Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Dân số định cư môi trường...

Tài liệu Dân số định cư môi trường

.PDF
129
25
112

Mô tả:

TS. NGUYỄN ĐÌNH HÒE DÂN SỐ - ĐỊNH CƯ MÔI TRƯỜNG (In lần thứ II) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 2001 Preface The textbook on “Demography, human settlements and environment” has been established in the framework of the project “Capacity building for environmental management in Vietnam”. The educational component of the project targets the Master programme, organised by the Faculty of Environmental Sciences at the Hanoi University of Science, Vietnam National University. A specific project objective was to develop reference materials for the students. The result is five textbooks, including this one, which have been published with the Vietnam National University Publishing House, whose co- operation enabled 750 copies to be published, instead of the original target of 250 copies. Peel review is crucial for quality control and has been a structural component of the textbook development. The main objective of the peer review process was to generate comments and detailed suggestions to improve the manuscripts. Dr. Nguyen Dinh Hoe, completed a draft textbook in January 1999. In March 1999, the Hanoi University of Science organised a review workshop, in which twenty-seven academics participateô. The review was based on the following main criteria, set by the university: l) scientific quality; 2) up-to- dateness; 3) pedagogical quality. In addition, an extensive external peer review was completed, including scientists from universities and research institutes in Hanoi and Ho Chi Minh City. A final review was organised by the publishing house. The authors have adapted their manuscripts according to the comments expressed. Acknowledgements On behalf of the Project Advisory Committee, we would like to congratulate the author, Dr. Nguyen Dinh Hoe of the Faculty of Environmental Sciences, for successfully completing the development of this textbook. We take the opportunity to kindly thank Ass. Prof. Le Trong Cuc, former director of the Centre for Natural Resources and Environmental Studies at the Vietnam National University of Hanoi, Dr. Pham Thi Mong Hoa, the Centre for Human Geography at the National Centre for Social and Humanity Science in Hanoi, and Dr. Tran Van Thuy, Institute of Geography of the National Centre for Natural Science and Technology in Hanoi, for their active participation in the peer review process. Also, we acknowledge the constructive co-operation of the Vietnam National University Publishing House. Finally, we express our sincerest gratitucte to the European Commission for funding the project on “Capacity building for environmental management in Vietnam” and enabling the development and publication of the textbook on “Demography, human settlements and environment”. The editors, Prof. Mai Dinh Yen, Faculty of Binlogy, Hanoi University of Science, Vietnam National University Prof. Luc Hens, Department of Human Ecology, Free University of Brussels (VUB) Mr. Eddy Nierynck, Department of Human Ecology, Free University of Brussels (VUB) 1 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn sách “Dân số, Định cư và Môi trường” được biên soạn trong khuôn khổ của Đề án: “Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam”. Mục tiêu đào tạo của đề án là chương trình đào tạo Thạc sỹ do Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Mục tiêu đặc biệt của đề án là tăng cường cung cấp các tài liệu tham khảo cho sinh viên. Kết quả là 5 cuốn sách giáo trình đã được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản và đã có thể in được 750 cuốn thay vì nhiệm vụ lúc đầu là 250 cuốn. Công việc nhận xét đánh giá là quan trọng cho chất lượng cuốn sách đã được chú ý trong suốt quá trình biên soạn. Mục đích chính của công việc này là phản biện và đóng góp các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng các bản thảo. Sau khi TS Nguyễn Đình Hòe hoàn thành bản thảo vào tháng 1 năm 1999, tháng 3 năm 1999, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo để đánh giá nghiệm thu với sự tham dự của 27 nhà khoa học Môi trường. Việc đánh giá nghiệm thu căn cứ vào 3 tiêu chuẩn chính của sách giáo trình mà Trường đề ra là: 1) Tính khoa học; 2) Tính cập nhật hiện tại và 3) Tính sư phạm. Ngoài ra, cuốn sách còn có sự tham gia nhận xét đánh giá của các nhà khoa học Trường đại học và Viện nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp tham gia sửa chữa bản thảo một cách công phu để cuốn sách được hoàn thiện hơn. Thay mặt hội đồng cố vấn của đề án, chúng tôi xin chúc mừng tác giả TS Nguyễn Đình Hòe - Khoa Môi trường đã hoàn thành có kết quả cuốn sách. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS Lê Trọng Cúc, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Phạm Thị Mộng Hoa - Trung tâm Địa lý nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, TS Trần Văn Thủy Viện Địa lý Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tích cực tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá cho nội dung của cuốn sách. Chúng tôi cũng xin cám ơn về sự hợp tác xây dựng của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau cùng chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới Hội đồng châu Âu đã tài trợ ngân sách cho Đề án “Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam” để cuốn sách “Dân số, Định cư và Môi trường” được biên soạn và xuất bản. Các biên tập: GS Mai Đình Yên - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. GS Luc Hens - Bộ môn Sinh thái Nhân văn Trường Đại học Tự do Brussels, Vương quốc Bỉ (VUB). Eddy Nierynck - Bộ môn Sinh thái Nhân văn trường Đại học Tự do Brussels, Vương quốc Bỉ (VUB). 2 LỜI NÓI ĐẦU Việc đáp ứng cho số dân ngày càng tăng một cuộc sống có chất lượng đòi hỏi phải duy trì một hệ thống môi trường lành mạnh. Ngược lại, hệ thống môi trường chỉ có thể được bảo vệ trong khả năng chịu tải của nó nếu nhân loại có thể kiểm soát được dân số của mình. Dân số đứng theo bất cứ góc độ xã hội, chính trị hay môi trường cũng không chỉ đơn thuần là số dân, mà còn là động lực của các quá trình dân cư. Nhân loại không bao giờ là một đám đông cố định để có thể dễ dàng định vị, kiểm kê, kiểm soát, đánh thuế, tiêm chủng, huấn luyện... mà là một hệ thống động lực đầy biến động với các quá trình dân cư như du cư, di cư, định cư (và tái định cư), đô thị hóa... Các cộng đồng dân cư khác nhau trên thế giới có những khác biệt rất lớn về tiêu thụ, xả thải, cách ứng xử với các hệ tài nguyên môi trường. Một người dân ở một nước phát triển Bắc Mỹ có thể tiêu thụ một lượng tài nguyên lớn gấp 25 lần và xả thải cũng lớn gấp 25 lần một người dân bình thường ở châu Á, trong khi có đến 80% công dân Bắc Mỹ luôn tự coi họ là những nhà môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về quá trình dân số và dân cư đặc biệt có ý nghĩa trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhân loại. Môn học "Dân số - Định cư và Môi trường" được biên soạn cho chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng xuất phát từ nhận thức đó. Tuy nhiên do khuôn khổ môn học có hạn, nội dung của giáo trình không thể bao quát hết các vấn đề về Dân số- định cư và Môi trường. Sự khống chế về thời gian và khuôn khổ gián trình này trong phạm vi chương trình đào tạo Thạc Sỹ Khoa học Môi trường đòi hỏi các tác giả phải chọn lọc những mảng kiến thức cơ bản đáp ứng cao nhất với đối tượng học viên. Phần đầu của chương trình (chương 1) trình bày những khái niệm cơ bản về Dân số học để người đọc có thể đi tiếp sang các phần khác của chương trình. Vấn đề về Dân số học cũng đã được trình bày khá kỹ trong nhiều ấn phẩm tiếng Việt (xuất bản phẩm của Uỷ ban DS và KHHGĐ, của Đại học Sư phạm Hà Nội và của Nhà xuất bản KHXH) và người đọc dễ dàng tiếp cận thêm những vấn đề khác về dân số học khi có nhu cầu. Phần thứ 2 của chương trình gồm 4 chương (từ chương 2 đến chương 5) trình bày mối tương tác giữa môi trường với các quá trình động lực dân cư khác nhau như du cư, di cư, định cư (tái định cư) và tị nạn môi trường. Phần thú 3 gồm chương 6 và 7 trình bày lý do của việc lồng ghép các vấn đế dân số vào các chính sách môi trường và phát triển, cũng như mục tiêu cuối cùng của các chính sách này là nhằm đạt đến phát triển nhân văn - cội nguồn của mọi quá trình động lực dân cư. Các ví dụ với khá nhiều ví dụ Việt Nam - được thiết kế trong 27 ô. Những ví dụ này đa phần được trích dẫn từ báo hàng ngày và một số công trình nghiên cứu gần đây. 3 Việc xếp các ví dụ vào ô vì 2 lẽ: Để tránh việc ngắt mạch hành văn liên tục của vấn đề đang diễn giải. Để có thể tiện thay thế bằng các ví dụ khác tốt hơn và chính xác hơn trong tương lai, đảm bảo tính cập nhật của số liệu. Việc biên soạn nội dung của chương 5 "Đô thị hóa và môi trường" có sự tham gia của giáo sư Walter De Lannoy, trường đại học tự do Brussels Bỉ (VUB) và giáo sư Han Verschure, trường Đại học Katholic Leuven (KUL) Bỉ. Hai giáo sư người Bỉ nói trên đã tham gia hỗ trợ cho giáo trình trong khuôn khổ dự án “Xây dựng năng lực Quản lý môi trường” do Vương Quốc Bỉ tài trợ cho trường Đại học Khoa học tự nhiên. Giáo sư Luc Hens, trưởng đề án phía Bỉ đã trao đổi về đề cương chi tiết của giáo trình cũng như cung cấp nhiều tài liệu tham khảo mới, đặc biệt về các vấn đề tị nạn môi trường. Dự án hợp tác nói trên cũng đã tạo điều kiện cho tác giả giáo trình được đi nghiên cứu trao đổi khoa học tại trường Đại học tự do Brussels 2 tháng để tìm tư liệu và kinh nghiệm xây dựng giáo trình. Một phần kinh phí biên soạn giáo trình đã được dự án tài trợ. Các nhà lãnh đạo dự án phía Việt Nam: GS Nguyễn Cẩn, GS Mai Đình Yên và PGS Phạm Ngọc Hồ đã có những quan tâm và giúp đỡ nhiều mặt trong quá trình xây dựng giáo trình. TS Phạm Thị Mộng Hoa, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Địa lý nhân văn thuộc Trung tâm Khoa học XH và NV Quốc gia, Bác sĩ Vũ Thu Hà thuộc Trung tâm nghiên cứu Sức khoẻ Phụ nữ và nông thôn (RaFH) đã trao đổi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Đỗ Thị Thanh Huyền- học viên Cao học Môi trường Khóa VI- đã tham gia nhiệt tình trong việc biên soạn chương 6 (Học thuyết Malthus Môi trường) cũng như xử lý văn bản giáo trình trên máy vi tính. Giáo trình đã được dạy thử nghiệm cho học viên Cao học Môi trường các Khóa IV, V và VI của trường Đại học Khoa học Từ nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội và những ý kiến đóng góp của học viên thật sự có giá trị cho việc xây dựng bản thảo giáo trình. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những giúp đỡ giá trị và đa dạng của các tổ chức và các nhà khoa học nói trên, và mong nhận được những góp ý về nội dung của giáo trình để tác giả có thể nâng cấp chất lượng của giáo trình trong tương lai. Tác giả TS Nguyễn Đình Hoè 4 Chương 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ HỌC GIỚI THIỆU CHUNG Dân số học (Demography) là khoa học nghiên cứu biến động về số lượng, phân bố và các đặc tính của dân cư. Phân tích các tài liệu về dân số cung cấp nhiều thông tin có giá trị về rất nhiều lĩnh vực như lịch sử, chính trị, kinh tế, di truyền, sức khoẻ cộng đồng, nhân chủng học và xã hội học. Tuy nhiên, điều quan trọng hàng đầu đối với chúng ta lại là ở chỗ: dân số vào các thời kỳ khác nhau ở những địa điểm khác nhau, tốc độ sinh và tử, sự phân bố theo nhóm tuổi, nguyên nhân chính của tử vong... đã phản ánh rất nhiều điều về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường. Mặc dù con người có khả năng thích ứng rất cao với nhiều hoàn cảnh sống, nhưng chắc chắn là sự tồn tại của con người luôn luôn yêu cầu những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường. Và mặc dù công nghệ đã tăng cường khả năng của con người, nhưng con người cũng khó thích nghi với những vùng đất quá nóng, quá lạnh, quá khô hoặc quá cao - đó là những vùng đất có khả năng sản xuất kém. Vì vậy thực là dễ hiểu câu "đất lành chim đậu", những nền văn minh rực rỡ trong quá khứ đã từng xuất hiện trên những vùng đất màu mỡ và khí hậu ổn định. Và sự suy thoái môi trường của các vùng đất cư trú - do thiên tai hay do con người - cũng đã làm suy tàn nhiều nền văn minh cổ đại. Điều đó chắc chắn cũng còn xảy ra trong tương lai. 1.1. Một số đặc trưng của dân số học 1.1.1. Tỷ lệ sinh (CBR) Thực ra cần phải gọi là tỷ lệ sinh thô (Crude Binh Ra te - CBR), đó là số trẻ mới sinh (còn sống) trong một năm trên 1000 dân. CBR = Số trẻ sinh ra, còn sống trong năm x 1000 Dân số năm x (tính vào giữa năm) Gọi là "thô" vì CBR được so sánh với toàn bộ dân cư mà chưa tính đến vấn đề tuổi tác hay thành phần giới của cộng đồng dân cư đó. Đơn vị tính CBR thường dùng là ‰. CBR của một quốc gia bị ảnh hưởng rất mạnh bởi cấu trúc tuổi và giới của dân cư, bởi phong tục và kích thước (độ lớn) của gia đình và bởi chính sách dân số. Các áp lực này rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau, khiến cho CBR cũng rất biến đổi. CBR > 30 o/oo được gọi là cao, nhưng thật đáng buồn là hơn một nửa số nhân loại lại đang sống trong những vùng có CBR cao hoặc rất cao, tập trung ở lân cận đường xích đạo và nam bán cầu (nên thường được gọi là những nước "phương Nam"). Dân cư phương Nam đa số là nông dân, sống ở nông thôn, nghèo và tỷ lệ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ khá lớn. CBR < 20 o/oo được coi là thấp, đặc trưng cho các nước công nghiệp "phương Bắc 5 " như các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và cả Australia, New Zealand, mặc dù 2 nước này ở Nam bán cầu. Điều cần lưu ý là ngay tại những nước có CBR cao, những vùng có chương trình kiểm soát sinh đẻ hiệu quả vẫn có CBR thấp. CBR trong khoảng giữa 20 đến 30 o/oo được gọi là trung bình, đặc trưng cho một số nước mới phát triển. CBR < 15 o/oo ứng với các nước giảm dân số, trong đó 15 o/o các nước trên thế giới được coi là quốc gia giảm dân số. Ngoài tình trạng kinh tế (nghèo đói thường đi đôi với đẻ nhiều), thì các yếu tố tôn giáo và chính trị cũng ảnh hưởng đến CBR. Nhiều người theo đạo Hồi có chế độ đa thê và theo đạo Thiên Chúa đã chỉ trích gay gắt các kỹ thuật kiểm soát sinh đẻ nhân tạo. Điều này cũng làm cho CBR tăng lên. Ô 1 - CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC Năm 1965, CBR của Trung Quốc đạt đến 37‰. Trong 27 năm (1949 – 1976), dân số Trung Quốc tăng lên từ 540 triệu lên 852 triệu. Năm 1970, dân số Trung Quôc tiêu thụ hơn 50 % số tăng GNP. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông mất Chính phủ Trung Quốc xiết chặt biện pháp kế hoạch hóa gia đình "mỗi gia đình chỉ có 1 con". Trường hợp sinh con thứ 2 bị phạt 15‰ tổng thu nhập trong 7 năm. Năm 1983, bất cứ cặp vợ chồng nào sinh con thứ 2 đều bị cưỡng bức triệt sản. Những cố gắng đó giúp cho tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1% vào những năm 1986. Tuy nhiên, từ sau năm 1987, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt đến 1,4% phản ánh sự mệt mỏi của chính sách kiểm soát sinh đẻ quá hà khắc. Nguồn :Getis et al. 1994 Ô 2 - TỶ LỆ SINH THÔ CBR Ở VIỆT NAM 1955 – 1959 : 44‰ 1965 – 1969 : 43,2‰ 1970 – 1974 : 35,5‰ 1975 – 1979 : 33,2‰ 1985 – 1989 : 31‰ 1994 : 25,3‰ Dự báo năm 2000 : 23,9‰ ; Đến năm 2015 : 17,8‰ Nguồn: UBDS và KHHGD, 1996 1.1.2. Tỷ lệ chết Thuật ngữ chính xác là tỷ lệ chết thô (Crude Death Rate - CDR), tính theo % dân số người chết hàng năm trên 1000 dân CDR = Số người chết vào năm Dân số năm x (tính vào giữa năm) 6 x 1000 Cũng như CBR, CDR hiến đổi mạnh và liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế.  CDR > 20 ‰ được gọi là cao, gặp ở các nước chưa phát triển, chủ yếu là châu Phi.  CDR < 100 ‰ là tỷ lệ thấp. Sự giảm nhanh tỷ lệ chết sau đại chiến II liên quan đến những thành tựu mới của y học như thuốc kháng sinh, vắc xin, kiêm soát dịch bệnh... làm cho độ chênh lệch CDR giữa các nước phát triển và đang phát triển không lớn. Nhiều nước công nghiệp có tỷ lệ người cao tuổi lớn nên CDR tăng, trong khi dân cư ở các nước đang phát triển có độ tuổi trẻ khiến cho CDR thấp. Vì vậy, CDR không nhạy cảm trong mục tiêu đánh giá dân số học. Thay cho CDR. người ta thường dùng một tham số khác là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. CDR ở Việt Nam năm 1994 : 7,06‰ 1.1.3. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh IMR Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Infant Mortality Rate - IMR) là tỷ lệ trẻ được 1 tuổi bị chết trong 1000 ca sinh đẻ. IMR = Số trẻ chết dưới 1 tuổi Số ca sinh đẻ x 1000 IMR là chỉ tiêu rất nhạy cảm với điều kiện kinh tế - xã hội, chăm sóc y tế. Châu Phi có IMR cao nhất thế giới (gần 100‰). Một số nước như Guinea và Mozambique, IMR đạt đến 15‰ năm 1993. Liên Xô cũ năm 1990 đạt 29‰, riêng miền Trung Á của Liên Xô là 110‰, Bắc Mỹ và Tây âu 6 – 10‰. 1.1.4. Độ mắn tổng số TFR Độ mắn tổng số (Total Fertility Ra te - TFR) là chỉ tiêu còn nhạy cảm hơn cả CBR trong việc phản ánh lượng sinh sản của cộng đồng. TFR là số con (còn sống) trung bình có thể được sinh ra bởi một người mẹ, nếu giả thiết trong suốt độ tuổi sinh đẻ của mình (15 – 49), người phụ nữ đó sinh đẻ với tốc độ trung bình của phụ nữ trong cộng đồng. TFR có thể định nghĩa tóm gọn là "số con trung bình còn sống trong đời một phụ nữ". TFR >= 4,2 : cao TFR = 3,2 – 4,1 :trung bình cao TFR = 2,2 - 3,1 :trung bình thấp TFR<= 2,1 : thấp Sau đây là chỉ số TFR ở một số nước năm 1991: Cộng hòa Yêmen: 7,5; Uganđa: 7,3; Arập Xêút : 7,1; Philippin: 3,9; Brunêy: 3,6; Malaysia: 3,5; Indônwsia: 3,l; Thái lan: 2,2; 7 Singapo: 1.8; New Zealand và Italia: l,4; Đức: 1,5; Hà Lan và Thụy Điển: 1,6; Nhật: Hoa Kỳ: 1,7; Pháp: 1,8; 1,9 (Nguồn : "Cứu lấy trái đất", 1991) TFR ở Việt Nam: 1960 – 1964 : 6,4 1970 – 1974 : 5,9 1975 – 1979 : 5,3 1980 – 1984 : 4,7 1985 – 1989 : 3,98 1992 : 3,3 1993 : 3,1 1996 : 2,69 Dự báo năm 2015: 2,1 Nguồn: Ủy ban DS và KHHGD, 1996 Tỷ lệ TFR = 2,1 được gọi là mức thay thế vì dân số không thay đổi. Đỗ Thịnh và Đặng Xuân Thao (1997) nghiên cứu mối liên quan giữa học vấn và mức sinh sản của phụ nữ Việt Nam cho thấy: năm 1985, TFR của phụ nữ thành thị là 2,23, của phụ nữ nông thôn là 4,27. Số năm đi học trung bình của phụ nữ thành thị là 7.90, của phụ nữ nông thôn là 5,99. Như vậy trung bình phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ thành thị 2,04 con và đi học ít hơn 1,91 năm. Từ đó, các tác giả nhận xét rằng, cứ mỗi năm học vấn tăng thêm cho phụ nữ giúp họ giảm được 1 con. Tương quan giữa số năm đi học trung bình và TFR ở các vùng khác nhau của phụ nữ Việt Nam như sau: N0 1 Vùng Miền núi Bắc Bộ 2 Số năm đi học 4,29 TFR 4,17 HDI 0,386 Đồng bằng sông Hồng 6,85 3,03 0,504 3 Bắc Trung Bộ 5,69 4,29 0,454 4 Duyên Hải Trung Bộ 6,68 4,61 0,468 5 Tây Nguyên 3,96 5,98 0,322 6 Đông Nam Bộ 6,89 2,90 0,462 7 ĐB Sông Cửu Long 5,26 3,89 0,412 Theo: Đỗ Thịnh và Đặng Xuân Thao(1997) chỉ số HDI theo tài liệu Aduki Co., 1996 Độ mắn vừa có ý nghĩa sinh học vừa có nội dung xã hội. Tự nhiên. ngoài việc chỉ thị cho khả năng sinh sản, độ mắn còn mang đậm nét yếu tố xã hội, khiến cho phụ nũ 8 luôn buộc phải có số lượng con ngoài ý muốn. Khả năng tiếp cận tự do với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đã giúp cho phụ nữ chủ động hơn trong lĩnh vực sinh đẻ. Ô 3- 6 THÁNG ĐẦU NĂM 1998: HƠN 680 NGHÌN PHỤ NỮ NẠO PHÁ THAI … Theo số liệu của Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em – KHHGD (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 1998, tổng số ca nạo thai và hút điều hoà kinh nguyệt là 680.992 ca (năm 1997: 1.123.620 ca). Trên thực tế, con số này cao hơn. Mức độ và xu hướng nạo, phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt vẫn liên tục gia tăng từ năm 1995 đến nay. Qua điều tra, phụ nữ từ 15 – 19 tuổi nạo phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt chiếm 13‰, từ 25 – 29 tuổi chiếm gần 25‰ và 7‰ ở nhóm tuổi 45 – 49. Theo P.A: Báo Lao động ngày 6.7.1998 1.1.5. Tăng dân số tự nhiên Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) - CBR - CDR Nói tăng tự nhiên là không tính đến các trường hợp di cư và nhập cư. Tình hình tăng dân số Việt Nam như sau: Bảng 2 - Dân số Việt Nam Năm 1921 Tổng số dân (triệu) 13,584 Tỷ lệ tăng (%) 1926 1931 1936 1943 1951 1954 1960 1965 1970 1976 1979 1989 1993 1996 17,100 17,702 18,972 22,150 23,601 23,835 30,172 34,929 41,063 41,160 52,742 64,412 70,542 76,000 1,86 0,69 1,39 3,06 0,50 1,10 3,93 2,93 3,24 3,00 2,16 2,10 2,3 1,88 Năm 1989, một số nước châu Á khác có tốc độ tăng dân số như sau: Nhật: 0,4; Singapo: l,l; Đài Loan: 1,3; Hàn Quốc: 1,2; Hông Kông: l,4;Thái Lan: 1,5 Nguồn : Đặng Xuân Thao, 1997 9 Ô 4 - VIỆT NAM CÓ THỂ CÓ 81 TRIỆU DÂN VÀO NĂM 2000 Cuộc tổng điều tra dân số sẽ được tổ chức chính thức vào ngày 1.4.1999 và kết quả sẽ được công bố vào năm 2000. Kết quả được công bố sẽ không cao hơn so với con số dự báo là 81 triệu dân. Cơ sở để khẳng định điều này được dựa trên những yếu tố thành công mà chương trình DS – KHHGĐ đã đạt được trong vài năm gần đây. Nổi bật nhất là tỷ lệ sinh hàng năm bình quân giảm trên một phần nghìn. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phát triển dân số ở nước ta năm 1996 là 1,88% và năm 1997 ước tính là 1,78%. Số dăn tăng bình quân là 1,6 triệu người năm 1992 và đã giảm xuống, chỉ tăng 1,3 triệu người vào năm 1997. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,2 con năm 1989 xuống 2,69 con năm 1997. Điều này thể hiện chương trình DS – KHHGĐ ở VN đã có chuyển biến. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh và phát triển dân số ở những vùng sâu vùng xa, vùng ven biển miền Trung còn khá cao (trên 25 phần nghìn), thậm chí vùng Tây Nguyên và một vài tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ này đạt trên 30 phần nghìn. Tỷ lệ sinh đặc trưng cao ở lứa tuổi từ 19 đến 29 cũng là điểm nóng của chương trình… Với quy mô dân số hiện nay là hơn 77 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ (57% dân số dưới 25 tuổi), những quan niệm không chấp nhận mô hình hai con, nhất là hai con gái còn nặng nề… thì tiềm năng về gia tăng dân số ở VN vẫn có nguy cơ đe doạ. Quỹ dân số Liên Hiệp quốc đã dự báo dân số VN vào năm 2000 sẽ là 81 triệu dân, năm 2005 là 88 triệu dâu, 2010 là 94 triệu dân và 2020 sẽ là 104 triệu dân nếu chương trình DS – KHHGĐ tiếp tục được duy trì có hiệu quả. Theo Phương Anh – Báo Lao động ngày 17.7.1998 Khoảng thời gian cần thiết để dân số tăng tự nhiên gấp đôi được gọi là "thời gian để tăng gấp đôi - doubling time". Quãng thời gian này được tính gần đúng bằng phương trình: 70 DT (Doubling Time) = Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) Ví dụ với tốc độ tăng tự nhiên của Việt Nam năm 1996 là 1,88%, thì với số dân năm 1996 là 76 triệu. DT = 70 1,88 =37,2 năm Có nghĩa là đến năm 2034, dân số Việt Nam sẽ là 152 triệu người. DT dân số thế giới giảm liên tục trong thế kỷ qua (bảng 3) 10 Bảng 3. Thời gian tăng gấp đôi dân số thế giới Năm Dân số (triệu) DT (triệu) 1 250 - 1650 500 1650 1850 1.000 200 1930 2.000 80 1975 4.000 45 Nguồn: Getis et al., 1994 1.1.6. Sức ỳ dân số Sức ỳ dân số còn gọi là quán tính dân số. Việc đạt đến độ mắn tổng số TFR = 2, 1 không có nghĩa là đã chấm dứt sức tăng dân số. Bởi vì do cấu trúc tuổi của dân cư, số trẻ em được sinh ra vẫn ngày càng tăng lên khi bố mẹ chúng bước vào tuổi sinh đẻ Hiện tượng này được gọi là sức ỳ dân số. Hiện nay, 1/3 dân số trái đất ít hơn 15 tuổi. Châu Phi năm 1993 có 45%; một số nước châu Phi là 50% dân số dưới 15 tuổi. Cho dù kiểm soát dân số như thế nào: TFR giảm đến đâu, dân số vẫn tăng khi nhóm này trưởng thành. Sức ỳ chỉ thực sự chấm dứt khi nhóm người này vượt qua tuổi sinh đẻ (49 tuổi). Như vậy: có thể hiểu sức ỳ theo một khía cạnh khá: hiện trạng dân số hiện nay là hậu quả của TFR trong suốt l5 năm qua và còn tiếp diễn 30 - 35 năm sau. Quá tải dân số (overpopulation) xảy ra khi mật độ dân số vượt quá khả năng tải của lãnh thổ. Khả năng tải là số người mà lãnh thổ đó nuôi được trong phạm vi một trình độ công nghệ nhất định. Những khu vực đất đai màu mỡ, khí hậu thuận hòa, trình độ công nghệ cao thường có khả năng tải lớn. Vì vậy, mật độ dân số cao chưa chắc là đã quá tải dân số. ngược lại mật độ dân số thưa chưa chắc đã là vùng chưa đủ người (under population). Do sức ỳ dân số, sự quá tải dân số cần phải được dự báo cho 30 - 35 năm sau từ sự phát triển của cộng đồng bản địa. Vội vã di dân đến mà chưa tính đến sức ỳ dân số chắc chắn sẽ dẫn đến quá tải dân số của vùng tái định cư. 1.1.7. Tiến trình dân số Thực ra, sự tăng dân số thế giới không thể mãi mãi tăng theo hàm số mũ (đường cong dạng chữ J) như biểu đồ tăng dân số thế giới 2000 năm qua với điểm uốn vào quãng thế kỷ 19. Trong tương lai, những biện pháp kiểm soát dân số gắt gao sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến trình dân số. Kết quả là theo thời gian, dân số sẽ giảm theo những giai đoạn khác nhau (Hình 1) 11 Hình 1. Tiến trình dân số (Getis et al., 1994) Giai đoạn 1: CBR cao, CDR biến động ở tỷ lệ cao, dân số tăng chậm chạp. Giai đoạn này chiếm phần lớn lịch sử nhân loại cho đến cuối thế kỷ 18. Phải mất 1650 năm kể từ đầu Công nguyên, dân số trái đất mới tăng gấp đôi từ 250 triệu đến 500 triệu (xem bảng 3). Trong giai đoạn này, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, thiếu dinh dưỡng... là những tác nhân làm dân số trái đất không tăng nhanh. Ví dụ trận dịch hạch thế kỷ 14 đã xoá sạch 1/3 dân số châu Âu. Giai đoạn 2: CDR giảm, CBR tăng: bùng nổ dân số. Giai đoạn 3: CDR giảm, CBR giảm nhẹ: tăng dân số chậm lại. Giai đoạn 4: Dân số ổn định và có thể giảm. Các nước đang phát triển hiện nay đang ở đầu giai đoạn 3. Một số nước phát triển như Canada, Australia, Nhật và các nước Tây Âu đạt đến đầu giai đoạn 4. Riêng Đức, Latvia và Hungary đã bắt đầu giảm dân số. 1.2. Hiện trạng dân số thế giới và vấn đề kiểm soát sinh đẻ 1.2.1. Hiện trạng dân số thế giới và vấn đề kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) Ô 5 - DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ KIỂM SOÁT SINH ĐẺ Đến ngày 11. 7. 1997, mới trong một thập kỷ, thế giới đã đón nhận thêm gần 900 triệu người và tổng số dân của hành tinh chúng ta đã gần 5,9 tỷ người. tính chung trên toàn thế giới, tỷ lệ phát triển dân số trung bình hàng năm trong giai đoạn 1991 - 1995 đã giảm xuống còn 1,48% và độ mắn tổng số cũng giảm xuống mức 2,96 con bình quân cho mỗi phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Với kết quả đó, một dự báo mới được đưa ra cho dân số thế giới vào năm 2050 theo 3 phương án: Thấp: 7, 7 tỷ người; Trung bình: 9,4 tỷ người; Cao: 11,1 tỷ người. Tuy vậy, công cuộc kiểm soát gia tăng dân số vẫn còn đứng trước một thách thức lớn. Giữa phương án thấp và phương án cao của dân số thế giới theo dự báo nêu trên là một khoảng cách 3,4 tỷ người. Khoảng cách đó đặt ra cho mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế một sự lựa chọn: giảm được 3,4 tỷ người, thế giới sẽ phát triển 12 bền vững và làm nền tảng cho cuộc sống mai sau. Bên cạnh đó, những vấn đề khác trong lĩnh vực dân sô như tình trạng lan tràn các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS, có thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi vị thành niên, làn sóng di dân ngày càng tăng từ nông thôn vào các đô thị vốn đã quá tải… đang được đặt ra. Mới đây, Quỹ dân số Liên hiệp quốc đã đưa ra bản báo cáo năm 1997 về tình hình dân số thế giới, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề sức khoẻ sinh sản. Các số liệu trong báo cáo đưa ra rất đáng phải báo động: Có khoảng 585 nghìn phụ nữ chết mỗi năm, bình quân mỗi phút có một người chết do các nguyên nhân liên quan đến có thai mà phần lớn tập trung ở các nước đang phát triển; Khoảng 200 nghìn ca tử vong mẹ mỗi năm do thiếu hoặc thất bại của các dịch vụ tránh thai; Mỗi năm có ít nhất 75 triệu ca có thai ngoài ý muốn, kết quả là có 45 triệu ca nạo thai, 20 triệu ca nạo thai không an toàn… Theo Phương Anh – Báo Lao động ngày 16.9.1997 Vào năm 1995, dân số thế giới đã đạt được con số 5,7 tỷ người, trong số đó 4,5 tỷ là công dân của thế giới đang phát triển, tốc độ tăng trung bình là l,6%/năm. Trong vòng 7 năm (từ 1988 - 1995) nỗ lực của toàn nhân loại mới chỉ làm giảm tỷ lệ tăng từ 1,8% (1988) xuống 1,6% (1995) (UN, 1994) Các nước đang phát triển ít có khả năng tạo ra sự phù hợp giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường do nhiều lý do, trong đó các yếu tố như hệ nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp (1,3 tỷ "triệu phú áo rách" có mức thu nhập dưới 1 USD/ngày), trình độ công nghệ lạc hậu, kém dự trữ và đầu tư. Tuy nhiên, những lý do khác cũng rất quan trọng khiến cho ngay cả các nước phát triển giải quyết được các yếu tố trên, dân số vẫn tăng.nhanh, đó là lý do thuộc về lối sống, học vấn, tôn giáo… Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, với sự trợ giúp quốc tế, đã thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình bước đầu đã thu được kết quả tốt. Từ năm 1993 đến 1997, tỷ lệ sinh giảm mạnh từ 30,04‰ xuống 22,8‰, đạt mức giảm trung bình hàng năm 1, 5%. Độ mắn tổng số TFR giảm nhanh từ 3,8 (1989) xuống 2,69 (1996). Giảm TFR xuống 2,1 vào năm 2010 là một trong những mục tiêu của Việt Nam. Ô 6 - UNFPA VỚI CÔNG TÁC DÂN S Ố Ở VN Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) bắt đầu trợ giúp VN từ năm 1978. Cho đến năm 1997, UNFPA đã tài trợ 87 triệu USD cho các lĩnh vực cung cấp dịch trụ tránh thai, trang thiết bị cho công tác chăm sóc sức kh ỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo. Dự kiến đến năm 2000, tổng số tiền tài trợ sẽ lên tới 111 triệu USD. Hợp tác giữa Việt Nam và UNFPA được chia làm 5 chương trình. Ba chương trình quốc gia đầu tiên của UNFPA (1978 - 1991) chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các phương tiện và dịch vụ cho công tác KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Lĩnh vực này đã nhận được 74% tổng ngân sách 13 của thời kỳ này. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1979 và 1989. Chương trình quốc gia thứ 4 được thay đổi theo ba mục tiêu của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, (ICDP) là giảm mức tử vong ở trẻ sơ sinh; giáo dục phổ cập cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em gái và quyền tiếp cận của mọi người với các loại hình dịch vụ chăng sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Mục tiêu này được thục hiện đầy đủ trong Chương trình quốc gia thứ năm (1997 - 2000) là nâng cao năng lực quốc gia để tiếp tục lồng ghép các dịch vụ sức khoẻ sinh sản (bao gồm KHHGĐ và sức khỏe tình dục) vào hệ thống chăm sóc sức khóe ban đầu. Theo Phương Anh - Báo Lao động ngày 16.9.1997 Hội nghị Dân số và Phát triển của Liên hiệp quốc tổ chức tại Cairo ngày 5 đến 13.9.1994 với 179 nước tham gia đã nhất trí một chương trình hành động về dân số và phát triển trong 20 năm sau đó. Đặc điểm cơ bản của phương hướng mới này là quyền năng cho phụ nữ, cung cấp cho họ nhiều cơ hội lựa chọn thông qua mở rộng tiếp cận tới giáo dục, y tế, nâng cao các kỹ năng phát triển về nghề nghiệp, khuyến khích các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình rộng rãi. Chương trình hành động đặc biệt chú ý đến các mục tiêu giáo dục, nhất là giáo dục trẻ em gái, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em và sản phụ. Chương trình cũng đề cập đến các vấn đề có quan hệ khăng khít với dân số như môi trường, tiêu dùng, gia đình, di cư trong nước và quốc tế, HIV/AIDS, các vấn đề thông tin, truyền thông, công nghệ, nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tăng dân số không có nghĩa là kỳ thị phụ nữ như một số nước đã làm. Việc hạn chế gay gắt số con của một cặp vợ chồng khiến thai nhi gái hoặc trẻ sơ sinh gái đã bị loại bỏ một cách dã man. Ô 7 - 100 TRIỆU PHỤ NỮ BỊ TIÊU DIỆT TRONG THẬP KỶ 90 Vào những năm 90, chừng 100 triệu phụ nữ đã bị tiêu diệt. Họ là nạn nhân của các quy tắc và thực hành văn hóa đang thịnh hành ở Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan, New Guinea và nhiều nước đang phát triển khác. Việc thích con trai hơn con gái đã khiến nhiều cặp cha mẹ đã phá thai nhi nếu là gái (chẩn đoán bằng thử nước tiểu hay siêu âm). Khi trẻ sinh ra là gái, chúng bị giết, bị bỏ đói hoặc không được chăm sóc y tế. Điều đó khiến cho tỷ lệ nam/nữ khi trẻ em trưởng thành trở nên mất cân bằng: 93,8/100 (Trung Quốc - 1990), ; 92,9/100 (Ấn Độ - 1991), 91/100 (nhiều nước Nam Á, Tây Á, Bắc Phi). Riêng Trung Quốc vào thập niên 90 đã có 30 - 40 triệu trẻ gái bị tiêu diệt bằng cách như vậy. Nguồn : Getis et al., 1994 1.2.2. Quan hệ giữa dân số - môi trường và phát triển Mục tiêu của bất cứ chính sách phát triển nào cũng là cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Rio 1992, thế giới đã được cảnh 14 báo rằng vấn đề môi trường không thể giải quyết được nếu không xem xét mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Hội nghị Cairo 1994 cũng đã nhắc lại thông điệp đó: "áp lực lên môi trường có thể nảy sinh từ sự tăng trưởng dân số quá nhanh, sự phân bổ và di cư, đặc biệt ở các hệ sinh thái dễ bị tổn thương". Đô thị hóa và chính sách nếu không làm sáng tỏ nhu cầu phát triển nông thôn cũng sẽ đồng thời tạo ra các vấn đề môi trường. Đối tượng chính của chương trình 21 và Cairo 1994 là phối hợp cả hai vấn đề dân số và môi trường trong quy hoạch và hành động phát triển. Tuy nhiên, đây là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan. Ở nhiều nước đang phát triển, các tham số dân số học là một phần trong mạng lưới phức tạp của các nguyên nhân xã hội, kinh tế, sinh thái. trong đó áp lực dân số không phải là nguyên nhân sau cùng, mà là nguyên nhân hàng đầu, quan trọng nhất dẫn đến suy thoái môi trường. Cứ mỗi lần dân số tăng gấp đôi, lại xảy ra sự suy giảm tương ứng không gian cư trú, sự cạnh tranh tài nguyên khốc liệt và thường dẫn đến xung đột căng thẳng. Tác động của dân số lên môi trường được tính như sau: I - Tác động môi trường P - Số dân C - Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người T - Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được tiêu thụ) Theo Nabila J.S., 1995 Phương trình trên cho thấy tại sao ở các nước đang phát triển đông dân, nền kinh tế lạc hậu thường gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Quan hệ giữa dân số và môi trường được thể hiện trong khung logic về động lực dân cư. (hình 2) Hình 2. Quan hệ giữa dân số và môi trường - Sơ đồ logic (1) Dân số: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, số dân, thành phần, phân bố di cư. (2) Các tham số chuyển giao: công nghệ, trí thức, hoạt động kinh tế, chính sách, hành động, các vấn đề chính trị, xã hội. phong tục. 15 (3) Môi trường: đất, nước, khí, đa dạng sinh học (4) Thành quả: kiểu canh tác, khả năng tải, sức khỏe, phúc lợi kinh tế, đổi mới công nghệ. Tác động nhân sinh lên môi trường phụ thuộc cả vào dân số lẫn năng lượng và tài nguyên mà con người sử dụng hay thải bỏ. Khả năng tải của hệ sinh thái tùy thuộc vào trình độ công nghệ, do đó việc tăng khả năng tải nhờ công nghệ thường rất tốn kém. Phát triền bền vững đòi hỏi dân số và nhu cầu tài nguyên phải cân bằng với khả năng tải của lãnh thổ. Muốn vậy các chính sách phát triển cần phải đưa trên: - Tổng hợp các thông tin: số liệu và chỉ thị về xu thế biến động dân số và môi trường. - Hiểu rõ các xu thế này để cổ vũ cho các quá trình hành động tích cực cũng như ứng xử phù hợp với các quá trình tiêu cực. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Môi trường là một hệ thống với sự tham gia của các yếu tố đa dạng và phức tạp: đất, nước, khí quyển và khí hậu, đa dạng sinh học, đô thị hóa, dân số, nghèo đói, lối sông tiêu thụ, nhu cầu thị trường, vấn đề kế hoạch hóa gia đình, trình hạng thấp kém của phụ nữ trình độ công nghệ, các yếu tố kinh tế và luật pháp v. v... Dân số là một bộ phận quan trọng trong hoạch định chính sách sử dụng môi trường và phát triển bền vững. Bùng nổ dân số là yếu tố hàng đầu của suy thoái môi trường, mất an ninh môi trường và xung đột xã hội. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình là chính sách then chốt của chiến lược phát triển bền vững, và mặc dù gặp nhiều khó khăn và trở ngại, vẫn đang gặt hái được nhiều thành công ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, do sức ỳ dân số, dân số vẫn tiếp tục tăng trong thế kỷ 21. Dân cư trên trái đất phân bố không đều. Những khu vực đông dân nhất là Đông Bắc Hoa Kỳ, Tây Nam Canada, Nam Á. Bên ngoài các trung tâm này, tốc độ tăng dân số hiện nay là rất cao, do đó chắc chắn bức tranh về sự phân bố dân cư trên thế giới cũng còn nhiều biến đổi trong tương lai. 16 Chương 2 DI CƯ, DU CƯ VÀ MÔI TRƯỜNG GIỚI THIỆU CHUNG Di cư (hay di dân) là sự chuyển đổi chỗ ở vĩnh viễn. Di cư giữa các địa phương trong nước gọi là di dân nội bộ (internal migration). Ở Hoa Kỳ, chỉ những dân di cư. nào vượt ra ngoại biên giới của bang nơi họ ở mới được gọi là dân di cư (migrant), còn trong phạm vi biên giới của bang chỉ được gọi là người chuyển chỗ ở (mover hoặc shaker). Đối với nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out-migrant), họ sẽ được gọi là dân nhập cư (in-migTant) tại nơi ở mới. Di cư sang nước khác được gọi là di cư quốc tế (international migrant), nước mà dân di cư ra đi gọi họ là người xuất cảnh (emigrant), trong khi nước tiếp nhận gọi họ là người nhập cảnh (immigrant). Di cư vì bị ép buộc và mất an ninh về các lý do chính trị, chủng tộc hay tôn giáo, tái định cư ở một nước khác, được gọi là "tị nạn". Nếu lý do là mất an ninh môi trường, thì người di cư được gọi là dân "tị nạn môi trường". Những vấn đề về "tị nạn môi trường" sẽ trình bày ở chương 5. Những loại hình di cư khác do tự nguyện, liên quan đến các vấn đề kinh tế, gia đình, do kế hoạch phân bổ lại lao động, giải phóng đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc xây dựng các khu kinh tế mới... sẽ chỉ được gọi là di cư. Những hình thức di cư này không được gọi là tị nạn. Tuy vậy nhiều trường hợp, khó phân biệt được di cư và tị nạn thật rạch ròi. Di cư là một quá trình khách quan, gây biến động lớn về xã hội và tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường, đặc biệt là cho nơi tiếp nhận dân di cư. 2.1. Di cư trên thế giới và ở Việt Nam Trong quá khứ di cư là một quá trình biến động dân cư rất lớn. Ví dụ trong vòng 90 năm, từ 1846 đến 1935, có đến 60 triệu người châu âu rời khỏi châu lục này. Trước năm 1950, di cư và nhập cư đã làm thay đổi đáng kể sự cân bằng dân số của một quốc gia vì dân số thời đó chưa đông Tuy nhiên, trong vài ba thập kỷ qua, dù có di cư hàng triệu người trong phạm vi các nước Châu Á, Phi và Mỹ La tinh thì sự biến động dân số cũng chẳng thấm vào đâu, do dân số ở những khu vực chậm phát triển này quá lớn. Một phần đáng kể trong số hàng triệu dân di cư trên thế giới là những người tị nạn (bảng 4) 17 Bảng 4 Dân tị nạn trên thế Qiới trong thập kỷ 80 Năm 1980 (triệu người) Năm 1988 (triệu người) Châu Á 2,6 6,8 Châu Phi 3,7 4,6 Bắc Mỹ 1,2 1,4 Nam Mỹ 0,2 1,2 Châu Âu 0,6 0,7 Tổng cộng 9,3 14,7 Châu lục Nguồn : Getis et al,. 1994. Việt Nam năm 1945 khởi đầu cho cuộc di cư của người Kinh tránh nạn đói ở đồng bằng lên miền núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình...). Năm 1904, nhiều lính ngụy người Nùng và Thái Đen làm việc cho quân đội Pháp ở lại Tây Nguyên. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã kích thích làn sóng di cư của người thiểu số phía Bắc di cư vào Tây Nguyên. Quá trình di cư cả tự phát lẫn có tổ chức đã rộ lên trong thập kỷ 90. Năm 1992, chỉ riêng tỉnh Đắc Lắc đã nhận 10.000 dân đi cư thiểu số từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Bắc. Riêng năm 1993, có 20.000 dân di cư đến Tây Nguyên. Đắc Lắc hiện nay (5. 1998) có 1.4 triệu dân, nhưng dân di cư tự do đã chiếm 1/4, tức 350.000 người, gồm 37 dân tộc của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc (người Cao Bằng đông nhất với trên 70.000 người). Nhiều huyện như Krong Năng. Ea HLeo, Ea Kar, Cư Jut, Krong Pak, dân di cư tự do chiếm 33 - 50% (Báo Lao động ngày 4. 5. 1998). Di dân có tổ chức cũng được Nhà nước thực hiện trong những năm 1984 - 1989 nhằm phân bố lại lao động, tăng cường lao động cho các tỉnh phía Nam. Trong số dân di cư có tổ chức đợt này, có: 4,2% dân số Hà Nam Ninh cũ; 3,7% dân số tỉnh Thái Bình; 3,1% dân số tỉnh Hải Hưng cũ; 3,6% dân số Bình Trị Thiên cũ; đã tạm biệt quê quán vào sinh sống ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Số dân nhập cư có tổ chức miền Bắc chiếm: 19,3% dân số tỉnh Lâm Đồng; 18,9% dân số Đắc Lắc; 18,5% dân số Bà Ria - Vững Tàu; 8,6% dân số tỉnh Đồng Nai; 8,2% dân số Sông bé (Bình Dương và Bình Phước). Tỷ lệ di cư của thanh niên 25 - 29 tuổi chiếm 8,21%, cao gấp 4 tần số dân di cư 18 trên 50 tuổi. Cứ 10 nam thanh niên trong độ tuổi 25 - 29 thì đã có 1 người di cư trong thời kỳ 1984 - 1989, khiến cho sự cân bằng giới trong cộng đồng bị phá vỡ (người di cư chủ yếu là nam). Trong phạm vi miền Bắc Việt Nam, việc di cư người Kinh lên miền núi được Nhà nước tổ chức vào cuối thập niên 1950 đầu 1960 (thời đó gọi là đi khai hoang). Sự di dân lớn đến mức là thay đổi hẳn cấu trúc dân số vùng cao. Từ năm 1960 - 1990, dân số người Kinh ở Hà Giang và Tuyên Quang tăng 426%, Cao Bằng tăng 55%, Lạng Sơn tăng 254%, Lai Châu tăng 677%, Thái Nguyên và Bắc Cạn tăng 2170%, Sơn La tăng 827%, Quảng Ninh tăng 285%, Hòa Bình 1937% (vào năm 1960, Hòa Bình tiếp nhận 32.000 người Kinh, năm 1989 tăng lên đến 659.000 người). Tổng số người Kinh di cư lên các tỉnh miền núi phía Bắc năm 1989 là 2,6 triệu người. Ô 8 - DI DÂN TỰ DO Ở LAI CHÂU Theo thống kê báo cáo tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Lai Châu khóa X, tính đến tháng 9.1996, toàn tỉnh có 2.864 hộ vó 20.409 nhân khẩu di Cư tự do đến các địa bàn đồng bào dân tộc Mông (chiếm tới 90%), Dao, Thái, trong đó dân ngoại tỉnh chiếm 1.228 hộ, 8.227 khẩu (gồm các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang...). Những tháng đầu năm 1997, đã có thêm 313 hộ với 1.669 người từ tỉnh Lao Cai di cư đến các huyện Mường Tè, Mường Lay (Lai Châu). Dân di cư tự do từ các huyện trong tỉnh và ngoại tỉnh đến cư trú tại nhiều địa bàn, trong đó tâm trung ở khu vực Ba Chà và đông nhất là ở xã Chà Cang của huyện Muông Lay. Chà Cang là xã vùng sâu, vùng xa, có đường biên giới Việt - Lào diện tích tự nhiên 850km2, rừng tự nhiên nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Hiện tại dân di cư tự do mới đến gồm 1.385 hộ, 9.540 khẩu) đã đông gấp hơn bốn lần dân sở tại cũ của xã, họ tự lập thành 38 bản và cử ra trưởng bản cho những bản mới này. Dân di cư sử dụng gần 3.000 ha đất của xã làm nương, trong khi dân cơ tại đã và đang sử dụng có gần 400 ha. Hầu hết các điểm cư trú của dân di cư tư do đến Lai Châu đều ở vào các vị trí, khu vực rừng già, rùng đầu nguồn, vành đai biên giới Việt Lào. Việc dân di cư ồ ạt đến các vùng Ba Chà (Mường Lay), Mường Toong, Mường Nhé (Mường Tè) đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sông kinh tế - xã hội, an ninh chính trị trên địa bàn. Nạn săn bắn thú rừng quý hiếm và các tệ nạn xã hội gia tăng, tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng già, rừng quốc gia ngày càng nghiêm trọng. Nhũng năm 1992 - 1996, rừng Lai Châu bị tàn phá hơn 1.000 ha. Do sản xuất, các điều kiện cơ sở hạ tầng bị suy giảm, quá tải nên đời sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Song song với tình hình di dịch dân cư là việc tuyên truyền mê tín dị đoan, làm mất ổn định cuộc sống của đồng bào, gây mâu thuẫn mất đoàn kết giữa các dân tộc các dòng họ ở các bản làng. Có thể nói, nguyên nhân cơ bản của tình hình di dân tự do là vì điều kiện 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146