Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của...

Tài liệu Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tphcm.pdf

.PDF
110
1363
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------oOo------ PHAN THỊ THANH DIỄM ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------oOo------ PHAN THỊ THANH DIỄM ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tp. HCM, ngày 12 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Phan Thị Thanh Diễm MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu............................................................................................... .1 2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….………… ..2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………. .2 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….. ……..2 5. Kết cấu luận văn………………………………………………………… …….3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA ……………………4 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV …….…………………………4 1.1.1. Cơ sở lý luận về DNNVV……………………………………………………..4 1.1.1.1. Khái niệm DNNVV ……….………………………………………………4 1.1.1.2. Đặc điểm của DNNVV …….………………………..……………………4 1.1.1.3. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế …………..……………………….6 1.1.1.4. Quy mô vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của DNNVV. …….……………7 1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV….. ………….…………………………8 1.1.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV ………..……………….8 1.1.2.2. Rủi ro của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV ……….10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV………….……………………………………………………………… ….…11 1.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng của NHTM đối với các DNNVV..…..11 1.2.2. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV……………………………………………13 1.2.2.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài….……….……………………13 1.2.2.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước…………….………………….16 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV…………..………………………………………………………………..18 1.2.3.1. Từ phía các DNNVV ..……..…….………………………………………..18 1.2.3.2. Từ phía các NHTM ……………………………………………………….18 1.2.3.3. Yếu tố kinh tế vĩ mô…………………………………………………... …..19 1.2.4. Bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV..…………………...... .21 1.2.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan …………….………………………………...……21 1.2.4.2. Kinh nghiệm của Nhật…………………………….………………………. ….22 1.2.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc…………………………………………………23 1.2.4.4. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức .……………………………… ….23 Kết luận chương 1 ………..…………………………………………………………….24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………………………………..………….25 2.1. Tình hình phát triển các DNNVV hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ……..25 2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh ………………….25 2.1.2. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh….…. …….27 2.2. Tình hình tín dụng của các NHTM đối với các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh………………………………………………… …………………………………29 2.2.1. Một số sản phẩm tín dụng phổ biến được các NHTM áp dụng cho các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ………….……….…………………………..29 2.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng của NHTM đối với các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ……….…..……………….…………………………………………….32 2.2.2.1. Tình hình dư nợ tín dụng…………………………………….… ….32 2.2.2.2. Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn …………….………………….. ...34 2.3. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh …………………………………………………………35 2.3.1. Quy mô của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.……………...35 2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh…………………………………..…………………………………………….35 2.3.3. Nhu cầu vốn của các DNNVV trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh………. ….37 2.3.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ………………………………………………………………………………37 2.4. Nhận xét chung về thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các NHTM đối với các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh……… ……………….….40 2.4.1. Những mặt tích cực …………………………………………..…………….40 2.4.2. Những khó khăn và tồn tại …………………………………….……………40 Kết luận chương 2 ………………………………….………………………………….44 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………………………….45 3.1. Tổng quát tình hình các DNNVV được khảo sát ……………..………………45 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ……………………………………………………….. ……………46 3.2.1. Xét dưới góc độ DNNVV ………………….………………………………..46 3.2.1.1. Đặc điểm của DNNVV…………………………………………………..47 3.2.1.2. Quan hệ giao dịch với ngân hàng thương mại ………………………….50 3.2.1.3. Đánh giá về khả năng đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV 51 3.2.2. Xét dưới góc độ ngân hàng.…………….……………………………………55 3.2.2.1. Đánh giá về chính sách tín dụng của ngân hàng ………………………..55 3.2.2.2. Đánh giá khả năng DNNVV đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng thương mại………………………………………………………………………..57 3.3. Những kết luận rút ra từ kết quả khảo sát……………………………………...63 Kết luận chương 3 …………….……………………………………………………….64 CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO VIỆC CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………………………………………………………………………………… 65 4.1. Định hướng, chiến lược phát triển tín dụng ngân hàng của các NHTM đối với DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh……………… …......................………......….65 4.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh… ......…….66 4.2.1. Giải pháp từ phía NHTM……………….…………………...……………..66 4.2.2. Giải pháp từ phía DNNVV………………………………….. ………….…69 4.2.3. Giải pháp từ phía chính phủ………………………………………….. …...74 4.2.4. Giải pháp từ phía ngân hàng nhà nước……………………………… …….77 Kết luận chương 4 …………..………………………………………………………..78 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ASIAN: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2. ACB: Asia Commercial Bank: Ngân hàng TMCP Á Châu 3. BCTC: Báo cáo tài chính 4. BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 5. CIEM: Central Institute for Economic Management – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương 6. CIC: Credit Informatic center: trung tâm thông tin tín dụng 7. CTCP: Công ty Cổ phần 8. DN: Doanh nghiệp 9. DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10. DNTN: Doanh nghiệp tư nhân 11. EU: Europe – Châu Âu 12. FMO II: Netherlands Development Finance Company 13. GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội 14. GNP: Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc gia 15. GS.TS: Giáo sư tiến sĩ 16. HCM: Hồ Chí Minh 17. IFC: International Finance Corporation - Công ty tài chính quốc tế 18. KHDN: Khách hàng doanh nghiệp 19. KT-XH: Kinh tế xã hội 20. L/C: Letter of Credit – Thư tín dụng 21. MB: Military Bank – Ngân hàng TMCP Quân Đội 22. NĐ-CP: Nghị Định Chính phủ 23. NH: Ngân hàng 24. NHNN: Ngân hàng nhà nước 25. NHTM: Ngân hàng thương mại 26. NHTW: Ngân hàng Trung Ương 27. OCEAN BANK: Ngân hàng TMCP Đại Dương 28. OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development -Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 29. QH: Quốc hội 30. RDF: Rural Development Finance 31. SMEFP: Small & Medium Enterprise Finance Program – Chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 32. SMESC: Chương trình bảo lãnh tín dụng của Quỹ tín dụng thành đô 33. SMEDF: Small & Medium Enterprise Development Fund - Dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 34. SXKD: Sản xuất kinh doanh 35. TCTD: Tổ chức tín dụng 36. TMCP: Thương mại cổ phần 37. TMDV: Thương mại dịch vụ 38. TMSX: Thương mại sản xuất 39. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 40. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 41. TSĐB: Tài sản đảm bảo 42. TTLT SKHDT BTC: Thông tư liên tịch – Sở Kế Hoạch đầu tư – Bộ Tài Chính 43. QH: Quốc Hội 44. TSĐB: Tài sản đảm bảo 45. VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 46. Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 47. Vietinbank: Ngân hàng Công Thương Việt Nam 48. VP Bank: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 49. UBND: Ủy Ban Nhân Dân 50. WB: World Bank - Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu KT-XH trên địa bàn TP. HCM từ năm 2007-2013 ……….25 Bảng 2.3. Tình hình phát triển các DNNVV trên địa bàn TP.HCM 2007-2013 ……....27 Bảng 2.4. Tình hình dư nợ tín dụng tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM qua các năm 2007-2013 ……………..………………………………………………………..32 Bảng 2.5. Sự thay đổi dư nợ tín dụng tại các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM …..….33 Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng của DNNVV tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ……………………………...………………………………..33 Bảng 2.7. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007-2013 ………………………………………………………………………. 34 Bảng 2.11. Tiếp cận xin vay vốn ngân hàng ………………………………………….36 Bảng 2.12. Nguyên nhân doanh nghiệp không tiếp cận vốn vay ngân hàng …..……..37 Bảng 2.13. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng DNNVV sử dụng Bảng 2.14. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNNVV ….……………37 …………………38 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ……………………………………………………………..……….49 Bảng 3.2. Mối quan hệ của DNNVV với ngân hàng ….………………………………50 Bảng 3.5. Phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV ……………..……………….52 Bảng 3.6. Quan điểm của DNNVV về báo cáo tài chính ………………….………….53 Bảng 3.8. Quan điểm của DNNVV về điều kiện tài sản thế chấp …………..………..54 Bảng 3.13. Quan điểm của ngân hàng về khả năng soạn thảo phương án kinh doanh của DNNVV ……………………….……………………………………………………….59 Bảng 3.14. Quan điểm của ngân hàng về năng lực tài chính của DNNVV ….………..60 Bảng 3.15. Quan điểm của NH về việc thực hiện các quy định về đảm bảo tín dụng ..62 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượng DNNVV bị giải thể hoặc phá sản tại TP.HCM từ năm 2007-2013 ........................................................................................................................................29 Biểu đồ 3.1. Loại hình doanh nghiệp ............................................................................45 Biểu đồ 3.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ...............................46 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao và ổn định. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng tăng lên về số lượng, quy mô cũng như tốc độ phát triển. Sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là động lực chính cho phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tăng thu nhập và góp phần ổn định xã hội. Chính vì vậy mà việc phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp rất nhiều khó khăn như: nguồn vốn hoạt động còn hạn chế, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn chính thức khó khăn, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,…Những khó khăn này kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008. Mặc dù thời gian qua, ngành ngân hàng đã có các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện khả năng tiếp cận vốn, nhưng thực tế doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn thạc sỹ kinh tế để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Tổng quát Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nguồn vốn này để phát triển SXKD. 2.2. Cụ thể  Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về quan hệ giữa NHTM với các doanh nghiệp nhỏ và vừa  Đưa ra thực trạng về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa  Phân tích, làm rõ những trở ngại, nguyên nhân nội tại của tình trạng thiếu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, sắp xếp mức độ ảnh hưởng và mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh  Gợi ý các chính sách, đề xuất những giải pháp tác động trực tiếp và gián tiếp về: giải pháp tín dụng, giải pháp hỗ trợ, giải pháp tạo điều kiện và chính sách của nhà nước, và bản thân DNNVV nhằm tạo điều kiện cho họ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát các doanh nghiệp TMDV và TMSX tại 4 quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) 3  Thời gian: số liệu nghiên cứu từ 2007 đến hết năm 2013 (chia làm 3 thời kỳ: trước 2008, sau 2008 và từ 2012 đến nay). 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính (quan sát, thống kê mô tả, phân tích thống kê, hỏi ý kiến chuyên gia) để từ đó rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng: khảo sát khoảng 200 doanh nghiệp dưới nhiều hình thức sở hữu và quận huyện khác nhau trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; thu thập, thống kê lấy ý kiến thông qua bảng câu hỏi định lượng, đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố rút ra từ nghiên cứu định tính; phân tích mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố bằng công cụ xử lý là phần mềm Eviews. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu và danh mục biểu đồ, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV Chương 2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Chương 4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV. 1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 1.1.1. Cơ sở lý luận về DNNVV 1.1.1.1. Khái niệm DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những đối tượng doanh nghiệp có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc điều kiện kinh tế xã hội, chiến lược, mục tiêu và định hướng của mỗi quốc gia, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung doanh nghiệp nhỏ và vừa có chung một nội dung như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp giới hạn theo các tiêu thức như: số lao động, tổng nguồn vốn, tổng tài sản hay doanh thu hàng năm, và các tiêu thức khác thay đổi theo từng thời kỳ nhất định của mỗi quốc gia. Theo quan niệm của ngân hàng thế giới (WB) và công ty tài chính quốc tế (IFC) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô vốn, lao động và doanh thu nhỏ. (Bảng 1.1, phụ lục 3). Trong khi đó, theo khối liên minh Châu Âu EU, DNNVV là những doanh nghiệp có dưới 250 nhân công và doanh số hàng năm dưới 50 triệu Euro, được chia thành ba loại: siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Bảng 1.2, phụ lục 3) Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 3, nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Ngoài các tiêu chí của nghị định này còn căn cứ vào ngành nghề hoạt động để phân loại, cụ thể được thể hiện ở bảng 1.3 (Phụ lục 3) 1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ưu điểm của DNNVV Thứ nhất: năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường Các DNNVV có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chỗ nên có thể dễ dàng chuyển đổi phương thức sản xuất kinh doanh, đổi mới trang 5 thiết bị kĩ thuật, thay đổi mặt bằng kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, chuyển hướng kinh doanh hay thậm chí dễ dàng giải thể doanh nghiệp. Thứ hai, các DNNVV được thành lập dễ dàng do vốn đầu tư ít Các DNNVV cần một số vốn rất thấp, mặt bằng không lớn, điều kiện sản xuất đơn giản là có thể bắt đầu hoạt động. Vì vậy, số lượng DNNVV tăng rất nhanh, và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thứ ba, yêu cầu công nghệ không cao, sử dụng chủ yếu là lao động thủ công Các DNNVV thường sử dụng các loại máy móc công nghệ trung bình, đòi hỏi sử dụng nhiều lao động nên góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thứ tư, DNNVV chỉ cần diện tích nhỏ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng không quá cao Do quy mô nhỏ nên các DNNVV có thể đặt được ở nhiều nơi trong nước từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ, DNNVV có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổi hướng kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong lựa chọn thay đổi mặt hàng. Hạn chế của DNNVV Thứ nhất, quy mô nhỏ, vốn ít: Vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của chủ doanh nghiệp, hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp. Đặc điểm này đã làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường phải thuê mặt bằng với diện tích hạn chế, cách xa trung tâm, hoặc sử dụng đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Thứ hai, khả năng tiếp cận thị trường kém: Do quy mô nhỏ và khả năng tài chính cho hoạt động marketing hạn hẹp, quy mô thị trường bó hẹp trong phạm vi địa phương nên khả năng tiếp cận thị trường kém, thiếu khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng hợp tác với bên ngoài. Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực thấp Phần lớn các DNNVV sử dụng lao động giản đơn, trình độ tay nghề của người lao động thấp, thiếu đội ngũ quản lý có trình độ và kỹ năng quản lý. Chủ DNNVV thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê lao động có tay nghề cao do hạn chế về khả năng tài chính. Bên cạnh đó, định kiến của người lao động với các doanh 6 nghiệp khu vực này vẫn còn khá lớn do rủi ro mất việc, không ổn định, lương thấp, không có cơ hội thăng tiến; do đó DNNVV không thu hút được đội ngũ lao động chất lượng cao. Số lao động mà các DNNVV sử dụng khá lớn, tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương DNNVV sử dụng trên 60% lao động, tại Nhật Bản khoảng 75%. (Tạp chí dân chủ và phát luật, 03/2014) Bộ máy quản lý thường gọn nhẹ, trình độ tổ chức quản lý chưa cao: Các DNNVV được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân chủ doanh nghiệp, không được đào tạo qua trường lớp hay khóa quản lý chính quy nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng được thực hiện nhanh chóng. Chủ doanh nghiệp vừa quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Trình độ công nghệ thấp, năng suất lao động kém: do đa số DNNVV được thành lập với số vốn ban đầu rất hạn chế nên trang bị máy móc thiết bị lạc hậu, khó có khả năng đầu tư công nghệ mới, hiện đại do chi phí đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao thường vượt quá khả năng của các DNNVV. Điều này dẫn đến năng suất lao động của DNNVV thấp, khả năng cạnh tranh kém từ đó dẫn đến không đủ năng lực vay vốn để nâng cấp, mua mới các trang thiết bị và công nghệ hiện đại. 1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận cấu thành quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, có mối tương hỗ không thể tách rời nhau với các tập đoàn kinh tế, đặc biệt trong công nghệ bổ trợ và phân phối sản phẩm. DNNVV chiếm đa số tuyệt đối trong tổng cơ cấu các doanh nghiệp, thông thường tỷ lệ này từ 90%- 98%. Ví dụ, tại các nước khối EU khoảng 90%, tại Mỹ: 98%, tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: 96%, tại Nhật Bản: 98% và tại Việt Nam là khoảng 97%. (Tạp chí dân chủ và phát luật, 03/2014) DNNVV đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế: Trong khu vực EU, các DNNVV tạo ra khoảng 65% tổng doanh số; ở Mỹ là trên 50% tổng GDP; đồng thời mức đóng góp vào GDP khá lớn (khoảng 35 - 40%). (Tạp chí dân chủ và phát luật, 03/2014). Theo đánh giá của ngân hàng thế giới (World Bank), các DNNVV đang chiếm khoảng 60% GDP và 70% lực lượng lao động tại những nước có tổng thu nhập quốc dân (GNP) từ 100- 7 500USD/năm/người, đóng góp 50% GDP và chiếm 65% lực lượng lao động tại các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). DNNVV đóng góp vào ngân sách nhà nước: DNNVV chiếm khoảng 90% số lượng doanh nghiệp trên toàn thế giới. Với một lực lượng hùng hậu như vậy, giá trị mà nó mang lại cho nền kinh tế rất lớn, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế. (Bộ Kế Hoạch và đầu tư, 2008) DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: các DNNVV hầu hết hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với số lượng lao động khoảng 90% tổng số lượng doanh nghiệp thì các DNNVV cũng có những đóng góp hết sức quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế ở các quốc gia. DNNVV góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế: Với số lượng DNNVV ngày càng lớn làm tăng tính cạnh tranh, hạn chế sự độc quyền đồng thời cũng làm phong phú thêm số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. DNNVV góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngoài việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế, DNNVV còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập ổn định và cải thiện cuộc sống của người lao động. DNNVV có vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện tại DNNVV chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó, và chưa phát huy vai trò một cách tối đa do những khó khăn mà DNNVV gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường. 1.1.1.4. Quy mô vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của DNNVV Do xuất phát điểm của DNNVV thấp, lại khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức nên nguồn vốn kinh doanh của DNNVV được hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và lợi nhuận chưa phân phối. + Huy động nguồn vốn tự có: đây là nguồn vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu khi thành lập doanh nghiệp. Tùy theo hình thức sở hữu doanh nghiệp mà nguồn vốn này hình thành dưới các hình thức khác nhau. + Huy động vốn từ lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được giữ lại một phần để tái đầu tư, qua đó làm tăng vốn chủ sở hữu. Hoặc bên cạnh việc giữ lại một 8 phần lợi nhuận, doanh nghiệp có thể tiến hành việc phân chia lợi nhuận cho các cổ đông dưới dạng cổ phần để làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp. + Huy động nguồn vốn bằng cách kết nạp thêm thành viên mới: Các thành viên mới thường là có quan hệ quen biết từ trước: bạn bè, người thân. Về phía doanh nghiệp, hình thức huy động này có thể dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư cũ phải phân chia quyền kiểm soát doanh nghiệp và lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư mới. Về phía các nhà đầu tư, các DNNVV kém hấp dẫn là vì các doanh nghiệp này chưa có sự minh bạch về tài chính, chưa có kế hoạch, phương án kinh doanh cụ thể. + Huy động vốn bằng cách hợp nhất, sáp nhập lại với nhau: Về cơ bản, hình thức này thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có sự gần gũi nhau về địa lý, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh hoặc giữa các doanh nghiệp giữ vai trò là những mắc xích liền nhau trong chuỗi hình thành giá trị chung của nền kinh tế. Việc hợp nhất, sáp nhập ngoài việc làm tăng vốn chủ sở hữu còn giúp gia tăng sức cạnh tranh với các DN lớn và các đối thủ nước ngoài. + Huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm Đối tượng tiếp cận vốn mạo hiểm hầu hết là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, thị phần nhỏ, thương hiệu chưa có. Các DNNVV hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để lọt vào danh sách được nhận vốn đầu tư từ các quỹ này. + Đối với nguồn vốn vay: DNNVV có thể được huy động nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức khác nhau: nguồn vốn tín dụng của NHTM; nguồn vốn tín dụng thương mại (hình thành trong quan hệ mua bán chịu giữa các DN với nhau khi có sự tín nhiệm và thiết lập được mối quan hệ); từ hoạt động cho thuê tài chính; từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước thông qua các quỹ: quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Trong đó, vốn vay ngân hàng là một trong những giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với DNNVV. Như vậy, có thể thấy rằng DNNVV có nhiều nguồn để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn của mình. 1.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay, vừa là bên cho vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản của bên đi vay trong thời gian thỏa thuận, bên đi 9 vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. (Luật các TCTD số 47/2010/QH12, 2010) 1.1.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với các DNNVV trong việc thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này và thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng đổi mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối. Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để DNNVV tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn, trong đó nguồn vốn vay ngân hàng được xem là đòn bẩy tài chính giúp DNNVV tối ưu hóa cấu trúc vốn. Việc kết hợp vốn tự có với nguồn vốn vay với tỷ lệ hợp lý giúp tối đa hóa lợi nhuận với chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Xu hướng hiện nay của các DNNVV là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh trước các DN lớn trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được, và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy, các DNNVV chỉ có thể tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thực hiện được mục đích mở rộng phát triển SXKD, chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn DNNVV được liên tục Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Việc cấp tín dụng giúp điều hòa vốn cho nền kinh tế và quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chất lượng mẫu mã sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, các DNNVV luôn cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương thức kinh doanh, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, thay đổi mẫu mã sản phẩm để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Với đặc điểm nguồn vốn thấp, các DNNVV khó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng