Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015...

Tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015

.PDF
170
301
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHAN THỊ NGA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Dũng HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Để nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức . Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Văn Dũng là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin cảm ơn đến các cán bộ trong Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu thu thập tài liệu. Với những hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên Luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Học viên Phan Thị Nga LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em. Công trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng. Các kết quả nêu trong Luận văn này không trùng lặp hay được công bố trong bất kỳ công trình nào và cũng không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ tác giả nào. Các số liệu sử dụng trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Học viên Phan Thị Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3 2.Tình hình nghiêm cứu .................................................................................... 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8 5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 7. Kết cấu của luận văn. ................................................................................. 10 Chƣơng 1: CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 .................. 11 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ...................................... 11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 11 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 14 1.2. Thực trạng nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 2008 .............................. 18 1.2.1. Quy Hoạch............................................................................................. 19 1.2.2. Hạ tầng kinh tế-xã hội ........................................................................... 20 1.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất ................................................................... 22 1.2.4. Văn hóa - xã hội - môi trường .............................................................. 25 1.2.5. Hệ thống chính trị.................................................................................. 27 1.3. Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới .................................. 28 1.3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới .................................. 28 1.3.2. Quá trình hình thành chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới.... 30 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 37 1 Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................................................... 38 2.1. Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến năm 2015 ......................................................................................... 38 2.1.1. Bối cảnh lịch sử ..................................................................................... 38 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc .............................................. 39 2.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 ................................................................................. 43 2.2.1 Chỉ đạo thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp .............................. 43 2.2.2. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới ..... 47 2.2.3. Công tác chỉ đạo thực hiện 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ..... 53 2.3. Kết quả của quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến năm 2015 ..................................... 71 2.3.1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ...................... 72 2.3.2. Phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân .... 72 2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu .......................................................... 76 2.3.4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường ................. 79 2.3.5. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ...................................................................................... 82 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 85 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................................ 86 3.1. Nhận xét ................................................................................................... 86 3.1.1. Ưu điểm ................................................................................................. 86 3.1.2. Mặt hạn chế ........................................................................................... 92 3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 94 3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................. 96 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 121 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước,vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt. Nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã được ban hành, tạo ra cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ để tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân. Chính những chính sách đó mà nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Dù vậy, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì sự khác biệt giữa thu nhập và mức sống ở khu thành thị và nông thôn ngày càng lớn, thậm chí tốc độ phát triển ở các khu vực nông thôn cũng diễn ra không đồng đều, có rất nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nông thôn như: Tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát triển cả về y tế và giáo dục, đất đai nhỏ lẻ, manh mún, phương thức sản xuất kém hiệu quả. Trước yêu cầu của phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có chính sách đột phá hơn nữa, đồng bộ hơn nữa nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã 3 hội, văn hóa trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, một trong những chủ trương mang tính thời sự những năm gần đây là chủ trương xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), đồng thời cùng với việc phát động phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) xác định phải gắn công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn với việc xây dựng nông thôn mới. Cùng với phong trào của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới và thực tiễn cho thấy những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng sự phát triển nông nghiệp, việc thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới cũng là một trong những giải pháp để Tỉnh hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới đã làm cho bộ mặt nông thôn tỉnh Vĩnh phúc có nhiều đổi thay góp phần vào sự phát triển toàn diện của tỉnh. Tuy nhiên công tác xây dựng nông thôn mới cũng tồn tại những bất cập nhất định. Vì vậy, công tác nghiên cứu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc xây dựng nông thôn mới, nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu, hạn chế, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Phúc và các địa phương khác trong những năm tiếp theo là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực thực tiễn sâu sắc.Từ những lý do trên tôi quyết định chọn “Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. 4 2.Tình hình nghiên cứu Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, có thể nêu ra những nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây: - Nhóm công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài: Trước tiên cần kể đến công trình “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 1994, trong công trình này tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước châu Á, châu Phi và các nước Mỹ - Latinh. Tác phẩm đã đề cập đến vấn đề chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Điều đặc biệt của công trình này là đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang nền sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân Công trình “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” của các tác giả Benedicttria Kerrkvliet, Jamesscontt Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Thịnh sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hành năm 2000. Công trình này tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Điểm đặc biệt quan trọng của công trình này là có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay như tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học. 5 - Nhóm công trình nghiên cứu của tác giả trong nước: Công trình “ Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Viêt Nam trong lịch sử” GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc, NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 1994 Công trình nghiên cứu “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam” do PGS. TS Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang, NXB Chính trị quốc gia, năm 1996 Công trình “Phát triển nông thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) , NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế-xã hội nông thôn ở Việt Nam như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tác giả còn chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn Công trình: “CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hồng Vinh, Nxb Chính trị quốc gia năm 1998. Công trình: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị” của Lê Đình Thắng, NxB Chính trị quốc gia năm 1998. Công trình nghiên cứu “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 2003 Công trình: “ Nông nghiệp nông thôn trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững” của TSKH Phan Xuân Dũng, tạp chí Cộng sản, số 82, năm 2005. Công trình: “ Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam- 20 năm đổi mới và phát triển” do Đặng Kim Sơn biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2007. 6 Công trình: “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” của Phùng Hữu Phú Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2009. Công trình “Xây dựng NTM những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Phúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2012. Gồm 33 bài viết nêu lên những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới và thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. - Nhóm công trình nghiên cứu về nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc như : Công trình: “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Ngô Thị Cẩm Linh, Luận án Kinh tế nông nghiệp năm 2008. Công trình: “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011, đề ra các mục tiêu, định hướng lớn cho cả thời kỳ phát triển dài của toàn bộ ngành nông nghiệp Công trình: “Phát huy dân chủ ở cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” của Hoàng Thị Ngọc Lan năm 2012, (qua khảo sát một số xã ở huyện Yên Lạc và huyện Lập Thạch), Luận văn thạc sĩ chủ nghĩa xã hội khoa học. - Công trình “Thực trạng và giải pháp sau 3 năm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Văn Châu năm 2014. Đề cao công tác xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức và các giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh. Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, mô tả tổng kết một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh 7 Phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015. Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu quan trọng để tôi tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015, nêu lên những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của sự hạn chế, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới từ 2008 đến 2015. Làm rõ quá trình Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới vào điều kiện địa phương. Phân tích các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế, rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015. - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng nông thôn mới + Thời gian: từ năm 2008 đến năm 2015 + Không gian: tỉnh Vĩnh Phúc 8 5. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn sử liệu - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Các công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân thời kỳ đổi mới - Các văn kiện cuả Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng nông thôn mới - Các công trình nghiên cứu về Vĩnh Phúc nói chung và nông thôn Vĩnh Phúc nói riêng - Tài liệu thống kế - Nguồn sử liệu qua khảo sát điền dã 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa vào lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp chuyên ngành và liên ngành, trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tác giả đã sử dụng hai phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp và phương pháp khảo sát thực tiễn để làm rõ các nội dung đề cập trong luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa quan điểm chủ trương của Đảng về chủ trương xây dựng nông thôn mới. - Hệ thống, khái quát chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng trong xây dựng nông nông thôn mới giai đoạn năm 2008 đến năm 2015 - Đúc kết kinh nghiệm góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung 9 và xây dựng nông thôn mới nói riêng đạt hiệu quả cao hơn trong giai đoạn tiếp theo - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử Đảng nói chung, Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong thời kỳ lãnh đạo công cuộc đổi mới. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục, luận văn gồm ba chương : - Chương 1: Cơ sở để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015 - Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc từ năm 2008 đến 2015 - Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, Phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai , là tỉnh liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân, là cầu nối giữa trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương với diện tích tự nhiên 1.231,76km2, với dân số trung bình là 1.014.488 người tính đến 31/12/2008. Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh,có hiệu lực từ ngày 01/8/2008, toàn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sát nhập về Hà Nội. Theo đó tỉnh Vĩnh Phúc mất đi một phần diện tích nó vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để tỉnh phát triển. Những yếu tố trên có tác động không nhỏ đến quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện và nó đặt ra yêu cầu phải tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức để tiến hành sự nghiệp xây dựng nôn thôn mới. Khí hậu của Tỉnh Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa là từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục khí hậu thủy văn, lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1.5001.700mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình 11 chênh lệch giữa tháng nóng nhất (33,10C – tháng 7) với tháng lạnh nhất (19,60C – tháng 1) là 13,50C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.270 giờ đến 1.700 giờ. Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc khá thuận lợi về mọi mặt cho phát triển nông , lâm nghiệp. Vĩnh phúc có 3 loại địa hình : địa hình miền núi, địa hình vùng đồi, địa hình đồng bằng với địa chất khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của giới địa tầng quyết định rất lớn chất lượng đất và sự có mặt của các loại khoáng sản khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật. Tài nguyên nước gồm có tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua song chủ yếu phụ thuộc vào 2 con sông chính là Sông Hồng (sông chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài là 50km) và Sông Lô (chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài là 35 km) ngoài ra còn có các con sông khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m3 tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh. Tài nguyên nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ ngày đêm. “Tài nguyên đất trên địa bàn bao gồm 7 nhóm đất với 14 loại đất, nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 37,10% tổng diện tích tự nhiên tỉnh,tiếp theo nhóm đất phù xa với 32.638ha chiếm 26,50% , nhóm đất bạc màu chiếm 17,80%, các nhóm còn lại chỉ chiếm 5,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh” [ 98, tr.6 ]. Đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại mặc dù hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức nghèo đến trung bình, nhưng đất 12 có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng mỏng, nhiều đá lẫn ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc bao gồm: khoáng sản nhiên liệu: than Antraxit , than nâu, than bùn, nhóm khoáng sản kim loại :Barits, đồng, vàng, thiếc, sắt…chủ yếu có ở vùng núi Tam Đảo và rải rác ở huyện Tam Dương, Lập Thạch, Bình Xuyên,nhóm khoáng sản phi kim loại: nhóm này chủ yếu là cao lanh, ngoài ra còn có Puzolan, nhóm vật liệu xây dựng: gạch, sét , ngói, cát sỏi, đá… Nhìn chung Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên nghèo về tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên sinh vật của Tỉnh rất phong phú như cây trồng nông nghiệp có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới bao gồm như: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na, chè cam , quýt, khoai tây, rau bắp cải…, “tài nguyên rừng có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 ngàn ha, rừng phòng hộ là 6,6 ngàn ha, rừng đặc dụng là 15,4 ha, tài nguyên rừng quan trọng nhất là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên 15 ngàn ha” [98, tr.11], tài nguyên thủy sản chủ yếu là khu hệ đầm, hồ, sông trên địa bàn tỉnh với hàng trăm loại cá….ngoài các tài nguyên trên tỉnh Vĩnh phúc còn có tài nguyên du lịch gồm có du lịch tự nhiên: vườn quốc gia Tam Đảo có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, với nhiều loại động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, ngoài ra còn có hệ thống hồ đầm phong phú,cảnh quan đẹp vừa có thể sản xuất vừa có thẻ phát triển du lịch như : Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, Thanh Lanh…Du lịch nhân văn với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia như: di tích Tây Thiên, cụm đình Hương Canh…. 13 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội - Tình hình kinh tế : Từ năm 1997 ( tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997-2014) là 14,8%/năm, trong đó GDP bình quân đầu người: 70 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế các ngành có những chuyển biến đáng kể năm 2015: “ngành công nghiệp – xây dựng là 62,12%, ngành thương mại- dịch vụ là 28,11% , ngành nông lâm thủy sản 9,77%” [23, tr.1]. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, và tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình cả nước. Qúa trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một số dự án công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây cũng là thời điểm mà các dự án công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp. Đến năm 2015, nền kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm, tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát ở mức thấp, các chính sách tiền tệ, tài khóa phù hợp với diễn biến thị trường; nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhưng môi trường kinh doanh, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh vẫn còn thấp. Trên địa bàn tỉnh, sản xuất lúa còn gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh phá hoại, năng suất, sản lượng giảm. Trong sản xuất công nghiệp, sản lượng sản phẩm xe máy, một trong những sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho nguồn thu và tăng trưởng chung của 14 tỉnh vẫn tiếp tục giảm mạnh, nhưng một số ngành, trong đó có ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất ô tô tăng mạnh nên ngành công nghiệp vẫn tăng trưởng ở cả ba khu vực tuy mức tăng còn thấp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, ... Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhan dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư; cùng với sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của Vĩnh Phúc tiếp tục ổn định và phát triển; thu ngân sách và thu hút đầu tư đạt cao; các vấn đề an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ; đời sống nhân dân được cải thiện; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.“Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh dự kiến đạt 58.876 tỷ đồng, tăng 6,97% so với năm 2014” [23, tr.1]. Trong đó: - Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.102,6 tỷ đồng, tăng 2,70% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,20 điểm %; riêng ngành nông nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, tăng 2,69%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,18 điểm %. Trong nông nghiệp, sản xuất lúa vụ đông xuân thời tiết không thuận lợi, một số diện tích lúa vào thời kỳ làm đòng gặp thời tiết rét đậm nên xảy ra hiện tượng bớt đầu bông; vụ mùa do ảnh hưởng của sâu cuốn lá, sâu đục thân trên một số diện tích lúa nên năng suất, sản lượng chung của cả năm giảm so năm trước. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính còn lại nhìn chung đề tăng. Trong đó, diện tích ngô tăng 6,64%, sản lượng tăng 7,92% so năm trước. Chăn nuôi có nhiều thuận lợi, quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với năm 2014; đặc biệt đàn bò sữa tăng mạnh do việc triển khai tích cực các dự án hỗ trợ phát triển đàn bò sữa góp phần vào tăng trưởng chung của ngành. 15 - Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 29.517,1 tỷ đồng, tăng 5,91% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 3,00 điểm %. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 27.850,2 tỷ đồng, tăng 5,96%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,85 điểm %. Nhìn chung ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng ở cả ba khu vực; Sản lượng sản xuất của hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều tăng; riêng sản phẩm xe máy tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực FDI và ngành công nghiệp của tỉnh. - Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá cả thị trường ổn định, mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ và các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện; các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra sôi động, nhiều hội chợ được tổ chức quy mô như: Hội chợ Hoa tết 2015; Hội chợ Thương mại lễ hội Tây Thiên; Hội chợ kích cầu tiêu dùng, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, bán hàng Việt lưu động... Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 11.853 tỷ đồng, tăng 7,60% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,52 điểm %. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 13.403,6 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,26 điểm %.Cơ cấu kinh tế năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 9,77%; khu vực II (Công nghiệp - xây dựng) 62,12%; khu vực III (các ngành dịch vụ) 28,11% [23, tr.1]. Văn hóa-xã hội:“Dân số trung bình năm 2014 khoảng 1.029.412 người, trong đó dân số nam khoảng 508.405 người chiếm 49,39%, dân số nữ 521.007 người chiếm 50,61%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%” 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan