Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng lãnh đạo quá trình việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới từ năm 199...

Tài liệu đảng lãnh đạo quá trình việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới từ năm 1995 đến năm 2007

.DOC
235
91
145

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thủy 3 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐƯA VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1995 - 2000 2.1. Cơ sở hình thành và chủ trương của Đảng đưa Việt Nam gia nhập WTO 2.2. Đảng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện đưa Việt Nam gia nhập WTO Chương 3 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TÍCH CỰC ĐÀM PHÁN ĐƯA VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng 3.2. Sư chỉ đạo của Đảng tích cưc chuẩn bị các điều kiện, đàm phán gia nhập WTO Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 4.1. Nhận xét về sư lãnh đạo của Đảng đưa Việt Nam gia nhập WTO 4.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo Việt Nam gia nhập WTO KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 9 9 29 33 33 54 71 71 94 121 121 138 162 165 166 181 4 Số TT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Chữ viết đầy đủ Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Diễn đàn hợp tác Á - Âu Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Kinh tế quốc tế Liên minh châu Âu Toàn cầu hóa Tổ chức Thương mại thế giới Ủy ban quốc gia Chữ viết tắt BCHTW BCT CNH,HĐH ASEM APEC BTA ASEAN KTQT EU TCH WTO UBQG 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Toàn cầu hóa, hội nhập KTQT phản ánh xu thế phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới khi trình độ lưc lượng sản xuất đạt tới mức độ cao. Trên thế giới, hầu hết các nước dù lớn hay nhỏ đều tham gia vào TCH và hội nhập KTQT để tranh thủ những điều kiện có lợi nhất cho sư phát triển quốc gia. Nhận thức được sư biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới, đặc biệt trên lĩnh vưc quan hệ quốc tế, từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại phù hợp với tình hình mới. Nét nổi bật trong tiến trình đổi mới đường lối đối ngoại là sư chuyển biến nhận thức của Đảng về sư cần thiết phải đổi mới chủ trương đối ngoại đa phương, đẩy mạnh hội nhập cơ chế kinh tế - thương mại toàn cầu. Đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6 - 1996) đề ra chủ trương lớn là “Chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vưc, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế” [39, tr.84]. Gia nhập WTO là sư cụ thể hóa chủ trương lớn đó của Đảng. Qua hơn 11 năm kiên trì đàm phán, ngày 01 - 01 - 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sư kiện này là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập KTQT, một ghi nhận ở tầm quốc tế về thành công trong sư nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, việc gia nhập WTO “có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng, khẳng định vị thế nước ta, dân tộc ta đối với cộng đồng quốc tế, là một minh chứng về quyết tâm và nghị lưc của nhân dân ta xây dưng một quốc gia độc lập, tư chủ, ổn định về chính trị, công bằng, gắn kết về mặt xã hội, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sẵn sàng thưc hiện các cam kết chung với cộng đồng quốc tế” [117, tr.17]. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã gửi một thông điệp đến thế giới rằng kể từ thời điểm này, mọi giao dịch thương mại của Việt Nam sẽ tuân thủ những quy tắc và luật chơi quốc tế. 6 Thành công của quá trình đàm phán gia nhập WTO là kết quả trưc tiếp của đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại và chủ động, tích cưc hội nhập KTQT. Đồng thời chứng minh sư lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nỗ lưc của Chính phủ, đặc biệt là sư chỉ đạo trong việc gắn quá trình đàm phán với chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước cho hội nhập WTO, thể hiện trên tất cả các lĩnh vưc; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành trong triển khai các cuộc đàm phán đa phương và song phương. Tuy vậy, trong quá trình Đảng lãnh đạo Việt Nam gia nhập WTO, bên cạnh những thành tưu cơ bản vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém cả trong hoạch định chủ trương, chính sách và tổ chức chỉ đạo thưc tiễn. Điều đó đã ảnh hưởng đến thời gian, kết quả đàm phán cũng như việc thưc hiện các cam kết sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Nghiên cứu sư lãnh đạo của Đảng trên hai phương diện - hoạch định chủ trương và chỉ đạo thưc hiện tiến trình Việt Nam gia nhập WTO; những kết quả và hạn chế của tiến trình đó dưới sư lãnh đạo của Đảng; những kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng lãnh đạo Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế - thương mại toàn cầu. Đó là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thưc tiễn sâu sắc, cần thiết phải làm sáng tỏ. Trong thời gian qua, đã có những ấn phẩm được công bố viết về WTO và quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống sư lãnh đạo của Đảng đối với quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Vì vậy, về phương diện khoa học, đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu đề tài này để góp phần giải quyết “khoảng trống” đó. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “ Đảng lãnh đạo quá trình Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới từ năm 1995 đến năm 2007” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ sư lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình Việt Nam gia nhập WTO từ năm 1995 đến năm 2007; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng vào quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ trương và chỉ đạo thưc hiện của Đảng trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO qua hai giai đoạn 1995 - 2000 và 2001 - 2007. Phân tích, luận giải hệ thống chủ trương của Đảng đưa Việt Nam gia nhập WTO và quá trình chỉ đạo thưc hiện qua hai giai đoạn: 1995 - 2000; 2001 - 2007. Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thưc hiện quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản từ sư lãnh đạo của Đảng đưa Việt Nam gia nhập WTO từ năm 1995 đến năm 2007. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và sư chỉ đạo của Đảng đối với quá trình Việt Nam gia nhập WTO từ năm 1995 đến năm 2007. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ cơ sở hình thành chủ trương của Đảng; sư lãnh đạo của Đảng đưa Việt Nam gia nhập WTO, trên hai phương diện hoạch định chủ trương và sư chỉ đạo thưc hiện; kết quả việc thưc hiện chỉ đạo của Đảng; nhận xét về sư lãnh đạo của Đảng và đúc kết những kinh nghiệm lịch sử. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu những nội dung trên là từ năm 1995 (khi WTO chính thức tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam) đến năm 2007 ( khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO) Về không gian: Nghiên cứu trong nước là chủ yếu; ngoài ra, có kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác. 8 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thưc hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4.2. Cơ sở thực tiễn: Thưc tiễn hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO từ năm 1995 đến năm 2007. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thưc hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp phỏng vấn chuyên gia,...Các phương pháp này được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Cung cấp thêm một số tư liệu mới chưa được công bố và hệ thống hoá tư liệu về Đảng lãnh đạo quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Góp phần hệ thống hóa, và phân tích, luận giải rõ quan điểm, chủ trương, sư chỉ đạo của Đảng đối với quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào thưc tiễn hội nhập của Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần tổng kết sư lãnh đạo của Đảng về lĩnh vưc đối ngoại, hội nhập KTQT thời kỳ đổi mới. Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án, có giá trị tham khảo trong tiến trình đất nước hội nhập quốc tế hiện nay. Luâ ̣n án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn liên quan đến đề tài trong các trường Đại học, trường Chính trị trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, 4 chương (8 tiết), Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài Các nghiên cứu về vai trò, cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO Công trình của World Trade Organization (2014), Trade Policy Review: Vietnam 2013 [167]. Các tác giả cuốn sách chỉ rõ, các hiệp định của WTO chứa đưng nhiều điều khoản đem lại cho những nước kém phát triển nhiều quyền lợi đặc biệt hoặc ưu đãi - “đối xử đặc biệt và ưu đãi”, như: Thêm thời gian cho các nước đang phát triển thưc hiện cam kết; những điều khoản tăng cơ hội thương mại của các nước đang phát triển thông qua tiếp cận thị trường nhiều hơn; những điều khoản yêu cầu các thành viên WTO bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển khi thưc hiện những biện pháp trong nước và quốc tế (ví dụ: chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật…); những điều khoản về các hình thức hỗ trợ các nước đang phát triển (thưc hiện các cam kết về tiêu chuẩn an toàn vật nuôi, cây trồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phát triển lĩnh vưc truyền thông nội địa) [167, tr.93]. Công trình của World Trade Organization (2015), Understanding the WTO [169]. Các tác giả cho rằng: Các quy tắc thương mại của WTO đã quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của các nước đang phát triển; các hiệp định của WTO có rất nhiều điều khoản đưa ra những quyền lợi ưu đãi cho các nước đang phát triển, bao gồm việc kéo dài thời gian thưc hiện các hiệp định; WTO cũng mong muốn đảm bảo rằng các nước đang phát triển được trang bị những kiến thức cần thiết để tham gia vào hệ thống thương mại đa phương qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật.[169, tr.20]. Đặc biệt, Hội 10 nghị Bộ trưởng tại Bali năm 2013, các Bộ trưởng đã đưa ra các quyết định quan trọng, bao gồm đưa ra một cơ chế điều hành để thưc hiện các điều khoản đối xử đặc biệt và thiết lập các chỉ dẫn để các nhà xuất khẩu từ các nước kém phát triển hơn có thể tham gia tiếp cận thị trường ưu đãi thông qua các quy định về xuất xứ minh bạch hơn. Đồng thời, các tác giả của công trình cũng nhấn mạnh việc các nước đang phát triển cần chủ động đề xuất những cải cách trong chính sách thương mại của WTO nhằm giảm bớt những khó khăn mà họ đang gặp phải. Bài viết của Virginia Greasley (2004), “Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)” [156]. Tác giả làm rõ những thách thức đối với các nước đang phát triển khi gia nhập WTO, thể hiện trên một số vấn đề sau: Các nước công nghiệp phát triển có tiếng nói quyết định trong chính sách và luật lệ của WTO và việc thưc thi các quyết định cũng do các nước chi phối; Cơ quan quản lý tranh chấp được thành lập có trách nhiệm đưa ra phán quyết, nhưng việc thưc hiện phán quyết của ủy ban này lại phụ thuộc vào từng nước cụ thể thông qua biện pháp áp đặt trừng phạt thương mại. Do vậy, nước lớn (ví dụ: Hoa Kỳ) có thể phá hủy nền kinh tế của một nước nhỏ nếu quyết định áp dụng trừng phạt thương mại [156, tr.159]; Hiệp định liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ của WTO cũng rất có lợi cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia; các nước công nghiệp phát triển nắm giữ; trong lĩnh vưc nông sản, các nước giàu, có sức mạnh đàm phán để bảo đảm chắc chắn các nước nghèo phải mở cửa nền kinh tế của họ, trong khi các nước giàu không chịu thưc hiện nghĩa vụ của mình... Các nghiên cứu về đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam và vấn đề Việt Nam gia nhập WTO Cuốn sách của Carlyle A. Thayer, Ramses Amer (1998), Vietnamese Foreign Policy in Transition [159]. Các tác giả phân tích, luận giải chính sách 11 đối ngoại đa phương hóa của Việt Nam được đánh dấu từ Nghị quyết 13 của BCT (5 - 1988) đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6 1996). Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ mục tiêu và nguồn gốc trong chính sách đối ngoại Việt Nam, đó là: Việt Nam mong muốn đạt được môi trường hòa bình và ổn định để có thể thưc hiện tiến trình đổi mới trong nước. Một môi trường hòa bình mà Việt Nam tìm kiếm đã dưa trên cơ sở của “chủ nghĩa đa phương” và “đưa Việt Nam gia nhập với khu vưc và cộng đồng quốc tế”, một mục tiêu đã được nhìn nhận ngay từ ban đầu khi đề cập đến các tổ chức kinh tế như APEC và WTO [159, tr.90]; Về nguồn gốc của những mục tiêu trong chính sách đối ngoại Việt Nam được tác giả chỉ ra là: Thể hiện ở những biến số bên ngoài mang tính hệ thống, như biến động tại các quốc gia Đông Âu và việc Việt Nam nằm trong một khu vưc phát triển kinh tế năng động trong suốt hơn một thập kỷ qua; những biến số nội bộ theo các tác giả là những thay đổi trong nhận thức của các nhà lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng “Chính sách đối ngoại đa phương hóa của Việt Nam đã thay thế chính sách đối ngoại nặng về ý thức hệ trong những thập kỷ trước” [159,tr.97]. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích những lợi ích từ chính sách đa phương hóa như: Bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình nhằm giữ vững an ninh quốc gia của Việt Nam chống lại các đe dọa từ bên ngoài; đảm bảo điều kiện bên ngoài thuận lợi để tiến hành đổi mới kinh tế; tăng cường vị thế mặc cả của Việt Nam với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Bài viết của Ero Palmujoki (1999), Ideology and Foreign Policy: Marxism - Leninism in Vietnam and global change 1986-1996 [160]. Tác giả đã làm rõ những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội VIII (1996) và nhận định: Chính sách đối ngoại của Việt Nam “Giờ đây, nhấn mạnh vào sư hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vưc và thế giới, được viết đầu tiên là chuẩn bị gia nhập vào khu vưc mậu 12 dịch tư do ASEAN- AFTA, và sau đó là vào APEC và WTO” [160, tr.43]. Đồng thời, tác giả cho rằng: Trung tâm của quan hệ đối ngoại được Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trên quan hệ kinh tế quốc tế chứ không phải là liên minh trên cơ sở ý thức hệ [160, tr.43] Cuốn sách của Kym Anderson (1999), Vietnam’s transforming economy and WTO’s accession:implications for agricultural and rural development [163]. Trong nội dung cuốn sách, tác giả lý giải việc Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO bắt nguồn từ những nguyên nhân: Trở thành thành viên của WTO sẽ tạo điều kiện để Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và tiến lên nền kinh tế thị trường; tạo điều kiện cho nước phát triển muộn như Việt Nam có thể nhập khẩu công nghệ mới từ các nền kinh tế tiên tiến hơn; WTO cũng buộc các nước phải cam kết với việc mở cửa thị trường và cắt giảm trợ cấp; tạo ra cơ hội để Việt Nam có thể đa phương hóa các thỏa thuận tư do thương mại với các nước khác trên thế giới; Việt Nam sẽ có tiếng nói nhất định trong các chương trình nghị sư của WTO [163, tr.2]. Tác giả cũng đề xuất một số cải cách mà Việt Nam cần thưc hiện trước khi bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập WTO, đặc biệt trên lĩnh vưc nông nghiệp và nêu một số chính sách, giải pháp cần thiết hỗ trợ cho việc gia nhập WTO, như: Đào tạo nhân lưc có trình độ cao nhằm tránh cho Việt Nam không bị rơi vào “bẫy” xuất khẩu mặt hàng có sử dụng nhiều nhân công trình độ thấp; cần phải có chính sách phát triển vùng nhằm giảm cách biệt giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị; tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lao động mất việc làm, do việc gia nhập WTO làm gia tăng cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả cắt giảm lao động. Bài viết của Virginia Greasley (2004), Việt Nam và Tổ chức Thương mại thế giới [156]. Trong bài viết, tác giả làm rõ các lợi ích của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam như: Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam gỡ bỏ mác nền 13 kinh tế phi thị trường và tạo điều kiện để các quốc gia xóa bỏ những biện pháp phòng vệ và chống bán phá giá với Việt Nam; gia nhập WTO tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác thương mại dịch vụ với các nước thành viên WTO; Việt Nam có thể xuất khẩu những nông sản không đe dọa đến sản xuất nội địa của các nước giàu [156, tr.165]; việc thưc hiện các chính sách đổi mới thương mại sẽ thể hiện được cam kết của Việt Nam trong việc theo đuổi một nền kinh tế theo hướng thị trường… Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên những thách thức mà kinh tế Việt Nam phải đối mặt khi trở thành thành viên của WTO như: Tốc độ tư do hóa nhanh của đổi mới trong thương mại sẽ gây ra những mâu thuẫn với tiến độ thưc hiện đổi mới các lĩnh vưc khác, bao gồm việc cơ cấu hóa lại các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng nhà nước; Việt Nam có thể trở thành nơi tràn ngập các sản phẩm được trợ cấp quá mức của các nước giàu bán phá giá, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nông dân sản xuất nhỏ [156, tr.166]. Peter Naray (2007), “Cam kết của Việt Nam trong WTO và tác động của vị thế nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam” [94]. Tác giả đã làm rõ cơ hội đối với Việt Nam khi gia nhập WTO, đó là: Doanh nghiệp nước ngoài sẽ có động lưc hơn khi đầu tư vào Việt Nam với một môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch hơn. Đồng thời, tư cách thành viên WTO sẽ cải thiện quan hệ của Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước thành viên vì đàm phán song phương cũng như khu vưc sẽ thuận lợi hơn khi các thiết chế thương mại được hình thành và hoạt động theo các luật chơi chung đã thống nhất trong WTO [94, tr.64]. Tác giả cũng nêu lên những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO với vị thế nền kinh tế phi thị trường, như: Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh tế phi thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm cá da trơn, xe đạp và da giầy, do các sản phẩm này lần lượt bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá [94, tr.70]. 14 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài Các nghiên cứu về xu thế toàn cầu hóa kinh tế và WTO; kinh nghiệm gia nhập WTO của một số nước Về xu thế toàn cầu hóa kinh tế Bộ Ngoại giao, Vụ Tổng hợp kinh tế (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam [15]. Nội dung cuốn sách đã làm rõ tác động tích cưc, tiêu cưc của TCH cũng như cơ hội và thách thức của TCH và tư do hóa thương mại đối với các nước đang phát triển; tác động của tiến trình TCH tới sư hình thành các mối liên kết liên châu lục như APEC, ASEM… Các tác giả trong cuốn sách cũng nêu lên đối sách của Việt Nam trong việc tham gia vào xu thế TCH, và chỉ rõ: những lợi ích cũng như những thiệt hại do quá trình TCH mang lại cho mỗi quốc gia lớn nhỏ khác nhau sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia. Một chính sách khôn khéo có thể mang lại những lợi ích lớn, đồng thời giảm thiểu được những tác hại. Vũ Khoan (2001), “Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” [69]. Tác giả bài viết nêu lên khái niệm TCH dưới góc độ kinh tế; làm rõ xu thế khách quan của TCH kinh tế và những tác động tích cưc và tiêu cưc của toàn cầu hoá. Về tác động tích cực: TCH kinh tế tạo thuận lợi cho các nước mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Trên cơ sở thị trường được mở rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư, hợp tác khác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Về tác động tiêu cực: Các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình TCH tạo nên sư bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm gia tăng sư phân cưc giữa nước giàu và nước nghèo. Tác giả cho rằng: các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cưc, chủ động tham gia vào quá trình TCH, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua. 15 Nguyễn Văn Thanh (2002), Từ XIATƠN đến ĐÔHA - Toàn cầu hóa & Tổ chức Thương mại thế giới [106]. Cuốn sách tập hợp những bài viết của các học giả, các nhà nghiên cứu về tác động của TCH và tư do hóa thương mại đến các nước đang phát triển; những khó khăn mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong giải quyết các tranh chấp thương mại; đồng thời các tác giả cũng khuyến nghị một số đối sách đấu tranh của các nước đang phát triển với các nước phát triển trong các vòng đàm phán của WTO. Nguyễn Thị Hoa (2003), “Toàn cầu hóa và thách thức đối với các nước đang phát triển” [57]. Trong bài viết, tác giả nêu các quan điểm khác nhau về TCH; thưc chất của TCH, những nhân tố thúc đẩy quá trình TCH và cho rằng TCH là tất yếu lịch sử, tác động đến mọi lĩnh vưc của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giới. TCH tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức đối với tất cả các nước. Bài viết cũng chỉ ra những thách thức của TCH đối với các nước đang phát triển, như: Hố ngăn cách về thu nhập trong nội bộ các nước; sư lệ thuộc về kinh tế giữa các nước gây khó khăn cho các quốc gia trong việc giữ độc lập về chính trị và kinh tế. Phạm Văn Đức (2007), “Toàn cầu hóa và sư tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay” [48] đã phân tích tính tất yếu của TCH trên 3 phương diện: kinh tế, phương diện xã hội và chính trị; trình bày những cơ hội của TCH đối với các nước đang phát triển. Đồng thời, tác giả phân tích những thách thức lớn của TCH đối với Việt Nam trên các lĩnh vưc như: Về kinh tế là nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vưc và trên thế giới; về xã hội là nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, sư phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm có nguy cơ ngày càng tăng; về văn hóa là sư lo ngại khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, tác giả bài viết nêu một số kiến nghị để Việt Nam tranh thủ được cơ hội, vượt qua được khó khăn, thách thức của TCH trong quá trình hội nhập với khu vưc và thế giới. 16 Nguyễn Nguyệt Nga (2010), “Cục diện kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển trong những năm tới” [88]. Trong bài viết, tác giả đã phân tích những đặc điểm của cục diện quan hệ KTQT hiện nay, đồng thời nhấn mạnh: Yếu tố kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong mối quan hệ giữa các nước. Hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư... là tiêu chí, ưu tiên hàng đầu trong các mối quan hệ từ song phương tới khu vưc, liên khu vưc và đa phương trong khuôn khổ WTO. Ngoài ra, tác giả đã nêu lên những xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới như: xu hướng tìm kiếm các mô hình phát triển kinh tế mới; xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới, trong đó, quan trọng hơn, các cơ chế đa phương làm cho các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được đề cao hơn, qua đó nâng cao vai trò của các nước vừa và nhỏ trong đàm phán và thưc thi các nghĩa vụ quốc tế. Về sự thành lập WTO và vị trí, vai trò của WTO đối với nền kinh tế thương mại thế giới và Việt Nam Ủy ban Quốc gia về Hợp tác quốc tế (2004), Tìm hiểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) [140]. Các tác giả cuốn sách giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và những nguyên tắc hoạt động của WTO; trình bày những quy định của WTO để điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô thế giới; phân tích chức năng của WTO; khái quát cơ cấu tổ chức của WTO. Các tác giả cuốn sách cũng góp phần làm rõ vị trí, vai trò của WTO đối với nền kinh tế thương mại thế giới như: Sư ra đời của WTO mở ra một thời kỳ mới cho quá trình phát triển với tốc độ cao của tư do hoá thương mại toàn cầu, tạo hành lang cho hàng hoá dễ dàng di chuyển thuận lợi hơn từ nước này sang nước khác trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng… Lương Văn Tư (2004), “Việt Nam với quá trình gia nhập WTO hiện nay” [130]. Tác giả bài viết khái quát lịch sử hình thành WTO - sư kiện ra đời tổ chức tiền thân của WTO. Nội dung bài viết cũng làm rõ mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động của WTO; cơ cấu tổ chức và 5 nguyên tắc hoạt động của 17 WTO; những lợi ích của các nước khi gia nhập WTO. Đồng thời nêu lên các khó khăn, thách thức đặt ra như: Những vấn đề toàn cầu, đó là phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia…gây ra những tác động bất lợi đối với các nước thành viên; nền kinh tế các nước thành viên phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ… Tô Huy Rứa (2004), “Việt Nam trên lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới” [100]. Tác giả bài viết khẳng định vai trò của WTO trong nền thương mại thế giới khi cho rằng: “Trong nền thương mại thế giới ngày nay không có một thể chế toàn cầu nào có thể thay thế được WTO. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng không thể có sư lưa chọn nào tốt hơn là gia nhập tổ chức này” [100, tr.17]. Nhìn nhận từ góc độ lợi ích của ba nhóm chủ thể lớn nhất trong thời đại ngày nay, đó là các nước phát triển, các nước đang phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia lớn, tác giả cũng làm rõ những lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO như: tăng cường khả năng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên thông qua việc tiếp cận thuận lợi hơn công nghệ nước ngoài. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những trở ngại đối với Việt Nam khi gia nhập WTO từ những vấn đề trong nước như: nhận thức của cán bộ công chức về WTO còn hạn chế; yếu kém của khu vưc kinh tế nhà nước... Lê Quang Trung (2007), Tổ chức Thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam [119]. Tác giả Luận án khái quát những tiền đề hình thành, những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành WTO như: Xuất phát từ sư phát triển khoa học công nghệ; xu thế tư do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư ngày càng trở nên rõ ràng hơn; sư kết hợp giữa công nghệ mới và tư do hóa thương mại; sư đổ vỡ của Liên Xô và các nước xa hội chủ nghĩa Đông Âu, WTO trở thành công cụ cho một thị trường thế giới thống nhất theo chủ nghĩa tư bản hiện đại. Bên cạnh đó, luận án làm rõ chức năng, đặc điểm, các nguyên tắc cơ bản, tổ chức, các vòng đàm phán của WTO; những tiêu 18 chuẩn đặt ra đối với các nước gia nhập về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Tác giả Luận án khảo sát và phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc và Australia khi đã trở thành thành viên của WTO, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO. Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu một số nội dung chủ yếu trong cam kết gia nhập, qua đó rút ra những vấn đề thưc hiện trong giai đoạn đầu cho Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của WTO; đồng thời đề xuất một số kiến nghị, biện pháp điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào WTO. Về kinh nghiệm gia nhập WTO của một số nước, có các nghiên cứu sau: Bộ Ngoại giao, Vụ Tổng hợp kinh tế (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam [15]. Trong phần II của cuốn sách, các tác giả phân tích kinh nghiê ̣m hội nhập của các nước đang phát triển về mặt nhận thức, về cải cách cơ chế, về vấn đề cải cách luật lệ, quy chế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về vấn đề đào tạo cán bộ... Đồng thời, các tác giả cuốn sách cũng giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong đàm phán gia nhập WTO, chẳng hạn như: Khi đàm phán với các nước phát triển nên có quan điểm toàn cục để đạt được lợi ích tổng thể; cân nhắc về mức độ cam kết khi mở cửa; cần có sư kết hợp hài hòa về nội dung và mức độ mở cửa… Phạm Thái Quốc (2003), “Đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam” [99]. Trong bài viết, tác giả làm rõ những vấn đề chung trong các phiên đàm phán đa phương của Trung Quốc và những thỏa thuận đạt được; những nội dung chính các cuộc đàm phán song phương của Trung Quốc với các đối tác có yêu cầu đàm phán, đặc biệt với các đối tác lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... Trong phần kết luận, tác giả nêu lên một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong đàm phán gia nhập WTO như: cần đảm bảo cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ trong đàm phán; phải coi trọng sửa đổi các 19 văn bản pháp quy cho phù hợp với quy định của WTO; coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lưc về chuyên môn và giỏi về ngoại ngữ; làm tốt công tác phổ biến kiến thức về WTO, đặc biệt là các quy định của WTO... Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương (2003), Lý luận và thực tiễn quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế [18]. Các tác giả đã phân tích kinh nghiệm thế giới về hội nhập KTQT, trong đó có hội nhập WTO như: Kinh nghiệm của một số nước công nghiệp phát triển (trường hợp của Nhật Bản và Canada; kinh nghiệm của một số nước đang phát triển (trường hợp của Thái Lan và Mêhicô); kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc, Nga về các bước chuẩn bị, về quan điểm và mục tiêu hội nhập, vể tiến trình và chính sách hội nhập, những thách thức mới của quá trình hội nhập, về các giải pháp cơ bản để thúc đẩy hội nhập. Võ Đại Lược (Chủ biên) (2004), Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thời cơ và thách thức [77]. Trong cuốn sách, các tác giả đã giới thiệu tổng quan về Trung Quốc đàm phán gia nhập WTO và những nội dung Trung Quốc cam kết gia nhập WTO; phân tích tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với bản thân Trung Quốc trên các lĩnh vưc: Cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, cơ cấu ngành kinh tế chủ chốt, khu vưc doanh nghiệp và các vấn đề xã hội, hoàn thiện luật pháp; phân tích tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với kinh tế Mỹ, Nhật Bản, EU, ASEAN và đối sách của các quốc gia trên trước tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO với nền kinh tế các nước; giới thiệu thưc tiễn sau 2 năm gia nhập WTO của Trung Quốc, đồng thời nêu lên những nhận xét, khuyến nghị đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO. Nguyễn Văn Thanh (Chủ biên) (2006), Thành viên WTO thứ 150 bài học từ các nước đi trước” [108]. Các tác giả đã chỉ ra những kinh nghiệm thưc tiễn gia nhập từ các nước là thành viên cũ của WTO; những khó khăn mà 20 họ gặp phải khi gia nhập WTO như: thâm hụt trong cán cân thương mại, chênh lệch giàu nghèo mở rộng, tỷ lệ số người sống dưới mức nghèo khổ ngày một tăng lên ở các nước vùng Mỹ Latinh, Caribe, Nam Á... và những biện pháp để các nước vượt qua khó khăn. Đồng thời, cuốn sách cũng góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam thống nhất nhận thức về WTO và hành động sao cho phù hợp với thiết chế của tổ chức này. Các nghiên cứu về đường lối, chủ trương và thực tiễn đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới Về đổi mới trên lĩnh vực đối ngoại Vũ Quang Vinh (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986 - 2000) [157]. Tác giả trình bày hệ thống đường lối chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đến năm 2000. Tác giả cuốn sách cũng đã nêu và phân tích những thành tưu và kinh nghiệm hoạt động đối ngoại Việt Nam dưới sư lãnh đạo của Đảng qua 15 năm đổi mới. Vũ Khoan (2001), “Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” [69]. Tác giả đã khái quát quá trình hình thành chủ trương mở rộng đối ngoại và hội nhập KTQT của Đảng từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996), làm rõ các bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vưc và thế giới, một số kết quả bước đầu đã đạt được và những tồn tại cơ bản; tập trung phân tích mục tiêu, nội dung và hình thức hội nhập KTQT, tư tưởng chỉ đạo trong hội nhập KTQT theo tinh thần Đại hội IX của Đảng... Bên cạnh đó, bài viết nêu lên những việc quan trọng cần tập trung thưc hiện để chủ động hội nhập KTQT có hiệu quả, trong đó đặc biệt chú ý đến việc xây dưng và thưc hiện lộ trình hội nhập chủ động. Lộ trình đó được thỏa thuận và xác định qua đàm phán đa phương và song phương trên cơ sở tận dụng những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang và kém phát triển [69, tr.135]. 21 Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới [9]. Trong nội dung của cuốn sách, các tác giả khái quát quá trình đổi mới tư duy, phát triển các quan điểm lý luận của Đảng về đối ngoại từ năm 1986 đến 2005; mối quan hệ thương mại - đầu tư, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước lớn, các nước trong khu vưc; việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức và diễn đàn quốc tế. Đồng thời, đánh giá những thành tưu của đối ngoại Việt Nam trong gần 20 năm đổi mới. Nguyễn Mạnh Cầm (2009), Đổi mới về đối ngoại và hội nhập quốc tế [26]. Tác giả cuốn sách tập trung làm rõ những định hướng lớn về đường lối và chính sách đối ngoại Việt Nam, các vấn đề về hội nhập khu vưc và thế giới của Việt Nam và mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Tác giả cũng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về sách lược, chiến lược, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2011), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới [81]. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu về lĩnh vưc đối ngoại nhằm luận giải về những chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Các tác giả đã làm rõ quá trình đổi mới tư duy và thưc tiễn đối ngoại Việt Nam được khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đến Đại hội lần thứ XI (1 - 2011) và các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, từ khóa VI đến khóa XI, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phát triển. Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động đối ngoại của một số lĩnh vưc, các tác giả cũng đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong giai đoạn mới. Phạm Quang Minh (2012) Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010) [84]. Tác giả cuốn sách đã phân tích quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam 1986 - 2010, đánh giá những thành tưu của chính sách đối ngoại đổi mới ở Việt Nam trên cả hai phương diện nhận thức và thưc tiễn; tác giả cũng nêu lên những hạn chế trong chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan