Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến 2006...

Tài liệu đảng bộ tỉnh nam định lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến 2006

.PDF
141
11
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ —————————————— PHẠM THỊ THANH HUYỀN ®¶ng bé tØnh nam ®Þnh l·nh ®¹o gi¶I quyÕt viÖc lµm tõ n¨m 1997 ®Õn n¨m 2006 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. TRÌNH MƢU HÀ NỘI - 2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động và việc làm là một trong những vấn đề lớn, vấn đề cơ bản trong chính sách xã hội đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi đảng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ở nước ta trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra một giai đoạn mới đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đối với nước ta trong đó có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm đối với người lao động. Với một quốc gia có dân số tương đối đông và phần nhiều là lực lượng lao động trẻ lại trong tình trạng nền kinh tế kém phát triển, vấn đề giải quyết việc làm vốn đã rất căng thẳng sẽ càng trở nên căng thẳng hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên con đường định hướng lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nhập kinh tế càng sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ càng làm cho nguy cơ thất nghiệp có thể gia tăng. Đây là thách thức lớn nhất đối với vấn đề giải quyết việc làm của Việt Nam. Do vậy vấn đề giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, trong suốt quá trình đổi mới, mở của và hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng mở đầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã xác định: cần phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động bởi vì số lao động tăng thêm hàng năm là rất lớn để giảm đáng kể tình trạng thất nghiệp là một nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000. Phương hướng quan trọng để giải quyết việc làm là: “Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư trên địa bàn cả nước… Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn” [21, tr.144]. Trong báo cáo đánh giá chung 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội (1999- 2000) trình đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là ở một số vùng núi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai, còn nhiều khó khăn. Lao động không có việc làm còn nhiều, tệ nạn xã hội còn nhiều…” [22, tr.154]. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra mục tiêu tổng quát thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010 chỉ rõ: “Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động… ” [22, tr.210-211]. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của chặng đường đầu đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhân dân ta ở khắp mọi miền của đất nước đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với vấn đề việc làm và thất nghiệp, làm sao tạo ra việc làm có nguồn thu nhập cao để cải thiện đời sống nhân dân. Vấn đề việc làm đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh thành trên cả nước và là một Chương trình mục tiêu quốc gia. Nam Định là một tỉnh nằm ở phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km, gần khu kinh tế tăng trưởng phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Đây cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt có truyền thống lịch sử cách mạng và truyền thống văn hoá lâu đời. Tháng 1 năm 1997, theo Quyết định của Nhà nước, tách tỉnh Nam Hà trước đây thành hai tỉnh là Nam Định và Hà Nam. Từ tháng 4 năm 1997 đến nay theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã điều chỉnh lại địa giới các huyện thành phố và một số xã. Đến nay Nam Định có 9 huyện và một thành phố là: Giao Thuỷ, Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định. Là tỉnh đồng bằng, Nam Định có những điều kiện thuận lợi cho việc mở mang, phát triển kinh tế như: đất đại màu mỡ, nguồn lợi thuỷ hải sản và hệ sinh thái phong phú, đa dạng, bờ biển dài, sông ngòi phân bố đều khắp, có khu công nghiệp dệt truyền thống thu hút đông đảo công nhân. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết việc làm trong lịch sử phát triển. Hơn nữa trong quá trình đấu tranh sinh tồn nhân dân lao động trong tỉnh vốn có truyền thống lao động cần cù, đoàn kết trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Những thuận lợi đó cùng với những lợi thế về vị trí địa lý và giao thông - vận tải đã tạo cho Nam Định vị thế đặc biệt mà ít tỉnh trong vùng có được. Tuy nhiên so với tiềm năng thế mạnh sẵn có đặc biệt trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển kinh tế Nam Định còn thấp. Đây là những thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm trên con đường phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Với địa bàn và tiềm năng thế mạnh nhưng có nhiều thách thức như trên thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Nam Định có những chủ trương, quyết sách trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Cần tăng cường sự chỉ đạo lãnh đạo đối với các cấp, các ngành các đoàn thể. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình kế hoạch hành động triển khai đến nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khách quan trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2006” làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một người con của quê hương Nam Định, nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn có những đóng góp nhỏ vào những vấn đề lớn nổi lên của tỉnh - vấn đề lao động, việc làm, một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liờn quan đến đề tài Vấn đề lao động và việc làm ở nước ta hiện nay là một vấn đề được Đảng, Nhà nước, nhiều cơ quan và nhiều cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn ở các cấp các nghành cũng như toàn xã hội quan tâm. Vấn đề việc làm đã trở thành “Chương trình mục tiêu Quốc gia” được Chính phủ phê duyệt vào ngày 27 tháng 9 năm 2001. Có thể thấy rõ đề tài đã thu hút giới nghiên cứu luận giải thể hiện qua các công trình nghiên cứu của các cơ quan của các nhà khoa học cụ thể sau đây: Nhóm thứ nhất: Đối với những công trình nghiên cứu chung: - Các bài báo khoa học viết về vấn đề đào tạo nguồn lao động và việc làm trên các báo, các tạp chí như: Tác giả Nguyễn Đức Nhật có bài: “Những giải pháp giải quyết việc làm từ nay đến năm 2000”, Thông tin kho bạc Nhà nước 1997. Nguyễn Thị Hằng với bài: “Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm”, tạp chí Lao động và xã hội số 4 năm 1999. Dương Ngọc có bài: “Lao động và việc làm vẫn là vấn đề bức xúc”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 85 ngày 23 tháng 10 năm 1999. Tác giả Tạ Trung, “Xoá đói, giảm nghèo và việc làm - vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc”, tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, tháng11 năm 2003. Tác giả Lê Thị Ngân có bài viết: “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nông nghiệp nông thôn”, tạp chí Cộng sản số 36 năm 2003… Qua các công trình của các tác giả đã từ nhiều cách tiếp cận khác nhau đề cập đến việc đáp ứng yêu cầu lao động và việc làm trên con đường phát triển. Đề cập đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các Chương trình quốc gia, các giải pháp trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm gắn với xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây là những gợi mở tốt cho tác giả tham khảo, kế thừa đối với đề tài luận văn. - Các đề tài, hội thảo khoa học đề cập đến vấn đề việc làm cho người lao động dưới nhiều góc độ khác nhau như bài viết của PGS, TS. Lê Danh Tốn, “Giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (1986-2007)”… Bài viết khẳng định giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề kinh tế- xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam nếu như cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra còn có những luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên cứu sinh lấy vấn đề lao động và việc làm làm đề tài nghiên cứu như: Bùi Anh Tuấn Đại học Kinh tế quốc dân, luận án Tiến sĩ kinh tế năm 1999, “Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam”; Trần Ngọc Diễn - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, luận án Tiến sĩ kinh tế năm 2002, “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”… Thông qua các đề tài này, các tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề việc làm cho người lao động Việt Nam thông qua việc sử dụng các nguồn vốn nói chung và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể để đạt được chất lượng và hiệu quả trong chính sách lao động và việc làm cho người lao động, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước đó là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu đề tài tại Nam Định. Trên địa bàn Nam Định, nhiều năm nay cũng đã có những báo cáo tổng kết về vấn đề việc làm cho người lao động: Ban chỉ đạo giải quyết việc làm tỉnh và các huyện thị. Sở Lao động thương binh và xã hội, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh… Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề giải quyết việc làm dưới nhiều góc độ khác nhau song vấn đề chung nhất của các công trình đó đều có một điểm chung là làm sao để tìm ra các biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động để góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh. Có thể khẳng định các nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta rất phong phú, đa dạng đề cập đến nhiều góc độ và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu, toàn diện về vấn đề việc làm cho người lao động ở tỉnh Nam Định nhất là dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Nhưng các công trình nghiên cứu kể trên là những tài liệu quý, tác giả có thể khai thác, vận dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc đề ra các chủ trương và lãnh đạo giải quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2006 qua đó khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định. Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao động; từ đó rút ra nhứng kinh nghiệm quan trọng để vận dụng trong giai đoạn mới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ yêu cầu khách quan để Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo thực hiện vấn đề giải quyết việc làm. + Làm rõ qúa trình Đảng bộ tỉnh Nam Định vận dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm, định ra chủ trương chính sách và chỉ đạo thực hiện trên địa bàn của tỉnh. + Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm từ trong quá trình lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Nam Định. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. * Về phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. + Về thời gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2006. + Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định về công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nam Định. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn tài liệu: Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu các tác phẩm kinh điển, Hồ Chí Minh, các Văn kiện, Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến việc làm và vấn đề giải quyết việc làm. Các văn kiện, Nghị quyết, Báo cáo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong thời kỳ 1997- 2006, các báo cáo tổng kết chương trình giải quyết việc làm qua các năm của các Ban thuộc Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Nam Định và một số tác phẩm bài viết về Nam Định. Đây là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài này và những tư liệu đó được khai thác bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại Phòng lưu trữ của Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định và các huyện thị, Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Nam Định, Thư viện tỉnh Nam Định, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội nông dân tỉnh… Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình khoa học, các chuyên luận, chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người lao động. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng phương pháp chủ yếu là: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học… 6. Đóng góp của luận văn - Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hoá những chủ trương chính sách, biện pháp, cách thức mà Đảng bộ tỉnh Nam Định đã thực hiện để lãnh đạo chỉ đạo vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh. - Khẳng định sự lãnh đạo tập trung có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh Nam Định. - Tổng kết đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2006. - Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các Đảng bộ huyện, thành phố viết lịch sử địa phương mình, ngoài ra còn phục vụ cho việc ngiên cứu giảng dạy lịch sử tại các Trường Đảng, các Trung tâm Chính trị, các trường phổ thông ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn còn có 3 chương, 7 tiết. - Chƣơng 1. Yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động ở Nam Định từ sau ngày tỏi lập tỉnh - Chƣơng 2. Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện giải quyết việc làm từ năm 1997 đến năm 2006. - Chƣơng 3. Kết quả và kinh nghiệm giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2006. Chƣơng 1 YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở NAM ĐỊNH TỪ SAU NGÀY TÁI LẬP TỈNH 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định tác động đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở tỉnh 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Định là một tỉnh duyên hải ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định nằm ven hữu ngạn sông Hồng, Đông giáp tỉnh Thái Bình, Tây giáp tỉnh Ninh Bình, Nam giáp vịnh Bắc Bộ thuộc biển Thái Bình Dương, Bắc giáp Hà Nam. Cấu tạo địa hình có nhiều đặc điểm nổi bật: Toạ độ của tỉnh giới hạn cực bắc 20040‟vĩ bắc ở xã Mỹ Hà - Mỹ Lộc. Giới hạn cực Nam 19090‟vĩ bắc ở Cồn Trời nông trường Rạng Đông - Nghĩa Hưng. Giới hạn cực Đông 106045‟kinh đông ở Cồn Ngạn, Cồn Lu, xã Giao Thiện - Giao Thuỷ. Giới hạn cực Tây 105092‟ kinh đông ở xã Yên Thọ - Ý Yên. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh rộng: diện tích tự nhiên 1.671,5km2 bằng 6,52% diện tích toàn quốc [7, tr.11], Nam Định có chiều dài Bắc - Nam 68km. Đông - Tây 72km theo đường chim bay. Tỉnh Nam Định gần giống như một tứ giác. Cạnh sông Hồng dài 78km. Cạnh sông Đáy dài 88km. Cạnh biển dài 72km. Cạnh giáp tỉnh Hà Nam dài 56km. Chu vi toàn tỉnh 229km (chưa kể thềm lục địa). Về địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng - ven biển. Phía Đông Nam là bãi bồi và một ít đồi núi thấp ở phía Tây Bắc tỉnh. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Chỗ cao nhất là đỉnh núi Gôi 122m, chỗ thấp nhất -3m, ở vùng chiêm chũng Ý Yên, so với mặt nước biển. Về khí hậu Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 230C- 240C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800ml. Hàng năm được hưởng bức xạ phong phú 110- 120 kcal/cm2/năm. Cán cân bức xạ cao 87,2kcal/cm2/năm. Độ ẩm trung bình năm 80-85%. Lượng nước bốc hơi trung bình 750- 800mm. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày có nắng (1650-1700 giờ). Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Nói chung khí hậu Nam Định rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái, động thực vật và du lịch [77, tr.14]. Về hệ sinh thái, Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới, á nhiệt đới. Hệ động vật, thảm thực vật Nam Định khá phong phú và ổn định, biến động không đáng kể. Họ thực vật chiếm khoảng 50% loại thực vật ở Việt Nam. Khoảng 3000 loài. Thảm thực vật ven biển với hệ sinh thái rừng ngập mặn Giao Thuỷ nổi tiếng thế giới. Họ động vật chiếm khoảng 40% loại động vật ở Việt Nam bao gồm các loài: thú, chim, bò sát, loại cá, tôm, cua, ốc và loài côn trùng. Nam Định có lợi thế bờ biển dài 72km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng [60, tr.282]. Bờ biển Nam Định nông và bằng phẳng. Độ sâu ăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m. Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100200m do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5-0,8m trở lên. Vùng biển Nam Định có rất nhiều loại hải sản quý, theo thống kê có khoảng 746 loài. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: chim, thu, nụ, đé, ngừ, lầm... nhiều loại tôm quý: bộp, hùm, vàng, sắt, he... Nhiều loại mực nang, mực ống rất có giá trị. Ngoài ra với bờ biển dài nằm trong vùng biển Đông một năm có thể khai thác từ 100 - 120 nghìn tấn hải sản các loại. Với diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200km2. Do vậy chưa thể khai thác được phần lục địa cũng như chưa thể vươn xa được ra vùng biển quốc tế [77, tr.16-17]. Ven biển Nam Định có những khu rừng ngập mặn thu hút nhiều loại chim trên thế giới đến cư trú, ước tính tới 30.000 con. Khu bảo tồn thiên nhiên Giao Thuỷ rộng 120km2 được thế giới công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên theo công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á [77, tr.17]. Với bờ biển dài nông và bằng phẳng, sóng biển Nam Định không dữ dội, dọc bờ biển là những vùng bãi ngang gồm nhiều dải cát, cồn cát phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ và đặc biệt có nhiều bãi tắm tự nhiên thuận lợi cho xây dựng những khu nghỉ mát và khu du lịch nên có nhiều bãi tắm lý tưởng, cát mịn như bãi Thịnh Long, Quất Lâm. Đây là điều kiện thuận lợi để Nam Định có thể khai thác du lịch, nghỉ mát. Nước biển Nam Định có độ mặn cao, đây cũng là lợi thế để Nam Định khai thác tài nguyên muối, ven biển Nam Định có những cánh đồng muối lớn nên hàng năm cho sản lượng muối vào loại cao nhất trong cả nước tiêu biểu như cánh đồng muối Văn Lý. Ngoài ra Nam Định còn có cảng Hải Thịnh rất thuận lợi cho thương mại, giao thông, ngành công nghiệp đóng tầu, du lịch với toàn quốc và các nước trong khu vực. Nam Định là tỉnh nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc) qua thành phố Nam Định và 4 huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Đáy chảy vào Nam Định tù xã Yên Hưng (huyện Ý Yên) qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy và là địa giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra Nam Định còn có hệ thống sông như sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Châu... và nhiều sông ngòi ở khắp các huyện. Mật độ lưới sông khoảng 0,6-0,9km/km2. Hàng năm sông ngòi Nam Định được nuôi dưỡng nguồn nước dồi dào, có lượng dòng chảy lớn. Chế độ sông ngòi Nam Định có hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn rất thuận tiện cho việc canh tác các sản phẩm nông sản. Nam Định có rất nhiều đầm hồ, ao... vừa là nơi nuôi dưỡng cá nước ngọt vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Nam Định có thể thấy những thuận lợi và khó khăn của Nam Định trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Nam Định như sau: - Thuận lợi: Thứ nhất, là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng Bắc bộ hàng năm được bồi đắp bởi một lượng phù sa rất lớn do vậy điều kiện đất đai rất màu mỡ cộng thêm thiên nhiên ưu đãi, khí hậu thuận lợi, mưa nhiều, hệ thống sông ngòi dày đặc. Đây chính là cơ sở quan trọng cho tỉnh trong việc chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực có dự trữ phát triển. Nhân lực dồi dào, giàu kinh nghiệm thâm canh, là tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp như Nam Định. Thứ hai, với chiều dài 72km bờ biển, đây là một thế mạnh của Nam Định mà không phải tỉnh nào cũng có được. Diện tích bờ biển dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Nam Định trong việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, sản xuất muối góp phần to lớn vào giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội. Vùng biển Nam Định vào vị trí trung tâm bờ tây Vịnh Bắc bộ có cảng và bến tàu đánh cá. Đây là thuận lợi để tầu thuyền đánh cá có thể vươn ra đánh bắt ở các ngư trường trong vịnh và vùng biển Đông rộng hàng trăm nghìn km, một năm có thể khai thác từ 100 - 120 nghìn tấn hải sản các loại. Thứ ba, Nam Định có hệ thống sông ngòi phân bố đều khắp, bờ biển dài, nước biển nông hàng năm phù sa bồi đắp tiến ra biển hàng trăm mét không những tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển mà việc quai đê lấn biển để tăng thêm quỹ đất, phát triển việc làm cũng là một thuận lợi của tỉnh. - Khó khăn: Thứ nhất, xuất phát điểm kinh tế tỉnh Nam Định còn thấp, trong khi đó tiềm năng khoáng sản trên địa bàn còn nghèo về số lượng, thấp về chất lượng. Sự đầu tư về khoa học công nghệ còn hạn chế đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào Nam Định còn chưa cao. Lực lượng lao động ở Nam Định khá dồi dào, lao động trẻ song chất lượng nguồn lao động có trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng tiếp thu kiến thức về tiến bộ khoa học và công nghệ tiến tiến còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị tiên tiến hiện đại (ví dụ các thiết bị về hàng hải). Do đó chưa thể khai thác và tận dụng hết nguồn thế mạnh về điều kiện tự nhiên mà tỉnh đang sở hữu. Thứ hai, Nam Định cũng như các địa phương khác trong cả nước cũng đang phải gánh chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động của hạn hán, thiên tai, bão lũ, nhiệt độ nóng lên, sâu bệnh nhiều cũng là một vấn đề khó khăn tác động đến lao động và việc làm. Để giải quyết được Nam Định cần phải tập chung tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể cùng nghiên cứu để tìm ra biện pháp giải quyết tốt nhất. Như vậy với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Nam Định vị thế đặc biệt mà ít tỉnh trong vùng có được. Tuy nhiên Nam Định cũng gặp phải một số khó khăn nhất định đòi hỏi sự giải quyết một cách đồng bộ mới tạo ra sức bật để Nam Định có thể giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm để xứng đáng là một tỉnh trung tâm của đồng bằng Bắc bộ. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Nói đến Nam Định là nói đến mảnh đất xứ Nam, quê hương nhà Trần, lẫy lừng hào khí Đông A- “Non sông muôn thuở vững âu vàng”. Một mảnh đất có vị thế hết sức đặc biệt trong suốt quá trình lịch sử Việt Nam. Đó là mảnh đất văn hiến, “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh dưỡng bao trạng nguyên, khôi nguyên và nhiều trí thức làm rạng danh non sông đất nước. Người Nam Định hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường bất khuất trong đấu tranh, có tinh thần tự lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Với tinh thần ấy nhân dân Nam Định đã và đang vượt qua mọi khó khăn thử thách, để không ngừng vững bước vươn lên xây dựng quê hương Nam Định ngày càng giàu đẹp. Nam Định là trung tâm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với diện tích tự nhiên 1.671,5km2 bằng 6,52% diện tích toàn quốc [7, tr.11], chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện tính từ phía Bắc xuống phía Nam là các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 225 xã, phường, thị trấn. Nam Định có ba vùng kinh tế trọng điểm là ba trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định; vùng sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện và và vùng kinh tế biển thuộc ba huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Nam Định có hệ thống giao thông đa dạng và phong phú, thuận lợi với 6.899km đường bộ, 417km đường sông và đường biển, 42km đường sắt chạy qua (từ ga Bình Lục về Nam Định qua Trình Xuyên, Gôi, Cát Đằng rồi đi Ninh Bình) thuận tiện cho giao lưu và thông thương giữa hai miền Nam, Bắc của đất nước và trong khu vực. Nam Định có quốc lộ 21 dài 75km chạy từ bờ biển Văn Lý ngược lên qua các thị trấn Cồn, Yên Định (huyện Hại Hậu) vượt qua cầu Lạc Quần tới thị trấn Cồ Lễ (huyện Trực Ninh) qua cầu Đò Quan vào thành phố Nam Định, vượt qua huyện Mỹ Lộc đến địa phận tỉnh Hà Nam gặp đường quốc lộ 1A ở Thành phố Phủ Lý. Đường số 55 dài 55km chạy từ bờ biển Nghĩa Phúc huyện Nghĩa Hưng qua Thị trấn Đông Bình lên thị trấn Liễu Đề qua huyện lỵ Nam Trực ở đoạn Chợ Chùa rồi nối với đường 21 tại Đò Quan để vào Thành phố Nam Định. Đường quốc lộ 10 từ Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn qua Nam Định dài 34km) đây là tuyến đường chiến lược phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Đường tỉnh lộ 12 từ Thành phố Nam Định đi huyện Ý Yên dài 20km. Đường liên tỉnh từ Bình Lục đi Hà Nam đi qua thị trấn Gôi huyện Vụ Bản qua thị trấn Liễu Đề huyện Nghĩa Hưng, thị trấn Yên Định huyện Hải Hậu đến thị trấn Ngô Đồng huyên Giao Thuỷ dài 70km. Nam Định là một tỉnh đông dân. Cuối năm 1945 dân số Nam Định hơn 80 vạn người, năm 1959 có 1.027.385 người, năm 1997 có 1.927.000 người, năm 2003 có 1.927.765 người và đến năm 2010 khoảng 2050.000 người [68, tr.264]. Hiện nay mật độ trung bình khoảng 115 người trên 1km2. Dân số chủ yếu là người Kinh, trong đó có trên 22 vạn người theo đạo Thiên Chúa. Đa số giáo dân ở các huyện ven biển. Hệ thống nhà thờ Thiên Chúa ở Nam Định được xây dựng kiên cố thành từng tuyến ở những nơi quan trọng. Trong quá trình hình thành vùng đất này, người dân Nam Định thường xuyên phải vật lộn với thiên tai, biển dữ, phải đổ ra biết bao mồ hôi và cả xương máu mới có được những làng xóm trù phú, những cánh đồng bát ngát mùa màng tốt tươi. Từ bao đời nay nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu ở Nam Định. Với địa hình không bằng phẳng, nơi trũng quá thường xuyên chịu cảnh “chiêm khê mùa úng”, nơi vùng cao lại hạn hán kéo dài, có nơi phù sa ngập mặn..., nhưng người dân Nam Định, bằng sức lao động cần cù, bền bỉ và sáng tạo đã ngăn đập, đắp đê, khơi ngòi đào mương, dựng kè cống, thau chua, rửa mặn, cải tạo đất canh tác phục vụ tích cực cho trồng trọt, nhất là cây lúa. Với diện tích đất tự nhiên là 1.671,5km2 trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,8%, Nam Định có hơn 80% dân số làm nghề nông. Trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp đầy thử thách, khó khăn, cha ông ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thâm canh lúa và hoa màu, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như gạo tám xoan Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Trực Ninh. Hàng năm Nam Định có thể sản xuất một khối lượng lương thực chiếm 1/10 tổng sản lượng lương thực trong toàn miền Bắc với nhiều giống lúa quý cho sản lượng và chất lượng cao. Hiện nay mỗi năm Nam Định sản xuất được trên 1 triệu tấn thóc và đang biến cây lúa lương thực thành cây lúa hàng hoá để xuất khẩu gạo ra nước ngoài, trở thành một vùng nông nghiệp đầy tiềm năng phát triển, là một trong những vựa lúa của đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài làm nông nghiệp là chính nhân dân Nam Định có nhiều nghề thủ công khá nổi tiếng như nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt vải ở Quần Anh (Hải Hậu), Phương Đề (Nam Ninh), Báo Đáp (Nam Trực). Nghề làm mắn ở Sa Châu (huyện Giao Thuỷ), nghề rèn ở Vân Tràng (huyện Nam Trực), nghề đúc ở Tống Xá, nghề mộc và nghề trạm khắc gỗ ở La Xuyên - Yên Ninh (huyện Ý Yên). Đặc biệt qua các di vật sứ tráng men ở khu di tích Tức Mạc (Nam Định) có dấu tích “Thiên trường phủ chế” những đồ sứ men ngọc rạn châm chim rất nổi tiếng trong cả nước đã được sản xuất tại đây từ thời Lý Trần (thế kỷ XI- XIV), chứng tỏ bàn tay lành nghề sáng tạo cần mẫn của thợ thủ công Nam Định [49, tr.17]. Làng nghề là một thế mạnh của tỉnh Nam Định. Trong những năm qua, công nghiệp dân doanh, các làng nghề đã phát huy mặt tích cực trong giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp dân doanh chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp ở các làng nghề chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp dân doanh [60, tr.236]. Thành phố Nam Định đã từng là một thành phố lớn của đồng bằng Bắc bộ, nay là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, có trên 24 vạn dân, là nơi có ngành công nghiệp phát triển sớm, nhất là công nghiệp dệt. Sau khi tái lập năm 1997, tỉnh Nam Định đã có rất nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức: - Thuận lợi: Thứ nhất, với tiềm năng lớn nhất là con người Nam Định vốn thông minh, sáng tạo trong lao động, anh dũng quật cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù trong lao động, nhạy bén với cái mới và biết nhân rộng cái mới. Thứ hai, lực lượng lao động dồi dào số người trong độ tuổi lao động chiếm 56% dân số, đây là nguồn lực quý, sẵn sàng tiếp thu khoa học tiên tiến là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, một khi tỉnh có chính sách đúng đắn để phát triển và sử dụng nguồn lực này. Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin ở nông thôn Nam Định phát triển khá đồng bộ; tuyến quốc lộ 10 được nâng cấp - trục kinh tế quan trọng nối tỉnh Nam Định với đồng bằng sông Hồng thông ra cảng lớn Hải Phòng, Cái Lân; tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến sông, đường biển... đã tạo cho Nam Định có bước nhảy vọt về chất trở thành tỉnh có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển. Đây là cơ sở thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Thứ tư, Nam Định là địa phương có truyền thống thâm canh lúa nước, một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra Nam Định còn là vùng có nhiều làng nghề nổi tiếng, với những người thợ có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa nổi tiếng cả nước, là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển khá sớm. Đây cũng là thế mạnh để góp phần giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thành phố Nam Định ngoài những ngành nghề truyền thống gắn với tên phố ngày xưa, từ lâu đã hình thành công nghiệp dệt và trở thành một trung tâm thương mại - dịch vụ ở đồng bằng Bắc bộ đây cũng là những thuận lợi để khả năng phát triển của Nam Định mở ra tương lai tươi sáng hơn. - Khó khăn: Thứ nhất, là một tỉnh thuần nông độc canh cây lúa, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, một số ngành và lĩnh vực tuy tăng trưởng khá nhưng giá trị tuyệt đối chưa cao, thu nhập bình quân tính theo đầu người mới bằng 59,69% mức bình quân cả nước và bằng 68,59% của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng [45, tr.103]. Thứ hai, là tỉnh đất chật người đông, Nam Định là tỉnh đứng thứ 57 về diện tích trong số 61 tỉnh, thành cả nước nhưng đứng thứ 6 về dân số [26, tr.10], đây là khó khăn, thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh. Thứ ba, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đồng bộ. Đặc biệt để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì phải có một cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ hợp lý. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp ở Nam Định còn lạc hậu: tỷ trọng nông nghiệp lớn trong khi đó tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ chưa cao. Thứ tư, trong phát triển kinh tế xã hội thì yếu tố quan trọng là lực lượng lao động xã hội phải có trình độ cao. Tuy nhiên ở Nam Định lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo với những quan niệm và suy nghĩ đơn giản. Trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân có trình độ. Tuy nhiên thực tế trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật tay nghề của công nhân còn hạn chế. Tư tưởng của một bộ phận cán bộ còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp chưa thật sự thông thoáng, thiếu cơ chế của địa phương để huy động nội lực phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan