Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với hoa kỳ từ năm 1995 đến năm 2015...

Tài liệu đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của việt nam với hoa kỳ từ năm 1995 đến năm 2015

.PDF
118
277
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN NGỌC KHUÊ ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- NGUYỄN NGỌC KHUÊ ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60220315 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Thịnh Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS. TS. Lê Văn Thịnh. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Ngọc Khuê LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến PGS. TS. Lê Văn Thịnh, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy và phương pháp nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III và những người đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu cho luận văn. Luận văn được hoàn thành là thành công bước đầu trên con đường học tập, nghiên cứu của bản thân tôi. Do đó, khó tránh được những thiếu xót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm. Tác giả Nguyễn Ngọc Khuê MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI HOA KỲ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005 .............. 10 1.1. Chủ trƣơng của Đảng ...................................................................................... 10 1.1.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ ......... 10 1.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................................ 13 1.2. Đảng chỉ đạo thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ ..................................................................................................................... 19 1.2.1. Trong lĩnh vực thương mại ........................................................................ 19 1.2.2. Trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ .......................................................... 22 1.2.3. Trong lĩnh vực đầu tư ................................................................................ 25 1.2.4. Trong lĩnh vực hợp tác khoa học - công nghệ và viện trợ ....................... 27 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 30 CHƢƠNG 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI HOA KỲ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .............. 32 2.1. Chủ trƣơng của Đảng ...................................................................................... 32 2.1.1. Những yếu tố mới tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ . 32 2.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................................ 36 2.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ ........................................................................................................................... 41 2.2.1. Trong lĩnh vực thương mại ........................................................................ 41 2.2.2. Trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ .......................................................... 44 2.2.3. Trong lĩnh vực đầu tư ................................................................................ 46 2.2.4. Trong lĩnh vực hợp tác khoa học – công nghệ và viện trợ ....................... 49 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 52 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................... 53 3.1. Nhận xét chung ................................................................................................ 53 3.1.1. Về ưu điểm .................................................................................................. 53 3.1.2. Về hạn chế .................................................................................................. 58 3.2. Kinh nghiệm ..................................................................................................... 62 3.2.1. Cần xây dựng chiến lược dài hạn, có lộ trình và mục tiêu cụ thế cho quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ .......................................................... 62 3.2.2. Phát huy lợi thế so sánh kinh tế của Việt Nam và lợi thế cạnh tranh từ chiều rộng sang chiều sâu ................................................................................... 64 3.2.3. Phát triển toàn diện đất nước, tăng cường nội lực, lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm ........................................................................................................ 65 3.2.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính và hàng rào thuế quan, cải thiện môi trường đầu tư ........................................................................................................ 66 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 72 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 81 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do song phương DOC Deparment Of Commerce Bộ Thương mại (Hoa Kỳ) FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GSP Generalized Systems of Prefrences Hệ thống ưu đãi phổ cập NTR Normal Trade Relations Nguyên tắc quan hệ thương mại bình thường ODA Official Development assistance Viện trợ phát triển chính thức PNTR Permanent Normal Trade Relations Nguyên tắc quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn TIFA Trade and Investment Framework Agreement Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư TNCs Transational Corporations Các công ty xuyên quốc gia TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương USAID United States Agency for International Development Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới Chữ viết tắt Tiếng Việt Chữ viết tắt ĐCSVN XHCN XNK Nghĩa Tiếng Việt Đảng Cộng sản Việt Nam Xã hội chủ nghĩa Xuất nhập khẩu i DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ (1987 – 2000) 92 Bảng 1.2 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ(1995 93 – 2000) Bảng 1.3 Cơ cấu hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ theo nhóm hàng (1995 - 1999) 93 Bảng 1.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ (2001 – 2005) 94 Bảng 1.5 Trị giá và cơ cấu hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam (2001 94 – 2006) Bảng 1.6 Trị giá và cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam (2001 – 95 2006) Bảng 1.7 Một số thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam (2005) 95 Bảng 1.8 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam (1988 – 2005) 96 Bảng 1.9 Các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam (1991 – 2005) 96 Bảng 1.10 Đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam phân theo ngành kinh tế (2001 – 97 2005) Bảng 1.11 Đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Namphân theo tỉnh (năm 2000) 98 Bảng 1.12 Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam phân theo hình thức đầu 98 tư (trước năm 2000) Bảng 1.13 Viện trợ USAID cho Đông Nam Á (1993 – 1995) 99 Bảng 2.1 Diễn biến xuất nhập khẩugiữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2006 – 99 2015) Bảng 2.2 Tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa 100 Kỳ(2007 – 2015) Bảng 2.3 Dự báo một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam(1995 – 2020) 100 Bảng 2.4 Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào Hoa Kỳ (2014 – 101 2015) Bảng 2.5 Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ (2014-2015) 101 Bảng 2.6 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam (2006 - 2015) 102 Bảng2.7 Các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ ở Việt Nam (2006 – 2015) 103 Bảng2.8 Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phântheo ngành kinh tế (2012) 104 Bảng 2.9 Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo tỉnh (2012) 106 Bảng 2.10 Đầu tư của Việt Nam phân theo nước tiếp nhận đầu tư (2015) 107 ii MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vào những thập kỉ cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc, đòi hỏi các quốc gia phải có những tư duy và phương thức hành động mới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, cùng các xu thế hợp tác và phát triển, toàn cầu hoá, dân chủ hoá mở ra những cơ hội mới; đồng thời, những cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, khủng hoảng xã hội - nhân văn tạo nhiều thách thức, đòi hỏi phải có một mô hình phát triển kinh tế bền vững, cùng sự hợp tác bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia. Trong đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ không nằm ngoài sự vận động của xu thế chung đó của thế giới. Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, do tác động của những yếu tố của lịch sử đã từng bỏ lỡ cơ hội hợp tác giữa hai nước. Đặc biệt, từ cuối thế kỷ XX, do những mâu thuẫn không điều hòa được, đã dẫn đến hai nước đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao trong một thời gian dài. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Việt Nam từng bước đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao.Ngày 11/07/1995, Tổng thống Hoa Kỳ - Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam - Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.Kể từ đó, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển, có những bước tiến nhanh, dài. Qua 20 năm hợp tác kinh tế (1995 – 2015), những thành tựu đạt được không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ chung giữa hai nước, mà còn khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương, chính sách đối ngoại, hợp tác kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Đồng thời, cũng để lại những kinh nghiệm quý báu cho sự hợp tác, phát triển kinh tế hai nước.Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, góp phần làm sáng tỏ chủ trương, đúc rút những kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác và phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế giữa hai nước ngày càng sâu rộng. 1 Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Đảng lãnh đạo quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2015” làm đề tài luận văn. 2.Lịch sử nghiên cứu Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung, quan hệ kinh tế hai nước nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các học giả. Đặc biệt, từ khi hai nước ký kết Hiệp đinh Thương mại song phương (2001), thì việc nghiên cứu về quan hệ hai nước trên lĩnh vực kinh tế, tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa. Trong đó, có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau của các học giả trong và ngoài nước, có thể kể đến các nhóm công trình: Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung. Đây là nhóm công trình phản ánh quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử và trên nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu như: Luận án tiến sĩ “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2005” của Trần Nam Tiến (2008): Công trình đã tái hiện một bức tranh toàn cảnh về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa và trình bày các sự kiện chính một cách khoa học, có chọn lọc và phân tích, tác giả cung cấp một nguồn tư liệu quan trọng, góc nhìn mới về lịch sử quan hệ hai nước trong 10 năm đầu bình thường hóa quan hệ. Công trình “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1994 – 2010)” của Bùi Thị Phương Lan, được nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 2011: trong đó tác giả tập tung phân tích bối cảnh trước khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến khi quan hệ song phương toàn diện được thiết lập; làm rõ vị trí, vai trò của Việt Nam trong chính sách an ninh mới của Mỹ và tương quan quan hệ Mỹ với Châu Á, định vị Việt Nam trong chính sách đối ngoại Mỹ sau khủng hoảng kinh tế. Luận án tiến sĩ của Vũ Thị Thu Giang: “Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2006” bảo vệ năm 2011. Luận án phân tích mục tiêu, chiến lược và những tính toán lợi ích của Hoa Kỳ khi tiến hành bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Với nguồn tư liệu được tập hợp một cách có hệ thống và xử lý khoa học về quan hệ của 2 nước từ năm 1991 đến năm 2006; qua đó, tác giả phân 2 tích quá trình vận động của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực; nêu lên vị trí, mối quan hệ của Việt Nam trong chính sách khu vực của Hoa Kỳ và vị trí của Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Luận án Tiến sĩ “Quan hệ Mỹ - Việt Nam (2003 – 2007)” của tác giả Đặng Đình Quý (2012). Luận án nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ - Việt Nam (2003 – 2007) trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, tôn giáo, thương mại,… và đưa ra một số nhận xét về quan hệ Mỹ - Việt Nam (2003 – 2007). Luận án đã đi sâu phân tích, mang đến cái nhìn đa chiều về mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam trong những năm 2003 – 2007 – giai đoạn có nhiều biến động lớn trong quan hệ hai nước. Ngoài ra, còn có các công trình khác như: “Quan hệ Việt – Mỹ 1939 – 1954” của Phạm Thu Nga (2004) ; “Quan hệ Việt – Mỹ xưa và nay” của Nguyễn Tấn Tuấn (2005); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ thời Thomat Giépphơsơn đến Hồ Chí Minh” và “Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” của Phạm Xanh (2006); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Con đường đã qua và triển vọng” của Nguyễn Xuân (2009); “Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ: hiện tại và tương lai” của Lê Thị Vân Nga 2010); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng tới tầm cao mới” của Hoàng Thị Lê Ngọc (2012),… Tất cả những công trình trên giúp độc giả có những hiểu biết chung nhất về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua từng thời kỳ lịch sử. Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Tiêu biểu như: “Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư” của Nguyễn Thiết Sơn. Đây là sách chuyên khảo do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2004, cuốn sách có 3 phần chính: tiến trình quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ; Quan hệ Việt – Mỹ về thương mại và đầu tư; Triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư Việt – Mỹ, trong đó tác giả đã tổng hợp, phân tích từ những số liệu quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến năm 2001. Luận án Tiến sĩ “Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012” của Lê Viết Hùng (2014) gồm 3 phần: Những nhân tố tác động đến tiến trình quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoan 2000 – 2012, Bước phát triển mới 3 của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012, Một số nhận xét, đánh giá về tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012. Công trình Luận ánđã tổng hợp, phân tích, đánh giá về tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam (2000 – 2012) chủ yếu trên hai lĩnh vực là thương mại và đầu tư. Đặt mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam được dưới tác động của các nhân tố chính trị - an ninh, xã hội giữa hai quốc gia,công trình đã khái quát được những đặc điểm và tính chất của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam. Cùng phản ánh nội dung trên, có thể kể đến: “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ” của Đỗ Đức Thịnh (2000); “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra với Việt Nam” của Nguyễn Xuân Trung (2006); “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ vấn đề, chính sách và xu hướng” do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên (2011); “Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ: thực trạng và triển vọng” của Bùi Thành Nam (2012). Các bài viết về quan hệ kinh tế Việt – Mỹ trên các tạp chí như: Phương Lan với bài viết “Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ tác động đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 396, tháng 4/2006; Trần Đình Tuấn với “ODA của Mỹ”, Tạp chí Thương mại, số 13 – 2007; Chu Minh với “Tầm cao mới của quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ”, Tạp chí Thương mại, số 25 – 2007; Hoàng Thị Bích Loan, “Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng và những giải pháp”, Tạp chí Thương mại số 1+2 – 2009; Lê Viết Hùng, Đoàn Minh Triết với bài viết“Tìm hiểu nhân tố chính trị trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam từ sau năm 1995”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6(159), năm 2013; Hoàng Thị Lê Ngọc với “Viện trợ phát triển của Hoa Kỳ với Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng tới tầm cao mới, năm 2012. Nhóm thứ ba, các công trình nghiên cứu về chủ trương, nghị quyết của Đảng,chính sách của Việt Nam, tiêu biểu như: “Phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) do Nguyễn Văn Nam (chủ biên). Cuốn sách dài 375 trang bao gồm 3 phần chính, trong đó các tác giả đã hệ 4 thống hóa các tác động của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh thế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, nêu lên thực trạng phát triển kinh tế thị trường XHCN trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển inh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Công trình “Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế” của Vũ Như Khôi, Hoàng Đức Nhuận(2006).Tác phẩm tập hợp những sự kiện lịch sử được lựa chọn, biên soạn với những tư liệu mới, những kết quả nghiên cứu mới. Cuốn sách gồm 4 nội dung chính: Đảng lãnh đạo hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đặt nền móng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới đất nước; Quá trình tìm tòi, thử nghiệm và đổi mới từng phần (1975 – 1986); Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đưa đất nước ra khỏi khủng hoàng kinh tế - xã hội (1986 – 1996); ĐCSVN với công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế (1996 – 2005). Luận án tiến sĩ Lịch sử “Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976 – 2006)” của Nguyễn Anh Cường (2012). Luận án đã làm rõ một cách hệ thống sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng với Hoa Kỳ và với thế giới, cũng như quan điểm của chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Đông Nam Á và Việt Nam. Luận án góp phần dựng lại qua trình lãnh đạo của Đảng tiến tới bình thường hóa trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 1995. Qua đó thấy được vai trò của ĐCSVN, những thuận lợi và khó hăn phải trường trước trong quan hệ với Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (1995 – 2007)” của Nguyễn Văn Thức (2008); “Chính sách thương mại quốc tế: Lý luận và thực tiễn Việt Nam hội nhập toàn cầu” do Nguyễn Hoàng Quy chủ biên (2016),… Các công trình kể trên đã khái quát và phân tích chủ trương của Đảng trong quá trình giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế.Qua đó, thấy được tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 5 Nhìn chung, tất cả các công trình đó đã đề cập ở nhiều mức độ, đem lại những góc nhìn khoa học, khách quan trong quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trường hợp về sự lãnh đạo của Đảng trong mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2015.Đây là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứusự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2015 là để đưa ra những nhận xét ưu điểm, hạn chế, và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu về chủ trương, nghị quyết của Đảng trong phát triển kinh tế quốc tế. - Làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng với Hoa Kỳ và cách thức tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đó trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015. - Từ thực tiễn quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, rút ra những nhận xét, bài học kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế giữa hai nước. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo thiết lập,củng cố và phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ của Đảng từ năm 1995 đến năm 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Việt Nam và Hoa Kỳ, chủ yếu là ở Việt Nam. Phạm vi thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2015. Tác giả lấy năm 6 1995 làm mốc bắt đầu thời gian nghiên cứu, vì đây là dấu mốc hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Năm 2015 được chọn làm thời hạn nghiên cứu vì đây là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đồng thời, giai đoạn 1995 – 2015 là khoảng thời gian cần thiết để nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, đảm bảo thời gian cho sự kiểm nghiệm của các chủ trương, chính sách, và sự vận động của các lĩnh vực kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo tính logic của đề tài, giai đoạn trước năm 1995 cũng được tác giả khảo sát ở mức độ nhất định. Phạm vi nội dung: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu: quan hệ thương mại; tài chính và dịch vụ; quan hệ đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ, và viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam. 5. Cơ sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5.1. Cơ sở lí luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm chỉ đạo của ĐCSVN về quan hệ đối ngoại, hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. 5.2.Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ Sử học, nên phương pháp chủ đạo được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp,... 5.3.Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chủ yếu của luận văn bao gồm: - Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc; nghị quyết Trung ương các khóa; chỉ thị; ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1995 đến năm 2015 có liên quan đến đề tài. 7 - Các báo cáo tổng hợp về quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ nói riêng, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ nói chung của các bộ ngành có liên quan. - Các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài đăng trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học các cấp, các báo cáo. - Một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ trong chừng mực nhất định có liên quan đến đề tài nhưng không trùng lặp. - Các website chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam và các Bộ, Ban ngành có liên quan của hai nước như: Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Thương mại, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê,... 6.Đóng góp khoa học của Luận văn 6.1. Về tư liệu Luận văn sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu gốc từ những trung tâm lưu trữ lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao về sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam – Hoa Kỳ. 6.2. Về nội dung Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp người đọc hiểu rõ hơn vai trò to lớn của Đảng trong xây dựng đường lối, chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế thương mại với Hoa Kỳ nói riêng; góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử ĐCSVN, Lịch sử ngoại giao, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ toàn cầu hóa. Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học; đúc kết một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của ĐCSVN đối với quan hệ đối ngoại 2 nước, đồng thời vận dụng những kinh nghiệm ấy trong tình hình mới. 7.Bố cục Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Đảng lãnh đạo thiết lập quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 1995 đến năm 2005 8 Chương 2: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ từ năm 2006 đến năm 2015 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 9 CHƢƠNG 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THIẾT LẬP VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM VỚI HOA KỲ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Chủ trƣơng của Đảng 1.1.1. Những yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ Từ những năm cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cùng sự kết thúc Chiến tranh lạnh, đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Cùng với đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đã lôi cuốn các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi các quốc gia trong chiến lược phát triển của mình phải chú trọng đến quan hệ kinh tế quốc tế và tham gia vào quá trình phân công lao động toàn cầu. Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian này. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với đường lối đổi mới, các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam có bước chuyển biến quan trọng. Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, tăng cường quan hệ và giao lưu kinh tế với tất cả các nước thông qua hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam – cuộc chiến được coi là dài ngày nhất trong lịch sử Hoa Kỳ - với kết thúc với thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Hoa Kỳ áp đặt chính sách cấm vận toàn diện đối với Việt Nam trong suốt 2 thập niên. Đến cuối những năm 80, Hoa Kỳ có những nỗ lực nối lại các mối liên hệ với Việt Nam.Đến ngày 11/07/1995, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Song song với việc nối lại quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, hai nước cũng nối lại và phát triển quan hệ kinh tế. Xét về điều kiện của Hoa Kỳ và Việt Nam có những đặc điểm khá nổi bật, tạo điều kiện cho sự hợp tác kinh tế hai nước: Về phía Hoa Kỳ: 10 Hoa Kỳ bước ra khỏi Chiến tranh lạnh với nhiều khó khăn nên phải tìm mọi cách để chấn hưng nền kinh tế, tập trung cho phát triển kinh tế, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một trọng điểm ưu tiên của kinh tế đối ngoại Hoa Kỳ. Việt Nam là một nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ, môi trường đầu tư ổn định, là điều kiện thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Đặc biệt, từ sau Đại hội VI (1986) của Đảng, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đã đạt được những thành tựu nhất định. Những yếu tố này có tác động không nhỏ đến sự hợp tác của hai quốc gia, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là một bộ phận nằm trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất chú trọng đến vị trí của Việt Nam ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó gồm cả Đông Nam Á. Nội dung chiến lược của Hoa Kỳ đối với Việt Nam gồm: Thứ nhất, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam giúp cho Hoa Kỳ có cơ hội xóa bỏ những mâu thuẫn nội bộ trong nước. Giải quyết những hậu quả chiến tranh, tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ thâm nhập vào thị trường Việt Nam buôn bán và đầu tư, đem lại lợi nhuận, việc làm và lợi thế mới cho Hoa Kỳ trong cuộc cạnh tranh kinh tế và thương mại toàn cầu. Thứ hai, những nước trong khu vực, đặc biệt là những nước đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á (Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,…), đặc biệt là Nhật Bản đã nhanh chóng thiếp lập các quan hệ kinh tế, ngoại giao với Việt Nam. Thứ ba, thông qua vị trí và vai trò của Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng tới các nước lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Nga, Nhật Bản, Trung Quốc,…). Vì Việt Nam có mối quan hệ với tất cả các nước lớn, nên Hoa Kỳ muốn tác động tới Việt Nam để giành lợi thế hơn so với các nước khác. Còn với Trung Quốc, Việt Nam là nước ở ngay cạnh Trung Quốc nên Hoa Kỳ tính toán triệt để lợi dụng Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Trung, không để Việt Nam và Trung Quốc liên kết với nhau với vai trò hai nước XHCN. 11 Có thể thấy, việc nối lại quan hệ ngoại giao cùng sự hợp tác kinh tế với Việt Nam đem lại cho Hoa Kỳ rất nhiều lợi ích. Nó vừa gắn kết, vừa đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao vị thế của Hoa Kỳ ở trong nước và trên trường quốc tế; đồng thời, giúp củng cố vững chắc cho vị thế Hoa Kỳ trong vai trò là một cường quốc trên thế giới. Về phía Việt Nam: Chiến tranh kết thúc (1975), kinh tế Việt Nam bị tàn phá nặng nề.Trước tình trạng khủng hoảng và lạc hậu của đất nước, ĐCSVN đã đưa ra đường lối đổi mới (1986) nhằm tạo tiềm lực để Việt Nam phục hổi và phát triển.Tuy nhiên, lệnh cấm vận của Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam từ sau chiến tranh (1975) đã gây nhiều trở ngại cho Việt Nam.Việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ giúp Việt Nam tháo bỏ được lệnh bao vây cấm vận mà Hoa Kỳ áp đặt, đồng thời có cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ và các nước trên thế giới để phục hồi kinh tế và phát triển đất nước. Hơn nữa, nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật, Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam dần thoát khỏi thế bị cô lập, nâng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, khai thông các trở ngại trên con đường mở rộng ngoại giao đa phương của mình, tạo cho Việt Nam một tư thế thuận lợi trong hợp tác nhiều mặt với các nước, nhất là về kinh tế. Ngày 11/07/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.Với sự kiện quan trọng này, một trang sử mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia được khai mở.Về phía Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc và hầu như tất cả các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Trải qua một chặng đường dài cam go với nỗ lực rất lớn của cả hai phía, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia có chủ quyền dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân hai nước nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc. Việc thiết lập quan hệ bình thường giữa hai nước còn có ý nghĩa to lớn vượt ra ngoài biên 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan