất, địa mạo tham khảo từ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản; bản đồ thổ nhưỡng và thảm thực vật từ cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bên cạnh đó, luận án tham khảo các dữ liệu xuất bản như sách chuyên khảo, bài báo, văn bản pháp quy, đề tài, dự án liên quan khu vực nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Đặc điểm cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp VQG Kon Ka Kinh). Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hướng không gian phát triển du lịch bền vững VQG Kon Ka Kinh. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hiện thực hóa cách tiếp cận đánh giá cảnh quan trong nghiên cứu du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên, vai trò của lý luận và phương pháp cần phải đặt lên hàng đầu. Trong chương 1, luận án tiến hành tổng quan tài liệu về cảnh quan, đánh giá cảnh quan, về du lịch bền vững tại các khu bảo tồn thiên nhiên và tại VQG Kon Ka Kinh. Trên cơ sở đó xác định khoảng trống nghiên cứu và đúc rút cơ sở lý luận áp dụng trong luận án. Để thực hiện nội dung luận án đề ra, trong chương về lý thuyết này còn làm rõ được quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Hướng nghiên cứu cảnh quan tại các khu bảo tồn thiên nhiên 1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan cho phát triển du lịch Nhu cầu tiếp cận CQ cho bảo tồn được đặt nền móng từ những lý thuyết ban đầu như nguyên lý địa sinh học đảo của MacArthur và Wilson (1967) với những tranh luận về kích cỡ, số lượng mức độ kết nối phù hợp giữa các KBTTN. Các nước Châu Âu áp dụng chính sách bảo tồn theo kiểu mạng lưới, điển hình như “The Natura 2000 reserve network” (mạng lưới 2000 khu bảo vệ tự nhiên của Châu Âu). Tuy nhiên, những lý thuyết này chưa đề cập đến thành tố quan trọng trong bảo tồn là tính nhân văn và tính xã hội. Sau này, tiếp cận CQ đã bổ sung khoảng trống trên và còn là nền tảng cho tiếp cận sinh thái - xã hội (social-ecological system), hướng đến bảo tồn và cải tạo, trong đó CQ được xem như đơn vị phù hợp [123, 171]. Tiếp cận CQ phổ biến vào những năm 1980, CQ ban đầu tập trung vào các thuộc tính tự nhiên, và phải đến những năm 1990 sau hội nghị ở Rio, tiếp cận CQ mới chính thức liên kết với phát triển bền vững, tăng cường tiếp cận đa ngành, tham gia nhiều bên liên quan, tích hợp với chính sách tại các tỷ lệ phù hợp. Tiếp cận này ngày càng được sử dụng do có tính hợp lý hơn tiếp cận ngành, có thể gắn kết với chính sách, mức độ quản lý ở nhiều quy mô, tỷ lệ, nâng cao hiểu biết giữa con người với môi trường xung quanh, và cuối cùng, vượt qua được những cái truyền thống, thường thiếu tính nhân văn và ở trạng thái tĩnh. Trong phân loại dịch vụ hệ sinh thái, nội dung du lịch, giải trí được xếp vào nhóm dịch vụ văn hóa. Du lịch liên quan đến phong cảnh, địa hình, nguồn nước, thực vật, động vật… Do vậy, CQ du lịch có thể được xếp vào nhóm CQ văn hóa [162]. Cảnh quan học được sử dụng như tiếp cận phân tích sự thay đổi du lịch trên các không gian địa lý. Mối quan hệ giữa CQ và du lịch được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh [101, 173, 187]. Cảnh quan như một giá trị (tài nguyên) của phát triển du lịch, đồng thời được sử dụng để phát 6 triển sản phẩm du lịch. Cảnh quan như liên kết quan trọng trong những thảo luận mang tính lý thuyết về chức năng và sự phát triển của khu vực giải trí. Đóng vai trò như không gian, lãnh thổ tồn tại trong thế giới thực, CQ có tầm quan trọng trong sử dụng khu bảo tồn thiên nhiên cho mục đích du lịch. Cảnh quan là cơ sở để nghiên cứu theo các hướng: tác động của du lịch đến CQ, sức chứa CQ; giá trị CQ và sự bảo vệ CQ; nhận thức mối quan hệ phức tạp giữa thiết lập, sử dụng và cải tạo CQ [173]; Tối ưu hóa CQ trong quy hoạch và phát triển du lịch [134]; Ảnh hưởng du lịch đến CQ [143]; Cảnh quan được đánh giá, sử dụng làm đơn vị để phân tích tác động và phân tích hành vi du khách [187]. CQ được sử dụng trong nhiều nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch [54, 81]. Khía cạnh nhận thức, thẩm mỹ của cảnh quan được vận dụng nghiên cứu. Một số tác giả nghiên cứu nhận thức CQ của du khách [135, 155]. Cảnh quan như một yếu tố hấp dẫn du khách đến một khu vực [186]. Cảnh quan có vai trò trong đánh giá tính thẩm mỹ của môi trường tự nhiên [187]. Trong các hướng trên, khía cạnh trực quan của CQ ngày càng được nghiên cứu rộng rãi và có tính ứng dụng thực tiễn cao. GIS được sử dụng như công cụ hỗ trợ nghiên cứu CQ cho du lịch do khả năng tích hợp các loại dữ liệu liên quan khác nhau như các yếu tố CQ, địa điểm du lịch và hành vi theo không gian-thời gian [149]. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu định lượng sử dụng các chỉ số CQ (landscape metrics), chỉ ra mối quan hệ nhân quả trong mô hình tương tác CQ, du lịch [149]. 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu cảnh quan cho bảo tồn Tại hội thảo về tiếp cận CQ cho bảo tồn và biến đổi khí hậu tại tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (2015), các chuyên gia của WWF nhận thấy rằng cách thức tiếp cận bảo tồn dựa vào hệ sinh thái hiện nay dường như đang “nhìn vào trong” hơn là nhìn “ra ngoài” để có giải pháp phát triển rộng hơn nhằm xác định và giải quyết các vấn đề KTXH, lôi kéo các đối tác. Do vậy, tiếp cận CQ với tính chất rộng mở, tổng hợp giúp hướng ra ngoài “hộp bảo tồn” và có thể đạt được đa kết quả. Theo WWF tiếp cận CQ cho bảo tồn bao gồm các khía cạnh: xác định cơ hội và khó khăn cho hoạt động bảo tồn bên trong CQ; giúp các nhà bảo tồn xác lập mạng lưới sinh thái hữu hiệu, đảm bảo tính toàn vẹn của hệ sinh thái và số lượng quần thể loài; phát triển hệ thống đánh giá nhanh chất lượng rừng (cả khía cạnh sinh thái và xã hội) ở cấp độ CQ gồm việc xác định khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao; thiết lập khung đàm phán các bên liên quan cho quyết định sử dụng tài nguyên và đất đai; nhận biết và sử dụng CQ chồng chéo về văn hóa, xã hội, quản trị bên trong khu vực đa dạng sinh học. Các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam đã sớm có nghiên cứu đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan. Các nghiên cứu ban đầu về khu bảo tồn tập trung vào điều 7 tra cơ bản điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, về thống kê, kiểm kê đa dạng sinh học, làm cơ sở cho xây dựng luận chứng phát triển của KBTTN. Phần lớn kết quả được nghiên cứu bởi các cơ quan chuyên môn như Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,… Sau giai đoạn điều tra cơ bản, công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn chú ý đến khía cạnh xã hội nhân văn trong bảo tồn như phối hợp bảo tồn, bảo tồn dựa vào cộng đồng, chia sẻ lợi ích từ bảo tồn, mô hình du lịch, bảo tồn. Một số cách tiếp cận đang được sử dụng trong bảo tồn như: Quản lý hệ sinh thái, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển tổng hợp, phát triển bền vững… Trong đó, tiếp cận đánh giá CQ cho bảo tồn được áp dụng tại nhiều khu vực. Các tác giả dựa trên đặc điểm sinh thái, cũng như đặc điểm các hợp phần thành tạo cảnh quan để xác định đặc điểm, hiện trạng theo không gian và kiến nghị không gian ưu tiên bảo tồn động thực vật, qua các nghiên cứu dưới góc độ địa lý Nguyễn Đăng Hội (2004, 2011, 2014, 2018) [41-43], Hà Quý Quỳnh (2009, 2014) [78, 79], dưới góc độ sinh thái với các nghiên cứu tiêu biểu của Võ Quý [77], Nguyễn Nghĩa Thìn (2003, 2007), Đặng Huy Huỳnh (2005) [48], Hoàng Văn Thắng (2005) [84], Lê Diên Dực và Hoàng Văn Thắng (2012) [26] và còn nhiều tác giả khác... Song song với mục đích bảo tồn, các mục đích phát triển khác cũng được đánh giá như du lịch, nông nghiệp… dựa trên tính chất đa chức năng của CQ. Từ đó, các nghiên cứu bảo tồn dựa trên tiếp cận CQ không chỉ giới hạn ở phạm vi bảo tồn mà còn hài hòa với các hoạt động phát triển. Cũng cần lưu ý, đối với KBTTN, nội dung bảo tồn không chỉ chú ý đến tài nguyên sinh vật mà cần quan tâm đến phong cảnh. Ở nhiều nước, quản lý CQ rừng đã có những tiếp cận mang tính hệ thống. Mỹ đã ban hành sách hướng dẫn quản lý phong cảnh rừng vào những năm 1973, 1974, 1993. Tại Anh, các hướng dẫn quản lý dựa trên mức độ nhạy cảm và tầm quan trọng của CQ đối với bảo tồn phong cảnh. Những nhà chức trách ở Úc đã ban hành phương pháp luận thực tiễn cho xác định mức độ ưu thế của CQ bằng việc chỉ ra giá trị và mức độ nhạy cảm. Ở Việt Nam chỉ có hướng dẫn quản lý rừng nói chung, chứ chưa có hướng dẫn quản lý phong cảnh rừng riêng biệt. 1.1.2. Hướng nghiên cứu du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu du lịch bền vững Theo nghiên cứu của Andrei P. Kirilenko và nnk (2018) [157], các chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch được tổng hợp thành 14 nhóm, trong đó du lịch bền vững là một trong những chủ đề có sự duy trì tương đối ổn định qua các năm. Mối quan hệ giữa du lịch và bền vững đã tồn tại từ lâu, tuy nhiên không được biết đến nhiều cho tới khi thuật ngữ phát triển bền vững được thừa nhận và định nghĩa. 8 Vào giữa những năm 1970, nghiên cứu đầu tiên được tiến hành bởi Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các cơ quan lữ hành - tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) - xác định sự phát triển du lịch phụ thuộc vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Du lịch nếu không được quản lý tốt sẽ tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và ngược lại [176]. Bên cạnh đó, tổ chức Hợp tác Kinh tế và phát triển (OECD) năm 1980 thừa nhận việc duy trì chất lượng môi trường tốt có tác động qua lại đối với tăng trưởng du lịch, giảm thiểu suy thoái môi trường. Có thể thấy, nhu cầu phát triển du lịch bền vững thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở khía cạnh môi trường, nó phản ánh chủ nghĩa môi trường luận (Envitronmentalism) ở cuối thế kỷ 20. Sau này, sự tích hợp đồng bộ giữa các nguyên lý về kinh tế, xã hội và môi trường đưa du lịch bền vững tạo nên tính đột phá mới trong khoa học. Du lịch bền vững được xem như một cách tiếp cận mang tính tích cực để làm giảm những tác động tiêu cực tạo ra từ mối tương tác phức tạp giữa ngành du lịch, du khách, môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững tập trung vào tối thiểu hóa tác động của du lịch đến môi trường và văn hóa, phong tục, truyền thống địa phương, tối đa hóa lợi ích kinh tế, giáo dục, thỏa mãn nhu cầu của du khách [127]. Tuy nhiên, một số tác giả không đồng tình với thuật ngữ này. Thứ nhất, sự cân bằng tất cả các mục tiêu trong du lịch bền vững là không khả thi, trong đó phải có ít nhất một hoặc một số mục tiêu có mức ưu tiên cao hơn. Thứ hai, khái niệm đáp ứng nhu cầu ở đây còn mập mờ vì rất khó để xác định các nhu cầu của con người được đáp ứng, thậm chí các nhu cầu có thể xung đột với nhau. Ngoài ra, tính bền vững được cho là không thực tế, khái niệm này gây nhiều cách hiểu và thực hiện bởi các nhóm tổ chức, cá nhân khác nhau, hơn nữa trong thực tế không tồn tài một trạng thái “bền vững” hoàn toàn vì tính biến đổi phức tạp của các thành phần theo quy mô và thời gian. Thay vào đó luận đề bền vững nên được chuyển thành luận đề thích ứng (adaptive paradigm) [145]. Một số thảo luận gần đây còn chỉ ra du lịch bền vững có thể đã quá tập trung quá vào các nguồn tài nguyên, trong khi còn hạn chế trong việc xác định nhu cầu thị trường, các thách thức bền vững [130]. Hall (2010) cho rằng du lịch đang có nguy cơ kém bền vững hơn trước do những vấn đề cố hữu chưa giải quyết triệt để từ xác định sức chứa đến sự kết hợp các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường [153]. Du lịch bền vững được nghiên cứu trên khía cạnh tác động của du lịch, đánh giá bền vững, tìm hiểu thái độ và hành vi của du khách, và quy hoạch du lịch... Một số tiếp cận đánh giá tính bền vững trong du lịch như cách tiếp cận kinh tế - sinh thái, xã hội, văn hóa, quản trị, quản lý rủi ro. Những cách tiếp cận này có cách phân tích khác nhau nhưng tựu chung lại đều là cách tiếp cận tích hợp cho đánh giá bền vững du lịch [154]. Bên cạnh đó, một số phương pháp phổ biến đánh giá tính bền vững thông qua sử dụng chỉ thị (indicators), qua đánh giá tác động môi trường, dấu chân sinh thái… 9 1.1.2.2. Du lịch bền vững tại khu bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn có đặc trưng về tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, là khu vực chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của con người qua nhiều thời kỳ khác nhau. Những nỗ lực trong quản lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến KBTTN được ghi nhận, đáng chú ý như mô hình khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve) năm 1976, mô hình xác định khu vực ưu tiên bảo tồn, vùng đệm, khung ra quyết định đa chỉ tiêu (1991)… nhiều nỗ lực khác liên quan đến tiếp cận phát triển bền vững, các bên liên quan (1995), quản lý dựa vào cộng đồng (1994), đồng quản lý (1991)… Trong đó, du lịch được xác định như một trong những cách thức bảo tồn dựa trên phát triển bền vững. Mặt khác, lĩnh vực du lịch phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, các dịch vụ của hệ sinh thái như đất, nước, không khí, khoáng chất, năng lượng… Do đó, các nội dung nghiên cứu du lịch tại KBTTN rất đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong đó, hướng nghiên cứu tác động qua lại giữa du lịch với kinh tế, xã hội, môi trường được nhiều tác giả quan tâm [180]. Du lịch theo hướng này hay hướng khác đã làm biến đổi tiêu cực môi trường tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội của các điểm đến du lịch. Gössling (2002) thừa nhận du lịch làm thay đổi lớp phủ thực vật và sử dụng đất, suy giảm số lượng động vật hoang dã, phát tán nguồn bệnh và những thay đổi trong nhận thức và hiểu biết về môi trường [150]. Hall (2010) ước tính du lịch phải có trách nhiệm cho sự mất mát khoảng 3,5-5,5% loài, con số sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai dưới sự tác động của biến đổi khí hậu [153]. Nhấn mạnh mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và du lịch, gần đây Hội nghị Đa dạng sinh học (2015) đã xuất bản cuốn sách Du lịch hỗ trợ đa dạng: một hướng dẫn Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch nhằm đưa “du lịch và đa dạng sinh học hỗ trợ nhau nhiều hơn, gắn kết khu vực tư nhân với cộng đồng địa phương, nâng cao quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng dựa trên nguyên lý bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học” [141]. Bên cạnh một số tác động tiêu cực, du lịch có nhiều tác động tích cực vào công tác bảo tồn. Hoạt động du lịch gắn với quan sát động vật hoang dã có thể nâng cao cơ hội giáo dục du khách về đa dạng sinh học, tăng cường nhận thức cộng đồng và đóng góp vào bảo tồn [136]. Cuốn sách Du lịch bền vững tại KBTTN của IUCN (2008) đã phân tích đầy đủ nhất 26 tác động tích cực của du lịch đến KBTTN và được chia thành 3 nội dung chính: Nâng cao cơ hội về kinh tế (tăng việc làm, thu nhập, khuyến khích sản xuất địa phương…), bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa (bảo vệ quá trình sinh thái, đa dạng sinh học, hỗ trợ nghiên cứu…), nâng cao chất lượng cuộc sống (đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, giá trị tinh thần, nâng cao hiểu biết về văn hóa…) [143]. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng