Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 201...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010

.PDF
162
327
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VI THÙY DỊU ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VI THÙY DỊU ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010 : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Chuyên ngành Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học : PGS, TS. VŨ QUANG HIỂN Hà Nội – 2012 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT An ninh trật tự ANTT Công an nhân dân CAND Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Dân tộc thiểu số DTTS Hội đồng nhân dân HĐND Nếp sống văn hóa NSVH Uỷ ban nhân dân UBND Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc UBMTTQ Xã hội chủ nghĩa XHCN 3 MUC LUC Trang MỞ ĐẦU…………………………………………………………………............. Chơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005................................................................... 1.1. 3 18 Những điều kiện có ảnh hởng đến xây dựng nếp sống văn hóa ở Lạng Sơn và chủ trơng của Đảng bộ.......................................................... 18 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội .............................................................................. 18 1.1.2 Chủ trơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn.......................................... 26 1.2. Sự chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hoá................................................ 36 1.2.1 Triển khai thực hiện chủ trơng của Đảng bộ......................................... 36 1.2.2 Các phong trào quần chúng.................................................................... 47 Tiểu kết.................................................................................................... 54 Chơng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN TĂNG CỜNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010................................ 2.1. 2.1.1. 55 Yêu cầu mới của việc xây dựng nếp sống văn hóa và chủ trơng mới của Đảng bộ........................................................................................... 55 Yêu cầu mới............................................................................................ 55 2.1.2. Chủ trơng mới của Đảng và Đảng bộ.................................................... 2.2. Chỉ đạo đẩy 62 hoá 71 2.2.1. Các biện pháp triển khai của Đảng bộ.................................................... 71 2.2.2. Các phong trào quần chúng…………………………………………………. 85 Tiểu kết..................................................................................................................... 93 Chơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ………………………………….. 94 mạnh xây dựng nếp sống văn .................................. 3.1. Nhận xét ................................................................................................ 4 94 Ưu điểm.................................................................................................. 94 Hạn chế.................................................................................................... 101 3.2. Bài học kinh nghiệm.............................................................................. 109 3.2.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò của nếp sống văn hoá trong 3.1.1. 3.1.2. đồng bào các dân tộc............................................................................... 3.2.2. Trong chỉ đạo xây dựng xây dựng nếp sống văn hóa, phải kết hợp giữa “xây” và “chống” .................................................................................. 3.2..3. 109 112 Phải đảm bảo tính kế hoạch, tính chuẩn mực và tính hiệu lực của quá trình xây dựng nếp sống văn 118 hoá............................................................. 3.2..4. Tăng cờng huy động mọi nguồn lực đầu t cho văn hoá, u tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới, vùng đặc biệt khó khăn............ 120 Tiểu kết.................................................................................................... 121 KẾT 122 LUẬN…………………………………………………………….. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 126 PHỤ LỤC................................................................................................ 138 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lịch sử nhân loại, văn hoá đã chứng tỏ giá trị và sức mạnh của mình. Không có văn hoá, loài người không thể thực hiện được những bước tiến dài trong hành trình cải tạo giới tự nhiên và xã hội, khẳng định, tạo dựng nền văn minh trí tuệ như hiện nay. Cuộc sống đương đại càng khẳng định văn hoá là bộ phận không thể thiếu trong mọi sinh hoạt xã hội, từ chính trị, kinh tế đến sinh hoạt cộng đồng. Thật khó hình dung một lĩnh vực nào đó thiếu vắng sự tham góp của văn hoá như một yếu tố thể hiện trình độ tiến bộ của chủ thể trong nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Thậm chí, cuộc sống càng phức tạp, khó khăn vai trò của văn hoá càng được thể hiện, giá trị của văn hoá càng được đề cao. Nhận thức rõ điều đó, dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo dựng nền văn hoá độc đáo và khéo sử dụng nó như sức mạnh bảo vệ sự trường tồn của quốc gia, dân tộc, đánh thắng những âm mưu “đồng hoá” của các thế lực xâm lược Phương Bắc trước đây cũng như chủ nghĩa thực dân của các lực lượng Phương Tây . Văn hoá là lĩnh vực rộng lớn, tuỳ theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, có thể chia thành những vấn đề khác nhau để giải quyết. Một biểu hiện của văn hoá trong đời sống xã hội là nếp sống văn hóa. Nếp sống văn hoá được hiểu là phương thức xử sự có nhiều biểu hiện văn hoá nhất trong tình thế nhất định nào đó được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và trong một không gian nhất định, có chức năng định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người vươn tới cái tốt đẹp trong cuộc sống. Nói đến nếp sống văn hoá là nói đến một loại hành vi có nhiều biểu hiện văn hoá nhất trong các hành vi sống. Nền văn hóa có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến nếp sống cá nhân và cộng đồng, bởi nền văn hóa định ra một hệ thống giá trị và các tiêu chuẩn xác định giá trị ấy. Những giá trị được rút ra từ trong đời sống hiện thực, những giá trị ấy điều tiết các xu hướng, quan niệm và hành vi của con người làm cơ sở cho việc đánh giá tính hữu ích cho xã hội, quyết định các nguyên tắc của trật tự xã 6 hội và hoạch định các cơ sở của nếp sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nếp sống văn hóa của cá nhân, gia đình hay cộng đồng dĩ nhiên được hình thành từ cuộc sống, song khi định hình, có tác động vô cùng lớn đối với hoạt động sống của con người. Như vậy, nếp sống văn hoá chỉ khía cạnh tích cực của nếp sống, nghĩa là nếp sống tích cực của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng để ứng xử thích hợp với những hoàn cảnh cụ thể trong giao tiếp hoặc tác động đến đối tượng nào đó một cách tối ưu theo hướng chân, thiện, mỹ. Quá trình lịch sử đã chứng minh rằng nếp sống văn hoá luôn gắn liền với mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, nếp sống văn hoá có liên quan chặt chẽ với các hoạt động thực tiễn, chúng có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, ảnh hưởng qua lại trong một thể thống nhất. Yếu tố tích cực hay tiêu cực của mỗi nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố kia và ngược lại. Chính vì vậy, các hình thức biểu hiện của nếp sống văn hoá rất đa diện, được thể hiện trong nếp sống văn hóa cá nhân, nếp sống văn hóa gia đình và nếp sống văn hóa cộng đồng. Nếp sống văn hoá cá nhân là nếp sống có văn hoá của mỗi con người được biểu hiện trong lao động sáng tạo, trong làm ăn sinh sống, trong học tập và rèn luyện, trong đạo đức và nhân cách, trong giao tiếp và ứng xử... được xã hội lấy làm chuẩn mực, làm khuôn mẫu ứng xử. Đó là khuôn mẫu về những hình thức xử sự của con người trong những môi trường và hoàn cảnh hoạt động nhất định. Nó là ứng xử mẫu mực được tổng quát hoá, tiêu chuẩn hoá, hợp thức hoá để mỗi cá nhân noi theo khi họ thực hiện vai trò xã hội của mình. Đồng thời cũng là khuôn mẫu định hướng chung cần được tạo thành thói quen, tập quán trong hành vi hàng ngày của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xã hội khi nói đến cá nhân cũng rất đa dạng, có cá nhân ở nông thôn, cá nhân ở miền núi, thành thị, hoặc cá nhân là công nhân, nông dân, trí thức, quân nhân, người dân tộc thiểu số... Do đó có rất nhiều khuôn mẫu ứng xử khác nhau, tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng tất cả các cá nhân dù ở tầng lớp nào cũng đều phải thực hiện đầy đủ những chức năng cơ bản của một con 7 người (là con, là chồng, là vợ, là cha mẹ, là ông bà..), mỗi cá nhân đều phải thực hiện những hoạt động tất yếu nhằm đáp ứng mục đích nhu cầu của xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, đó là phải lao động, phải tiêu dùng những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trên cơ sở đó ta xác định đối với nếp sống văn hoá cá nhân, khuôn mẫu ứng xử cũng dựa trên những hoạt động tất yếu cơ bản nói trên. Khuôn mẫu ứng xử đó mang ý nghĩa xã hội lớn, mang tính phổ biến, được mỗi cá nhân tự giác tuân theo, ở đây muốn nhấn mạnh tới việc cá nhân sống phải có đạo, như đạo yêu nước, đạo vợ chồng, đạo làm cha mẹ, đạo làm con, đạo làm anh chị em, đạo họ hàng, đạo làm dâu làm rể, đạo hàng xóm láng giềng... trong đó đạo yêu nước là nền tảng, là bao trùm tất cả các đạo khác vì nền tảng cho tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ tình yêu cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh em họ hàng, đến tình yêu làng xóm, yêu đồng bào. Ngày nay, để phát huy vai trò nếp sống văn hóa cá nhân, chúng ta đang thực hiện các phong trào xây dựng “Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến”, ‘Học tập, lao động sáng tạo”, “ Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”... nhằm khơi dậy và phát huy những đức tính, đạo lý cao đẹp trong nhân dân. Nếp sống văn hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của văn hoá gia đình, là cái gốc của văn hoá làng, văn hoá nước. Gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, là tổng hợp các quan hệ giá trị nhân cách, tình cảm, đạo đức, danh dự, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Gia đình truyền thống trong xã hội Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, coi trọng việc giữ gìn nếp sống đó chính là sức mạnh của gia đình. Các thành viên trong gia đình có bổn phận coi trọng nền nếp đó để không làm phương hại đến thanh danh, uy tín của gia đình. Hiện nay, để phát huy vai trò nếp sống văn hóa gia đình, chúng ta đang thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình có văn hóa, gọi tắt là “Gia đình văn hóa”. Đó là mô hình gia đình Việt Nam hiện đại phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu xây dựng gia đình văn hoá vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp những giá trị tiên 8 tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động và phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Nếp sống văn hoá cộng đồng là nếp sống có văn hoá ở bên ngoài xã hội, ở nơi công cộng. Đó là nếp sống có văn hoá ở trường học, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp; ở thôn, bản, làng, khối phố, khu tập thể, đó là nếp sống và làm việc theo pháp luật. Nền văn hoá có ảnh hưởng đến nếp sống cộng đồng bởi nền văn hoá định ra một hệ thống giá trị và các tiêu chuẩn xác định giá trị ấy. Quá trình thích nghi với xã hội, nếp sống xác lập các giá trị, những giá trị thường được rút ra trong đời sống hiện thực, được rút ra từ chính cách xử sự của con người. Những giá trị ấy điều tiết các xu hướng, quan niệm, hành vi của con người làm cơ sở cho việc đánh giá tính hữu ích cho xã hội, quyết định các nguyên tắc của trật tự xã hội và hoạch định các cơ sở của nếp sống cộng đồng, đó là phương thức xử sự quan trọng nhất trong cộng đồng. Xác định rõ NSVH cộng đồng chính là làm cho mọi người biết cách xử sự, biết giữ gìn và tôn trọng cái chung, góp sức vào công việc chung của xã hội để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, xây dựng một nếp sống lành mạnh hướng tới những giá trị chân thiện mỹ. Hiện nay, để phát huy vai trò của nếp sống văn hoá cộng đồng, chúng ta đang thực hiện các phong trào như: “Xây dựng thôn, làng, khối phố văn hoá”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá”, “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”... nhằm tạo nên những môi trường lành mạnh, văn hoá, xây dựng một xã hội văn minh, lối sống đạo đức và kỷ cương, tôn trọng pháp luật. Trải qua nhiều thế hệ khác nhau trong lịch sử, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo lập nên một nền văn hóa, một nếp sống văn hoá với các yếu tố cấu thành bao gồm nếp sống văn hoá cá nhân, nếp sống văn hoá gia đình và nếp sống văn hoá cộng đồng, từ những yếu tố nội sinh hay ngoại sinh, để tự khẳng định, hay nói một cách khác để tạo nên một bản lĩnh, bản sắc văn hóa của mình, không lặp lại giống với các dân tộc hay cộng đồng người khác, nhờ 9 đó mà phân biệt được những đặc trưng của riêng mình, nhờ đó mà đứng vững trước mọi cuộc xâm lăng về văn hóa của nước ngoài. Giá trị của nếp sống văn hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những đảm bảo cho những hoạt động của con người có hiệu quả trong việc duy trì tính liên tục của xã hội, mà còn có chức năng định hướng, điều chỉnh hoạt động của con người vươn tới cái tốt đẹp trong cuộc sống. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, xu thế hội nhập quốc tế đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên đất nước ta trong tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực văn hóa cũng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội lớn là có thể tiếp nhận các trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại để theo kịp với thời đại. Thách thức lớn là những trào lưu văn hóa từ bên ngoài đến Việt Nam có thể làm xáo trộn thậm chí trượt tiêu mặt nào đó của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời những yếu tố tiêu cực có thể len lỏi đến làm phá vỡ thuần phong mỹ tục vốn là nếp sống văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Bước sang thời kỳ mới, khi đất nước thực hiện đổi mới theo định hướng XHCN, Đảng và dân tộc Việt Nam càng ý thức rõ giá trị của văn hoá dân tộc. Đi đôi với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đòi hỏi phải gắn chặt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội với việc xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ quan điểm về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đến nay trong đường lối cách mạng của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển thành luận điểm: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới. Luận điểm đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra nhiều động lực và điều kiện quan trọng để phát triển đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động tiêu cực đến văn hoá, thể hiện rõ trong sự biến đổi lối sống, nếp sống của một bộ phận dân cư. Mặt khác, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, trong đó có chiến lược “Diễn biến hòa bình”, sử dụng văn hoá đồi truỵ, phản động như một vũ khí lợi hại tấn công 10 vào mọi lĩnh vực, gây rối loạn từ bên trong, từ đó lấy cớ can thiệp từ bên ngoài nhằm thay đổi chế độ chính trị đất nước. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức, mà còn là đòi hỏi của thực tế cuộc sống xã hội hiện nay ở Việt Nam. Một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hiện nay là xây dựng nếp sống văn hoá trong các dân tộc để tạo lập môi trường văn hoá, nếp sống văn hoá cơ sở lành mạnh, huy động mọi tiềm lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường trong tiến trình xây dựng nền văn hoá mới và con người mới. Văn hoá chỉ thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội khi mà nếp sống văn hoá đã thấm sâu vào từng làng, bản, khu dân cư, từng gia đình, từng người dân và cũng chỉ có như vậy mới phát huy được vai trò của nếp sống văn hoá trong toàn xã hội, trong từng ngành, trong đông đảo quần chúng nhân dân và từng cá nhân cụ thể. Xây dựng nếp sống văn hoá sẽ đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam. Xây dựng nếp sống văn hoá có ý nghĩa quan trọng, được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đó là một bộ phận cấu thành có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần thể hiện chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Suy đến cùng, việc xây dựng nếp sống văn hoá nhằm mục đích: “Làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và toàn bộ đời sống cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người. Tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển. Phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến vững chắc lên CNXH” [41, tr.35]. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn hoá trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nếp sống văn hoá là nhằm “ 11 Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình” [37, tr.114]. Đại hội X của Đảng nhấn mạnh đến việc xây dựng các làng, xã, bản có cuộc sống no đủ, có nếp sống văn hoá, bài trừ các tệ nạn xã hội và hủ tục, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [40, tr.106]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng nếp sống văn hoá và đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Xây dựng nếp sống văn hoá góp phần quan trọng vào việc làm thay đổi bộ mặt xã hội, xây dựng nhân cách con người mới, làm cho xã hội văn minh, lành mạnh. Xây dựng nếp sống văn hoá chính là làm cho mọi người biết cách xử sự, biết giữ gìn và tôn trọng cái chung, góp sức vào công việc chung của xã hội để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, xây dựng một nếp sống lành mạnh hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Những kết quả đạt được của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong việc lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá ở địa phương có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, đồng thời khẳng định sự đúng đắn của đường lối, chính sách văn hoá và năng lực lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá trong các dân tộc ở địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng nếp sống văn hoá ở Lạng Sơn cũng còn những hạn chế, bất cập do những nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Lạng Sơn là nơi giáp ranh giữa Việt Nam với Trung Quốc láng giềng, là địa bàn miền núi có 7 thành phần dân tộc sinh sống. Tuy nhiên, nhiều dân tộc ở Lạng Sơn hiện nay còn duy trì những tập tục, lề thói 12 lạc hậu cổ truyền, đây là kẽ hở để các loại tội phạm lợi dụng hoạt động, như: lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan; lợi dụng quan hệ anh em họ hàng mà che dấu tội phạm; lợi dụng phong tục mà vi phạm pháp luật; lợi dụng trình độ dân trí thấp, người dân còn tin vào “ma chài, ma rừng, ma xó”... dẫn đến nhiều người vô tội bị xua đuổi, thậm chí chết oan uổng. Đồng bào các dân tộc địa phương vốn có bản chất thật thà chất phác, lại sinh sống ở những nơi thuộc vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, nên bọn tội phạm hình sự cũng thường lợi dụng địa bàn nơi đây để ẩn náu, trốn tránh mỗi khi phạm tội hoặc bị truy nã; lợi dụng điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ hiểu biết của nhân dân còn thấp để dùng hàng giả mua rẻ bán đắt để chiếm đoạt tài sản, để hoạt động buôn lậu, buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc... Cũng như các dân tộc khác trong cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đang còn ở thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quá độ từ nếp sống cũ sang nếp sống mới, nếp sống văn hoá. Đó là thời kì tồn tại của cái cũ đang mất đi và cái mới đang hình thành, trong quá trình ấy cái gì sẽ mất đi, cái gì sẽ được kế tục, cái gì đã trở thành lỗi thời và cái gì là hợp lí, cái gì cần phải xây dựng? Tất cả là những vấn đề đang được đặt ra từ thực tế của cuộc sống đòi hỏi cần nghiên cứu để từng bước làm sáng tỏ. Tuy vậy, điều này hiện nay còn ít được bàn đến. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá ở địa phương là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng nếp sống văn hoá của tỉnh Lạng Sơn hiện nay. Việc tổng kết, đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng bộ không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, mà còn mang tính thời sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, vì thế tôi quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Tình hình nghiên cứu vấn đề 13 Hiện nay, việc xây dựng nếp sống văn hoá được triển khai rộng khắp trong cả nước nên có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề về lối sống, nếp sống, đời sống văn hoá, nếp sống văn minh lịch sự, với phạm vi, góc độ nghiên cứu khác nhau. Bộ Văn hoá Thông tin đã cho xuất bản một số cuốn sách có liên quan đến vấn đề xây dựng nếp sống văn hoá như: - Cuốn“Một số vấn đề xây dựng làng – ấp văn hoá hiện nay” (1997), Nxb Hà Nội. Cuốn sách đã nêu rõ được thực trạng của việc xây dựng làng – ấp văn hoá trên địa bàn cả nước và đề cập đến các vấn đề được coi như là giải pháp để làm tốt công tác xây dựng làng – ấp văn hoá. - Cuốn “Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới” (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự nghiệp đổi mới nói riêng, qua đó chỉ rõ tính cấp thiết phải đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hoá với những tiêu chí phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước. - Cuốn “Hỏi và đáp về làng văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá, tổ chức lễ hội truyền thống”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, được trình bày dưới dạng hỏi và giải đáp tất cả những vấn đề cơ bản liên quan đến việc xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, nếp sống văn hoá và tổ chức lễ hội truyền thống. Cuốn sách nhằm tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu được bản chất và cách thực hiện những vấn đề đã nêu sao cho phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Những năm gần đây cũng có một số cuốn sách được xuất bản về vấn đề này, điển hình như: - Hai tác giả Dương Thanh Tam, Lê Văn Thinh biên soạn cuốn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách phản ánh về một phong trào do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì. Trên cơ sở nêu bật những ý nghĩa của phong trào, cuốn sách đã phân tích sâu sắc về những vấn đề thuộc về nội dung 14 của phong trào và hệ thống các giải pháp để thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư” có hiệu quả. - Tác giả Thanh Lê biên soạn cuốn “Giáo dục lối sống, nếp sống mới”, do Nxb Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ các khái niệm “lối sống”, “nếp sống”, trên cơ sở đó tác giả đề cập việc xây dựng lối sống – nếp sống ở đô thị, điển hình là ở thành phố Hồ Chí Minh. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã khơi dậy và sắp xếp lại một cách khoa học, hệ thống các vấn đề phù hợp với những hoạt động của công dân đô thị. - Cuốn “Văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam” (2006), của PGS.TS Hoàng Nam, do Trường đại học văn hoá Hà Nội xuất bản. Đây là cuốn giáo trình đã tập trung làm rõ nếp sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc qua các hoạt động kinh tế, văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, qua đó chỉ ra những nhân tố văn hoá mới xuất hiện, nguyên nhân và xu hướng phát triển. - Cuốn “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” (2006), của tác giả Võ Văn Thắng, do Nxb Văn hoá thông tin và Viện văn hoá xuất bản. Cuốn sách đề cập việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, từ đó định ra một số phương hướng, giải pháp nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. - Tác giả Trần Văn Bính biên soạn cuốn “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình CNH - HĐH” (2006), Nhà xuất bản lí luận chính trị. Cuốn sách phân tích những tác động của quá trình CNH – HĐH đã ảnh hưởng đến đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Qua đó tác giả rút ra những đánh giá tổng kết và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình CNH, HĐH. Đối với tỉnh Lạng Sơn, viết về nếp sống văn hoá của tỉnh một cách toàn diện và có hệ hống dưới góc độ lịch sử cho đến nay chưa có một công trình 15 nào. Liên quan đến nội dung này có một số Kỷ yếu hội thảo và Báo cáo bước đầu tổng kết công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, trong đó đáng chú ý là “Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 20 năm phong trào xây dựng làng văn hoá (1989- 2009) và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn”. Kỷ yếu bao gồm hệ thống các Báo cáo tổng kết và Báo cáo tham luận của các đại biểu cơ sở trên địa bàn tỉnh, nêu rõ những mặt đã làm được và chưa làm được của việc thực hiện phong trào xây dựng làng, bản, khu dân cư văn hoá trong 20 năm đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Tháng 9 năm 2010, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2010). Hội nghị đã có Báo cáo tập hợp một cách hệ thống tham luận các cơ sở trên địa bàn tỉnh trong 10 năm thực hiện cuộc vận động, trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm, các Báo cáo tham luận cũng đưa ra những phương hướng đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống văn hoá trong những năm tiếp theo. Qua tìm hiểu tôi thấy trong các công trình nghiên cứu đã xuất bản về lối sống, nếp sống chưa có công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nếp sống văn hoá, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập vai trò của Đảng bộ tỉnh, trong xây dựng nếp sống văn hoá ở địa phương. Tuy nhiên, nguồn tài liệu quý báu trên cũng là cơ sở để tôi tham khảo, từ đó xác định hướng đi của đề tài là bên cạnh việc nghiên cứu nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thì cần phải làm rõ khái niệm nếp sống văn hoá và đặc trưng nếp sống văn hoá. Qua đó tổng kết, đánh giá quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trên lĩnh vực này với những thành tựu quan trọng đã đạt được góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở điạ phương. Từ đó nêu rõ những hạn chế, bất cập và tìm ra được những nguyên nhân chủ quan và khách quan của tồn tại nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 16 - Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Lạng Sơn trong cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở địa phương, từ đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng bộ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm nếp sống văn hóa - Tập hợp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến đề tài, hệ thống hóa các tư liệu khai thác được từ các công trình nghiên cứu, các tài liệu lưu trữ ở địa phương, và cả những tài liệu khảo sát thực tế. - Làm rõ việc thực hiện và những kết quả đã đạt được trong xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn của tỉnh. - Trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong xây dựng nếp sống văn hoá trên địa bàn tỉnh, gắn liền với sự chỉ đạo cụ thể với những biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực: xây dựng gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến; xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá; xây dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn nhằm xây dựng nếp sống văn hoá ở địa phương. - Hiệu quả thực hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ, biểu hiện qua những tiến bộ và hạn chế trong nếp sống văn hóa của các dân tộc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về xây dựng nếp sống văn hóa. 17 - Thực trạng tình hình nếp sống văn hóa tỉnh Lạng Sơn trước khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Tác dụng cụ thể của việc thực hiện những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ nhằm xây dựng nếp sống văn hóa đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Lạng Sơn - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2010 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Nguồn tài liệu - Các Văn kiện Đảng và Nhà nước có liên quan tới nếp sống văn hóa - Các văn kiện của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lạng Sơn, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, quyết định, báo cáo... có liên quan đến xây dựng nếp sống văn hóa đang lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ ở địa phương. - Các sách đã xuất bản, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành - Tài liệu khảo sát thực tế trên địa bàn Lạng Sơn 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết những yêu cầu của đề tài này, tác giả đã dựa trên cơ sở lí luận là những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và nếp sống văn hóa. - Trên cơ sở nguồn tài liệu, luận văn là kết quả của một quá trình sưu tầm và sử lý tài liệu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp lịch sử, phương pháp lô gíc nhằm trình bày khách quan, khoa học sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn của tỉnh qua khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, làm rõ mối quan hệ giữa các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện và hiệu quả của nó, phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. - Ngoài ra, có thể sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành như: khảo sát thực tế, điền dã, tham dự, tọa đàm trao đổi, phỏng vấn, so sánh; 18 dân tộc học, nghiên cứu văn hoá dân tộc, sưu tầm, tập hợp tư liệu phục vụ cho việc thẩm định và nghiên cứu vấn đề; phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu ý nghĩa trong nếp sống văn hoá góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc dân tộc Việt Nam. 5. Đóng góp khoa học của đề tài - Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ Lạng Sơn trong xây dựng nếp sống văn hoá ở tỉnh. Những giá trị đó cần được giữ gìn và phát huy nhằm làm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời góp phần tích cực trong việc bảo vệ an ninh trật tự của tỉnh. - Đóng góp cho công tác thực tiễn trong việc phối hợp xây dựng nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, góp phần định hướng trong bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá ở địa phương, vì xây dựng nếp sống văn hoá là một trong những nội dung quan trọng trong mục tiêu chiến lược của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá từ năm 2000 đến năm 2005 Chương 2: Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn tăng cường lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá từ năm 2006 đến năm 2010 Chương 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan