Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với vườn quốc gia...

Tài liệu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với vườn quốc gia tràm chim

.PDF
111
308
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- LÊ THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ---------- LÊ THỊ THÙY DƯƠNG ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐẾN VỚI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngành Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Lưu Tiến Thuận CẦN THƠ, 2016 CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này, với tựa đề là “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim”, do học viên Lê Thị Thùy Dương thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Lưu Tiến Thuận. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày…………… Ủy viên Ủy viên – Thư ký (Ký tên) (Ký tên) Phản biện 1 Phản biện 2 (Ký tên) (Ký tên) Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Tây Đô cùng các quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị những tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy TS. Lưu Tiến Thuận đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Trung tâm Dịch vụ Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Tràm Chim, những du khách đã hợp tác chia sẽ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Chế Linh – Phó Phòng Điều hành Du lịch đã tạo điều kiện để tôi đến khảo sát, lấy ý kiến du khách phục vụ cho đề tài. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. ii TÓM TẮT Du lịch hiện nay đang là điều kiện và là cơ hội cho các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các giá trị sinh thái đặc trưng. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Vườn quốc gia Tràm Chim có những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. Nghiên cứu đã xác định được mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách gồm 06 yếu tố là: (1) Phong cảnh và môi trường du lịch; (2) Cơ sở hạ tầng; (3) Hậu cần; (4) Mức giá; (5) Nhân viên; (6) An ninh trật tự, an toàn. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 250 du khách. Số liệu được xử lý, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích hồi quy. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 05 yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách. Trong đó, 02 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của du khách là “An ninh trật tự, an toàn; Phong cảnh và môi trường du lịch”. Thông qua kết quả phân tích và tổng hợp những ý kiến đóng góp của du khách trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp phát triển về môi trường du lịch, cơ sở hạ tầng, an ninh, an toàn, nhân viên, mức giá nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. Từ khóa: Du lịch sinh thái, Sự hài lòng, Tràm Chim. iii ABSTRACT Nowadays, tourism is the condition as well as the opportunity for National Parks, Natural Sanctuaries where types of eco-tourism combining with reservation of typical ecological values can be developed. With the available potentialities and advantages, Tram Chim National Park has many advantageous conditions for eco-tourism development. Therefore, the target of topic is defining and evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction when they visit Tram Chim National Park, then proposing some solutions to increase the tourists’ satisfaction. Research determined the model for evaluating factors that affect the tourists’ satisfaction with 06 ones: (1) Scenery and tourism environment; (2) Infrastructure; (3) Logistics; (4) Price; (5) Staff; (6) Security and safety. Data used in the thesis is collected from survey results of 250 tourists. The data is handled and appraised by Cronbach’s Alpha coefficient and regression analysis. The analytic results showed that there are 05 factors affect the tourist’ satisfaction. Among them, 02 factors having the most impact on the tourists’ satisfaction are Security and safety and Scenery and tourism environment. From the analytic results and synthesizing opinions of tourists, the research proposed some solutions in order to develop tourism environment, infrastructure, security, safety, staff and price so that the tourists’ satisfaction can be enhanced when they pay a visit to Tram Chim National Park. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2016 Học viên thực hiện Lê Thị Thùy Dương v MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2 Lược khảo tài liệu...................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 7 1.3.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 7 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 7 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7 1.5 Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8 1.6 Kết cấu của luận văn.................................................................................. 8 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................ 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 9 2.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch ........................................................... 9 2.1.1 Các khái niệm về du lịch và DLST ......................................................... 9 2.1.2 Sản phẩm du lịch .................................................................................. 11 2.1.3 Khách du lịch........................................................................................ 13 2.1.4 Nhu cầu du lịch..................................................................................... 13 2.1.5 Thị trường du lịch................................................................................. 13 2.2 Dịch vụ du lịch và khu du lịch ................................................................. 14 2.2.1 Dịch vụ du lịch ..................................................................................... 14 2.2.2 Khu du lịch ........................................................................................... 15 2.3 Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch ........................................... 17 2.3.1 Sự hài lòng của khách hàng .................................................................. 17 2.3.2 Sự hài lòng của khách du lịch ............................................................... 18 2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................ 19 2.4.1 Mô hình nghiên cứu của Pizam et al (1978) .......................................... 19 2.4.2 Mô hình nghiên cứu của Poon & Low (2005) ....................................... 20 2.4.3 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013) ....................................... 22 2.4.4 Công trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch sinh thái của khách du lịch Việt Nam (2014) ............................................................... 23 vi 2.5 Hiện trạng phát triển DLST tại VQG Tràm Chim .................................... 24 2.5.1 Đôi nét về VQG Tràm Chim................................................................. 24 2.5.2 Hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim .......................................................................................... 26 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 31 2.6.1 Giải thích các yếu tố có mặt trong mô hình ........................................... 33 2.6.2 Các giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 35 Tóm tắt chương 2 .......................................................................................... 36 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 37 3.1.2 Nghiên cứu chính thức.......................................................................... 38 3.2 Xây dựng thang đo và câu hỏi khảo sát.................................................... 38 3.2.1 Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim................................................. 38 3.2.2 Thang điểm đánh giá ............................................................................ 40 3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu .............................................. 40 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu......................................................................... 40 3.3.2 Thu thập số liệu .................................................................................... 41 3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 41 Tóm tắt chương 3 .......................................................................................... 43 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 44 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................... 44 4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 46 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 48 4.3.1 Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim .................................................................................................... 49 4.3.2 Thang đo Sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.............. 54 4.3.3 Điều chỉnh mô hình .............................................................................. 54 4.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim........................................................................................... 55 4.4.1 Phong cảnh và môi trường du lịch......................................................... 56 4.4.2 Cơ sở hạ tầng........................................................................................ 56 4.4.3 Hậu cần ................................................................................................ 57 vii 4.4.4 Mức giá ................................................................................................ 57 4.4.5 Nhân viên ............................................................................................. 58 4.4.6 An ninh trật tự, an toàn ......................................................................... 58 4.5 Xây dựng mô hình hồi quy ...................................................................... 59 4.6 Thảo luận kết quả .................................................................................... 63 Tóm tắt chương 4 .......................................................................................... 63 Chương 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN ............................... 64 5.1 Hàm ý quản trị......................................................................................... 64 5.1.1 Hàm ý quản trị cho yếu tố An ninh trật tự, an toàn................................ 64 5.1.2 Hàm ý quản trị cho yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch ............... 64 5.1.3 Hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ sở hạ tầng............................................... 65 5.1.4 Hàm ý quản trị cho yếu tố Mức giá ....................................................... 66 5.1.5 Hàm ý quản trị cho yếu tố Nhân viên.................................................... 67 5.2 Kết luận................................................................................................... 69 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 71 PHỤ LỤC..................................................................................................... 74 viii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Bảng giá thuê các phương tiện tàu thuyền tham quan ở VQG Tràm Chim ............................................................................................................. 29 Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng du khách và doanh thu từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016 ...................................................................................... 31 Bảng 3.1 Các biến trong từng nhân tố của thang đo tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ............................................................... 39 Bảng 4.1 Bảng thống kê mẫu......................................................................... 44 Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim.................. 46 Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch sau khi loại biến PM1 .................................................................................... 48 Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA lần 01 của thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ........................................... 50 Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA lần 02 (tiếp tục loại biến CT4).................... 51 Bảng 4.6 Kết quả phân tích EFA lần 03 (tiếp tục loại biến HC4) ................... 52 Bảng 4.7 Kết quả EFA của thang đo Sự hài lòng của du khách...................... 54 Bảng 4.8 Giá trị trung bình của yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch...... 56 Bảng 4.9 Giá trị trung bình của yếu tố Cơ sở hạ tầng..................................... 57 Bảng 4.10 Giá trị trung bình của yếu tố Hậu cần............................................ 57 Bảng 4.11 Giá trị trung bình của yếu tố Mức giá ........................................... 58 Bảng 4.12 Giá trị trung bình của yếu tố Nhân viên ........................................ 58 Bảng 4.13 Giá trị trung bình của yếu tố An ninh trật tự, an toàn .................... 58 Bảng 4.14 Hệ số đánh giá độ phù hợp của mô hình ....................................... 59 Bảng 4.15 Các thông số thống kê của mô hình hồi quy.................................. 62 ix DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 Mô hình sự hài lòng của khách du lịch – Pizam et al., 1978 ............ 20 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch – Poon&Low, 2005 ...................................................................................................................... 21 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre của Phan Ngọc Châu (2013)...... 22 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu ý định hành vi du lịch sinh thái của du khách Việt Nam của Nguyễn Thảo Nguyên (2014) ......................................................... 23 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................ 32 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37 Hình 4.1 Đồ thị Histogram kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn .... 60 Hình 4.2 Đồ thị giá trị dự đoán và phần dư .................................................... 61 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VQG: Vườn Quốc gia DLST: Du lịch sinh thái DVDLST&GDMT: Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt như: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… Cùng với xu thế phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực của thời đại, nhu cầu giao lưu, đi lại của du khách dưới nhiều mục đích, hình thức và mức độ chi trả khác nhau ngày càng tăng và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nắm bắt xu hướng đầy triển vọng trên, các nhà quản lý điểm đến, các hãng lữ hành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã nỗ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú với chất lượng tốt nhất…, nhằm mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng để mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh. Và khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt ra liệu du khách có mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa chọn những địa danh với những đặc trưng riêng? Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là các Vườn Quốc gia (VQG). Tràm Chim là một trong số những VQG có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ lại được gần như nguyên sơ của hệ sinh thái đất ngập mặn của vùng Đồng Tháp Mười. VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) được công nhận là Khu Ramsar của thế giới. Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau VQG Xuân Thủy (Nam Định), Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên (Đồng Nai) và hồ Ba Bể ở Bắc Cạn và là khu Ramsar 2.000 của thế giới. Đây là điều kiện để bảo tồn và phát triển vùng đất ngập nước với hệ sinh thái động, thực vật đặc thù, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khám phá. 2 Trong những năm qua, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” tại VQG Tràm Chim với tổng đầu tư gần 1,2 triệu USD đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý VQG Tràm Chim, Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng thực hiện. Qua đó, việc quản lý thủy văn được cải thiện, mực nước được điều chỉnh, các loài thủy sinh, thủy sản phát triển, thảm thực vật được phục hồi…Thiên nhiên ở đây trở thành một điểm du lịch được yêu thích ở Đồng Tháp. Đồng thời, dự án trên cũng tích cực hỗ trợ nâng cấp, cải thiện một phần cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu được đầu tư từ ngân sách quốc gia, chưa thu hút được đầu tư từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để phát triển với quy mô lớn. Việc thu hút du khách đến với điểm đến không chỉ dựa trên các yếu tố bên ngoài - hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch, mà còn phải dựa vào các yếu tố bên trong - khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến. Mọi điểm đến bất kỳ đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng mà du khách có thể lựa chọn thông qua việc tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, vì vậy, công tác xúc tiến cho điểm đến cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nếu “bản thân” của điểm đến không có sự thu hút, tức là không có các yếu tố thực sự thu hút du khách thì công tác quảng bá có hiệu quả đến mấy cũng khó có thể “kéo” được du khách, nếu có thì khả năng trở lại hoặc giới thiệu cho những người quen biết cũng rất thấp. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến VQG Tràm Chim sẽ làm cơ sở để Tràm Chim chú trọng khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đến với Vườn quốc gia Tràm Chim” sẽ góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết này. Thông qua đó, tác giả cũng mong muốn nghiên cứu này sẽ có thể được ứng dụng tốt vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch tại VQG Tràm Chim. 1.2 Lược khảo tài liệu Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc, Việt Nam có tiềm năng to lớn về du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng. Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các khu rừng ngập mặn, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển đã và đang được khai thác, sử dụng để phát triển DLST. [19] 3 Theo đánh giá của Hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), DLST đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Xuất phát từ nhận thức được lợi ích của công tác bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của dân tộc, phát triển kinh tế xã hội, nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển du lịch ở mỗi quốc gia. Tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trên thế giới trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thông qua những bài viết tổng hợp đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu đó là: - Đặng Thanh Thảo (2012). Đề tài đã xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu cho việc hoạch định các giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu du lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giúp tăng sự hài lòng của du khách. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du khách là: (1) Lòng mến khách, (2) Hậu cần, (3) Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, không có sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi và thu nhập trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua kết quả khảo sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của khu du lịch Côn Đảo đối với du khách, đó là kiến nghị về cơ sở hạ tầng khu du lịch (cảnh quan, nhà hàng, khách sạn), chính sách điều tiết giá cả trong khu vực, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến với du khách, nâng cao trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung, quan tâm đến yếu tố cộng đồng trong du lịch, tăng cường tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu được vai trò của việc phát triển du lịch. - Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển hình 295 du khách đến Kiên Giang thì sự hài lòng 4 của du khách có liên quan đến 05 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú, (2) Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở và (5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lòng của du khách. Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lòng du khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên, sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú. - Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012). Đánh giá mức độ hài lòng và hành vi sau khi đi du lịch của khách du lịch nội địa đối với du lịch Tỉnh Sóc Trăng, đồng thời tìm hiểu các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của du khách. Bộ tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Phân tích khoảng cách Mức độ quan trọng. Mức độ hài lòng và mô hình IPA được dùng đề xuất chiến lược cho các đơn vị kinh doanh du lịch Sóc Trăng. Bên cạnh đó, phân tích phân biệt giúp phát hiện các yếu tố quyết định sự khác biệt giữa nhóm du khách không hài lòng và hài lòng đối với du lịch Sóc Trăng, cũng như sự khác biệt giữa nhóm du khách sẵn lòng và không sẵn lòng quay lại. Kết quả nghiên cứu giúp đề xuất các giải pháp giúp ngành du lịch Sóc Trăng có thể nâng cao mức độ hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách du lịch nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của du khách càng tăng khi sự thể hiện của ngành du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố nhân viên chuyên nghiệp, các hoạt động mua sắm đa dạng, sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên. Mức sẵn lòng quay lại của khách càng tăng khi sự thể hiện của du lịch Sóc Trăng càng cao ở các yếu tố đa dạng các hoạt động để tham gia, hàng lưu niệm/sản vật địa phương,... Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình IPA đề xuất cho ngành du lịch Sóc Trăng cần tập trung phát triển các yếu tố Vệ sinh môi trường ở các điểm du lịch, Sự chuyên nghiệp của nhân viên, Thông tin về điểm du lịch, Đa dạng các hoạt động tham gia, Hàng lưu niệm địa phương. Một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực có liên quan trong và ngoài nước như: - Công trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút của điểm đến mà Hu and Ritchie (1993) đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến thu hút du khách là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử; (4) Các điều kiện giải trí và mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú. Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến. Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí hậu thời tiết, (3) Hấp dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú, 5 (6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13) Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15) Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức giá tại địa phương. - Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi Azlizm Aziz (2002). Nghiên cứu đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố chính: (1) Yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến, khả năng tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc đáo của điểm đến so với các điểm đến khác. (2) Yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá tại địa phương. (3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn, motel, resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển. (4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc đáo, các hoạt động ngoài trời. (5) Đặc điểm vật chất: Công viên giải trí, khu vực mua sắm, kiến trúc, tiện nghi giải trí - Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình TDCA được đề xuất bởi Vengesayi (2003). Theo Vengesayi, các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn hợp các hoạtđộng là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm đến. Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du lịch khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách. - Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015). Thực hiện tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu các mô hình liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến và thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa chọn mô hình nghiên cứu của Hu & Ritchie (1993) làm mô hình đề xuất cho nghiên cứu này. Đề tài được tác giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Trong giai đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây dựng và xác định bảng khảo sát hoàn chỉnh thông qua cơ sở lý thuyết, ý kiến chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế. Kết quả đã xây dựng được bảng khảo sát với 31 tiêu chí. Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, sử dụng công cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm 6 SPSS 18.0 để xác định độ tin cậy, giá trị thang đo và mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo các yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai gồm 3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai đó là: (1) Điều kiện giải trí mua sắm, (2) Các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ), (3) Các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội. Ðề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết về điểm đến du lịch, lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến và các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ sở lý thuyết của mô hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie, 1993 (mô hình gốc) và các mô hình nghiên cứu trong nước để xây dựng mô hình cho phù hợp với khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai, tác giả gợi ý một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định: kiến thức về khả năng thu hút của điểm đến của tác giả còn hạn hẹp, chưa nghiên cứu sâu các mô hình, quá trình nghiên cứu định tính còn chưa tốt nên các thành phần thang đo sau khi xử lý số liệu có sự thay đổi so với nghiên cứu tại bàn của tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do dó, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao, và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát đuợc toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Và cũng chính những hạn chế này sẽ là gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo, có thể chỉ là khả năng thu hút của từng điểm đến trong tỉnh Đồng Nai. Nói khác đi là nghiên cứu có tính chuyên sâu hơn sẽ giúp hoàn thiện việc nâng cao khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để làm tăng khả năng khái quát hóa của tập mẫu nghiên cứu. - Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) với việc bổ sung yếu tố “an toàn của điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du lịch quốc tế hiện nay, bảng hỏi được thiết kế gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tác giả vận dụng mô hình thuộc tính đánh giá hình ảnh điểm đến và bảng hỏi cấu trúc, nghiên cứu này tiến hành điều tra với 418 du khách và 72 nhà cung cấp để phân tích đánh giá của du khách đối với khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng thu hút du khách, xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến Huế. Cũng cần nhấn mạnh rằng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút du khách chỉ được tiếp cận từ phía cầu theo đúng với cơ sở lý thuyết của khái niệm này. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi 7 vẫn mở rộng điều tra thông tin từ phía cung cấp (chuyên gia và doanh nghiệp) nhưng chỉ với mục đích có thêm các thông tin tham khảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu thành bởi tổ hợp các yếu tố, mà trong đó không có hoặc có rất ít yếu tố có vai trò quyết định. Rõ ràng là mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên mà quan trọng hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm còn mờ nhạt thì tác động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả năng của điểm đến làm hài lòng trải nghiệm của họ. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung: Đề tài tiến hành xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. - Đo lường và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến sự hài lòng của du khách khi đến với VQG Tràm Chim. - Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đến với VQG Tràm Chim ngày càng nhiều hơn. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát đối với du khách nội địa đã từng tham quan du lịch tại VQG Tràm Chim thông qua bảng câu hỏi. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Khu DLST VQG Tràm Chim thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan