Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiế...

Tài liệu đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp (1945 1954)

.PDF
131
331
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ___________________________ TRẦN THỊ THU HẰNG ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ___________________________ TRẦN THỊ THU HẰNG ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN THỨC Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chính xác. Tác giả Luận Văn Trần Thị Thu Hằng LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Ninh, Ban Tuyên Giáo tỉnh Bắc Giang, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang, thư viện tỉnh Bắc Ninh, thư viện Quân đội, phòng tư liệu khoa lịch sử (trường ĐHKHXH và Nhân Văn – ĐHQGHN) v.v… đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử nói chung và bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học đại học và cao học, đồng thời có những gợi ý bổ ích cho luận văn. Đặc biệt, luận văn được hoàn thành là nhờ sự chỉ dẫn tận tình của thầy hướng dẫn - TS Trần Văn Thức. Thầy đã có những định hướng, gợi mở, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình chuẩn bị đề cương, tiến hành nghiên cứu và bảo vệ luận văn Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016 Học viên Trần Thị Thu Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ..................9 HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ .......................................................................................9 (TỪ THÁNG 9 NĂM 1945 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1949) .....................................9 1.1 Một số nét khái quát về tỉnh Bắc Ninh .............................................................9 1.2 Lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ (9.1945 – 7.1949) ...........................18 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................37 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO CỦNG CỐ, MỞ RỘNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊ HƢƠNG (TỪ THÁNG 7 NĂM 1949 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1954) ........................38 2.1. Lãnh đạo củng cố, mở rộng hậu phương tại chỗ trong lòng địch (7.1949 – 11.1951) .............................................................................................................38 2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng hậu phương tại chỗ, quyết tâm cùng nhân dân cả nước đánh đuổi giăc Pháp (11.1951– 7.1954) ...........................................58 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................81 Chƣơng 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU .......82 3.1 Một số nhận xét...............................................................................................82 3.1.1 Thành tựu .................................................................................................82 3.1.2 Hạn chế ....................................................................................................89 3.1.3 Đặc điểm ..................................................................................................92 3.2 Bài học kinh nghiệm. .....................................................................................94 3.2.1 Xây dựng hậu phương tại chỗ là vấn đề chiến lược mang tính sống còn của cách mạng. ...........................................................................................94 3.2.2. Luôn quán triệt và thực hiện triệt để, sáng tạo chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng ...............................................................................95 3.2.3. Luôn bám sát và dựa vào nhân dân để xây dựng hậu phương tại chỗ ..........96 3.2.4 Xây dựng Đảng bộ vững mạnh, phát huy tính dân chủ trong nhân dân .....96 3.2.5 Xây dựng hậu phương tại chỗ là nhiệm vụ của nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương ...............................................................................97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Kể từ khi dựng nước, đất nước ta luôn phải đối đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh vào bậc nhất thế giới. Chiến tranh đều tuân theo quy luật là mạnh được - yếu thua. Sức mạnh của quân đội của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lực lượng, vũ khí, tinh thần chiến đấu của binh sĩ, v.v, trong đó hậu phương là vấn đề đặc biệt quan trọng. Ưu thế của kẻ thù là về quân số, trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh lại được đào tạo bài bản về chiến lược và chiến thuật. Còn sức mạnh quân đội của chúng ta là sức mạnh của ý chí chống ngoại xâm, của truyền thống yêu nước, của mỗi người lính khi ra trận, sức mạnh của sự quyết tâm nơi hậu phương nhân dân rộng lớn và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, v.v. Tuy nhiên để chiến thắng kẻ thù nếu chỉ có lòng quyết tâm và tính chính nghĩa không thì chưa đủ mà cần có một đường lối quân sự đúng đắn, gắn với phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp. Đường lối đó phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc mới có thể khắc phục được những hạn chế, phát huy ưu thế của ta. Xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kế thừa những kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự của dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-19540, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trong cuộc kháng chiến này, Đảng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong đó có sức mạnh của hậu phương tại chỗ. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là kết quả của quá trình đấu tranh đầy hy sinh gian khổ của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến, việc xây dựng thành công hậu phương nói chung và hậu phương tại chỗ nói riêng là một nhân tố ảnh hưởng to lớn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh trong đó có cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hậu phương tại chỗ, hậu phương trực tiếp ở từng địa phương, từng chiến trường…đảm bảo kịp thời nhu cầu tác chiến và phục vụ tác chiến tại địa phương hoặc chiến trường. Xây dựng hệ thống hậu 1 phương tại chỗ (HPTC) khắp nơi là yêu cầu có tính chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm khai thác, động viên, phát huy cao độ mọi tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, đảm bảo cho lực lượng tại chỗ thực hiện bám trụ, đánh địch liên tục, rộng khắp và lâu dài; khắc phục khó khăn về giao thông vận tải trong điều kiện địa thế đất nước dài và hẹp [116, tr.337]. Xây dựng hậu phương tại chỗ càng trở nên quan trọng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng chiếm đóng những vùng có vị trí chiến lược quan trọng, hình thành nên thế “cài răng lược” giữa ta và địch. Đặc điểm này khiến ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương chỉ là tương đối, có lúc hậu phương chiến tranh được phân biệt rõ ràng với tiền tuyến, có lúc hậu phương được xây dựng ngay trong vùng địch kiểm soát tạo thế tấn công địch từ trong phá ra, từ ngoài đánh vào, khiến kẻ địch lâm vào tình trạng của cuộc chiến tranh không rõ chiến trường, đi đến đâu cũng là tiền tuyến. Nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ” làm sáng tỏ những nhận thức về: - Những chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Quá trình chỉ đạo thực hiện việc xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh bao gồm các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, hậu phương quân sự (cung cấp lương thực, thực phẩm, mua sắm vũ khí, cung cấp nhân lực cho lực lượng quân sự địa phương), sự ra đời và phát triển của các khu du kích và căn cứ du kích; đồng thời lãnh đạo tác chiến bảo vệ hậu phương tại chỗ chống các cuộc càn quét của địch. - Chỉ ra những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Trong nhiều năm qua, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề xây dựng hậu phương nói chung và hậu phương tại chỗ nói riêng đã được đề cập từng phần hoặc theo từng góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này. 2 Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ” làm đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Có thể chia thành hai nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Những công trình nghiên cứu trực tiếp về xây dựng hậu phương tại chỗ ở tỉnh Bắc Ninh như: “Dự thảo hồ sơ Tổng kết du kích chiến tranh tỉnh Bắc Ninh từ 1945 – 1954” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh (1960). Tác phẩm tổng kết tương đối đầy đủ về quá trình phát triển của cuộc chiến tranh du kích trên chiến trường Bắc Ninh trên từng lĩnh vực như xây dựng lực lượng quân sự địa phương, tác chiến du kích, v.v… trong đó có đề cập ở góc độ nhất định đến quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ chi viện cho cuộc kháng chiến trên chiến trường Bắc Ninh như xây dựng hậu phương về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, xây dựng hậu phương về quân sự (chiến đấu bảo vệ mùa màng của nhân dân, xây dựng các khu du kích và căn cứ du kích, công tác chi viện tiền tuyến v.v…), chỉ ra những thành công, hạn chế, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh du kích ở Bắc Ninh (trong đó có những bài học liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ). Tuy nhiên hướng nghiên cứu chủ yếu của công trình này là tổng kết những kinh nghiệm tiến hành chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nên vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. “Tổng kết chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1965 – 1972)” của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản 2004. Các công trình này ít nhiều đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Mục đích chính của công trình này là tổng kết chiến tranh du kích trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới góc nhìn quân sự như xây dựng làng xã chiến đấu, vấn đề chống càn quét, xây dựng lực lượng vũ trang, những hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, các chiến thuật trong tác chiến du kích. 3 “Lịch sử quân sự Hà Bắc (1945 – 1954)”, tập 1, do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Bắc xuất bản năm 1990 và cuốn “Bắc Ninh – Lịch sử kháng chiến chống Pháp”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2000, trình bày tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, hệ thống những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bắc Ninh, trong đó có đề cập đến một số khía cạnh trong công cuộc xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh Bắc Ninh cũng đã xuất bản những công trình nghiên cứu riêng về ngành, tổ chức mình như “Lịch sử tiểu đoàn Thiên Đức”, nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2000); “Lịch sử đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Bắc Ninh 1925 – 2001”, nhà xuất bản Thanh Niên (2000); “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Bắc Ninh 1930 – 2000”, xuất bản năm 2000 … Những công trình này có đề cập ở khía cạnh nhất định những cống hiến của nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói chung và các ngành, các tổ chức nói riêng trong việc xây dựng hậu phương tại chỗ góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhìn chung những công trình nêu trên đã trình bày một số chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương tại chỗ, khái quát quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời đưa ra một số kết luận, nhận xét về quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ. Tuy nhiên, những công trình này chưa tập trung nghiên cứu có tính chất toàn diện, có hệ thống những chủ trương của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng hậu phương tại chỗ, đồng thời mới bước đầu chỉ ra một số kinh nghiệm về xây dựng hậu phương tại chỗ nói chung mà chưa rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, đối với việc xây dựng hậu phương tại chỗ ở Bắc Ninh. Nhóm thứ hai: Lịch sử đảng bộ địa phương như Lịch sử Đảng bộ Đảng cộng Sản Việt Nam tỉnh Hà Bắc, Tập 1 (Sơ thảo) do Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Hà Bắc xuất bản năm 1987; Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, nhà xuất bản Thế giới, tập 1, xuất bản năm 1998. Các công trình này đã đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đối với cuộc kháng chiến toàn diện, trong đó có sự lãnh đạo của Đảng 4 bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng hậu phương tại chỗ. Tuy nhiên những công trình này chỉ dừng lại ở một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng bộ Tỉnh trong xây dựng hậu phương tại chỗ, chưa có điều kiện đi sâu một cách có hệ thống vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc xây dựng hậu phương tại chỗ. Ngoài ra còn có các cuốn lịch sử Đảng bộ của các huyện trong tỉnh như lịch sử đảng bộ huyện Gia Bình, Lương tài, Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ, Yên Phong, v.v, và lịch sử đảng bộ của các xã trong Tỉnh cũng phần nào đề cập đến việc chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ ở các địa phương. Các công trình nghiên cứu trên có vai trò định hướng và cung cấp nguồn tư liệu tham khảo có giá trị. Cùng với hai nhóm trên, còn có một số công trình, đề tài khác đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ ở Bắc Ninh, tiêu biểu là Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng bắc bộ (1946 – 1954) của PGS – TS Vũ Quang Hiển (Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2001). Công trình này nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của một số căn cứ du kích ở đồng bằng bắc bộ trong đó có căn cứ du kích Gia – Thuận và căn cứ du kích Tiên – Quế - Võ ở Bắc Ninh. Luận văn Chiến tranh du kích chống thực dân Pháp ở tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Văn Thăng (luận văn thạc sĩ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, 2011). Luận văn này đã khái quát những chủ trương của Đảng bộ các cấp về chiến tranh du kích tỉnh Bắc Ninh, nêu ra các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng lực lượng, lãnh đạo chiến tranh du kích, đồng thời có đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương chiến tranh du kích – hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Bắc Ninh, chỉ ra một số bài học về xây dựng hậu phương tại chỗ để chiến tranh du kích phát triển. Bên cạnh đó còn có luận văn Những hoạt động quân sự của nhân dân Bắc Ninh góp phần vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) của Nguyễn Thúy Quỳnh (luận văn thạc sĩ lịch sử Việt Nam – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005) cũng trình bày một số chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong việc xây dựng hậu phương tại chỗ, huy động sức người và sức của chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Tuy nhiên do hướng nghiên cứu riêng của đề tài nên những công trình nghiên cứu nêu trên chưa có điều kiện tìm hiểu một cách hệ thống những 5 chủ trương, quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh về xây dựng hậu phương tại chỗ ở tỉnh Bắc Ninh, cũng như chưa hệ thống những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng hậu phương tai chỗ của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Nhìn chung lại, chúng tôi thấy, cho tới nay chưa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, chi tiết về quá trình vận dụng và thực hiện chủ trương của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Ninh; quá trình triển khai thực hiện xây dựng hậu phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu của các công trình kể trên rất bổ ích, đó vừa là nguồn tư liệu quý báu, vừa gợi mở cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ” nhằm làm sáng tỏ những chủ trương mà Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đề ra nhằm xây dựng hậu phương tại chỗ . - Trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ ở tỉnh Bắc Ninh trên các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hậu cần quân sự, v.v, phục vụ cho cuộc chiến tranh tại chỗ trên chiến trường Bắc Ninh. - Phục dựng quá trình xây dựng và trưởng thành của những khu du kích và căn cứ du kích ở tỉnh Bắc Ninh. - Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ rõ những nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm đó. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng hậu phương tại chỗ. - Không gian nghiên cứu: Trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh (theo địa giới lúc bấy giờ). - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1954 6 Luận văn tập trung trình bày các chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng hậu phương tại chỗ trên các khía cạnh như lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, lãnh đạo nhân dân huy động sức người và sức của chi viện bộ đội địa phương và dân quân du kích, xây dựng lực lượng hậu bị, lãnh đạo xây dựng khu du kích và căn cứ du kích, lãnh đạo tác chiến bảo vệ hậu phương tại chỗ 5. Cơ sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu Cơ sở lí luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây hậu phương cách mạng nói chung và xây dựng hậu phương tại chỗ nói riêng. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp logíc là hai phương pháp chủ đạo. Nguồn tƣ liệu : - Các chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích trong Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 8 đến tập 15), Nxb Chính trị Quốc Gia. - Các báo cáo, nghị quyết trong thời kỳ 1945 - 1954 lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang…. - Các tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, những công trình nghiên cứu về hậu phương và chiến tranh du kích liên quan đến vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ ở địa phương. - Lịch sử đảng bộ tỉnh, các huyện, thị xã, xã, phường của tỉnh Bắc Ninh - Nguồn tư liệu nhân chứng, hồi ký của những nhà cách mạng bấy giờ. 6. Đóng góp của luận văn - Trình bày có hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Ninh về xây dựng hậu phương tại chỗ; làm sáng tỏ, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các cấp Đảng bộ địa phương trong Tỉnh đối với việc 7 lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân xây dựng các nhân tố tại địa phương phục vụ chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược. - Phục dựng quá trình hình thành và phát triển của những khu du kích và căn cứ du kích trên địa bàn tỉnh. Góp phần làm sáng tỏ đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, bài học về quá trình xây dựng hậu phương tại chỗ; đồng thời rút ra những kinh nghiệm gợi mở sự vận dụng vào công tác xây dựng quốc phòng, an ninh hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ (từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7 năm 1949). Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo củng cố, mở rộng hậu phương tại chỗ góp phần giải phóng quê hương (từ tháng 7 năm 1949 đến tháng 7 năm 1954) Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu. 8 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ (TỪ THÁNG 9 NĂM 1945 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1949) 1.1 Một số nét khái quát về tỉnh Bắc Ninh Địa danh Bắc Ninh có nhiều sự biến đổi theo lịch sử. Thời Hùng Vương, Bắc Ninh là vùng đất thuộc bộ Vũ Ninh, đến thời Lý nơi đây có tên là Lộ Bắc Giang, rồi Thiên Dức Giang. Thời Trần có tên là Lộ Kinh Bắc. Thời Lê đổi tên thành Thừa Tuyên Bắc Giang, rồi trấn Kinh Bắc. Năm 1831 đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh (bao gồm các địa phương thuộc đại bộ phận hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay). Tháng 10 năm 1895, thực dân Pháp tách tỉnh Bắc Ninh thành hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy Sông Cầu làm giới tuyến. Cách mạng Tháng Tám thành công, tỉnh Bắc Ninh được đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính Bắc Bộ, rồi Ủy ban hành chính Liên khu I, Liên khu Việt Bắc. Địa giới tỉnh Bắc Ninh lúc này bao gồm một thị xã, hai phủ (phủ Từ Sơn và phủ Thuận Thành) và tám huyện (Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Võ Giàng, Gia bình, Lương Tài, Văn Giang, Gia Lâm). Tháng 2 năm 1947, huyện Văn Giang sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên nhập về tỉnh Bắc Ninh. Huyện Gia Lâm cắt về tỉnh Hưng Yên vào tháng 2 năm 1949, nhưng đến tháng 11 năm ấy lại nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh. Hai huyện Gia Bình và Lương Tài hợp nhất thành huyện Gia Lương vào tháng 8.1950. Năm 1961, huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, tách ra khỏi Bắc Ninh nhập vào Hà Nội. Năm 1962, hai huyện Quế Dương và Võ Giàng sáp nhập thành huyện Quế Võ, huyện Từ Sơn và Tiên Du hợp nhất thành huyện Tiên Sơn. Năm 1962, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được hợp nhất lại thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 6.11.1996, Quốc hội khóa IX kỳ hợp thứ 10 thông qua nghị quyết tách Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và bắc Giang. Ngày 1.1.1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới với diện tích 796,25 Km2 với 1 thị xã và 7 huyện là Gia Bình, Lương tài, Thuận Thành, Quế Võ, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong với tổng số 123 xã, phường, thị trấn, dân số 925.997 người [29, tr.9]. 9 Về vị trí địa lý, Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía nam và đông nam giáp tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội. Đây là cửa ngõ quan trọng bảo vệ Hà Nội từ phía đông và đông nam, là cầu nối quan trọng nối liền Hà Nội với các tỉnh phía bắc như Bắc Giang, Lạng Sơn – trạm trung chuyển giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với khu căn cứ địa Việt Bắc [29, tr.7]. Địa hình tỉnh Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, rải rác ở các địa phương có những dãy núi, đồi thấp. Những cánh đồng nhỏ hẹp xen lẫn giữa các làng mạc đông đúc. Bắc Ninh có một số đồi núi thấp nhưng lại có giá trị cao về quân sự. Tại những điểm cao này, địch đóng đồn bốt để quan sát, bố trí hỏa lực nhằm kiểm soát các vùng xung quanh. Những đồi núi tự nhiên hình thành từng khu riêng biệt. Có thể phân thành các khu như sau: Khu Đáp Cầu, Thị Cầu (Núi Pháo Đài, đồi Búp Lê); khu Tiên Du (núi Chè, núi Vân Chinh, Long Khám, Lim…); khu Quế Võ (có các ngọn núi như Hữu Bằng, Đạm, Đông Du, Sơn Đông); khu Gia Bình (Núi Thiên thai). Chính vì có giá trị về quân sự nên ngay từ khi xâm lược, thực dân Pháp đã quyết tâm chiếm đóng những vị trí quan trọng này. Tỉnh Bắc Ninh được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi dày đặc. Sông Đuống (con sông có ý nghĩa chiến lược về quân sự) chia Bắc Ninh thành hai phần là Bắc phần và Nam phần (Bắc phần gồm Từ Sơn, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong. Nam phần gồm huyện Gia Lâm, Văn Lâm, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài). Sông Hồng bao bọc ở phía tây – tây nam, Sông Cầu bao bọc phía Bắc – Đông Bắc, Sông Thái Bình bao bọc phía đông tỉnh Bắc Ninh. Thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống đồn bốt trên các con đê dọc Sông Đuống (Bên hữu ngạn – phía bờ Nam). Những con sông lớn này suốt bốn mùa luôn luôn có nước, đảm bảo cho ca nô, tàu, xuồng đi lại được dễ dàng. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn có hệ thống ao, đầm, ngòi chằng chịt ở tất cả các địa phương. Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến chiến thuật chiến tranh du kích ở tỉnh Bắc Ninh, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng hậu phương, công tác hậu cần tại chỗ chi viện cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường Bắc Ninh (khi thực dân Pháp chiếm tỉnh Bắc Ninh thì nơi đây trở thành một vùng tương đối biệt lập với những tỉnh lân cận. Điều này khiến việc xây 10 dựng hậu phương tại chỗ trở lên cực kỳ quan trọng để có thể chi viện cho lực lượng vũ trang chiến đấu tại đây). Tỉnh Bắc Ninh án ngữ nhiều đường giao thông quan trọng. Đường số 5 (nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) – đối với thực dân Pháp, nơi đây là đường tiếp tế quan trọng của chúng cho các cơ quan đầu não ở Hà Nội, cùng với đường số 1 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn là ba tuyến đường huyết mạch chạy qua Tỉnh. Ngoài ra còn có các tuyến đường quan trọng khác như đường 16, đường 18, 20, 38, 182, 284… [46, tr. 14]. Đó là những tuyến đường có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự nên nó là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Ngoài đường bộ, tỉnh Bắc Ninh còn có sân bay Gia Lâm – một căn cứ quân sự quan trọng của địch thời kỳ này. Bắc Ninh là tỉnh có nền kinh tế phát triển từ khá sớm. Được thiên nhiên ưu đãi nên ngoài nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã hình thành và phát triển từ lâu đời, đa dạng về loại hình như nghề đúc đồng ở Đại Bái (Gia Bình), Quảng Bố (Lương Tài), Trang Liệt (Từ Sơn). Nghề gốm ở Bát Tràng (Gia Lâm), Phù Lãng (Quế Dương). Nghề dệt vải ở Nội Duệ, Tiêu, Hồi Quan (Tiên Du), Tam Sơn (Từ Sơn), Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc Trì (Lương Tài). Nghề chạm khắc gỗ, ở Phù khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ (Từ Sơn). Nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Xuân Ổ, Vĩnh kiều. Ngoài ra còn nhiều làng nghề khác với các mặt hàng đa dạng như nghề làm giấy (Phong Khê, Xuân Ổ), làm cày bừa (Đông Xuất), tranh (Đông Hồ), thợ nề (Vĩnh Kiều, Nội Duệ, Tiêu Sơn) … Với một nền kinh tế đa dạng, sôi nổi nên ở Bắc Ninh đã hình thành nên một số làng buôn như làng Phù Lưu, Đình Bảng (Từ Sơn), Đa Ngưu, Xuân Cầu (Văn Giang) với khoảng 70% đến 80% nhân dân trong làng sống bằng nghề buôn [29, tr.13] . Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Bắc Ninh chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Tỉnh Bắc Ninh có dân số đông, kinh tế phát triển vững mạnh - Đây là điểm thuận lợi để tỉnh Bắc Ninh có điều kiện xây dựng hậu phương tại chỗ vững mạnh, đáp ứng nhu cầu lớn về vũ khí, lương thực cũng như nhân lực cung cấp cho chiến trường. Tôn giáo được du nhập vào tỉnh Bắc Ninh từ khá sớm. Luy Lâu (Thuận Thành) được coi là cái nôi của Phật giáo của Việt Nam (Từ đầu Công Nguyên Phật 11 giáo đã du nhập vào nơi này) [123, tr.107]. Phật giáo đặc biệt phát triển mạnh kể từ thế kỷ thừ X trở đi, nhiều công trình kiến trúc Phật giáo như đình, chùa, tháp, tượng… được xây dựng. Những công trình tiêu biểu phải kể đến là tượng phật chùa Phật tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp… Bắc Ninh được coi là cái nôi của nền Nho học ở Việt Nam. Ngay từ đầu Công Nguyên, Sĩ Nhiếp đã tiến hành truyền bá hệ tư tưởng Nho giáo ở Bắc Ninh (Ông là người đầu tiên có công truyền bá Nho học tại Thuận Thành – cũng là nơi Nho học bám rễ đầu tiên ở nước ta (nay còn lăng tại Luy Lâu – Thuận Thành). Bắc Ninh cũng sản sinh ra các nhà khoa bảng nổi tiếng như thái sư Lê Văn Thịnh (người xã Đông Cứu – Huyện Gia Bình), lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Đăng Hạo (Tiên Du), Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh (Hương Mạc – Từ Sơn)… làm rạng danh quê hương và được coi là có truyền thống khoa bảng. Đạo Thiên Chúa du nhập vào Bắc Ninh từ đầu thế kỷ XVIII. Những địa phương xuất hiện đạo Công giáo sớm như thôn Tử Nê (Lương Tài), Phong Cốc, Phượng Mao (Quế Dương), Cẩm Giang (Từ Sơn). Thực dân Pháp sử dụng tôn giáo này phục vụ công cuộc xâm lược nước ta như ra sức lôi kéo, dụ dỗ nhân dân vào Công giáo, chia rẽ tôn giáo, dùng các linh mục để dò xét tình hình. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài các yếu tố văn hóa vật thể như các di tích lịch sử, những công trình kiến trúc độc đáo, nơi đây còn bảo tồn được nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể như các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng phồn thực, phong tục tập quán, dân ca Quan họ… Hầu như địa phương nào cũng có ngày hội làng truyền thống và được duy trì hàng năm (thường tổ chức vào mùa xuân) như Hội Lim, hội Đền Gióng, hội chùa Dâu… Lễ và hội thể hiện được đời sống vật chất, tinh thần, tư duy của con người Bắc Ninh. Trên mỗi chặng đường đấu tranh để bảo vệ bờ cõi dân tộc, vùng đất và con người Bắc Ninh luôn có những đóng góp to lớn. Từ thời Hùng Vương thứ 6, cậu bé người Phù Đổng (Gia Lâm) đã đánh đuổi được kẻ thù xâm lược. Đến thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa chống giặc, được sự giúp đỡ của tướng quân Cao Lỗ (quê Tiểu Than – huyện Gia Bình) đã chế tạo thành công nỏ thần với khả năng 12 sát thương cao, có thể bắn nhiều mũi tên một lúc. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược phương Bắc được sự ủng hộ của nhân dân các vùng lân cận trong đó có nhân dân tỉnh Bắc Ninh, rồi sau đó là cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (năm 544), hai chiến thắng của Lê Hoàn (năm 980) và Lý Thường Kiệt (năm 1076) chống quân xâm lược Tống đều diễn ra trên tuyến sông Như Nguyệt (đoạn chảy qua huyện Yên Phong – Bắc Ninh) thể hiện sự quyết tâm bảo vệ biên cương lãnh thổ của nhân dân ta nói chung và nhân dân Bắc Ninh nói riêng. Ngoài ra công cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên – Mông của nhà Trần, chống giặc Minh của nhà Lê cũng có sự đóng góp to lớn của nhân dân Bắc Ninh. Cuối thế kỷ XIX, khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đấu tranh yêu nước diễn ra sôi nổi rộng khắp. Ở Bắc Ninh có phong trào Tam tỉnh nghĩa đoàn do Nguyễn Cao lãnh đạo. Tiếp theo là sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân Bắc Ninh với phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) đầu thế kỷ XX, hình thành nên phong trào Trung châu ứng nghĩa đạo ở các huyện Thuận Thành, Từ Sơn, Văn Lâm, tạo ra lực lượng đông đảo gồm 300 khẩu súng sẵn sàng cùng nghĩa quân Yên Thế chống thực dân Pháp. Khi tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời tại Quảng Châu (1925), tổ chức này hoạt động tuyên truyền con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản thông qua việc xuất bản báo chí, đồng thời tổ chức những khóa huấn luyện ngắn ngày cho những thanh niên yêu nước, giác ngộ những thanh niên này trở thành những người Cộng sản rồi đưa họ về nước làm hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngay từ cuối năm 1926, lớp thanh niên yêu nước đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đã sang Quảng Châu học tập. Những thanh niên đó là Nguyễn Tuân (quê Thị Cầu – thị xã Bắc Ninh), Nguyễn Sơn (Gia Lâm), Trần Tư Chính (Từ Sơn), Nguyễn Hữu Căn (Văn Giang) [29, tr.37]. Ngô Gia Tự sau đó cũng được sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện tại Bản Đáy (Quảng Tây). Chính vì Bắc Ninh có thế hệ thanh niên tiên tiến, sớm gặp lý tưởng cách mạng vô sản nên đã vận động được nhân dân đấu tranh tạo ra phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Đến giữa năm 1927, tỉnh Bắc Ninh có 4 chi hội của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên: 13 Chi hội thứ nhất là chi hội Tam Sơn (Từ Sơn) do đồng chí Ngô Gia Tự thành lập sớm nhất. Thành viên của hội, ban đầu chỉ bao gồm những trí thức trẻ và những nhân viên trong hàng ngũ chính quyền địch, sau đó tổ chức được mở rộng, kết nạp thêm cả nông dân, công nhân và trí thức. Địa bàn hoạt động của Chi hội này cũng vì thế mà được mở rộng ra cả thị xã Bắc Ninh. Chi hội thứ hai do đồng chí Nguyễn Tuân xây dựng ở vùng Đáp Cầu – Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh). Do trong quá trình xây dựng chậm nên kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh niên cử thêm đồng chí Nguyễn Hữu Căn và đồng chí nguyễn Trọng Ngọc đến hỗ trợ gây dựng phong trào. Tháng 7 năm 1927, Chi hội Thị Cầu-Đáp Cầu ra đời với thành phần chủ yếu là học sinh, tiểu thương, thợ thủ công và công nhân. Tháng 7.1927, Ngô Gia Tự lại tiếp tục bắt tay vào việc xây dựng chi hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Tiền An - Vệ An - Niêm Xá (Thị xã Bắc Ninh). Số hội viên của Chi hội chủ yếu là thợ thủ công như Phạm Văn Chất, Hồ Ngọc Lân, Trần Văn Quảng … và một số học sinh như Trương văn Nhã, Thái Bá San. Cùng thời gian này, Nguyễn Tuân lập ra chi hội Vạn – Yên – Hà (gồm Vạn Phúc, Yên Ninh, Thổ Hà – Huyện Võ Giàng). Những làng này nằm trong vành đai phía bắc Tỉnh giáp tỉnh Bắc Giang (tháng 7.1927). Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 1927, tỉnh Bắc Ninh có 6 chi hội của Việt Nam Cách mạng Thanh niên với khoảng 40 hội viên ở các huyện Tiên Du, Võ Giàng, phủ Từ Sơn và thị xã Bắc Ninh [29, tr.41]. Các chi hội của tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời không chỉ thể hiện tinh thần quyết tâm chống thực dân pháp xâm lược của nhân dân Bắc Ninh mà còn cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động của những người lãnh đạo cách mạng ở Bắc Ninh lúc bấy giờ. Sau đó, tỉnh hội của Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh - Bắc Giang ra đời (1928) do Nguyễn Tuân làm bí thư, Ngô Gia Tự làm phó bí thư, Nguyễn Trọng Ngọc làm ủy viên Tỉnh hội. Tỉnh hội có nhiệm vụ phải xây dựng phong trào cách mạng ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Số lượng hội viên của Tỉnh hội lúc mới thành lập là 100 đồng chí, sinh hoạt trong 14 chi hội trong Tỉnh [29, tr.44]. Cuối năm 1928, một số học sinh trường tiểu học Việt – Pháp tại Đáp Cầu như Vương Văn Trà, Nguyễn Ngọc Hoành, sau khi dự lớp huấn luyện chính trị do 14 tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra đã được tổ chức này kết nạp. Những đồng chí này về quê Lạc Thổ (Thuận Thành) kết nạp thêm những cá nhân giác ngộ như Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Hữu Chấp, lập ra chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lạc thổ do Nguyễn Ngọc Hoành làm Bí thư [29, tr.43]. Thực hiện chủ trương Vô sản hóa của Hội nghị Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tỉnh hội Bắc Ninh - Bắc Giang đã cử nhiều hội viên của mình đi vào các nhà máy, xí nghiệp trực tiếp làm công nhân để tuyên truyền, giáo dục công nhân, giác ngộ họ hiểu sức mạnh và sứ mệnh của giai cấp mình, đồng thời giúp những hội viên đa phần xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thấu hiểu nỗi khổ của giai cấp công nhân, từ đó đấu tranh trên lập trường giai cấp công nhân. Các đồng chí như Nguyễn Văn Mẫn đi vào mỏ than Mạo Khê, Trịnh Thị Nhu, Trịnh Thị Uyển đi vào nhà máy dệt Nam Định… Do những hoạt động tích cực của tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh – Bắc Giang mà phong trào cách mạng Bắc Ninh phát triển vượt bậc. Nắm bắt được xu hướng của sự phát triển này, những người lãnh đạo Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh – Bắc Giang như Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân, Trần Tư Chính thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở nước ta (tháng 3.1929) [29, tr.46]. Điều này thể hiện tư duy sang tạo độc lập của những người lãnh đạo cách mạng Bắc Ninh lúc ấy. Tháng 5.1929, tại Đại hội tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hồng Kông, phái đoàn Đại biểu Bắc kỳ do Ngô Gia Tự đứng đầu đưa ra đề nghị phải thành lập ngay một đảng Cộng sản ở Việt Nam mới kịp thời lãnh đạo cách mạng. Ý kiến không được chấp thuận, đoàn đại biểu bỏ ra về. Tháng 6.1929, những người Cộng sản Bắc Kỳ thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Đến đầu tháng 7.1929, đồng chí Ngô Gia Tự - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản đảng đã chọn Phạm Văn Chất, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Căn để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, giao nhiệm vụ cho họ tuyên truyền Chính cương, điều lệ và tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng cho các chi hội của Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan