Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008...

Tài liệu đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008

.PDF
183
255
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------  ---------- BÙI THỊ HỒNG THÚY ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------  ---------- BÙI THỊ HỒNG THÚY ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ ĐĂNG TRI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Đăng Tri. Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2017 Tác giả luận án Bùi Thị Hồng Thúy LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Đăng Tri - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án. Sự hiểu biết khoa học sâu sắc cũng như kinh nghiệm của thầy chính là điểm tựa giúp tôi đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận Sau đại học phòng Đào tạo trường ĐHKHXH&NV, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử và Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Dân vận Thành phố Hà Nội, cũng như các cô chú, anh chị tại Trung tâm lưu trữ Thành ủy Hà Nội đã hết lòng giúp đỡ tôi trong việc thu thập tư liệu để hoàn thành nghiên cứu của mình một cách thuận lợi. Lời cảm ơn đặc biệt tôi xin được gửi tới Ban Giám đốc Học viện Ngân Hàng, các thầy cô trong khoa Lý luận chính trị - Học viện Ngân Hàng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình và bạn bè – những người đã luôn sát cánh hỗ trợ, động viên cũng như truyền nhiệt huyết và tạo động lực cho tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Bùi Thị Hồng Thúy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................... 4 5. Đóng góp của luận án ..................................................................................... 5 6. Bố cục của luận án .......................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu về công tác dân vận .................................................. 7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng ............... 8 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây...........................................................................................................20 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và tập trung giải quyết .............................22 1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa ............................................................22 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết .........................................24 Tiểu kết chương 1.................................................................................................25 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 .........26 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và chủ trương của Đảng bộ (1991-2000) .........................................................................26 2.1.1. Những yếu tố tác động ........................................................................26 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây .................................................37 2.2. Sự chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (1991-2000) .................................48 2.2.1. Đối với các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể .............48 2.2.2. Đối với các cấp chính quyền ..............................................................58 Tiểu kết chương 2.................................................................................................68 Chƣơng 3. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TÂY ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008 .............................70 3.1. Yêu cầu mới đặt ra đối với công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và chủ trương của Đảng bộ....................................................................................70 3.1.1. Yêu cầu mới đặt ra ..............................................................................70 3.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Hà Tây ........................................80 3.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận (2001-2008) ......................89 3.2.1. Đối với các cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể .............89 3.2.2 Đối với các cấp chính quyền ...............................................................99 Tiểu kết chương 3...............................................................................................107 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...............................................109 4.1. Nhận xét chung ........................................................................................109 4.1.1. Về ưu điểm ........................................................................................109 4.1.2. Về hạn chế .........................................................................................123 4.2. Một số kinh nghiệm .................................................................................132 4.2.1. Trong xác định chủ trương ................................................................132 4.2.2. Trong tổ chức thực hiện ....................................................................139 Tiểu kết chương 4...............................................................................................146 KẾT LUẬN .......................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ban Bí Thư BBT Ban Chấp hành BCH Bộ Chính trị BCT Ban Dân vận BDV Ban Tổ chức BTC Ban Thường vụ BTV Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Luận án tiến sĩ LATS Mặt trận Tổ quốc MTTQ Nhà xuất bản NXB Trang tr Trung ương TW MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng nhằm xây dựng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam và trở thành một truyền thống tốt đẹp, là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phát huy cao độ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để đưa đất nước thoát nghèo, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH đất nước. Trong bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 15-10-1949, Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho” [85, tr 698]. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể, tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận. Đồng thời, Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dân vận: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [32, tr 700]. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy nên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi trọng việc tăng cường và đổi mới công tác dân vận. Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng nhằm tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, được thể hiện bằng việc vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng cũng xác định công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị: Nghị quyết TW 8B (khóa VI) Về 1 đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân chỉ rõ: “Công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác dân vận theo chức trách của mình” [2, tr 2]; Nghị quyết TW Bảy (khóa XI) Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới khẳng định: “công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang” [11, tr 2]. Công tác dân vận đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự tồn vong của Đảng. Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, sức mạnh của Đảng là ở chỗ gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, ủng hộ. Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, tiến hành công tác dân vận, thành công lớn nhất của Đảng là đã phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập. Tiếp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một thành công nữa của Đảng trong giai đoạn này là bước đầu lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới, tiến hành CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đó là công lao to lớn của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó cũng khẳng định công tác dân vận đã trở thành một bộ phận trong hoạt động của Đảng, gắn chặt với công tác xây dựng Đảng; lịch sử công tác dân vận là một bộ phận của lịch sử Đảng; những bài học kinh nghiệm về công tác dân vận là bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về công tác xây dựng Đảng. 2 Tỉnh Hà Tây được tái lập từ ngày 1-10-1991, đến ngày 1-8-2008 thì sáp nhập vào Hà Nội do yêu cầu mở rộng địa giới Thủ đô. Trong gần 20 năm tồn tại, Đảng bộ Hà Tây đã có nhiều chủ trương, biện pháp để đổi mới công tác quần chúng, nhằm khơi dậy, phát huy tiềm năng và sức mạnh to lớn của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và đẩy mạnh CHN, HĐH. Những kết quả mà Hà Tây đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Đặc biệt, một số điểm nóng xảy ra chậm được giải quyết, tình trạng đơn thư khiếu kiện còn nhiều; việc giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu đô thị, cụm công nghiệp chậm…. Những thành công và tồn tại nêu trên có liên quan mật thiết với chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về công tác dân vận giai đoạn 1991-2008 nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân; từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa lĩnh vực công tác này của Đảng bộ thành phố Hà Nội khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội (tháng 82008). Mặt khác, với đề tài nghiên cứu này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần để làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh của lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong những năm 1991-2008. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn và giải quyết đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008” để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong quá trình vận dụng chủ trương của Đảng về công tác dân vận vào thực tiễn của địa phương. Khẳng định những ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ thực tiễn trong quá trình lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu - Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa những tư liệu có liên quan đến công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hà Tây giai đoạn 1991 -2008. - Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến sự hình thành chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008. - Trình bày, tái hiện lại quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008. - Đưa ra những nhận xét về quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm phục vụ thực tiễn, nhất là khi Hà Tây sáp nhập, trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về công tác dân vận và những biện pháp chỉ đạo thực hiện chủ trương đó. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, nay là một phần của Thủ đô Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo công tác dân vận từ năm 1991 khi tái lập tỉnh đến năm 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài luận án được tiếp cận dưới góc độ lịch sử với các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Các phương pháp 4 này giúp tái hiện, phục dựng lại bức tranh về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây đối với công tác dân vận từ năm 1991 đến năm 2008; phân tích, đánh giá, đưa ra các nhận xét về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đúc rút kinh nghiệm lịch sử. Ngoài ra, các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… cũng được sử dụng phù hợp để giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án. Nguồn tƣ liệu - Những bài nói chuyện, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước về quần chúng và công tác vận động quần chúng là nguồn tài liệu cần thiết khi nghiên cứu đề tài. - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về công tác dân vận giai đoạn 1991-2008; các tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ, tại địa phương và báo cáo của các sở, ban, ngành… có liên quan là nguồn tư liệu gốc, tin cậy của luận án. - Các công trình nghiên cứu, sách báo, luận án liên quan đến đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng giúp làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau của luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng những nguồn sử liệu hình ảnh, tư liệu, những tài liệu thống kê để phục vụ một số nội dung của luận án. 5. Đóng góp của luận án - Sưu tầm, hệ thống hóa tư liệu về chủ trương, sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 để bổ sung cho kho tư liệu và đóng góp vào việc nghiên cứu công tác dân vận nói chung, cũng như về Hà Nội nói riêng. - Góp phần làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây; phục dựng một cách khách quan bức tranh về công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong những năm 19915 2008. Từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định vai trò to lớn của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhân dân trong tỉnh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ đã đề ra. - Đưa ra những đánh giá, nhận xét về những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây ở giai đoạn luận án nghiên cứu, đúc rút những kinh nghiệm phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển Thủ đô nói chung và công tác dân vận của thành phố Hà Nội nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác dân vận của Thủ đô Hà Nội. Luận án có thể làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch sử tỉnh Hà Tây giai đoạn 1991-2008. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2000 Chương 3: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tây đối với công tác dân vận từ năm 2001 đến năm 2008 Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu về công tác dân vận Dân vận là một mảng hoạt động quan trọng của Đảng. Ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã đề ra chiến lược tập hợp rộng rãi mọi lực lượng quần chúng, góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng thường xuyên chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, công tác dân vận đã trở thành một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và người nghiên cứu. Rất nhiều nghiên cứu với quy mô lớn đã đánh giá vai trò của quần chúng nhân nhân, vị trí của công tác dân vận trong hoạt động của Đảng, tầm quan trọng của việc thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Một số công trình nghiên cứu mang tính tổng kết công tác dân vận của Đảng qua các thời kỳ lịch sử và từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đúc rút những bài học kinh nghiệm phục vụ thực tiễn. Đi sâu nghiên cứu một khía cạnh của công tác dân vận như công tác vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ trí thức; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; công tác dân tộc, tôn giáo… cũng được nhiều tác giả quan tâm, khai thác. Rất nhiều địa phương cũng đã tổng kết lịch sử Đảng bộ và lịch sử công tác dân vận nhằm phục vụ thực tiễn. Ngoài ra còn có các nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, diễn đàn khoa học, các luận văn, luận án… liên quan đến đề tài này. Các tác giả đã phục dựng, phân tích, luận giải công tác dân vận của Đảng dưới nhiều góc độ, nhiều hướng tiếp cận khác nhau…. Tựu chung lại, tôi xin trình bày các công trình nghiên cứu theo nhóm vấn đề liên quan. 7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng BDV TW là cơ quan tham mưu của BCH TW, trực tiếp và thường xuyên là BCT, BBT về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận. Vì vậy, có rất nhiều cuốn sách hay, mang tính tổng kết về công tác dân vận của Đảng đã được BDV chủ trì, nhằm phổ biến rộng rãi trong hệ thống dân vận nói riêng và độc giả nói chung. Tiêu biểu là cuốn Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1996), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1999). Được tiếp cận bằng phương pháp lịch sử và logic, cuốn sách đã dựng lại toàn bộ bức tranh công tác dân vận của Đảng qua các thời kỳ: đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện (1975-1996); từ đó rút ra sáu bài học kinh nghiệm quan trọng về công tác vận. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, mang tính tổng kết cao, là tâm huyết của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận án nói riêng, người đọc nói chung và thực sự cần thiết cho cán bộ làm công tác dân vận. Công trình tổng hợp một cách đầy đủ và hệ thống nhất về toàn bộ lịch sử công tác dân vận của Đảng từ khi ra đời là cuốn Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2015). Cuốn sách là sự đào sâu, nghiên cứu một cách công phu, toàn diện lịch sử công tác dân vận của Đảng từ khi ra đời cho tới năm 2010. Cuốn sách đã sử dụng phương pháp lịch sử để phân kỳ, qua đó phục dựng mảnh hoạt động dân vận của Đảng. Nhờ đó người đọc có thể hình dung ra từng bước phát triển của công tác quần chúng gắn với những thành tựu to lớn của cách mạng. Các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic… được sử dụng kết hợp để đưa ra những đánh giá, nhận xét và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị to lớn về mặt lý luận và thực tiễn để phục vụ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dân vận của Đảng. 8 Một cuốn sách hay của BDV TW, thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả là cuốn Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003). Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ đòi hỏi đường lối của Đảng phải có sự điều chỉnh để bắt kịp xu thế. Công tác dân vận của Đảng cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần được quan tâm, nghiên cứu nghiêm túc. Có thể nói cuốn Công tác dân vận của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về công tác dân vận của Đảng; làm rõ thực trạng tình hình các giai cấp, tầng lớp nhân dân và công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ đổi mới; từ đó đề ra những định hướng lớn và những giải pháp để tăng cường công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tiếp theo phải kể đến là 75 năm công tác dân vận của Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2006). Với dung lượng gần 500 trang, cuốn sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các bài tham luận tại hội thảo 75 năm công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách phản ảnh những nghiên cứu, suy nghĩ và tâm huyết của một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học và đặc biệt là những người trực tiếp lãnh đạo công tác dân vận, Mặt trận, đoàn thể, công tác dân tộc, tôn giáo. Ở đó, bức tranh toàn cảnh về công tác dân vận của Đảng được phục dựng ở nhiều góc cạnh khác nhau như: tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận; củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; công tác vận động các giai cấp, tầng lớp nhân dân, tập hợp lực lượng cách mạng trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng Việt Nam; công tác dân tộc, tôn giáo; công tác dân vận ở một số địa phương; làm rõ một số quan điểm cơ bản, những kinh nghiệm và những phương pháp tuyên truyền, giáo dục, tập hợp quần chúng nhân dân của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới…. Trong sự nghiệp hoạt động chính trị, các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác dân vận. Những bài viết, 9 phát biểu của họ đã được tập hợp và công bố trong tác phẩm Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2014). Cuốn sách này có tên của Hồ Chí Minh, Nguyên Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu… và lãnh đạo của các bộ, ban, ngành. Nội dung cuốn sách là những phân tích sâu sắc, toàn diện về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng; làm nổi bật cơ sở lý luận và thực tiễn, những kinh nghiệm của Đảng về công tác dân vận trong suốt chặng đường Đảng lãnh đạo cách mạng. Nguyễn Văn Linh – nguyên Tổng Bí thư của Đảng, là nhà lãnh đạo nhận thức rất sâu sắc về tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng. Ông đã để lại một số cuốn sách viết về công tác vận động quần chúng, tiêu biểu phải kể đến: Về công tác vận động quần chúng hiện nay, NXB. Sự thật, Hà Nội (1986), Về công tác vận động quần chúng, NXB. Sự thật, Hà Nội (1987), Đổi mới công tác quần chúng, NXB. Sự thật, Hà Nội (1991). Những tác phẩm này đã thể hiện quan điểm của Nguyễn Văn Linh - trong cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng về vai trò, sức mạnh của quần chúng, tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng; sự cần thiết phải đổi mới tư duy lý luận, tư duy về công tác vận động quần chúng của Đảng - vấn đề sống còn để duy trì và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng; những vấn đề cụ thể của Mặt trận, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, nông dân… cũng được đề cập ở các góc độ khác nhau. Những cuốn sách của ông là những tài liệu quý, không chỉ có giá trị vào thời điểm bấy giờ mà ngày nay khi đất nước đã có nhiều đổi thay, người ta vẫn tìm về những giá trị to lớn trong các tác phẩm của ông. Đó cũng là lý do NXB Chính trị Quốc gia đã cho tái bản những tác phẩm của ông để phục vụ nhu cầu của bạn đọc. Vũ Oanh – nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Trưởng BDV TW đóng góp hai cuốn sách về công tác dân vận. Cuốn Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân, NXB. Sự thật, Hà Nội (1990) đã chỉ ra vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng; vai trò to lớn của Đảng, chính quyền, mặt trận 10 và các đoàn thể trong việc thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân, cũng như trong việc phát quyền làm chủ của nhân dân. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã chỉ ra một số biện pháp lớn để tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quần chúng. Qua đây, một lần nữa tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng lại được khẳng định và nhấn mạnh. Cuốn sách thứ hai là Đổi mới công tác dân vận của Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1996) là tập hợp những bài viết, những bài phát biểu của tác giả Vũ Oanh về công tác dân vận. Đất nước đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khiến cuộc sống của nhân dân thay đổi tích cực, nhưng kéo theo đó là những diễn biến phức tạp tình hình xã hội. Điều này đòi hỏi công tác dân vận phải thực sự đổi mới, đi trước một bước, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, trăn trở của nhân dân. Nội dung tài liệu xoay quanh các vấn đề về đại đoàn kết dân tộc, về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, về đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dân vận trong giai đoạn cách mạng mới, về những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ trải nghiệm thực tiễn trong cương vị là người lãnh đạo cao nhất của hệ thống dân vận. Hà Thị Khiết chủ biên cuốn Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội (2015). Đây là một cuốn sách hay, thu hút được chất xám của nhiều nhà khoa học có uy tín GS.TS Tô Duy Hợp, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS.TS Nguyễn Đình Tấn, PGS.TS Võ Thị Mai và nhiều tác giả khác. Điểm khác biệt trong cách tiếp cận của cuốn sách này so với những cuốn sách cùng viết về đề tài dân vận là chương đầu tiên tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản (dân; dân vận; công tác dân vận; tiêu chí xác định chất lượng, hiệu quả công tác dân vận) và quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân vận và công tác dân vận. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã đưa ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới. Tác giả chủ biên cuốn sách đã 11 từng giữ cương vị Ủy viên TW Đảng, Trưởng BDV TW, nên người đọc dễ dàng tìm thấy ở đây không chỉ những kiến thức lý luận sắc bén mà còn cả những kiến thức thực tiễn phong phú. Tài liệu tham khảo này thực sự hữu ích cho người nghiên cứu chuyên sâu về đề tài dân vận. Hội thảo quốc tế về “Làm tốt công tác quần chúng trong tình hình mới – kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” đã được tác giả Phùng Hữu Phú biên soạn và xuất bản thành cuốn sách cùng tên gọi (2012). Cuốn sách đã tập hợp rất nhiều tham luận của các nhà lãnh đạo, nghiên cứu của Việt Nam và Trung Quốc. Ở đó, vai trò của quần chúng và công tác quần chúng; mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân được đề cập một cách sâu sắc và toàn diện. Giới thiệu các kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về công tác quần chúng. Đề xuất các phương hướng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác Đảng, thắt chặt mối quan hệ giữa Đản với nhân dân trong tình hình mới. Cuốn sách Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới của tác giả Vũ Ngọc Am và Nguyễn Thùy Linh, NXB. Chính trị Hành chính, Hà Nội (2013) đã giới thiệu được những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay; đồng thời giới thiệu một số nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dân vận, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng còn phải kể đến Nguyễn Thế Trung với cuốn Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội (2015). Những nội dung lớn được đề cập trong cuốn sách này là vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quần chúng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và những vấn 12 đề đặt ra đối với công tác dân vận trong thời kỳ mới; tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới của Nguyễn Tiến Thịnh (chủ biên), NXB. Tư Pháp, Hà Nội (2005) đã trình bày nội dung công tác dân vận của hệ thống chính quyền. Cuốn sách đi từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; công tác vận động quần chúng của cơ quan nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực trạng và kiến nghị trong công tác dân vận của chính quyền; từ đó rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã dành không ít tâm huyết cho công tác dân vận, bồi đắp mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Tư tưởng dân vận của người trải qua năm tháng vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu khai thác. Trần Đình Huỳnh và một số tác giả đã công bố công trình nghiên cứu mang tên Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội (2013). Ở đây, người đọc có thể tìm thấy những kết quả nghiên cứu về tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh được trình bày một cách có hệ thống. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới ở nước ta hiện nay và những kết quả mang lại. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ và thời kỳ đổi mới do Nguyễn Quang Thứ và Lê Trung Kiên biên soạn, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội (2010) đã giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và sự vận dụng của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp – Mỹ và thời kỳ đổi mới; giới thiệu các văn bản của Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan về công tác dân vận; nêu lên một số điển hình thực hiện tốt “dân vận khéo” ở một số địa phương. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2005) của nhiều tác giả, do Nguyễn Văn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan