Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dẫn ngữ trên báo sài gòn giải phóng online...

Tài liệu Dẫn ngữ trên báo sài gòn giải phóng online

.PDF
121
177
113

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HẰNG NI 6075509 DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGÔ THỊ BẢO CHÂU Cần Thơ, 2011 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 1 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày xưa khi xã hội còn chưa phát triển, người ta đã chọn một hệ thống truyền tin tức là những câu ca dao, những câu hát bình dân, những bài thơ truyền khẩu… rồi khi chữ viết ra đời, cùng sự phát triển của phương tiện giao thông các hình thức truyền tin cũng dần phát triển theo. Từ những bức thư báo cáo của các vị quan đại thần, các quyển sử ký của sử quan…cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân báo chí ra đời. Trong các tờ báo hiện đại thì yếu tố dân gian tồn tại ở dạng dẫn ngữ được các nhà báo sử dụng với nhiều mục đích khác nhau đã mang lại những thành công nhất định. Bên cạnh đó còn nhiều điểm đáng lưu ý. Là một sinh viên Ngữ văn với nguyện vọng theo nghề báo chí sau khi ra trường nên người viết đã chọn đề tài nghiên cứu là một khía cạnh hấp dẫn “Dẫn ngữ” trên báo để thấy được giá trị cũng như tác dụng của các yếu tố này khi dùng trong lĩnh vực báo chí. Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì việc xuất hiện nhiều tờ báo điện tử, online trên mạng bên cạnh những tờ báo giấy là điều tất yếu. Người viết đã chọn nghiên cứu đề tài trên báo Sài Gòn Giải Phóng online để nhân dịp được tìm hiểu kỹ hơn về báo online ngày nay. Cũng thông qua công trình nghiên cứu này người viết hy vọng tích lũy được kiến thức, trau dồi kỹ năng để làm trang bị cho nghề nghiệp trong tương lai. 2. Lược sử vấn đề Xuất hiện từ nhu cầu thông tin của con người nhưng không dừng lại ở đó, báo chí còn hướng tới chuẩn mực của ngôn ngữ dân tộc. Những con chữ, cú pháp,… đều mang dáng dấp của văn hóa Việt Nam. Từ hình thức trình bày, chất lượng nội dung, số lượng phát hành,… tất cả điều đó nói lên trình độ phát triển của một quốc gia. Từ những ý nghĩa trên báo chí không đơn thuần chỉ là một kênh thông tin, giải trí mà còn là một ngành khoa học mới ở nước ta. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã tiến hành “khai hoang” bằng các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học, đặc biệt là các công trình thuộc nhánh phong cách học. Hàng loạt công trình đã ra đời đề cập về phong cách ngôn ngữ báo chí. GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 2 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Đầu tiên, “Giáo trình tiếng Việt” do Bùi Tất Tươm chủ biên, xuất bản năm 1995 đã giới thiệu một cách có hệ thống những kiến thức chủ yếu nhất của ngôn ngữ học đại cương và những kiến thức cơ bản của tiếng Việt. Giáo trình gồm bảy phần: Đại cương về ngôn ngữ học, Đại cương về tiếng Việt, Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Phong cách học và Văn bản. Về lĩnh vực phong cách học, tác giả đã dựa vào đặc trưng và chức năng để phân phong cách chức năng tiếng Việt thành: phong cách khẩu ngữ tự nhiên và phong cách ngôn ngữ văn hóa. Trong đó, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ thông tin báo chí, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nằm trong phần phong cách ngôn ngữ văn hóa. Công trình này đã nêu lên khái niệm “Phong cách ngôn ngữ thông tin báo chí là các phong cách ngôn ngữ có chức năng thông báo tuyên truyền dùng để thông tin và hướng dẫn dư luận về những sự kiện có tính chất thời sự thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở trong nước và ngoài nước”1. Với khái niệm này tác giả đã nhấn mạnh chức năng thông báo, hướng dẫn dư luận và tính thời sự của báo chí. Tuy nhiên theo người viết thì việc tác giả cho thể loại phóng sự, tiểu phẩm có thể xếp vào phong cách nghệ thuật, các bài bình luận vào phong cách chính luận và cho rằng chỉ có ngôn ngữ của bản tin mới là tiêu biểu của phong cách thông tin báo chí là điều chưa xác đáng lắm. Kế đến, Đinh Trọng Lạc với “Phong cách học tiếng Việt” (năm 1999). Quyển sách này trình bày hai phần rõ ràng là những lí thuyết nền tảng cho phong cách học và đã đi sâu vào các phong cách chức năng của hoạt động lời nói trong tiếng Việt. Các phong cách chức năng được đề cập gồm: phong cách khoa học, phong cách hành chính, phong cách báo, phong cách chính luận, phong cách sinh hoạt. Theo Đinh Trọng Lạc “Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)… tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.”2, khái niệm này tác giả nghiêng về vấn đề giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Về ngôn ngữ, phong cách này tồn tại ở cả hai dạng nói và viết. Ngoài ra các kiểu và 1 2 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995) - Giáo trình tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.219 Đinh Trọng Lạc (1999)- Phong cách học tiếng Việt-Nxb Giáo dục, tr. 74 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 3 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE thể loại của các văn bản báo, chức năng ngôn ngữ và đặc trưng của phong cách này cũng được đề cập. Đây là một công trình tiêu biểu và có đóng góp to lớn cho phong cách học Việt Nam . Công trình “Phong cách học và các chức năng tiếng Việt” năm 2000, của Hữu Đạt từ khái niệm tác giả đã vào trình bày chi tiết về các chức năng của phong cách báo chí gồm: chức năng thông báo, hướng dẫn dư luận, tập hợp và hướng dẫn quần chúng, tính chiến đấu mạnh mẽ, tính thẩm mĩ - giáo dục, tính hấp dẫn thuyết phục, ngắn gọn và biểu cảm. Tác giả còn nói đến việc đổi mới cách dùng từ và dùng khuôn mẫu biểu cảm trong báo chí, đây là một điều tiến bộ của Hữu Đạt khi đề cập đến phong cách báo chí. Trần Quang trong quyển “Làm báo lý thuyết và thực hành”, được xuất bản năm 2000 nêu các vấn đề về báo chí và báo chí học. Đây là một công trình công phu, đáng được ghi nhận. Tác giả đã trình bày những điểm giống và khác nhau giữa báo chí và khoa học, quan niệm hiện thực trong báo chí và trong khoa học, đối tượng nghiên cứu của báo chí học. Tiếp theo đó, Trần Quang đã đưa ra giải pháp để sử dụng ngôn ngữ trên báo có hiệu quả gồm: đòi hỏi tính chuẩn xác, bốn tiêu chuẩn để đạt sự rõ ràng - dễ hiểu (tính đơn giản, sắp xếp bố cục, ngắn gọn - súc tích, sự kích thích phụ) và mười ba điều khuyên khi viết tin. Cù Đình Tú với công trình “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (năm 2001) đã kết hợp trình bày hai nội dung: nội dung cơ bản và nội dung nâng cao về phong cách học. Được trình bày qua ba phần: thứ nhất là phần dẫn luận, phần lí thuyết chung soi đường cho sự nghiên cứu phong cách học, trong đó chú ý các vấn đề: đối tượng, những khái niệm cơ bản, phương pháp phân tích phong cách học; phần thứ hai đề cập đến các phong cách tiếng Việt, đây là phần đi vào nghiên cứu cụ thể. Tác giả trình bày hệ thống phong cách tiếng Việt, lần lượt miêu tả đặc điểm từng phong cách, chú ý quy luật nói, viết diễn ra trong các phong cách; thứ ba nói về đặc điểm tu từ của các đơn vị tiếng Việt. Nội dung trình bày ở phần này nhằm hai mục đích: một mặt nó cụ thể hóa thêm nội dung phong cách tiếng Việt. Ở phần thứ hai, mặt khác nó miêu tả đặc điểm tu từ của từng loại đơn vị tiếng Việt và chỉ ra quy luật sử dụng chúng trong phong cách. Tuy nhiên, một thiếu sót đáng tiếc là tác giả lại bỏ qua phong cách báo chí trong hệ thống các phong cách của tiếng Việt, xếp những thể loại đáng lí thuộc phong cách báo vào trong phong cách chính luận như: bình luận, phóng sự, điều tra,… Có thể GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 4 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE do ông đã dựa vào công trình cũ của mình là “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1983 mà bỏ qua sự xuất hiện của phong cách báo chí trong thời đại hiện nay. Không thể không nói đến sự đóng góp của Nguyễn Đức Dân qua công trình “Ngôn ngữ Báo chí – những vấn đề cơ bản” xuất bản năm 2007. Đây được xem là quyển sách gối đầu của các sinh viên chuyên ngành báo chí. Những kiến thức cơ bản của chuyên ngành được giới thiệu ở phần nội dung gồm bốn chương: đầu tiên là những vấn đề chung về báo chí, ngôn ngữ báo chí và nhà báo; tiếp đến, tác giả tiếp cận việc sử dụng ngôn ngữ ở khuôn tin, tiêu đề và đề dẫn; tiếp theo là việc nhận diện những thông tin chìm, hàm ý, ngụ ý trong phong cách báo chí; và cuối cùng, những cách diễn đạt thường gặp. Những vấn đề mà tác giả trình bày thật sự rất hữu ích đối với những người công tác trong lĩnh vực này. Trần Quang còn đóng góp cho khoa học báo chí quyển “Các thể loại báo chí chính luận” xuất bản năm 2007. Công trình này cung cấp cho người mới tập làm báo các phần tri thức cơ bản về các thể loại báo chí chính luận, trong đó bao gồm: những tiêu chí về thể loại, những đặc điểm cơ bản của mỗi thể loại, sự khác nhau của các dạng bài thuộc từng thể loại, công tác chuẩn bị để xây dựng một tác phẩm báo chí theo những quy tắc nhất định. Tác giả còn tiến hành đối chiếu, so sánh sự khác nhau giữa các thể loại, giúp cho người đọc nhận thức chính xác về từng thể loại để có thể dễ dàng trong việc ứng dụng. Ngoài ra ở các trường Đại học giáo trình viết về phong cách học và khoa học báo chí cũng khá phong phú. Xin nói về giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của TS Nguyễn Văn Nở. Giáo trình đã nêu lên định nghĩa, đặc trưng và đặc điểm của các phong cách chức năng trong đó có phong cách báo chí. Ở phần cuối giáo trình ông còn nêu lên đặc điểm tu từ của các phương tiện ngôn ngữ tiếng Việt gồm các lớp từ có chức năng tu từ đặc biệt, các biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (cấu tạo theo quan hệ liên tưởng và cấu tạo theo quan hệ kết hợp, trong đó có dẫn ngữ), phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp tiếng Việt và đặc điểm tu từ ngữ âm tiếng Việt. Bên cạnh đó, những công trình tìm hiểu chuyên sâu về dẫn ngữ thì có phần hạn chế. Dẫn ngữ xuất hiện trong các quyển sách phong cách học của các nhà nghiên cứu chỉ được nói đến sơ lược với tư cách là một trong các biện pháp tu từ: GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 5 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Bùi Tất Tươm (chủ biên) “Giáo trình tiếng Việt” (năm 1995) tiếp cận dẫn ngữ trong lĩnh vực phong cách học ở khía cạnh các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng. Khái niệm dẫn ngữ được nêu như sau: “Dẫn ngữ là biện pháp dùng những ngữ cố định, những châm ngôn, những điển cố, những văn thơ có giá trị, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của dân tộc, nhân loại để nâng cao hiệu lực biểu đạt tư tưởng, tình cảm và tăng cường sức hấp dẫn cho thơ văn”1. Theo khái niệm này tác giả chỉ đề cập dẫn ngữ trong khuôn khổ thơ văn nhưng nói chung vẫn nêu được những nét cơ bản khi xét dẫn ngữ được dùng trong phong cách báo chí. Sau đó tác giả đã trình bày sơ lược tác dụng của dẫn ngữ, gồm hai tác dụng chính là tăng cường tính hàm súc và biểu cảm. Còn Đinh Trọng Lạc đề cập trong “Phong cách học tiếng Việt” xuất bản năm 1999 đã đưa ra khái niệm dẫn ngữ cùng các chức năng của nó. Trong phần khái niệm tác giả đã nêu lên được sự hòa lẫn của dẫn ngữ “vào trong lời nói đang được trình bày, miêu tả để thay thế cho cách diễn đạt thông thường, trung hòa về tu từ học”2. Tác giả còn nhấn mạnh tác dụng của dẫn ngữ “làm cho lời nói thêm hàm súc, giàu hình tướng (trong thơ văn) hoặc tăng thêm sức thuyết phục (trong nghị luận)”3. Về chức năng ông đề cập đến hai chức năng là chức năng nhận thức và chức năng biểu cảmcảm xúc của dẫn ngữ. Tuy nhiên vấn đề dẫn ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ báo chí như thế nào thì chưa có nhà nghiên cứu nào khai thác. Vì thế người viết đã chọn đề tài này để góp một phần nhỏ sự tìm tòi của mình về tác dụng cũng như thực trạng của việc dùng dẫn ngữ trên báo chí hiện nay. Còn về các tiểu loại nhỏ của dẫn ngữ thì được nhiều công trình nghiên cứu như: Cù Đình Tú với những công trình ngôn ngữ nổi tiếng trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, năm 1983, ngoài việc nêu lên định nghĩa ông đã dựa vào chức năng để phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ông cho rằng “sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ thành ngữ có chức năng định danh sự vật, tình cảm, hành động còn tục ngữ là một thể loại sáng tác văn chương có chức năng thông báo”4. Ông 1 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995) - Giáo trình tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.244 Đinh Trọng Lạc (1999) - Phong cách học tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.257 3 Đinh Trọng Lạc (1999) - Phong cách học tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr 257 4 Cù Đình Tú (1983) - Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr.232 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 6 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE còn nói đến các đặc điểm tu từ của thành ngữ gồm màu sắc phong cách, sắc thái trừu tượng, biểu cảm, khái quát của thành ngữ tiếng Việt rất chi tiết. Và cuối cùng ông gọi thành ngữ là “đội quân tinh nhuệ của ngôn ngữ dân tộc”1. Năm 1995 Bùi Tất Tươm (chủ biên) “Giáo trình tiếng Việt” đưa ra khái niệm thành ngữ cùng việc phân biệt thành ngữ và quán ngữ. Theo ông “Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có nghĩa là nghĩa bóng, vừa hoàn chỉnh vừa có tính biểu cảm”2. Còn quán ngữ cũng là ngữ cố định nhưng “có cấu tạo và ngữ nghĩa không khác gì ngữ tự do được dùng nhiều trong lời nói như những “công thức” sẵn có”3. Đi vào phần đặc điểm, tác giả đã trình bày cấu tạo của thành ngữ về kết cấu, vần, đối và nghĩa của thành ngữ. Ông nhấn mạnh nghĩa của thành ngữ mang tính dân tộc cao. Tục ngữ được Nguyễn Thiện Giáp trình bày trong quyển “Từ và nhận diện từ tiếng Việt” xuất bản năm 1996. Về khái niệm “Tục ngữ là một cụm từ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử lao động của nhân dân lao động”4. Theo như khái niệm trên thì tác giả đã khẳng định chức năng thông báo của tục ngữ. Về đặc điểm thành phần cấu trúc, nội dung chức năng biểu hiện cũng được ông làm sáng rõ. Năm 2002 Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia trong công trình nghiên cứu đồ sộ “Tổng hợp văn học dân gian người Việt” gồm 19 tập đã sơ lược quá trình hình thành và phát triển cũng như đặc điểm của các thể loại dân gian như tục ngữ, ca dao, vè, truyện ngụ ngôn… ở đầu mỗi tập. Và sự tập hợp theo loại rất công phu của từng loại theo từng tập. Qua bộ sách này ta sẽ thấy được sự phong phú của văn học dân gian người Việt. Hoàng Văn Hành với “Thành ngữ học tiếng Việt” (năm 2004) nêu lên khái niệm thành ngữ theo cách hiểu thông thường “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”5 và đi vào phân tích những đặc điểm của thành ngữ. Ông cũng đi phân biệt thành ngữ với tục ngữ dựa vào hai đặc trưng cơ bản về cấu tạo và nghĩa để tránh sự nhầm lẫn giữa hai tiểu loại này. 1 Cù Đình Tú (1983) - Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt - NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr.234 2 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995) - Giáo trình tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.88 3 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995) - Giáo trình tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.88 4 Nguyễn Thiện Giáp (1996) - Từ và nhận diện từ tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr.174 5 Hoàng Văn Hành (2004) - Thành ngữ học tiếng Việt - NXB Khoa học Xã hội, tr.37 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 7 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” (năm 2005) đã nêu định nghĩa thành ngữ “là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa”1. Đặc biệt nhấn mạnh nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm cao. Nhóm tác giả này dựa vào cơ chế cấu tạo để phân loại thành ngữ ra làm hai loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Bên cạnh đó cũng tiến hành phân biệt thành ngữ với quán ngữ. Cùng những công trình nghiên cứu về điển như “Điển tích chọn lọc” của Mộng Bình Sơn đã giải thích về nội dung và yếu tố lịch sử để hình thành những điển tích tiêu biểu. Thêm vào đó những quyển sách hay về danh ngôn cũng được người viết khai thác khi thực hiện đề tài này. Cùng với tập hợp các bài viết của báo Sài Gòn Giải Phóng online từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011. 3. Mục đích yêu cầu Luận văn “Dẫn ngữ trên báo Sài Gòn Giải Phóng online” khi hoàn chỉnh sẽ:  Đạt được tính hệ thống từ việc lập đề cương đến khi tiến hành tập hợp, phân loại ngữ liệu tìm thấy trên báo Sài Gòn Giải Phóng online.  Thấy được tác dụng của việc dùng dẫn ngữ trong việc biểu hiện nội dung cũng như vài nét về giá trị nghệ thuật trong những bài viết thuộc lĩnh vực báo chí.  Nhận xét và đánh giá hợp lí về việc sử dụng dẫn ngữ trên báo Sài Gòn Giải Phóng online. Qua quá trình làm việc người viết có thể học hỏi ít nhiều cách sử dụng dẫn ngữ sao cho thích hợp, đạt được hiệu quả. Việc này rất hữu ích cho giao tiếp trong cuộc sống và khi tác nghiệp sau này. 4. Phạm vi nhiên cứu Dẫn ngữ là một khái niệm tương đối mới, lại bao hàm trong nó nhiều tiểu loại nhỏ nên có thể nói đây là một đề tài tương đối rộng. Điều này sẽ gây khó khăn cho người nghiên cứu nếu muốn chiếm lĩnh nó một cách trọn vẹn. Nên người nghiên cứu chỉ đi sâu tìm hiểu những tiểu loại được dùng phổ biến về mặt nội dung và giá trị sử 1 Mai Ngọc Chừ -Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2005) - Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt - NXB Giáo Dục, tr 157. GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 8 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE dụng. Còn những tiểu loại nhỏ, có tần số xuất hiện thấp sẽ điểm sơ vài nét chính để người đọc tham khảo thêm. Vì thời gian cho một đề tài luận văn là có hạn cho nên người viết chỉ tiến hành nghiên cứu trong khuôn khổ những dẫn ngữ đã thu thập được trên báo Sài Gòn Giải Phóng online cập nhật từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi bắt tay vào một công trình nghiên cứu nào đó, để đạt kết quả người nghiên cứu bước đầu phải xác định hướng đi và những phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Hiểu rõ điều đó, người viết đã xác định và tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài này theo quy trình và sử dụng những phương pháp sau. Đầu tiên, người viết lập thư mục nghiên cứu và tìm các công trình, tài liệu có liên quan đến đề tài và tiến hành tập hợp dữ liệu. Tiếp theo, ở bước tập hợp ngữ liệu trên báo Sài Gòn Giải Phóng online để nghiên cứu, người viết đã thống kê bằng cách lập bảng. Sau đó dùng phương pháp phân loại để sắp xếp ngữ liệu theo từng tiểu loại để thuận tiện trong quá trình làm việc. Trong giai đoạn sau, người viết dùng hệ thống phương pháp phân tích - tổng hợp để tìm thấy chức năng, giá trị của việc dùng dẫn ngữ trên báo nói chung và báo Sài Gòn Giải Phóng online nói riêng. Đồng thời hệ thống phương pháp so sánh của việc dùng và không dùng dẫn ngữ để có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về đặc trưng bản chất của việc sử dụng dẫn ngữ. GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 9 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 1.1.1 Khái niệm Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phong phú, đa dạng của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Tùy vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp…mà ta có cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Từ thực tế trên tiếng Việt đã hình thành những phong cách chức năng như: phong cách khẩu ngữ, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn chương và phong cách ngôn ngữ báo chí. Sau đây ta sẽ đi sâu nghiên cứu phong cách ngôn ngữ báo chí để làm rõ khái niệm, đặc trưng, chức năng, đặc điểm của phong cách này. Theo Hữu Đạt thì “Phong cách báo chí là một phong cách chức năng được sử dụng hàng ngày trên các báo, tạp chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc”1. Hay Dương Xuân Sơn đã nêu lên khái niệm về thể loại báo như sau: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện, và có thể chứa đựng được nội dung hình thức bài báo cần trình bày.”2 Còn Đinh Trọng Lạc thì cho rằng: “Phong cách báo chí - công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí - công luận. Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)…tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Phong cách báo chí-công luận dựa chủ yếu trên kiểu viết - phi nghệ thuật, nhưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng - nghệ thuật của lời nói. Yếu tố cá tính đóng vai trò quan trọng.”3 1 Hữu Đạt (2000)-Phong cách học và các chức năng tiếng Việt-Nxb. Văn hóa-Thông tin. Dương Xuân Sơn (2004)- Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật-Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 3 Đinh Trọng Lạc (chủ biên)(2006) - Phong cách học tiếng Việt - Nxb. Giáo Dục. 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 10 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Nói chung có khá nhiều khái niệm về phong cách ngôn ngữ báo chí, có thể rút ra các nét chung giữa các khái niệm: là phong cách giao tiếp nghi thức, dùng để truyền tải thông tin phục vụ công chúng. Và theo chúng tôi thì quan niệm của Đinh Trọng Lạc là đầy đủ và khái quát . Báo chí bao gồm nhiều loại như: nhật báo, tuần báo, nội san, đặc san…Trong đó đăng tải các văn bản thuộc phong cách báo chí: -Văn bản cung cấp tin tức: tin ngắn, tin tổng hợp, tin nhanh, phóng sự, điều tra, phỏng vấn… -Văn bản phản ánh công luận: ý kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc, tiểu phẩm… -Văn bản thông tin quảng cáo: nhắn tin, thông báo, rao vặt, quảng cáo… 1.1.2 Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí 1.1.2.1 Tính thời sự Khi nhịp sống thời đại ngày càng trở nên gấp gáp thì nhu cầu về thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng là điều tất yếu. Để đáp ứng nhu cầu của đọc giả nhiều tờ báo ra đời, phát hành nhiều dạng thức khác nhau như: báo sáng, báo chiều, tin giờ chót,…và báo online dùng để cập nhật tin tức liên tục các thời điểm trong ngày nhằm đưa thông tin đến với đọc giả sớm nhất. Đây là một đặc trưng nổi bật của phong cách ngôn ngữ báo chí. Có thể nói tính thời sự quyết định sự tồn vong của các tờ báo. Những thông tin nóng bỏng được mọi người quan tâm sẽ thu hút người đọc, còn ngược lại thì tờ báo đó sẽ dần bị vùi lấp bởi những tờ báo có ưu thế về điểm này. Chẳng hạn như thông tin về việc biến đổi khí hậu và hậu quả của nó là các thảm họa thiên tai xảy ra trên khắp thế giới là vấn đề mang tính thời sự, được rất nhiều người chú ý. Do đó, các báo đã khai thác, đưa tin một cách nhanh nhất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đọc giả. 1.1.2.2 Tính trung thực Nhiệm vụ chủ yếu của báo chí là truyền tải thông tin và yêu cầu đặt ra là thông tin phải đúng, khách quan, chính xác. Người đưa tin sẽ phải chịu trách nhiệm về những tin tức mà mình đăng tải. Do đó, nhà báo phải trung thực và tôn trọng từ những sự kiện của thực tế khách quan đến trung thực với chính bản thân mình. Cẩn trọng từ khâu lấy tin cho đến khi phát hành tin. Hạn chế, tránh tối đa việc đưa tin sai hay thêm thoắt bất cứ vì mục đích nào. Nếu GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 11 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE có nhầm lẫn thì phải đính chính kịp thời nhưng mỗi lần như vậy sẽ làm mất uy tính của tờ báo, giảm sự tin tưởng của đọc giả. Ví dụ như thông tin mà một số báo chí Việt Nam đăng thiếu chính xác về chuyện ăn bưởi gây ung thư đã được dịch từ BBC News và báo Daily Mail (Anh) ngày 16/7/2007, vốn có xuất xứ từ một nghiên cứu đăng trên tập san Ung thư của Anh (British Journal of Cancer) ngày 10/7/2007 đã gây hoang mang cho người tiêu dùng Việt Nam và nhất là gây thiệt hại về vật chất cho những người trồng bưởi trong nước. Đúng là chỉ cần một chút sai sót trong nghề làm báo cũng gây ra những hậu quả khôn lường. 1.1.2.3 Tính chiến đấu Báo chí là công cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, một đảng phái, một tổ chức. Không chỉ có trong thời chiến tính chiến đấu mới tồn tại mà ngay cả thời bình tính chiến đấu thể hiện ở chỗ phấn đấu vì mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Là đấu tranh giành quyền lợi bình đẳng, hợp pháp. Đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, tiến bộ và lạc hậu, tích cực và tiêu cực,…Tất cả các khâu từ thu thập tin và đưa tin điều phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị đúng đắn, cho lẽ phải. Ví dụ như nhiều nhà báo đã đưa tin về nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra trên khắp nước ta để người dân có thể nhận thức và hiểu rõ tác hại của những hủ tục lạc hậu. Tính chiến đấu được hình thành từ những cách lập luận đanh thép, các biện pháp sử dụng từ ngữ nhằm châm biếm, công kích, tiến tới phủ định đối phương. Trong đó việc xây dựng các hình ảnh tương phản, các mệnh đề khẳng định và phủ định chiếm một vai trò quan trọng. Tính chiến đấu trong phong cách báo thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như: phủ định đối phương hay châm biếm, đả kích nhằm hạ uy thế đối phương. 1.1.2.4 Tính hấp dẫn Khi đã có thông tin việc còn lại là phải làm cho người đọc tiếp nhận nó một cách nồng nhiệt nhất. Trong một tờ báo người đọc không phải lúc nào cũng đọc hết các tin mà tờ báo đăng tải. Người đọc sẽ lướt mắt và tìm đến những mẫu tin được xem là “giật gân”, hấp dẫn. Do đó, người đưa tin phải trình bày tin tức sao cho thu hút, khêu gợi sự tò mò, hứng thú của đọc giả.Tính hấp dẫn là một vũ khí tăng sức cạnh tranh một cách công bằng giữa các tờ báo. Điều này phụ thuộc vào cả hai mặt hình thức và nội dung: GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 12 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Về hình thức: Ngay ở tiêu đề của mỗi tin phải gây được sự chú ý cho đọc giả, cách thức trình bày như kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, hình ảnh kèm theo bài báo phải tạo được ấn tượng với đọc giả, ngôn ngữ phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc. Ngay cả các tin phát thanh thì giọng đọc của các phát thanh viên cũng đóng vai trò quyết định. Ví dụ: Để đưa tin về đồng lương thấp của giáo viên báo Sài Gòn Giải Phóng online đã có bài viết với tiêu đề “Lương giáo viên thời bão giá - Cận chuẩn... nghèo”1 tuy là chuyện không có gì mới nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của đọc giả bằng việc dùng một tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ “bão giá” dấu “-”, “…” đúng chỗ, đầy dụng ý. Trong khi giá cả ngày càng tăng cao thì mức lương của giáo viên gần với mức thu nhập của người ở chuẩn nghèo thì thật là khó chấp nhận được. Đối với nội dung: Tin tức phải luôn mới, đa dạng, phong phú, những vấn đề nóng bỏng của xã hội, để thu hút được sự quan tâm của mọi người. 1.1.3 Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí Đi xem xét từng bình diện ngôn ngữ ta thấy ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm sau: 1.1.3.1. Về ngữ âm Đối với các đài phát thanh, truyền hình trung ương thì các phát thanh viên phải hướng đến phát âm chuẩn mực. Khi đọc tin phải đọc rõ ràng, tốc độ vừa phải, không nhầm lẫn và sử dụng ngữ điệu sao cho truyền cảm. Còn các đài địa phương, khu vực có thể chấp nhận ở chừng mực nhất định những biến thể phát âm mang phong cách của vùng, miền. 1.1.3.2. Về từ ngữ Đòi hỏi đầu tiên, do báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên từ ngữ được dùng phải là từ toàn dân, có tính thông dụng cao để mọi người ai cũng có thể đọc và hiểu. Thứ hai, từ ngữ trong phong cách báo chí phải trong sáng, rõ ràng, cô đọng và súc tích. Từ ngữ trong các loại văn bản báo chí khác nhau cũng có điểm khác nhau: Từ ngữ trong các bài đưa tin phần lớn là lớp từ chuyên dùng trong lĩnh vực hoạt động chính trị của nhà nước, đoàn thể. 1 Bài viết “Lương giáo viên thời bão giá - Cận chuẩn... nghèo” trên mục giáo dục, ngày 22/12/2010 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 13 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Ví dụ: “Chiều 14-12, lễ đón chính thức Chủ tịch QH Damingiin Demberel và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đại biểu cấp cao QH Mông Cổ được tổ chức trọng thể tại Trụ sở Quốc hội. Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng và phu nhân chủ trì lễ đón.”1 Từ ngữ trong các tin quảng cáo thường sử dụng tên sản phẩm và các tính từ chỉ phẩm chất, công dụng. Ví dụ: “Khẩu trang GP: Không sợ bụi, không sợ mùi hôi, không sợ dịch cúm” Từ ngữ trong các bài phỏng vấn, phóng sự thì thường là những từ thuộc lĩnh vực được đề cập. Ví dụ: Bài phỏng vấn “Kiểm soát tăng giá 2011 - Áp lực ngày càng lớn”, thuộc lĩnh vực kinh tế nên sử dụng nhiều từ thuộc lĩnh vực này. “Năm nay, theo lộ trình nhiều mặt hàng sẽ phải trả lại theo giá thị trường. Theo Bộ Tài chính, đến nay, nhiều mặt hàng về cơ bản đã theo nguyên tắc thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hàng như điện, xăng dầu các doanh nghiệp chưa được phép tính đủ các chi phí đầu vào, vẫn còn bao cấp qua giá cho toàn xã hội khiến các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này còn gặp khó khăn, làm méo mó hệ thống giá chung và hạch toán kinh tế của các ngành. Dù giá điện, xăng dầu đã được điều chỉnh nhưng thực tế giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào này vẫn chưa đủ bù đắp những chi phí thực tế. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, chỉ tiêu kiềm chế lạm phát 7% năm nay là mục tiêu bất khả thi.”2 Thứ ba, một đặc điểm nổi bật nữa là việc sử dụng lớp người được cấu tạo đặc biệt, có màu sắc biểu cảm - cảm xúc rõ rệt và màu sắc tu từ học chức năng. Có tìm nét nghĩa mới của từ, cách mở rộng ý nghĩa của từ thường đem lại tính chất bình giá rõ rệt và mang màu sắc báo chí đậm nét. Xu hướng luôn đi tìm nét nghĩa mới của từ trở thành một nguyên tắc dùng từ của phong cách này. Ví dụ: từ “bò” là một từ có hai nghĩa chính: thứ nhất chỉ một loài động vật nhai lại, chân hai móng, sừng rỗng và ngắn, lông thường vàng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay sữa; nghĩa thứ hai, chỉ sự di chuyển của động vật hoặc người ở tư thế áp bụng xuống, bằng những cử động của toàn thân hoặc những chân hết sức ngắn. Nhưng trong 1 Bài viết “Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đón, hội đàm với Chủ tịch QH U-crai-na V.Lít-vin” trên mục chính trị, ngày 15/12/2010 2 Bài viết "Kiểm soát tăng giá 2011 - Áp lực ngày càng lớn” trên mục kinh tế, ngày 21/3/2011 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 14 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE bài báo “Xe buýt ngày càng xuống cấp” thì từ “bò” ở đây được dùng với sự mở rộng nghĩa của từ để nhấn mạnh sự xuống cấp đến mức tệ hại của xe buýt. “Những hình ảnh mà người dân dễ dàng nhìn thấy những chiếc xe buýt rệu rã “bò” trên đường phố hiện nay là: thùng xe móp méo, sơn bong tróc, ghế ngồi rách nát, kính bể dán băng keo nham nhở, máy lạnh xe có xe không, mỗi khi xe đề ba chạy khói đen mù trời.”1 Thứ tư, mối tương quan giữa những từ ngữ diễn cảm và những từ ngữ dùng theo khuôn mẫu có tính năng động và linh hoạt. Sau khi xuất hiện trong một hoàn cảnh lời nói nhất định, những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau, sẽ mất dần tính sắc sảo và chuyển sang những từ ngữ khuôn mẫu. Thứ năm, phong cách ngôn ngữ báo chí còn dùng nhiều từ có màu sắc trang trọng và nhiều từ mang thái độ bình giá phủ định. Ví dụ sau có sử dụng những từ mang màu sắc trang trọng: “Tối cùng ngày, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng chủ trì chiêu đãi chào mừng Chủ tịch QH Damingiin Demberel và đoàn đại biểu cấp cao QH Mông Cổ.” 2 Thứ sáu, nét khác biệt giữa phong cách báo chí với các phong cách khác ở chỗ nó có một lớp từ riêng, những từ ngữ thuộc chuyên ngành báo chí như: phóng viên, biên tập viên, tòa soạn, tin ngắn… Ngoài ra, để tiện cho việc đưa tin nhanh ta thấy xuất hiện nhiều từ viết tắt ở phong cách này. Ví dụ: (1) “Theo Tân Hoa xã, lúc 23 giờ đêm 19-12 (giờ Việt Nam) HĐBA LHQ đã tổ chức cuộc họp kín về tình hình căng thẳng ở Bán đảo Triều Tiên.”3 (2) “Thực tế cho thấy, PVN hiện đang gánh vác một sứ mệnh vô cùng to lớn. Là trụ cột, là đầu tàu của nền kinh tế, PVN còn đảm nhận vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ, nỗ lực đảm bảo các chương trình an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an sinh xã hội trên địa bàn toàn quốc.”4 1 Bài viết “Xe buýt ngày càng xuống cấp” trên mục xã hội, ngày 25/12/2010. Bài viết “Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đón, hội đàm với Chủ tịch QH U-crai-na V.Lít-vin” trên mục chính trị, ngày 15/12/2010. 3 Bài viết “CHDCND Triều Tiên nâng mức sẵn sàng chiến đấu” trên mục chính trị, ngày 20/12/2010. 4 Bài viết “Sức mạnh của đồng tâm hiệp lực” trên mục kinh tế, ngày 19/01/2011. 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 15 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE 1.1.3.3. Về cú pháp Phong cách ngôn ngữ báo chí thường lặp đi lặp lại một kiểu câu nhất định. Tùy theo từng loại văn bản báo chí sẽ có những kiểu cấu trúc cú pháp được sử dụng nhiều. Ví dụ: tin quảng cáo thường sử dụng câu đơn, bài đưa tin thường sử dụng câu ghép… Mỗi kiểu câu có một chức năng, vai trò riêng được người viết dùng để diễn đạt những nội dung cụ thể nhằm mục đích nhất định. Đầu tiên là câu khuyết chủ ngữ nêu sự kiện, thường chỉ được dùng ở những phạm vi nhất định. Được dùng nhiều ở đầu các bản tin, bản thông báo. Ví dụ: “Triển khai kế hoạch phòng chống cháy rừng mùa khô”1 Tiếp theo câu có đề ngữ làm bật nổi thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức. Ví dụ: “Bình Định: Ông Mai Thanh Thắng, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh”2 Kế đến câu có nhiều thành phần tách biệt được in thành dòng riêng, bằng những con chữ khác nhau, để nhấn mạnh các nội dung thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức. Ví dụ: “Khu vực TPHCM trong những tháng cao điểm mùa khô tới mỗi ngày thiếu gần 6 triệu kWh. Đó là nội dung Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC) đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch cung cấp điện năm 2011”3. Đây là phần tin được dùng làm phần đầu đề bài viết “Mùa khô 2011: Thiếu điện gay gắt” với kiểu chữ khác và được in đậm đã thu hút được sự chú ý của người đọc. Còn những câu đơn được phát triển kết hợp lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp để cô đúc và tăng sức thuyết phục của thông tin. Ví dụ: “Nam, một sinh viên Trường ĐH Thể dục Thể thao, cho biết: “Các điểm ghi kèo hầu như hoạt động công khai, nhiều nơi còn mở thêm dịch vụ cầm đồ ngay bên cạnh để sinh viên nhanh chóng kiếm được tiền tham gia các kèo cá độ”. Cũng theo Nam, tuy giải đấu mới khai mạc được hơn 10 ngày, chưa đi hết lượt trận thứ hai của 1 Bài viết “Cà Mau: Triển khai kế hoạch phòng chống cháy rừng mùa khô” trên mục xã hội, ngày 22/12/2010 Bài viết “Bình Định: Ông Mai Thanh Thắng, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Tỉnh ủy, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh” trên mục xã hội, ngày 19/3/2011 3 Bài viết “Mùa khô 2011: Thiếu điện gay gắt” trên mục xã hội, ngày 22/01/2011. 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 16 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE vòng đấu bảng nhưng điện thoại di động và laptop ký gửi ở nhiều tiệm cầm đồ đã lên đến con số hàng trăm.”1 Ngoài ra những yếu tố diễn cảm của cú pháp, những cách diễn đạt làm bật nổi trung tâm thông tin cũng được khai thác. Đặc điểm nổi bật của cú pháp trong phong cách báo là việc sử dụng những yếu tố khuôn mẫu, những công thức hành văn nhất định. 1.1.3.3. Về kết cấu Những đầu đề được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hấp dẫn người đọc, có khả năng thâu tóm hết toàn bộ nội dung của bài. Những mẫu tin khô khan vẫn có thể trở nên sinh động hấp dẫn với những đầu đề biểu cảm, gợi tò mò. Ví dụ: (1) “Căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên”2 (2) “Vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia”3 (3) “Wikileaks khuynh đảo thế giới”4 Văn bản cung cấp thông tin thường được tổ chức theo những khuôn mẫu nhất định. Điều đó giúp cho việc đăng tải và tiếp nhận thông tin được dễ dàng. Ví dụ: Ngày…người phát ngôn Bộ ngoại giao…cho biết... Vào lúc…tại...đã xảy ra vụ tai nạn giao thông ngiêm trọng làm…người chết…người bị thương. Điều đáng nói là mỗi thể loại báo cụ thể có những đặc trưng về kết cấu riêng. 1.1.4 Chức năng của phong cách ngôn ngữ báo chí Cơ bản phong cách ngôn ngữ báo chí có ba chức năng nổi bật là thông báo, tác động và chức năng thuyết phục. 1.1.4.1. Chức năng thông báo Vì báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Không có thông tin con người không thể tồn tại và phát triển hài hòa. Con người trong cuộc sống hàng ngày thông qua giao tiếp để trao đổi về mọi mặt. Không có báo chí con người vẫn trao đổi được với nhau nhưng nhờ báo chí con người sẽ tiếp cận được thông tin mình quan tâm 1 Bài viết “Cá độ hoành hành làng Đại học” trên mục xã hội, ngày 26/6/2010. Bài viết “10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2010” trên mục thế giới, ngày 20/12/2010. 3 Bài viết “10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2010” trên mục thế giới, ngày 20/12/2010. 4 Bài viết “10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2010” trên mục thế giới, ngày 20/12/2010. 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 17 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con người càng lớn, báo chí trở thành một công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó. Đây là chức năng đầu tiên, cơ bản của báo chí. Để thực hiện được chức năng này ngôn ngữ báo phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Điều đòi hỏi ở người đưa tin là phải gạt bỏ những cảm xúc cá nhân và thông tin đưa đến đọc giả phải lành mạnh, có ích. 1.1.4.2. Chức năng tác động Trước một sự kiện đưa lên trên mặt báo thì bao giờ trong tâm lí của người đọc cũng có sự phản hồi lại. Vì thế báo chí phải đảm nhiệm một nhiệm vụ to lớn là hướng người đọc tới cách nhìn, thái độ đúng đắn, tích cực với vấn đề được đặt ra. Phải giúp người đọc nắm rõ, hiểu được bản chất, sự thật, để phân biệt đâu là chân lí, đâu là giả tạo…để từ đó người đọc có thể ủng hộ hay phản đối. 1.1.4.3. Chức năng thuyết phục Khi thực hiện chức năng tác động, báo chí đã tự nó có sức quy tụ bạn đọc về phía mình. Nói cách khác, khi chúng ta chấp nhận thông tin được đăng tải thì xem như bài báo đã thực hiện thành công chức năng thuyết phục vốn có của báo chí. Điều đó tạo ra những sức mạnh tinh thần to lớn, trong điều kiện lịch sử cụ thể có thể sẽ chuyển hóa thành sức mạnh vật chất. Báo chí đã dùng những nội dung, lí lẽ, dẫn chứng…để thực hiện chức năng này. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ DẪN NGỮ 1.2.1. Khái niệm: Một số nhà nghiên cứu đã nêu lên định nghĩa về dẫn ngữ trong các công trình nghiên cứu của mình như: Bùi Tất Tươm định nghĩa “Dẫn ngữ là biện pháp dùng những từ ngữ cố định, những châm ngôn, những điển cố, những văn thơ có giá trị, ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của dân tộc, nhân loại để nâng cao hiệu lực biểu đạt tư tưởng, tình cảm và tăng cường sức hấp dẫn, thuyết phục cho thơ văn.” 1 Còn Đinh Trọng Lạc đề cập về định nghĩa dẫn ngữ thì cho rằng “Dẫn ngữ là phương tiện tu từ bao gồm những thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, điển cố hoặc thơ 1 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995)- Giáo trình tiếng Việt-Nxb. Giáo dục. GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 18 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE văn có giá trị được dùng hòa lẫn vào lời nói thêm hàm súc, giàu hình tướng (trong thơ văn) hoặc thêm sức thuyết phục (trong nghị luận).”1 Theo TS Nguyễn Văn Nở tiếp cận khái niệm dẫn ngữ theo phương diện là một biện pháp tu từ được cấu tạo theo quan hệ kết hợp như sau: “Dẫn ngữ là biện pháp dùng điển cố, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn hoặc thơ văn có giá trị, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống ngôn ngữ và cuộc sống tinh thần của một tập thể người nhằm thuyết minh một vấn đề mới, biểu hiện một tư tưởng, tình cảm mới, làm cho cách kiến giải của người nói, người viết thêm thuyết phục.”2 Tóm lại, dẫn ngữ là một biện pháp tu từ dùng các yếu tố dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hay những điển tích, điển cố, những câu danh ngôn, trích dẫn thơ văn có giá trị được dùng hòa lẫn vào lời nói (bài viết) đang được trình bày miêu tả, để thay thế cho cách diễn đạt thông thường, nhằm làm cho lời nói thêm hàm súc, giàu hình tượng, tăng thêm sức thuyết phục, góp phần làm nên màu sắc phong cách của tác giả. 1.2.2. Phân loại Có thể có nhiều cách phân loại, nhưng ở đây người viết dựa vào nguồn gốc để phân chia dẫn ngữ thành các tiểu loại sau: Dẫn ngữ bắt nguồn từ những yếu tố dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao, vè…) Dẫn ngữ bắt nguồn từ văn học (dùng điển, trích thơ, văn…) Dẫn ngữ bắt nguồn từ lịch sử cuộc sống (danh ngôn, những câu nói có ý nghĩa của những người nổi tiếng…) Do phạm vi nghiên cứu của một luận văn có giới hạn nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những tiểu loại được sử dụng phổ biến như: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, điển cố - điển tích, danh ngôn và trích dẫn thơ văn. 1.2.2.1. Thành ngữ 1.2.2.1.1. Khái niệm Thành ngữ là một vấn đề được nhiều người quan tâm và bắt tay nghiên cứu. Vì thế nên cũng có khá nhiều định nghĩa về nó. Sau đây là một vài ý kiến của những người đi trước: 1 2 Đinh Trọng Lạc (chủ biên)(2006)-Phong cách học tiếng Việt-Nxb. Giáo dục. Nguyễn Văn Nở (2004)- Giáo trình Phong cách học tiếng Việt. GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 19 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI Luận văn tốt nghiệp: DẪN NGỮ TRÊN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG ONLINE Theo Bùi Tất Tươm thì “Thành ngữ là những ngữ cố định có cấu tạo gọt giũa, có nghĩa là nghĩa bóng, vừa hoàn chỉnh vừa có tính biểu cảm”. 1 Còn theo Phạm Văn Bình “Thành ngữ là những cụm từ đã được tu từ và thường có những hình ảnh dùng để thay thế những từ ngữ thông thường nhằm làm tăng hiệu quả diễn đạt của câu văn, lời nói”.2 Các ông Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến thì cho rằng “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc gợi cảm”.3 Nói chung, tuy mỗi người có quan điểm và cách lập luận khác nhau nhưng chung quy ta có thể hiểu: thành ngữ là một tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định) tương đối bền vững về hình thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Nghĩa của thành ngữ còn vượt xa nghĩa của từ diễn đạt tương đương với nó về sự bóng bẩy, gợi cảm. Ví dụ: “vắt cổ chày ra nước”, “ mười voi không còn bát nước xáo”, “chuột cắn chân mèo”, “lên voi xuống chó”,… 1.2.2.1.2. Đặc điểm Một là, tính biểu trưng: đa số các thành ngữ đều dùng những hình ảnh cụ thể, vật thực, việc thực gần gũi với đời sống để làm biểu tượng cho những hiện tượng, tính chất có tính khái quát hơn. Ví dụ: thành ngữ “đĩa đeo chân hạc” từ hai con vật có thể nói là quen thuộc là “đĩa” và “hạc” dùng làm yếu tố biểu trưng để nói lên sự không cân xứng về ngoại hình, địa vị, tài sản…của hai đối tượng được ám chỉ. Hai là, tính hình tượng và tính cụ thể: Tính hình tượng của thành ngữ là sự tái hiện lại các hình ảnh về sự vật, hiện tượng một cách độc đáo để gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe, người đọc. Từ đó có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa mà hình ảnh đó mang lại. Ví dụ: thành ngữ “thẳng ruột ngựa” được hình thành nhờ vào sự quan sát các con vật quen thuộc, mà ở đây là con ngựa. Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò nhưng bộ máy tiêu hóa lại khác xa. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hóa được 1 Bùi Tất Tươm (chủ biên) (1995)- Giáo trình tiếng Việt-Nxb. Giáo dục. Phạm Văn Bình (2003)- Thành ngữ tiếng Việt-Nxb. Đại học sư phạm. 3 Mai Ngọc Chừ-Vũ Đức Nghiệu-Hoàng Trọng Phiến (2005)- Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt-Nxb. Giáo dục. 2 GVHD: Ths NGÔ THỊ BẢO CHÂU 20 SVTH: NGUYỄN THỊ HẰNG NI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng