Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử ...

Tài liệu Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử

.DOCX
9
557
68

Mô tả:

Mở bài: Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động, hào hùng và oanh liệt nhất. Cũng từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, Đảng cộng sản được ví như “người cầm lái”, người dẫn đường, Đảng có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn và đưa đường lối đó vào quần chúng để giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Như vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, sự ra đời của nó là một tất yếu lịch sử, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng.Đó là lí do khiến em lựa chọn đề tài: “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử “ 1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại * Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: cuối thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cuộc chạy đua tìmm kiếm thị trường mới, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới giữa các nước tư bản lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các nước phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chúng làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa * Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản,được truyền bá rộng rãi đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. *Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản Cuộc cách mạng Nga năm 1917 thắng lợi mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi, toàn thế giới, mở đường cho thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Thắng lợi cũng làm lung lay chủ nghĩa cải lương trong Quốc tế II, dẫn tới việc ra đời Quốc tế Cộng sản.
Mở bài: Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động, hào hùng và oanh liệt nhất. Cũng từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, Đảng cộng sản được ví như “người cầm lái”, người dẫn đường, Đảng có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn và đưa đường lối đó vào quần chúng để giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Như vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức tiến bộ, sự ra đời của nó là một tất yếu lịch sử, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng.Đó là lí do khiến em lựa chọn đề tài: “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử “ 1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại * Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: cuối thế kỉ XIX, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cuộc chạy đua tìmm kiếm thị trường mới, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới giữa các nước tư bản lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các nước phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chúng làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa * Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản,được truyền bá rộng rãi đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. *Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản Cuộc cách mạng Nga năm 1917 thắng lợi mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi, toàn thế giới, mở đường cho thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỉ nay. Thắng lợi cũng làm lung lay chủ nghĩa cải lương trong Quốc tế II, dẫn tới việc ra đời Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản ra đời 3-1919, là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức trên thế giới, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin được công bố tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng nhân dân, dân tộc đang chịu chế độ thuộc địa; Với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng An Nam muốn thành công tất phải nhờ Quốc tế thứ ba. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản là sự kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư tưởng, chính trị và con đường Cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. 2. Đảgng cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổhi dậy cầm vũ khí chống lại bọn cướp nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này phải kể đến như: phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang, 18841913)… Dù diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ nhưng các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đvu tranh của nhân dân rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng. Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản (1868), cuộc cách mạng Tân Hội ở Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng lớn mang màu sắc dân chủ tư sản mà tiêu biểu là hai khuynh hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp nhưng lại dựa vào NHật để đánh Pháp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế về tầm nhìn nên con đường cứu nước do Phan Bội Châu tổ chức và khởi xướng không thành công, cả phong trào Đông Du (1904) và Việt Nam quang phục hội (1912) đều đã thất bại. Sai lầm của ông là ở chỗ ông đã dựa vào Nhật để đánh Pháp mà không nhận ra rằng cả hai đều là đế quốc. Không chủ trương dùng bạo động như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lại chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viện lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xuất tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện hai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, về phương pháp, “cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương…điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”. Sự thất bại của khuynh hướng đấu tranh đã chứng tỏ giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ cách mạng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức Đảng phái ra đời như Đảng lập hiến (1923); Đảng thanh niên (tháng 3 năm 1926); Đảng thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng. Nhìn chung các tổ chức, đảng phái yêu nước nói trên có tinh thần chống đế quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước. Song, hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế khách quan của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Mặt khác, họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân mà trước hết là nông dân trong cách mạng. Vì những hạn chế trên, các tổ chức, đảng phải yêu nước này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn. Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã khiến cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công. Sự phát triển của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cơ sở xã hội thuận lợi cho sự tiếp biến con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và là một trong những nhân tố đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản. Nói tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và ít nhiều đã thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, những phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân), nên cuối cùng đều không thành công. Sự thất bại này đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công. 3. Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc 3.1. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin Giữa lúc phong trào yêu nước Việt Nam đứng trước ngã ba đường, ngọn cờ cứu nước của giai cấp phong kiến bị gãy nát, ngọn cờ của giai cấp tư sản vừa giương lên đã bị đánh đổ. Đất nước đang đòi hỏi bức thiết phải có một ngọn cờ cứu nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với xu thế của thời đại. Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc để ra đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, gặp “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Đó là con đường tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Để làm được cách mạng vô sản thì giai cấp vô sản hay chính là giai cấp công nhân phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo - đó chính là Đảng cộng sản. Có thể nói Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin được xem là một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây chính là cơ sở, nền tảng cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này. Tháng 12 - 1920, trong Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và biểu quyết thành lập Đảng Cộng sản Pháp.Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, trở thành người cộng sản, đó là kết quả hợp quy luật của quá trình hoạt động trí tuệ và thực tiễn lâu dài, gian khổ của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc hướng hoạt động của mình vào công việc đầu tiên là truyền bá lý luận cách mạng về nước để làm chuyển biến phong trào đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, từng bước chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt những năm 20, Nguyễn Ái Quốc cùng những cộng sự, những học trò của mình và một số nhà yêu nước, cách mạng được ảnh hưởng tư tưởng của Người, đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 1927 đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Đó là phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, lực lượng và phương pháp cách mạng; những kinh nghiệm cách mạng thế giới; vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng cách mạng; nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới và yêu cầu khách quan phải thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam; cuốn sách còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đường cách mệnh là tác phẩm lý luận cách mạng quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này. Những nguyên lý cách mạng của chủ nghiã Mác – Lênin đã được cụ thể hoá một cách sáng tạo và phát triển thành tư tưởng, đường lối của, cách mạng Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ tựhc dân Pháp” và “Đường cách mệnh”, đặc biệt là tviệc xuất bản tờ báo Thanh niên, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.2. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Không chỉ truyền bá tư tưởng Mac-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam mà từ rất sớm, trong những hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm chú ý đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam. Về tư tưởng, Người tiếp tục đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, chế độ Xô Viết mới ra đời và tích cực tham gia nhiều hoạt động của quốc tế Cộng sản. Người đã kết hợp chặt chẽ các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đây là sự chuẩn bị rất quan trọng về tư tưởng cho cách mạng Việt Nam. Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc đã xác định đường lối đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân tộc. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc chuẩn bị cả về ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng sau này. Thông qua tổ chức tiền thân là hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, có cộng sản đoàn là nòng cốt, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, bằng cách mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu từ năm 1925 đến 1927. Sau khoá học, phần lớn họ trở về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân, còn một số ít được chọn vào trường quân sự Hoàng Phố và trường Đại học Phương Đông học tập để sau đó trở về Việt Nam hoạt động trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, làm cho phong trào chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Đây chính là sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Đến năm 1929, nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương CảngTrung Quốc vào đầu năm 1930. Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị hợp nhất là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo. Như vậy, có thể nói, sự chuẩn bị Nguyễn Ái Quốc góp phần rất quan trọng vào sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 4. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do yêu cầu phải hợp nhất ba tổ chức Đảng Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tháng 5-1929) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập đảng cộng sản. Trong bối cảnh đó, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính. Trong quá trình phát triển tổ chức của mình, các đảng cộng sản không thể không tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, và không tránh khỏi công kích lẫn nhau. Tình hình đó sớm muộn sẽ gây ra sự chia rẽ trong phong trào công nhân, dẫn đến sự tổn thất cho phong trào cách mạng. Một đòi hỏi khách quan là phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại làm một. Vì vậy. Ngày 27 – 10 – 1929, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản Đông Dương. Trong thư, Quốc tế Cộng sản chỉ thị: dưới sự lãnh đạo của một đại biểu của Quốc tế Cộng sản, phải tiến hành tổ chức thành lập ngay Đảng Cộng sản. Nhận được tình hình phong trào trong nước và chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Hương Cảng, gấp rút xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản. Với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị hoàn toàn nhất trí với đề xuất của Nguyễn Ái Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, đó là Cương lĩnh và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Ngày 3 – 2 – 1930 được lấy làm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp đã đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo kéo dài trong nhiều năm, mở ra thời đại thắng lợi của cách mạng Việt Nam. KẾT BÀI: Đúng như Hồ Chí Minh đã nói:’’ muốn làm cách mạng thì trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Đảng ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới. Chính vì vậy một lần nữa khẳng định rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan