Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã ve giáp (acari o...

Tài liệu đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở đất trồng hoa hồng tại xã mê linh, huyện mê linh, hà nội (lv02319)

.PDF
91
216
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ CHÍ CƢỜNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐẤT TRỒNG HOA HỒNG TẠI XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ CHÍ CƢỜNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở ĐẤT TRỒNG HOA HỒNG TẠI XÃ MÊ LINH, HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, người thầy đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện nghiên cứu của Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, phòng Sau đại học, Tiến sĩ và cán bộ của bộ môn Động vật học của trường ĐHSP Hà Nội 2 ngôi trường mà tôi đang học và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn gia đình anh Nguyễn Văn Hà đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong thời gian thu mẫu và nghiên cứu tại vườn của gia đình. Cảm ơn các nhân viên thuộc Phòng phân tích trung tâm - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình xác định các chỉ số sinh thái của đất. Xin gửi lời cảm ơn tới hai em La Thị Ngân và em Nguyễn Thị Hƣơng sinh viên lớp K40 - Khoa Sinh học trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc mẫu và bảo quản mẫu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gia đình, Ban Giám Hiệu cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp tôi về thời gian, động viên về tinh thần để tôi hoàn thành tốt chương trình học đúng thời hạn. Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Chí Cƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này đều do tôi nghiên cứu, số liệu hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kì luận văn nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đều chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn. Hà Nội, ngày 3 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Chí Cƣờng DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT STT Kí hiệu Viết tắt 1 -1 Tầng đất 0 - 10cm 2 -2 Tầng đất 10 - 20cm 3 MĐTB Mật độ trung bình 4 H’ Chỉ số đa dạng loài 5 J’ Chỉ số đồng đều 6 S Số lượng loài theo tầng phân bố 7 S1 Tổng số lượng loài theo sinh cảnh 8 TS Tiến sĩ 9 Ca2+ Canxi trao đổi 10 Kdt Kali dễ tiêu 11 Lần 1 Lần thu mẫu thứ 1 12 Lần 2 Lần thu mẫu thứ 2 13 Lần 3 Lần thu mẫu thứ 3 14 Lần 4 Lần thu mẫu thứ 4 15 sp. Loài chưa xác định tên 16 pH Độ chua của đất 17 t0c Nhiệt độ 18 cs. Cộng sự MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 3 4. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 4 NỘI DUNG ................................................................................................................ 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới .................................................. 5 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida ................................................. 5 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida................................................ 6 1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ................................................... 7 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida ................................................. 7 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida ............................................... 9 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 13 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 13 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 13 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 13 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 13 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................... 13 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 13 2.3. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 14 2.3.1.Vị trí địa lý ................................................................................................ 14 2.3.2. Địa hình ................................................................................................... 14 2.3.3. Tài nguyên động thực vật ........................................................................ 17 2.3.4. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................... 17 2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................... 17 2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18 2.5.1. Nghiên cứu tài liệu ................................................................................... 18 2.5.2. Nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................... 18 2.5.3. Đo chỉ số các nhân tố sinh thái trong đất................................................ 19 2.5.5. Thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ..................................... 22 2.5.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến quần xã Oribatida 22 2.5.7. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu ............................................ 27 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 29 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng hoa hồng xã Mê Linh ............................................................................................................ 29 3.1.1. Danh lục loài Oribatida ở đất trồng hoa hồng xã Mê Linh .................... 29 3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ở đất trồng hoa hồng xã Mê Linh ............................................................................................................... 37 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng hoa hồng xã Mê Linh .. 38 3.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng ................................. 39 3.2.2. Biến đổi của cấu trúc quần xã Oribatida theo bốn lần thu mẫu ............. 43 3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng hoa hồng xã Mê Linh ........................................................ 50 3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đối với cấu trúc quần xã Oribatida .. 50 3.3.2. Ảnh hưởng của Canxi (Ca) và Kali dễ tiêu (Kdt) ở tầng đất (-1;-2) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ....................................................... 57 3.3.3. Ảnh hưởng của pH đối và độ dẫn điện với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .............................................................................................. 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................71 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần loài ở các tầng phân bố ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ...................................................................................................... 31 Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở các tầng phân bố ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh .................................................................. 37 Bảng 3.3. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo các tầng phân bố ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ........................................... 39 Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh .............. 42 Bảng 3.5. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo bốn lần thu mẫu ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ................................................. 43 Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh theo bốn lần thu mẫu ................................................................................................ 47 Bảng 3.7. Ảnh hưởng nhiệt độ và độ ẩm đối với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ................... 51 Bảng 3.8. Ảnh hưởng nhiệt độ đối và độ ẩm với các loài Oribatida ưu thế ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh .................................................................. 55 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Ca2+, Kdt ở tầng đất (-1;-2) đến các chỉ số cấu trúc của quần xã Oribatida ...................................................................................... 57 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Ca2+, Kdt ở tầng đất (-1;-2) đối với các loài Oribatida ưu thế ........................................................................................................ 58 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của pH, độ dẫn điện ở tầng đất (-1;-2) đến các chỉ số cấu trúc của quần xã Oribatida ....................................................................... 64 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH và độ dẫn điện ở tầng đất (-1;-2) đối với các loài Oribatida ưu thế ....................................................................................... 66 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2 1. Bản đồ hành chính huyện Mê Linh .......................................................... 15 Hình 2 2. Sơ đồ khu vực lấy mẫu xã Mê Linh - huyện Mê Linh .............................. 16 Hình 2 3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida ................................................................. 20 Hình 2 4. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida bậc cao .............. 21 Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ........................................................................... 40 Hình 3.2. Chỉ số đa dạng loài H’ và chỉ số đồng đều J’ của quần xã Oribatida ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ............................................................ 41 Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh ...................................................................................................... 42 Hình 3.4. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo bốn lần thu mẫu ........................ 44 Hình 3.5. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida theo bốn lần thu mẫu .................. 49 Hình 3.6. Nhiệt độ và độ ẩm đối với thành phần loài Oribatiada ............................ 52 Hình 3.7. Nhiệt độ và độ ẩm đối với các chỉ số H’, J’ của quần xã Oribatida ......... 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường, đồng thời cũng khảo cứu sự thích nghi của loài, quần thể, quần xã và sự thích nghi với môi trường của chúng. Nghiên cứu sinh thái học nhờ vào các thông số lý, hóa (vô sinh) và hữu sinh cuả môi trường, được gọi là các nhân tố sinh thái. Yếu tố chính yếu của một hệ sinh thái trên một cơ thể đơn độc, trên một quần thể của loài xác định. Người ta cũng có thể phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trên cho cả một quần xã sinh vật. Các yếu tố sinh thái bao gồm: Các yếu tố vô sinh (khí hậu, cấu tạo hóa học của đất, nước...) và các yếu tố hữu sinh (kí sinh, ăn mồi, cộng sinh...); Các yếu tố độc lập với mật độ và các nhân tố phụ thuộc vào mật độ; Sự phân loại không gian dựa vào đặc tính môi trường: Yếu tố khí hậu: nhiệt độ, không khí, ánh sáng, mưa...; Yếu tố thổ nhưỡng: pH, thành phần cơ giới...; Yếu tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan...; Phân loại theo thời gian: ảnh hưởng của sự biến thiên theo năm, mùa hay ngày đêm (tính chu kỳ). Các yếu tố sinh thái không bao giờ tác động riêng lẻ mà luôn tác động kết hợp với nhau. Yếu tố sinh thái nào cũng có thể trở thành yếu tố hạn chế trong không gian hoặc thời gian. Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học cao về cả động vật, thực vật và vi sinh vật. Trong hệ động vật thì động vật đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng tham gia tích cực vào các quá trình hình thành đất, quyết định nhiều hoạt tính sinh học quan trọng của môi trường và có vai trò rất lớn trong việc phân hu chất hữu cơ, chuyển hoá nitơ góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất. Chúng là thành phần quan trọng tạo nên tính đa dạng sinh học của giới động vật. Trong số đó phải kể đến quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida). Ngoài tự nhiên Ve giáp sống chủ yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan với hệ sinh thái đất như thảm lá r ng, xác vụn thực vật, trên thân cây hay lớp rêu bám quanh thân cây, bụi đất bám trên cành cây. Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về Oribatida ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu thành phần loài 2 và cấu trúc quần xã ve giáp mà chưa nghiên cứu các nhân tố sinh thái liên quan đến cấu trúc quần xã; chưa chỉ ra vai trò của các yếu tố sinh thái trong sự biến đổi số lượng cá thể, thành phần loài, độ đa dạng của các loài Oribatida. Trong khi đó, yếu tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, pH, chất hữu cơ…) có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các yếu tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Nhóm Oribatida là nhóm động vật nhạy cảm với môi trường sống, chúng có thể thay đổi số lượng cá thể, độ đồng đều (J’), độ đa dạng loài (H’), …với những biến đổi của môi trường. Hiện nay, huyện Mê Linh có 1.294 ha đất sản xuất hoa; trong đó, diện tích canh tác chủ yếu là hoa hồng (chiếm 93,4%), ngoài ra còn có hoa cúc, hoa loa kèn, hoa ly, hoa đào...Hoa hồng được trồng với diện tích khoảng 1.152 ha chủ yếu ở các xã Mê Linh và xã Văn Khê, xã Thanh Lâm, xã Đại Thịnh... Còn lại, hoa cúc được trồng với diện tích 104,7 ha, chủ yếu ở xã Đại Thịnh; các loại hoa khác như: hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa ly... chiếm diện tích nhỏ hơn. Hoa hồng là một loại hoa có giá trị kinh tế cao, nhiều chủng loại với màu sắc đa dạng, được sử dụng nhiều dưới dạng hoa cắt cành và hoa chậu, hoa cảnh. Ngoài ra, hoa hồng còn được dùng để chưng chất nước hoa, tinh dầu cũng như được sử dụng khá nhiều để điều chế mỹ phẩm. Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và có nhiều công dụng nhất, chất an thần, làm chịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Ngày nay, đông y vẫn sử dụng cánh hoa hồng để chữa bệnh ho cho trẻ, dùng lá hồng non giã nhỏ thêm với muối đắp vết thương, mụn nhọt. Người ta còn kết hợp cánh hoa hồng với một số vị thuốc khác để bào chế ra thuốc nam chữa các bệnh về đường ruột, hô hấp,.. Khu vực đất trồng hoa xã Mê Linh là một trong những nơi trồng hoa lớn của thành phố Hà Nội với nhiều giống hoa, cây cảnh, rau trồng…Cũng như các khu trồng hoa khác, hầu hết việc trồng và chăm sóc hoa đều đang lạm dụng các loại phân hóa học,thuốc tr sâu sử dụng b a bãi không đúng liều lượng lâu năm. Điều 3 này dẫn đến làm giảm đa dạng sinh học ở đất trồng và các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại đây. Đã có rất nhiều nghiên cứu về động thực vật ở đây nhưng những nghiên cứu về loài ve giáp ở đây chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Với tất cả những lí do trên, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Đánh giá ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác định các yếu tố sinh thái liên quan đến sự biến động thành phần loài Oribatida ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh. Đề tài bổ sung cơ sở khoa học cho việc đánh giá các yếu tố sinh thái đối với phân tích cấu trúc quần xã Oribatida, như yếu tố chỉ thị sinh học trong việc quản lý bền vững hệ sinh thái của đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài bổ sung dẫn liệu các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến cấu trúc quần xã Oribatida ở khu vực trồng hoa tại xã Mê Linh. Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của các yêu tố (nhiệt độ, độ ẩm, độ dẫn điện, Ca2+, pH, Kali dễ tiêu) ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh đến thành phần loài và cấu trúc của quần xã Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong đất (0-10 và 10-20cm). 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đưa ra được những dự đoán về ảnh hưởng t các hoạt động của con người có tác động nhiều hay ít đến môi trường đất cũng như là đến sự đa dạng trong thành phần loài của Oribatida dựa trên các yếu tố sinh thái. Phân tích số liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và sử dụng cấu trúc của quần xã Oribatida như yếu tố chỉ thị sinh học, trong quản lý bền vững hệ sinh thái đất. 4 4. Đóng góp mới của đề tài - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các yếu tố sinh thái liên quan đến cấu trúc quần xã Oribatida ở đất trồng hoa hồng tại xã Mê Linh. - Góp phần đánh giá được vai trò của các yếu tố sinh thái đối với sự thay đổi cấu trúc quần xã Oribatida ở các loại đất trồng khác nhau. - Đề tài bổ sung tư liệu về thành phần loài Oribatida, góp phần đánh giá tài nguyên đa dạng động vật đất của Việt Nam, và khảo sát cấu trúc quần xã Oribatida như yếu tố chỉ thị sinh học, góp phần dự đoán ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến hệ sinh thái đất nói chung và đến quần xã Oribatida nói riêng. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn ra mạnh mẽ và có nhiều kết quả của các tác giả được công bố, trong đó một chuyên gia Oribatidda người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản danh mục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Oribatida đã được thu thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như: Cu Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài). Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp, cf…Số lượng loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài, nếu cộng cả thêm Antiles nữa, con số này là 1238 loài (Schatz, 2002) [21]. Nghiên cứu về Oribatida ở liên bang Nga phát triển mạnh t những năm 50 của thế k XX cho đến nay. Tại đây đã ghi nhận được 300 loài ở tất cả các kiểu hệ sinh thái. Khu hệ Oribatida sống trên cây cũng được quan tâm nghiên cứu. Các mẫu Oribatida được thu thập t rêu, địa y sống phụ sinh, t vỏ cành, thân cây và trong tán cây với các công trình của Dalenius (1960); Kielozewski; Kashyna (1965); Niedbale (1969); Woltemade (1982), Coloff (1983)... Cho đến nay, ở vùng Nizhiy Novgorod đã thống kê được 74 loài Oribatida thuộc 51 giống, 36 họ, 22 liên họ sống trên cây. Ermilov và Chistyakov đã nghiên cứu một số đặc điểm: thành phần loài, mật độ, loài ưu thế, phân bố theo chiều thẳng đứng của quần thể Oribatida sống trên cây và đề xuất hệ thống phân loại của chúng theo khu vực và phân chia chúng thành 3 nhóm hình thái- sinh thái, phụ thuộc vào nơi sống của chúng: nhóm sống hoàn toàn trên cây, nhóm sống trên cây- dưới đất và nhóm sống hoàn toàn trong đất (Ермилов C. Г.,Чистяков М. П., 2007) [22]. Nghiên cứu động vật chân khớp bé ở tầng đất và trên vỏ cây ở các độ cao (1.850, 2.000, 2.150, 2.300 m) vào lúc mưa trên núi nhiệt đới r ng ở miền nam 6 Ecuador. Nhận thấy mật độ microarthropoda giảm so với chiều sâu trong đất và tăng với sự gia tăng độ cao chủ yếu là do sự có sẵn nguồn tài nguyên chất hữu cơ. Trong đó Quần xã Ve giáp Oribatida trên vỏ cây không khác biệt đáng kể so với tầng đất. Số lượng các loài Ve giáp Oribatida giảm theo độ cao (24, 23, 17 và 13 loài ở độ cao 1.850m, 2.000m, 2.150m và 2.300 m, tương ứng (Jens Illig, Roy A. Norton, Stefan Scheu, Mark Maraun, 2010) [17]. 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của mình kết hợp với các công trình của các tác giả khác nghiên cứu của S.Karasawa - Nhật đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự đa dạng vi sinh cảnh (microhabitat) và sự phân cắt địa lý đến quần xã Oribatida ở r ng ngập mặn tại đảo Ryukyu (Nhật Bản), 2004. Oribatida được thu thập t lá, vỏ cây (ở 3 độ cao 0-50, 5-100 và 100-150cm cách mặt đất), mẩu rễ cây, đất nền và t tảo biển ở 2 hòn đảo cách nhau 470km. kết quả cho thấy: Thành phần loài quần xã Oribatida vở ỏ đầu rễ cây và vỏ than cây có sự sai khác với ở lá cây, đất nền và tảo biển; quần xã Oribatida của cùng một kiểu sinh cảnh ở các địa điểm khác nhau có khuynh hướng giống nhau hơn là những quần xã ở các sinh cảnh khác nhau nhưng cùng một địa điểm. Điều này có nghĩa là cùng một thành phần loài Oribatida ở r ng ngập mặn giống nhau giống nhau do bị ảnh hưởng của nhân tố đa dạng về vi sinh cảnh (đặc trưng đặc biệt bởi các cây ngập nước thủy triều) lớn hơn là do bị phân cắt về địa lý (Karasawa S., 2004) [18]. Nhóm Oribatida là một trong những nhóm động vật có số lượng áp đảo trong đất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn trong đất thông qua điều tiết sự phân hủy các chất hữu cơ và vi sinh vật lan truyền trong đất. Theo hiểu biết của chúng tôi, ảnh hưởng của các nhóm chức năng thực vật khác nhau trên oribatida chưa được nghiên cứu trong đất nông nghiệp bị bỏ rơi với không bị xáo trộn trước. Mật độ và cấu trúc của những loài oribatida trong chín sinh cảnh nơi bỏ hoang đất canh tác chỉ có cây cỏ liên quan đến độ tuổi trong ba môi trường sống (23, 6-8, 12-15 năm) và ba loài cây được lựa chọn (cây họ đậu: Medicago sativa, thực vật có hoa thân thảo cỏ: Taraxacum officinale, cỏ: Bromus sterilis) đã được nghiên 7 cứu trong đất gắn liền với loại thực vật duy nhất. Mật độ ve giáp giảm nhẹ không đáng kể với độ tuổi môi trường sống vì sự phong phú cao của loài phổ biến Tectocepheus velatus sarekensis và Punctoribates punctum ở giai đoạn trẻ và trung niên và chúng suy giảm tiếp theo đất bỏ hoang lâu năm. Mật độ Oribatida và tập hợp các loài không bị ảnh hưởng bởi các loài thực vật. Chỉ có loài P. punctum có mật độ cao hơn loài B. sterilis hơn loài T. officinale. Mô hình tuyến tính khoảng cách dựa trên tiết lộ rằng 65% của sự biến đổi trong tập hợp ve giáp được giải thích bởi tính chất của đất, loại đất, trình bày và vị trí địa lý, trong khi tuổi tác môi trường sống có tầm quan trọng thứ yếu. Phân tích tương ứng Canonical đã tiết lộ rằng tập hợp ve giáp được giải thích tốt nhất của đất hữu cơ và vi sinh vật carbon, hàm lượng nước và độ pH (Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank, 2013) [16]. Có thể thấy lịch sử nghiên cứu Oribatida đã có t rất lâu trên thế giới, được nghiên cứu một cách hệ thống về cả khu hệ, sinh học, sinh thái và vai trò chỉ thị chất lượng đất. 1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida Năm 2012, tác giả Triệu Thị Hường và cs., nghiên cứu sự biến động thành phần loài Ve giáp tại khu công nghiệp Bình Xuyên và vùng phụ cận thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra được sự biến động thành phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau đó là KCN, VQN, Ruộng. Kết quả ghi nhận được 38 loài trong đó có 2 loài chưa được định tên (Triệu Thị Hường và cs, 2012) [1]. Năm 2013, Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường khu công nghiệp Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so với vùng phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận sự có mặt của 39 loài thuộc 18 họ và 29 giống trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất, có 3 loài xuất hiện ở cả 3 sinh cảnh (Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh, 2013) [11]. Năm 2014, nhóm tác giả Đào Duy Trinh và các cộng sự nghiên cứu sự biến động thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên và 8 vùng phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ ra được sự biến động số lượng loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau và có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt giữa các sinh cảnh khu công nghiệp (29 loài), vườn quanh nhà (12 loài), ruộng (10 loài) (Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm Văn Ngọc, Trần Văn Vinh, Vũ Quang Mạnh (2014) [12]. Năm 2015, Đào Duy Trinh và Nguyễn Thị Hải Yến đã đi nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội. Đã ghi nhận được 76 loài Oribatida thuộc 51 giống của 28 họ ở cả hai lần thu mẫu đối với cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng. Sinh cảnh Khoang xanh ở cả hai lần lấy mẫu thì tầng A có số lượng loài nhiều nhất (20 loài) và thấp nhất ở tầng A2 (10 loài). Sinh cảnh Suối tiên ở cả hai lần lấy mẫu thì tầng A0 có số lượng loài nhiều nhất (27 loài), thấp nhất là tầng A2 (19 loài) (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015) [5]. Năm 2016, Đào Duy Trinh, Đàm Thị Hải Đường nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến Ve giáp tại VQG Tam Đảo đã chỉ ra rằng thành phần loài Oribatida: đã ghi nhận được 56 loài Oribatida thuộc 47 giống, 26 họ ở cả 2 lần thu mẫu tại điểm nghiên cứu. Tầng thảm mục có số lượng loài tập trung cao nhất (40 loài), giảm dần theo thứ tự: tầng -1 (38 loài), tầng rêu (35 loài), thấp nhất ở tầng -2 (19 loài) (Đào Duy Trinh, Đàm Thị Hải Đường, 2016) [15]. Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ đã nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng súp lơ xanh tại làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 9 họ, 13 giống, 19 loài. Trong số 19 loài Oribatida ghi nhận có 17 loài xác định tên khoa học và 2 loài chưa xác định được tên. Số lượng cá thể Oribatida tăng dần theo 5 lần lấy mẫu (tương ứng 9 cá thể → 10 cá thể → 12 cá thể→ 13 cá thể → 19 cá thể). Số lượng loài Oribatida tăng dần theo 5 lần lấy mẫu (tương ứng 5 loài→ 6 loài → 8 loài → 9 loài→ 10 loài) (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ, 2017) [8]. Năm 2017, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trường nghiên cứu đất trồng cải củ tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 9 chúng tôi đã xác định được 16 loài Oribatida thuộc 12 giống và 10 họ. Ở đất trồng cây cải củ có bón phân Urê có 16 loài, đất không bón phân Urê có 10 loài, và đất ban đầu chưa trồng cải củ có 11 loài. Thành phần loài của nền đất có bón phân Urê đa dạng nhất trong các vùng sinh cảnh (Đào Duy Trinh, Phan Trọng Trường, 2017) [9]. 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida Năm 2012, Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, Tạ Mạnh Cường đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở hệ sinh thái đất r ng VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu của công trình này cho thấy, khi chuyển t mùa khô sang mùa mưa thì các giá trị số lượng loài ở các sinh cảnh khác nhau đều có sự thay đổi rõ rệt ở hầu như tất cả các chỉ số như số lượng loài, mật độ trung bình, độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) (Đào Duy Trinh Vũ Quang Mạnh, Tạ Mạnh Cường , 2012) [10]. Năm 2013, Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh đã nghiên cứu và đưa ra các kết quả phân tích, tổng hợp về cấu trúc quần xã Oribatida theo sinh cảnh, theo mùa, theo đai cao khí hậu, theo độ sâu thẳng đứng của đất ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy, nơi Oribatida cư trú đều có ảnh hưởng hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp đến cấu trúc định tính, định lượng của quần xã Oribatida, trước hết vì chúng là một thành viên đầy đủ của hệ sinh thái đất của VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, là một mắt xích trong chuỗi vận chuyển vật chất, năng lượng của hệ, sau nữa, đó là sự thể hiện của quy luật chọn lọc tự nhiên: khi điều kiện sống thay đổi, mọi sinh vật sống trong môi trường đó đều phải tự điều chỉnh, tự biến đổi để thích nghi với các điều kiện sống mới. Có như thế, chúng mới có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển. T kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi cho rằng quần xã Oribatida có thể được xem như một yếu tố chỉ thị cho sự biến đổi của sinh cảnh sống và của sự biến đổi theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất khi phân tích sự biến đổi các giá trị định tính, định lượng của chúng ở khu vực nghiên cứu (Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, 2013) [6]. Năm 2014, Đào Duy Trinh và cs. nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc bộ Ve giáp ở khu công nghiệp Phúc Yên - Vĩnh Phúc và phụ cận đã phát hiện 10 được 39 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống. Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm 56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến Vườn quanh nhà 12 loài (chiếm 23,5% so với tổng số loài) và cuối cùng sinh cảnh ruộng 10 loài (chiếm 19,6% so với tổng số loài). Đã xác định được 17 loài ưu thế, trong đó có 7 loài ưu thế ở sinh cảnh Vườn quanh nhà, 5 loài ưu thế ở sinh cảnh Khu công nghiệp, 9 loài ưu thế ở sinh cảnh Ruộng canh tác. Khu công nghiệp các chỉ số sinh học lớn nhất so với các sinh cảnh Vườn quanh nhà và Ruộng canh tác: N=212; S=29; H’= 2.508 (Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm Văn Ngọc, Trần Văn Vinh (2014) [12]. Năm 2014, Đào Duy Trinh và cs. Nghiên cứu vai trò chỉ thị của bộ Oribatida ở đai cao trên 700m VQG Tam Đảo: Trong 2 đai cao ghi nhận 12 loài ưu thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung cho tầng đất ở cả 2 đai cao là Perxylobates vietnamensis, Sphodrocepheus tuberculatus, Eremella vestita, Peloribates pseudoporosus, Phyllhermannia similis, còn lại chỉ ưu thế cho một đai cao. Đai cao 700 - 900m và đai cao 900 - 1252m, ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc bộ Oribatida ưu thế chung cho cả 4 tầng phân bố. Các chỉ số định lượng của Oribatida (số loài, MĐTB, H’, J’) có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700 - 900m (S= 17; S1= 73; MĐTB= 4520; H’= 3,2277; J’= 0,904); Đai cao 900 1252m (S= 19; S1= 90; MĐTB= 5480; H’= 2,348; J’= 0,8162) (Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường, 2014) [13]. Năm 2015, Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, đã ghi nhận được 76 loài Oribatida thuộc 51 giống của 28 họ ở cả hai lần thu mẫu đối với cả 4 tầng phân bố theo chiều thẳng đứng. Trong số 68 loài xác định được tên và có 8 loài ở dạng sp.. Khoang Xanh mật độ trung bình thay đổi theo t ng tầng phân bố, lớn nhất là tầng A1 (1120 cá thể/m2), tầng A2 (600 cá thể/m2), tầng A0 (103 cá thể/m2) và thấp nhất ở tầng A (41 cá thể/kg). Ở Suối Tiên, mật độ trung bình có chiều hướng giảm dần t A2 < A1 < A0 < A tương ứng: 3600 cá thể/m2 < 2800 cá thể/m2 < 423 cá thể/m2 < 81 cá thể/kg (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015) [5]. 11 Năm 2015, Đào Duy Trinh và Hứa Thị Huế nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của môi trường đến sự biến động thành phần loài Oribatida. Kết quả cho thấy loài Oribatida rất nhạy cảm với môi trường, có thể nghiên cứu lâu dài để đánh giá về thực trạng môi trường. Đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hóa, lý học tác động t môi trường bên ngoài. Phân Urê làm tăng số lượng loài, mật độ trung bình loài, độ đa dạng, độ đồng đều, thay đổi phương thức kiếm ăn của Oribatida...tạo điều kiện cho Oribatida trở thành chỉ thị môi trường hiệu quả. Đất trồng hành tại Vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN ghi nhận 10 họ, 13 giống và 16 loài. Mật độ Oribatida ở đất trồng có phân Urê lớn nhất 17200 cá thể/m2. Mật độ Oribatida ở đất không phân Urê là 12560 cá thể/m2. Ba loài chiếm ưu thế trên toàn bộ các vùng sinh cảnh: Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967; Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904); Cultroribula lata Aoki, 1961 (Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, 2015) [3]. Năm 2016, Đào Duy Trinh, Đàm Thị Hải Đường nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến ve giáp tại VQG Tam Đảo và kết quả cho thấy cấu trúc của quần xã Oribatida: MĐTB: ở tầng rêu là 232,5 cá thể/kg; tầng thảm mục là 1422,5 cá thể/m2, tầng -1 là 64000 cá thể/m3, tầng -2 là 70000 cá thể/m3. Độ đa dạng loài H’ cao nhất ở tầng -1 (3,098), thấp nhất ở tầng -2 (2,563). Độ đồng đều J’ cao nhất ở tầng -2 (0,8706), thấp nhất ở tầng rêu (0,7755) (Đào Duy Trinh, Đàm Thị Hải Đường, 2016) [15]. Năm 2017, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ đã nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng súp lơ xanh tại làng Trung Hậu, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 9 họ, 13 giống, 19 loài. Trong đó chỉ số đa dạng loài H’ đạt giá trị cao nhất ở đợt thu mẫu thứ 3, tầng đất A1 (tương ứng H’= 1,89), và thấp nhất ở đợt thu mẫu thứ 2 tầng đất A1 và lần lấy mẫu số 3 tầng A2 (H’= 1,04). Chỉ số đồng đều J’ dao động t 0,5 đến 0,98. (Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Lệ, 2017) [8]. Năm 2017, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trường nghiên cứu đất trồng cải củ tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan