Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 199...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
138
221
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------- CAO THỊ HUỆ ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ……………………………… CAO THỊ HUỆ ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thịnh HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1. BƯỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 ................................................................... 10 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định trước năm 1997 ................................................. 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................. 10 1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................... 18 1.2. Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2000 ........................................................ 26 1.2.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ .............. 26 1.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện ......................................................... 34 Chương 2. LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ................................................................... 46 2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 .......................................................................................... 46 2.1.1. Chủ trương chung của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ vào thực tiễn Nam Định ...................................................................................... 46 2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện ......................................................... 53 2.2. Tăng cường lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010 ......................................................................... 70 2.2.1. Chủ trương chung của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Nam Định ..................................................................................................... 70 2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện ......................................................... 77 Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................... 95 3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 95 3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................... 95 3.1.2. Hạn chế..................................................................................... 102 3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ......................................................... 106 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 114 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 125 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành CC : Cơ cấu CNX : Chủ nghĩa xã hội CNH, : Công nghiệp hóa, hiện H HĐH đại hóa HTX : Hợp tác xã NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTNT : Phát triển nông thôn UBN : Ủy ban nhân dân TNH : Trách nhiện hữu hạn D H MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với xuất phát điểm thấp nhưng ngành nông nghiệp lại chính là thế mạnh của đất nước nếu được đi đúng hướng. Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi dân tộc, quốc gia. Để nhanh chóng hội nhập với xu hướng phát triển của thế giới, Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo đất nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Vì thế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn là nhiệm vụ trọng tâm, được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm và đã dành nhiều công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng cũng chỉ rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là vấn đề trọng điểm trong quá trình phát triển của nền kinh tế đất nước, nhằm đưa đất nước đi lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Tỉnh Nam Định từng là trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng Bắc bộ đầu thế kỷ XX. Trước đây tỉnh được sát nhập với Hà Nam và Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh và được tái lập năm 1997. Nam Định là tỉnh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện. ặc dù quyết tâm bứt phá bằng công nghiệp và dịch vụ nhưng nông nghiệp của tỉnh vẫn có vị trí chiến lược quan trọng và là ngành cần được đầu tư phát triển. Đó là hướng đi đúng đắn, phù hợp với một tỉnh có 81 dân số sống bằng nghề nông như Nam Định. Phát huy những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên – xã hội, đ y mạnh thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông 1 nghiệp Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển bền vững. Thúc đ y cơ cấu kinh tế nông thôn Nam Định thay đổi tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhờ đó mà đời sống nông dân đã được cải thiện rõ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, góp phần vào sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cả nước nói chung ở Nam Định nói riêng dù đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh diễn ra còn chậm, trình độ kinh tế vẫn ở mức thấp. Tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn chưa được khai thác một cách có hiệu quả, do đó đời sống một số bộ phận nông dân hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, trong quá trình CNH, HĐH làm cho làn sóng đô thị hoá diễn ra nhanh chóng thêm vào đó là việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tràn lan ảnh hưởng đến đời sống và sự ổn định của nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó là biến động của giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh…làm cho đời sống của người nông dân càng gặp nhiều khó khăn hơn. ặt khác, hệ thống dịch vụ công, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu, thiếu đồng bộ chưa phục vụ đắc lực cho sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì những thành tựu cũng như bất cập trên mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay đang là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu quá trình Nam Định thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước để phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh từ năm 1997 đến 2010, trở thành là một yêu cầu cấp thiết nhằm lý giải những thành công cũng như hạn chế của 2 quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh thời gian qua. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, góp phần đ y mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh, với ý nghĩa đó nên tôi đã chọn vấn đề: "Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010" làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Chính vì vậy đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận nông nghiệp được các nhà lý luận, các nhà lãnh đạo quan tâm nghiên cứu. Ngoài ra, trên phạm vi cả nước đề tài nông nghiệp, nông thôn cũng thu hút giới nghiên cứu khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau đã được công bố qua các cuộc hội thảo, sách chuyên khảo, luận án, luận văn và các bài viết trên các tạp chí. Những công trình chuyên khảo về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đã được xuất bản như: Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (19862002) của PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu đã nêu bật được những thành công và những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và những tác động to lớn của nó đối với đời sống của xã hội nông thôn cùng những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới. Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị do PGS, TS. Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và xác định vị trí và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn 3 công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10, từ đó có những kiến nghị phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Cuốn “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam” của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội (2002) trình bày rất hệ thống quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội III đến Đại hội IX. Ngoài ra còn rất nhiều tác ph m khác như: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Nguyễn Hữu Khải, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2003; Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của PGS Nguyễn Văn Bích - KS. Chu Quang Tiến, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Trương Thị Tiến, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1998); Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn- một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Hồng Vinh, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998; Cuốn Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn. Thực trạng và giải pháp của tác giả Chu Tiến Quang, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội năm 2005; Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế của nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức” của tác giả Lê Quốc Sử, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí inh năm 2001…Những cuốn sách chuyên khảo này là nguồn tư liệu không thể thiếu cho các thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu và học tập để làm sáng tỏ các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Những bài viết xoay quanh vấn đề nông nghiệp nói chung và vấn đề cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đăng trên các tạp chí như: Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới của Đặng Kim Oanh 4 đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8/2009; Tiếp tục thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết đại hội IX của Hà Hùng đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 11 năm 2002; Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của Đỗ Kim Chung đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số1 năm 2010; Hội nghị TW7 khóa X- Bước phát triển đường lối của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Trần Anh Phương đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2008; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH, HĐH đất nước của Nguyễn Tấn Dũng đăng trên Báo Nhân dân, số ra ngày 20/3/2002; Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 6 năm 2004; Nông nghiệp trong phát triển bền vững ở nước ta của Trần Văn Chử, đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị, năm 2003... Dễ thấy các bài đăng trên tạp chí rất phong phú đa dạng về cách tiếp cận, khía cạnh nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu cũng như bất cập trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp đến phải kể đến rất nhiều luận án, luận văn của các nghiên cứu sinh, học viên cao học lấy nông nghiệp làm đề tài nghiên cứu như: Luận án Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1997 – 2006 của Đoàn Thị Bích Hồng, Luận án Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, 2002 của Nguyễn Tiến Dũng. Luận văn Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ năm 1997 – 2004 của Vũ Quang Ánh, luận văn Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 của Nguyễn Thị Nguyệt … Những luận văn, luận án này nghiên cứu về nông nghiệp dưới 5 nhiều phương diện, ở những vùng, miền, địa phương trong những giai đoạn khác nhau. Điều này cho thấy thực trạng và những khía cạnh đáng quan tâm về kinh tế nông nghiệp địa phương. Với tỉnh Nam Định ngoài cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ, một số sách tham khảo về lịch sử hình thành và phát triển về vùng đất Nam Định cùng một số ít ỏi luận văn, khóa luận chuyên ngành kinh tế viết về nông nghiệp tỉnh thì vẫn chưa có công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Nam Định trong thời gian từ sau khi tỉnh được tái lập (1997 – 2010). Chính vì vậy, tác giả luận văn mong muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1997 -2010)” một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn, nhằm lý giải những thành công cũng như những hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong địa bàn tỉnh Nam Định, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm. Đó cũng là lý do để tác giả luận văn chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1997 2010)” làm luận văn thạc sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: Góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng về nông nghiệp và quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm, nhằm phát huy tốt hơn nữa việc chuyển dịch đúng hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nam Định. 6 - Nhiệm vụ: + Tập hợp nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. + Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng để lãnh đạo thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010. + Phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2010 ở Nam Định. + Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Nam Định trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010. - Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định từ năm 1997 – 2010. Và trong chừng mực nhất định, lụân văn mở rộng thời gian về trước năm 1997, nhằm khắc hoạ rõ nét hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định từ 1997 - 2010. + Về không gian: Luận văn chọn phạm vi không gian nghiên cứu là địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay. + Về nội dung: Tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với chuyển dịch cơ cấu kinh kế nông nghiệp qua các thời kỳ thể hiện ở sự chuyển 7 dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - Nguồn tư liệu: Những tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm nhiều nguồn khác nhau: + Các văn kiện của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2010 + Các Nghị quyết chuyên đề, các chỉ thị, các chương trình kinh tế…của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định. + Các kết quả thống kê, báo cáo hàng năm, hàng tháng, quý của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, của UBND tỉnh hiện đang lưu giữ tại Chi cục thống kê tỉnh Nam Định. + Các sách chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài viết xoay quanh, liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn lấy Chủ nghĩa ác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí inh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn là phương pháp luận để tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp Logic là hai phương pháp chính mà tác giả luôn vận dụng. Qua kết hợp hai phương pháp này, vấn đề phát triển nông nghiệp ở Nam Định trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh được xem xét trên các giai đoạn phát triển kế tiếp nhau với những tính chất, trạng thái cụ thể. Nhờ so sánh trạng thái phát triển về chất ở mỗi giai đoạn mà tác giả thấy được những thay đổi nội tại của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo dòng chảy thời gian, từ đó làm rõ được sự phát triển của nó. 8 Phương pháp Phân tích và Tổng hợp cũng được vận dụng trong đề tài. Qua phân tích để thấy được cái đặc thù, thuận lợi, khó khăn của tỉnh, những nguyên nhân của mặt được và chưa được của sự phát triển nông nghiệp ở Nam Định. Qua tổng hợp để thấy cái toàn cục, sự nổi trội như điểm sáng của Nam Định về tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung, về nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, thống kê, đánh giá... 6. Đóng góp của luận văn - Trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1997 đến 2010. - Chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình đó, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nam Định. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành có liên quan, góp phần tổng kết thực tiễn gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn chia làm 3 chương. Chương 1: Bước đầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2000 Chương 2: Lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm 9 Chương 1 BƯỚC ĐẦU LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế nông nghiệp tỉnh Nam Định trước năm 1997 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nam Định trải rộng từ Vĩ độ: 19°54′ đến 20°40′ độ vĩ Bắc, Kinh độ: 105°55′ đến 106°45′ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam, Cảng Hải Phòng 100 Km về phía Đông. Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Là mảnh đất nằm giữa hai con sông lớn: sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với hai tỉnh Thái Bình, Ninh Bình. Sông Đào phân chia Nam Định thành hai vùng Nam - Bắc. Sông Ninh Cơ, sông Sò là giới hạn các huyện trong tỉnh. Nam Định có bờ biển dài 72 km, vùng kinh tế 10 giàu tiềm năng có khả năng triển khai, thực hiện nhiều đề án phát huy thế mạnh kinh tế biển của tỉnh. Địa hình: Địa hình chủ yếu là đồng bằng – ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, Nam Định nằm giữa hai đứt gãy sâu là đứt gãy sông Hồng chạy theo sông Đáy và đứt gãy sông Chảy đi xuống theo dòng sông Hồng ra cửa Ba Lạt, dọc theo đó châu thổ bị sụt lún, khiến cho bề dày trầm tích Đệ tam và Đệ tứ bên trên nền móng Nguyên sinh có chỗ dày đến 300m. Tuy nhiên mức độ sụt võng và tuổi sụt võng cũng khác nhau giữa phần phía Tây và phần phía Đông núi Gôi. Vị trí Đông Nam giáp biển và nằm giữa hai sông Hồng sông Đáy cũng khiến cho Nam Định là bộ phận châu thổ trẻ của đồng bằng sông Hồng, nơi còn chịu tác động của biển do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn vẫn lan vào qua các cửa sông. Sự phân hóa đó ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và thủy văn Nam Định. Tính chất châu thổ hiện đại của tự nhiên, khiến cho tại đây sông Hồng phải phân ra nhiều chi lưu để có thể thoát nhanh ra biển, trong đó quan trọng nhất là sông Nam Định, sau đó là sông Ninh Cơ, sông Sò. Như thế tỉnh Nam Định chịu sức ép rất lớn của nước sông Hồng và của sóng, thủy triều biển Đông. Điều này đã cắt nghĩa tầm quan trọng của hệ thống đê sông, đê biển và các dòng sông nội đồng chi chít trong tỉnh. Nhìn chung, địa hình Nam Định tương đối bằng phẳng, chia làm 3 vùng chính: Vùng đồng bằng thấp trũng được phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp nên miền đất này tương đối bằng phẳng, phì nhiêu gồm các huyện: Vụ Bản, Ý Yên, ỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường (huyện Vụ Bản, Ý Yên có một số ít đồi núi thấp). Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống. 11 Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển, nhất là ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Khí hậu: Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng m. Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25 – 26 °C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17 °C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 30 °C. Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ m tương đối trung bình: 80 – 85 . ặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. [116, tr.18] Vị trí Đông Nam và giáp biển của Nam Định trong đồng bằng sông Hồng còn giải thích sự giảm bớt tính khô lạnh của khí hậu trong tỉnh về mùa đông và sự gia tăng ảnh hưởng của gió bão, sóng bão và mưa bão trong mùa hè. Khí hậu của Nam Định còn chịu ảnh hưởng của dải đồi núi chạy theo rìa Tây Bắc – Đông Nam của đồng bằng sông Hồng, đó là bức chắn đối với gió mùa Tây Nam, làm tăng thời tiết mưa - m vào mùa đông và thời tiết nóng khô vào mùa hè, nhất là mạn ven biển. 12 Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch, mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên đất, khoáng sản và tài nguyên rừng: Tài nguyên đất ở Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có độ phì khá, có những nơi hàng năm còn được bồi đắp. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước và giữ chất dinh dưỡng tốt thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng. Nam Định có diện tích đất tự nhiên khoảng trên 165.000 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi. Năm 2000, diện tích đất nông nghiệp là 106.662 ha (chiếm 65 diện tích toàn vùng), trong đó diện tích đất cấy hàng năm là 91.068 ha; đất chuyên dùng là 25.312 ha (15,4 ); đất thổ cư 9.399 ha (5,8 ); đất lâm nghiệp 4.723 ha (2,9 ) và đất chưa sử dụng chiếm 10,8 với 17.644 ha [13]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m2. Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 – 2.000ha. Đất nông nghiệp có tầng canh tác khá dầy, phì nhiêu màu mỡ, hàm lượng dinh dưỡng khá cao, đồng thời còn nhiều khả năng mở rộng diện tích gieo trồng bằng tăng vụ, lấn biển. Tài nguyên khoáng sản của Nam Định không nhiều, theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất – Khoáng sản, trên địa bàn có một số loại: Nhiên liệu: gồm than nâu, dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thuỷ. Khoáng sản 13 kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit, tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có quặng titan, zicôn với trữ lượng ít. Các nguyên liệu sét: bao gồm sét làm gốm sứ ở núi Phương Nhi đã được khai thác phục vụ xí nghiệp gốm sứ Bảo Đài; sét gạch ngói nằm rải rác ở các bãi ven sông như Đồng Côi (Nam Trực), trữ lượng 2 triệu tấn; Sa Cao (Xuân Trường) trữ lượng 5 – 10 triệu tấn; Hoành Lâm (Giao Thuỷ)…, sét làm bột màu có ở Nam Hồng (Nam Trực). [116, tr.29] Tài nguyên rừng của tỉnh năm 2000 có diện tích 4.723 ha, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ở các huyện ven biển để chắn sóng bảo vệ đê biển, ở các đồi trọc thuộc huyện Ý Yên, Vụ Bản và các bãi bồi ven biển. [13] Tài nguyên nước và nguồn thủy hải sản: Nam Định nằm giữa hai con sông lớn của đồng bằng Bắc bộ là sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi dày giúp Nam Định có lợi thế về nước tưới và hàng năm phù sa được bồi đắp thêm đất đai, nhất là các huyện phía Nam tỉnh. Cạnh đó là hệ thống thuỷ nông được đầu tư nhiều năm đã và đang phát huy tác dụng. Nước ngầm vùng ven biển có trữ lượng và chất lượng tốt, đặc biệt là nguồn nước chứa trong các sông, hồ, ao rất lớn, nước các sông có trữ lượng phù sa nhiều phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bên cạnh tài nguyên nước, nguồn lợi thuỷ hải sản ở Nam Định cũng rất phong phú và đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn). Vùng cửa sông còn có nhiều tảo và thực vật thuỷ sinh là thức ăn cho cá, ốc, tôm, cua... Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản có khoảng 22.000 ha, trong đó vùng mặn lợ khoảng 8.500 ha, vùng nước ngọt có khoảng 13.500 ha. 14 Bờ biển Nam Định dài 72 km, có 4 cửa sông là: cửa Ba Lạt (tức cửa sông Hồng), cửa Sò (là một nhánh chảy ra từ cửa sông Hồng), cửa Lạch Giang (cửa sông Ninh Cơ) và cửa Đáy (cửa sông Đáy). Với lượng hải sản lớn và phong phú về chủng loại nên vùng ven biển Nam Định có lợi thế phát triển kinh tế biển. Nam Định có ngư trường đánh bắt rộng lớn từ Quảng Ninh đến vùng biển Nghệ Tĩnh có trữ lượng lớn, ước tính 644 tấn cá, 3.700 - 6.000 tấn tôm. Trữ lượng cá biển Nam Định khoảng 157.500 tấn chiếm khoảng 20 trữ lượng cá trong vịnh Bắc Bộ Nguồn lợi hải sản vùng biển Nam Định còn có nguồn tôm, nhuyễn thể, giáp xác... ở các bãi bồi, cồn ngầm tôm tập trung với mật độ khá dày. Theo điều tra ban đầu, đến nay đã phát hiện được 45 loài thuộc họ tôm he, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng vào khoảng 3000 tấn, khả năng cho phép hàng năm khoảng 1000 tấn. Có 20 loài mực, trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng mực khoảng 2000 tấn, hàng năm có thể khai thác tới 970 tấn. Các loại nhuyễn thể có vỏ cứng (sò, ngao, vạng...) tập trung ở các bãi triều, cồn ngầm ở ven bờ. [39,tr.32-28] Điều kiện kinh tế - xã hội: Mạng lưới giao thông: Nam Định có đường sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài 45 km. Tổng chiều dài đường bộ các loại là 5.633 km (trong đó đường tỉnh, huyện và xã quản lý là 3.973 km). Chất lượng các tuyến đường đã được nâng cấp phục vụ tốt hơn việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Chiều dài của 4 tuyến đường sông lớn trên địa bàn tỉnh là 217 km. Cảng biển Hải Thịnh được xây dựng cùng với các công trình khác đã tạo thuận lợi cho phát triển và khai thác tiềm năng các vùng kinh tế. Nguồn nhân lực: Nam Định là tỉnh có dân số đông và lực lượng lao động khá lớn, đứng thứ 6 trong toàn quốc. Năm 2006 dân số là 1.975.181 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 83,9 , thành thị chiếm 16,1 ; mật độ dân 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan