Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đàn ghi ta của lorca_full_cô hoàng nhung (2)

.PDF
14
504
145

Mô tả:

5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung ĐÀN GHI TA CỦA LORCA_THANH THẢO Giáo viên: Hoàng Nhung- 5star.edu.vn ★★★★★ Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Về tác giả: a. Vị trí, vai trò: - Nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung - Lá cờ đầu của phong trào cách tân thơ Việt sau 1975 - Là ông hoàng của trường ca (Chu Văn Sơn) - Nhà thơ tiêu biểu của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực ở Việt Nam b. Cuộc đời - Sinh năm 1946, tên khai sinh Hồ Thành Công, quê ở Quảng Ngãi - Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Tham gia cách mạng, kháng chiến chống Mỹ, công tác ở chiến trường miền Nam - Tên tuổi được biết đến từ những tác phẩm: + Trường ca Những người đi tới biển (1977) + Dấu chân qua trảng cỏ (1980) + Khối vuông ru-bích (1985) - Được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 c. Phong cách + Trước 1975: Nhà thơ- Chiến sĩ, làm thơ phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. Tiếng thơ hăm hở, nhập cuộc thể hiện cảm hứng anh hùng ca. + Sau 1975: Nhiều suy tư, trăn trở của người trí thức trẻ, quan tâm đặc biệt đến những nghệ sĩ có khí phách, tài năng nhưng số phận ngang trái (Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu, Ê xi nhin, Lorca….) 2. Về tác phẩm a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác - Được rút từ tập Khối vuông rubic (1985) - Là kết quả của những ấn tượng và nhận thức sâu sắc của Thanh Thảo về Lorca. - Thanh Thảo cho biết: Bài thơ được viết liền một mạch, trong một khoảng thời gian rất ngắn, khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ, nhạc của Lorca…bài thơ này như một khúc hát tưởng niệm ông. b. Về nhân vật trung tâm: Gaxia Lorca - Người nghệ sĩ- chiến sĩ tài hoa mà bạc mệnh. + Người nghệ sĩ: Lorca là người nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh, thần đồng, đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, soạn kịch, đạo diễn… + Người chiến sĩ: Đấu tranh chống lại nền nghệ thuật già nua, cũ kĩ của TBN đương thời. Chiến sĩ đấu tranh cho tự do, chống lại phe độc tài thân phát xít. + Chết cái chết đau đớn, bi phẫn để lại niềm xót đau, sự mất mát khôn tả cho nghệ thuật, văn hóa TBN và cho cả dân tộc TBN. - Vị trí: Là một trong 10 nhà thơ lớn nhất thế giới thế kỉ XX - Đời tư: Người yêu là một cô gái digan (Anna Maria), sau khi Lorca mất cô cũng không lấy ai. Có thông tin về giới tính thật của Lorca (đồng tính) c. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung - Nhan đề: Xoáy vào đối tượng trung tâm và nêu bật mối quan hệ giữa hai đối tượng - Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” + Xuất xứ: Được rút ra từ bài thơ Ghi nhớ của Lorca như một lời di chúc cuối cùng của ông + Ý nghĩa: “chôn” là hành động vùi lấp, chôn cất, dứt khoát lìa bỏ. Chôn cây đàn là chôn vùi những thứ đã cũ, đã có của Lorca để thay bằng những cách tân mới (Lorca chết cũng là sự chấm dứt sự nghiệp nghệ thuật của ông). Đây là quan điểm tiến bộ vượt thời đại của một người nghệ sĩ thiên tài. d. Bố cục (3 phần) - 6 câu thơ đầu : Xuất hiện hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ cách tân tự do, cô đơn - 12 câu tiếp: Lorca với cái chết bi tráng - Còn lại: Suy tư của tác giả về sự bất tử của Lorca và nghệ thuật e. Đề tài: Tiếng nói chi âm chi kỉ - Đề tài được Thanh Thảo rất hay khai thác rất nhiều - Thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm hoàn toàn, tuyệt đối với tác giả - Sự kết nối Đông- Tâ II. ĐỌC- HIỂU BÀI THƠ 1. Sự xuất hiện của Lorca- người nghệ sĩ cách tân tự do, cô đơn “những tiếng đàn bọt nước Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt li-la-li-la-li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” a/ Hai câu thơ đầu: “những tiếng đàn bọt nước Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt” Những tiếng đàn bọt nước - Tiếng đàn: biểu tượng đa nghĩa Tây Ba Nha áo choàng đỏ gắt - + Nghệ thuật nói chung + Nghệ thuật Tây Ba Nha, đất nước Tây Ban Cầm + Nghệ thuật của Lorca gắn liền với cây đàn ghi ta Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn Áo choàng đỏ: biểu tượng đa nghĩa + Lễ hội đấu bò tót: Nét văn hóa truyền thống TBN, phông nền cho Lorca xuất hiện + “gắt”: Hiện thực khốc liệt ở TBN, TBN như đấu trường sinh tử, đối lập: tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Âm thanh có hình khối, tiếng đàn có hình bọt nước. - Bọt nước: Biểu tượng đa nghĩa + Qua những cảm nhận của thị giác là: vật thể nhỏ bé, mong manh, phù du, bèo bọt, dễ vỡ. + Qua những cảm nhận của thính giác là: vật thể dễ vỡ => tiếng đàn có sinh mệnh ngắn ngủi. + Qua những liên tưởng: Gợi cảm thức như muốn tan biến vào cái mênh mông của không gian rộng lớn như biển cả, muốn tan hòa vào cuộc đời. Thể hiện tâm hồn khao khát tự do, mong muốn được hòa nhập của người nghệ sĩ.  Dự báo cho số phận mong manh, sinh mệnh ngắn ngủi  Sự tàn sát, đàn áp, bức bối, ngột ngạt của nền chính trị TBN dưới chế độ độc tài thân phát xít với mong muốn được tự do, dân chủ của nhân dân  Sự mâu thuẫn giữa nền nghệ thuật già nua, cũ kĩ với những khát vọng cách tân đổi mới.  Lorca khoác lên mình tấm áo choàng đỏ gắt: sứ mệnh cách tân, sứ mệnh đòi tự do, sứ mệnh thiêng liêng cao cả. Sự dũng cảm đối mặt đương đầu với những khó khăn, thách thức, những nguy hiểm và sẵn sàng đối mặt với cái chết. của của Lorca, của nghệ thuật chân chính  2 câu thơ đầu bài thơ là sự đối lập tương phản giữa: + Sự mong manh của tiếng đàn>< sự khốc liệt bạo tàn của chiến tranh + người nghệ sĩ phóng khoáng với khát vọng cách tân, nền nghệ thuật cách tân>< sứ mệnh cao cả  Thân phận chớ trêu của người nghệ sĩ có khát vọng cách tân. Lorca hiện lên với những phẩm chất đẹp đẽ, tuy nhỏ bé, mong manh nhưng luôn muốn hòa nhập, tan hòa vào không gian rộng lớn, đóng góp công lao cho nền nghệ thuật chân chính. b/ Câu thơ “li-la-li-la-li-la”: +Điệp âm li la mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta, hình ảnh gắn chặt với nghệ thuật Lorca. + Hình ảnh loài hoa đặc trưng cho TBN: hoa lilac- tử đinh hương, một sắc hoa tím ngát, bé nhỏ nhưng có ở khắp mọi nơi ở TBN, trên các con đường, trên các cánh đồng, trong những khu vườn. Sắc tím ám ảnh, gợi buồn, chia lìa. + Nhịp thơ chẵn 2/2/2: Gợi sự da diết và kiên nhẫn. Đặt vào hình tượng Lorca, dễ thấy: Da diết khi nói về Lorca hay chính Lorca là người nghệ sĩ luôn say mê da diết với nghệ thuật. Kiên nhẫn là phẩm chất tốt đẹp của Lorca trên con đường nghệ thuật. + Nốt đàn buông để kết thúc màn dạo đầu: Nếu coi cả bài thơ là một bản nhạc giao hưởng thì, cái lướt nhanh của nghệ sĩ để tạo ra câu thơ này như một nhịp buông kết thúc màn dạo đầu. + Nguyên tắc của thơ tượng trưng: đề cao nhạc tính, dùng nhạc làm một yếu tố nghệ thuật. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Biểu tượng đa nghĩa, trở đi trở lại trong tác phẩm, tạo nhạc tính cho bài thơ, ám ảnh và giàu sức gợi. c/ Ba câu thơ còn lại: trực tiếp miêu tả Lorca và hành trình của Lorca giữa không gian mênh mông, giữa thời gian thăm thẳm: “đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn” - Câu 1: “đi lang thang về miền đơn độc” + Phối thanh: nhiều thanh bằng, những âm tiết mở, gợi ra một không gian mênh mông, rộng lớn. Đó là không gian mà Lorca luôn khát khao chiếm lĩnh (được hòa tan, hòa nhập, dấn thân) “Sóng ơi sóng về đâu? Tôi cười và trôi đi Đến tận bờ biển cả” (Sóng ơi sóng về đâu- Lorca). + Từ láy: “lang thang” biểu thị ý nghĩa không có điểm dừng, không xác định đích đến, không phụ thuộc vào ai=> Lorca là người nghệ sĩ lãng du, lãng tử, tự do-cô đơn một mình một ngựa hát khúc hát độc hành + Miền đơn độc: không gian hoang vắng, ít người. Tính từ: “đơn độc” biểu thị ý nghĩa một mình, cô đơn, cô độc hay là cá tính, phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính: luôn muốn khám phá, muốn cách tân, muốn thay đổi dù đó là hành trình đơn độc. Câu 2: “với vầng trăng chếnh choáng” - Hình ảnh “vầng trăng”: biểu trưng cho cái đẹp, cái cao cả, thanh khiết, lãng mạn là hình ảnh trở đi trở lại trong những sáng tác của Lorca (vầng trăng đen, vầng trăng đỏ). Thể hiện những ẩn ức, những nỗi niềm của nghệ sĩ luôn muốn hướng tới cái đẹp, cái thanh khiết, cao cả. - Từ láy “chếnh choáng”: + Từ láy tượng hình: gợi sự nhập nhòa, xô lệch, dập dềnh theo nhịp ngựa =>Trên con đường cách tân nghệ thuật, Lorca có bạn nhưng mờ ảo và lặng thầm. Tâm thế của người nghệ sĩ như đang thăng hoa, xuất thần trong nghệ thuật nhưng cũng như chơi vơi bởi đang trên hành trình cô đơn, chưa ai khai phá. Câu 3: “trên yên ngựa mỏi mòn” - Yên ngựa: Lorca cưỡi ngựa, liên tưởng đến người kị sĩ, người ca sĩ, họa sĩ, thi sĩ - Từ láy “mỏi mòn”: + Thời gian thăm thẳm của hành trình không có điểm dừng. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung + Nhấn mạnh những khó khăn gian khổ, nhấn mạnh trạng thái mệt mỏi, bất lực, mơ hồ, cô đơn. Cái tôi tiềm thức của Lorca, dù là người nghệ sĩ vĩ đại, nhân cách cao cả cũng vẫn có những khi mệt mỏi với cuộc chiến đấu không cân sức.  Cả ba câu thơ đều gợi sự đơn độc: 1 con đường, 1 nghệ sĩ, 1 vầng trăng, 1 yên ngựa. Cả ba câu thơ đều có sự vận động: con người lang thang, vầng trăng xô lệch, dập dềnh, yên ngựa mòn mỏi. Cả ba câu thơ đều kết thúc bằng một từ láy mang sắc thái biểu trưng và gợi những liên tưởng độc đáo.  Hình ảnh Lorca hiện lên là người nghệ sĩ cách tân tự do, cô đơn nhưng không hề bi thương, bi lụy, bị hạ thấp mà càng oai hùng, dũng cảm.  Hành trình của Lorca là hành trình vô cùng khó khăn, nhiều thử thách nhưng ông luôn khao khát tự do, cách tân. Vì vậy, hình ảnh Lorca hiện lên với vai trò kép người nghệ sĩchiến sĩ vừa khiến chúng ta hâm mộ vừa xót xa thương cảm.  Khổ thơ đầu mang đậm sắc thái thơ tượng trưng siêu thực: đầy những biểu tượng đa nghĩa, nhiều chiều liên tưởng, giàu nhạc tính, sự phá vỡ quy tắc, có chứa những yếu tố vô thức… 2. Lorca với cái chết bi tráng “Tây Ba Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du” 2.1. Giây phút bi phẫn nhất cuộc đời Lorca a/ Hai câu đầu “Tây Ba Nha Hát nghêu ngao” - Nghệ thuật hoán dụ: Tây Ba Nha hát nghêu ngao thay vì Lorca hát nghêu ngao gợi nhiều liên tưởng: + Lorca sáng tác thơ, tự phổ nhạc, rồi tự đệm đàn và hát. + Những bài hát có phong vị đồng quê, gần với dân ca: vận dụng/mượn chất liệu của nghệ thuật flamenco (ra đời vào thế kỷ 16) đặc sắc với những câu hát và điệu nhảy, lúc sôi nổi bốc lửa, khi dịu dàng đắm say.  Thể hiện tình yêu với quê hướng xứ sở, thể hiện niềm trân trọng nghệ thuật truyền thống.  Hoán dụ làm tăng thêm tầm vóc của nghệ thuật Lorca, nghệ thuật của Lorca là đại diện cho cả đất nước TBN - Từ láy “nghêu ngao”: Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung + Giàu sức gợi hình: hiện lên hình ảnh chàng ca sĩ hát dong tự do, phóng khoáng, gần gũi, thơ trẻ đang dong duổi trên khắp các nẻo đường. + Xóa mờ sắc thái trang trọng của nhạc thính phòng, của nghệ thuật già nua mà thể hiện sắc thái nhạc đồng quê, khiến Lorca và nghệ thuật của chàng gần hơn với đời sống.  Hình ảnh Lorca hiện lên với vẻ đẹp của người nghệ sĩ có tâm hồn thơ trẻ, hồn hậu, hồn nhiên đang dong duổi trên con đường với khúc nhạc đồng quê gần gũi thách thức, khiêu chiến với nghệ thuật già nua, nền chính trị hà khắc.  Sự phiêu du, thanh thản (Chú ý nhịp thơ có sự thay đổi: kéo dài- ngắn lại- gấp gáp hơn thể hiện trạng thái cảm xúc thay đổi: thương xót- bàng hoàng) b/ 2 câu tiếp: Đây là giây phút bi phẫn nhất cuộc đời của Lorca- chàng bị ám sát. “bỗng kinh hoàng Áo choàng bê bết đỏ - “bỗng kinh hoàng”: “bỗng”+ “kinh hoàng”: diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, không báo trước, biết trước, sự bàng hoàng, hoảng hốt. Dù Lorca đã tự khoác lên mình tấm áo choàng đỏ gắt, dù đã sẵn sàng đối mặt, thách thức. Nhưng khi đứng trước cái chết, một con người không thể không bất ngờ, không hoảng loạn. - Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ”: vừa là hình ảnh thực, vừa biểu trưng đa nghĩa + Hình ảnh thực khi tách từ láy “bê bết” riêng ra:  Xuất hiện hình ảnh tấm áo choàng đỏ, biểu tượng cho nét văn hóa TBN với những võ sĩ đấu bò mà câu thơ thứ 2 của bài thơ đã có “TBN áo choàng đỏ gắt”. => tấm áo choàng đỏ của người nghệ sĩ kiên cường.  Hai sắc đỏ chồng chéo lên nhau  Từ láy “bê bết”: càng điệp thêm sắc đỏ=> màu của máu, cái chết. + Hình ảnh biểu trưng đa nghĩa:  TBN bị bắn  Lorca bị bắn  Nền nghệ thuật cách tân bị bắn  Những tầng nghĩa biểu trưng sâu sắc ẩn chứa đằng sau những câu thơ ngắn gọn, cô đúc.  4 câu đầu là sự tương phản giữa sự sống và cái chết c/ Hai câu cuối: Cảnh Lorca bị đưa ra pháp trường “Lorca bị điệu về bãi bắn Chàng đi như người mộng du” + Sự đối lập giữa thanh điệu: Câu thứ nhất thanh trắc, thanh nặng: Cảnh Lorca bị đưa ra pháp trường, nặng nề, nặng trĩu, bị động Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung Câu thứ hai lại nhiều thanh bằng, liền mạch, bồng bềnh, phiêu lãng, chủ động. + So sánh “đi như người mộng du”: trạng thái phiêu du, lãng du, mơ màng của Lorca, chàng chết nhưng tư thế vẫn ung dung, vẫn rất nghệ sĩ, dáng hình ám ảnh.  Dù chết Lorca vẫn không bận tâm đến pháp trường, những nòng súng mà như vẫn sống ở một cõi khác. Cái chết tuy không nhẹ nhõm nhưng vẫn phiêu diêu, mộng du, đi từ những đồng cỏ mênh mông đến cõi bất tử.  Khéo léo gợi tả cái tôi của người nghệ sĩ: một cái tôi ngơ ngác, thơ trẻ. Người nghệ sĩ cả cuộc đời đem niềm yêu của mình dành tặng cho nghệ thuật, cho cây đàn, cho cánh đồng, cho hoa cỏ đến giây phút bi phẫn nhất của cuộc đời ông vẫn không tự lý giải được, mà cứ ngơ ngác trong tâm hồn thánh thiện của mình.  Thanh Thảo vừa ngưỡng mộ chân trọng, vừa xót xa thương cảm cho Lorca 2.2. Nghệ thuật cùng chung số phận với Lorca “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” a/ Hai câu thơ : “tiếng ghi ta nâu/ bầu trời cô gái ấy” - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “tiếng ghi ta nâu”: âm thanh có màu sắc (thính giác sang thị giác) gợi nhiều trường liên tưởng độc đáo, nhiều tầng nghĩa phong phú khi kết nối với hình ảnh “bầu trời cô gái ấy” + Tiếng ghi ta nâu:  màu nâu của đất, của những con đường còn vang vọng âm thanh tiếng đàn mà Lorca đã đi qua  màu nâu của cây đàn ghi ta  làn da, đôi mắt, màu tóc của “cô gái ấy”, những cô gái Di gan hay Anna Maria - Âm thanh tiếng đàn còn gợi ra hình ảnh bầu trời mênh mông, phóng khoáng mà có thể là hình ảnh đẹp đẽ, tự do cuối cùng mà Lorca được ngắm nhìn trước khi về với đất mẹ. b/ Câu thơ “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy” bộc lộ đồng thời cả sự ngợi ca và niềm thương xót với Lorca - Ẩn dụ “lá xanh”: màu xanh của sự sống, niềm tin, mùa xuân và tuổi trẻ=> tiếng đàn của Lorca trẻ trung đầy sức sống - Cấu trúc câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc thương xót, niềm ngưỡng mộ sâu sắc, gợi tương phản: tiếng đàn của Lorca trẻ trung tràn đầy sức sống, bất tử và còn mãi mà người nghệ sĩ tạo ra tiếng đàn đó lại mãi mãi ra đi khi tuổi đời còn rất ngắn ngủi. Tiếng đàn ca ngợi cuộc Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung sống, tình yêu mà người nghệ sĩ ca ngợi cuộc sống, tình yêu lại phải lìa đời khi đang căng tràn nhựa sống. c/ Câu thơ “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” - Tính từ “tròn” trong vế đầu: gợi hình ảnh âm thanh tiếng đàn như những giọt đàn trong trẻo, thanh cao, tươi sáng, cái đẹp kỳ diệu của tiếng đàn và đang thánh thót tuôn rơi, thể hiện niềm ngưỡng mộ với tiếng đàn và nghệ thuật của Lorca - Tính từ “tròn” trong vế sau: tròn bọt nước vỡ tan + Tròn gắn với hình ảnh của bọt nước: sinh thể mong manh dễ vỡ, sinh mệnh ngắn ngủi + Tính từ “vỡ tan” khiến hình ảnh “bọt nước vỡ tan” trực tiếp đưa đến cảm nhận đau đớn và nỗi xót thương vỡ òa trước sự vỡ tan của âm thanh tiếng đàn, của bọt nước cũng là cái chết đột ngột, bi phẫn của Lorca. d/ Câu cuối “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nhân hóa: tiếng đàn như một thực thể có sự sống, có sinh mệnh, có số phận, có linh hồn, thân thể. - Từ láy “ròng ròng” trạng tháy trào, tuôn chảy và động từ “chảy” gợi liên tưởng tiếng ghi ta như những giọt máu tuôn rơi, từng giọt âm thanh kỳ diệu thành giọt máu đau đớn.  Tiếng đàn bị bắn, nghệ thuật bị bắn hay Lorca bị bắn. Chú ý - Cấu trúc đứt gãy hình ảnh: Tiếng đàn bọt nước- bọt nước vỡ tan Áo choàng đỏ gắt- áo choàng bê bết đỏ Đi lang thang về miền đơn độc- đi như người mộng du Vầng trăng chếnh choáng- giọt nước mắt vầng trăng  Vô thức, đứt nối, không kiểm soát bởi lí trí, tiếc thương, đau xót, ngậm ngùi - Điệp cấu trúc “tiếng ghi ta”: nhịp thơ gấp gấp, bản nhạc đến đoạn cao trào, tiếng đàn như cũng thổ thức, xót thương, căm phẫn, cũng chịu chung số phận=> Đỉnh điểm của đau đớn, căm phẫn 3. Suy ngẫm của tác giả về sự bất tử của Lorca và nghệ thuật chân chính. “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” - Sự thay đổi nhịp thơ: Câu thơ sáu chữ, nhịp chậm, âm trầm gợi suy ngẫm, suy tưởng, sự thành kính, thương tiếc của nhà thơ với Lorca a/ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn: Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang” - Trong bài thơ “Ghi nhớ” Lorca bộc lộ những tâm nguyện chân thành “Khi nào tôi chết/ hãy vùi thây tôi cùng cây đàn/ dưới lớp cát” + Đó là di nguyện của một người nghệ sĩ vĩ đại với tư tưởng tiến bộ vượt thời đại. Lorca lo lắng cho việc sự nghiệp vĩ đại của ông sẽ án ngữ, ngăn cản những sáng tạo nghệ thuật của thế hệ sau nên ông đã khẩn thiết căn dặn hậu thế phải biết chôn cất tiếng đàn. + Chôn: hành động vùi lấp, chôn cất dứt khoát. Tâm nguyện muốn hậu thế chôn vùi những thứ đã cũ, đã có của ông để tiếp tục cách tân  Người nghệ sĩ vĩ đại đã hi sinh cả cuộc đời vì nghệ thuật lại sẵn sàng hi sinh cả sự nghiệp nghệ thuật của cá nhân cho công cuộc đổi mới nghệ TBN - Tả thực: Lorca bị ám sát, thủ tiêu mất xác - Nhiều nét nghĩa liên tưởng: + Di nguyện của Lorca không được thực hiện: Hậu thế không nỡ chôn cất tiếng đàn + Không thể chôn cất được tiếng đàn, tiếng đàn bất tử - So sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” + So sánh độc đáo khẳng định sự bất tử của tiếng đàn. Biểu tượng “cỏ” là hình ảnh biểu trưng cho sự sống dẻo dai, bền bỉ, mãnh liệt Cỏ mọc hoang: cái đẹp hoang dại, nguyên sơ và thuần khiết + Động từ “mọc”: sự sinh sôi nảy nở, sức sống  Sự bất tử của tiếng đàn, sức sóng bền bỉ, dẻo dai của nghệ thuật chân chính giống như cỏ dại, bình dị nhưng kiên cường, mãnh liệt, không ai có thể hủy diệt. b/ Nỗi đau buồn của nhân thế sau cái chết của Lorca “giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” - Tả thực: Xác Lorca bị quẳng xuống giếng để phi tang - Tượng trưng: Giấu kín mối liên hệ giữa các đối tượng (vầng trăng và Lorca) và mở ra nhiều liên tưởng: + giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất tử: giọt nước mắt của nhân loại khóc thương cho Lorca + vầng trăng nơi đáy giếng như giọt nước mắt khổng lồ=> thiên nhiên tiếc thương cho Lorca + Lorca như vầng trăng trong đáy giếng  Sự thương xót, sự cảm phục trân trọng. Nỗi đau có kích cỡ lớn, tầm vóc lớn, bi tráng. Nỗi đau hiện hữu sống động mà sâu kín, mãnh liệt mà nén chặt. Tập hợp ngôn ngữ gián cách khiến cho giọt nước mắt của bầu trời hòa lẫn giọt nước mắt của mặt đất, cả đất nước TBN như nhòa đi trong nước mắt đau thương. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Hình ảnh “giọt nước mắt long lanh”: hàng thế kỷ trôi qua mà nỗi đau vẫn còn đó, đất nước TBN và nhân loại vẫn khóc thương cho người con ưu tú, người nghệ sĩ thiên tài. Hay chính là Lorca như vầng trăng nơi đáy giếng vẫn sáng long lanh, vẫn đẹp mãi nơi thẳm sâu đất mẹ TBN. c/ Suy ngẫm của tác giả về cách ta đi, cách từ biệt cuộc đời của Lorca “đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Digan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt lila-lila-lila-lila”  “Đường chỉ tay đã đứt/ dòng sông rộng vô cùng” - Đường chỉ tay đứt: sự sống chấm dứt, kết thúc - Dòng sông rộng: dòng sông là ranh giới phân chia không gian này với không gian khác, cõi sống với cõi chết - Đối lập tương phản đường chỉ tay nhỏ bé, ngắn ngủi >< dòng sông rộng vô cùng=> sự ngắn ngủi của đời người trong dòng thời gian dài dằng dặc  - “Lorca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc” Động từ “bơi” sang ngang: + Băng qua dòng sông cuộc đời bằng chiếc ghi ta ta bạc + Bước vào cõi bất tử bằng chính những giá trị nghệ thuật  Lorca chủ động giã từ cuộc đời. Động từ “bơi” cho thấy rõ sự chủ động của Lorca: Lorca không xuôi dòng như buông xuôi theo dòng nước, chán chường, phó mặc; chàng cũng không ngược dòng để vùng vẫy, chống chọi hay trì hoãn. Ở đây, Lorca chủ động bơi sang ngang là cách giã từ cuộc đời nhanh nhất, nhẹ nhõm nhất. - Ghi ta màu bạc: + Sự tinh anh, linh hồn nghệ thuật dân tộc + Sự quý giá, bất từ + Cảm giác hư ảo, lạnh lẽo  Khi sống Lorca đã cùng cây đàn “đi lang thang về miền đơn độc”, cất lên tiếng hát đắm say với con người và đất nước TBN thì khi chết, Lorca cũng vẫn cùng chiếc ghi ta phiêu du vào cõi vĩnh hằng bất tử. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Nhẹ nhàng đi vào cái chết, Lorca vẫn mang theo tình yêu say đắm với nghệ thuật, với cây đàn truyền thống của TBN và cũng chính là cả sự sống đúng như tâm nguyện của ông “Khi nào tôi chết-hãy vùi thây tôi cùng cây đàn- dưới lớp cát”  Thi sĩ bơi trên chiếc ghi ta có ánh bạc biêng biếc, hư hảo chính là bơi trên con thuyền âm nhạc tinh hoa, quý giá vượt qua bờ sinh tử. Lorca như đang vẫy chào nhân loại để đi vào cõi bất tử, vĩnh hằng mà ông không bao giờ tách rời khỏi cây đàn, khỏi nghệ thuật.  - “chàng ném lá bùa cô gái Digan/ vào xoáy nước” Hình ảnh “lá bùa cô gái Di gan”: sự may mắn, sức mạnh huyền bí=> Hi vọng về sự may mắn, sức mạnh huyền bí có thể cứu giúp Lorca thoát khỏi cái chết hình như cũng vẫn mong manh mơ hồ tồn tại đâu đó trong vô thức của con người mà Lorca cũng không nằm ngoại lệ - Hình ảnh “xoáy nước”: vòng xoáy cuộc đời với những hệ lụy trần gian, với những yêu ghét, vui buồn, đau thương, đối kháng=> Biểu tượng của cái bất hạnh, tai họa trên dòng sông số phận. - Động từ “ném”: hành động dứt khoát, buông bỏ mạnh mẽ, không níu giữ, không vương vấn, quả quyết.  Dứt khoát “ném” tất cả những hệ lụy trần gian vào “xoáy nước”. Tự giải thoát cho mình khỏi những hi vọng mong manh thường có trong cõi nhân gian, tự giải thoát, tự bắt đầu một hành trình mới kiêu hãnh, quyết liệt, không cần bất cứ thứ bùa hộ mệnh nào. => Tư thế hiên ngang, dám thách thức  Đối lập tương phản “lá bùa” may mắn quá mỏng manh >< cuồn cuộn “xoáy nước” bất hạnh: sự nhỏ bé của kiếp người trong cuộc đời mênh mông. Lorca đã vượt ra khỏi giới hạn đó để tự mình giải thoát và bắt đầu.  - “chàng ném trái tim mình/ vào lặng yên bất chợt” Tính từ “lặng yên”: Sự yên bình, tĩnh lặng, giải thoát, từ giã  Sự giải thoát, sự ra đi thanh thản, cái chết như là sự bắt đầu, nối tiếp của sự sống.  “li la -li la- li la- li la” - Kết cấu đầu cuối tương ứng: khúc dạo đầu và khúc vĩ thanh - Gợi hình ảnh những bông hoa tử đinh hương tím ngát- những đóa hoa cuộc đời thầm kín dâng viếng hương hồn Lorca cũng là những đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ cái chết đau thương của thi sĩ=> sức sống bất diệt của những giá trị chân chính. - Âm thanh ngân vang: tiếng đàn còn mãi, nghệ thuật chân chính còn mãi, Lorca còn mãi, văn hóa TBN còn mãi, di sản văn hóa nhân loại còn mãi, tự do, chân chính còn mãi=> âm hưởng ngân vang, dư ba xao xuyến lòng người. III. - TỔNG KẾT Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca đã thể hiện những thành công của Thanh Thảo trong việc thể nghiệm một phong cách thơ hiện đại gần gũi với thơ tượng trưng, siêu thực. Sự đa nghĩa của các hình ảnh thơ; chuỗi hợp âm “li la-li la- li la” mở đầu và kết thúc; sự nối tiếp những câu thơ không viết hoa chữ cái đầu câu; cấu trúc đứt nối hình ảnh thơ ….là những biểu hiện mang đậm dấu ấn tượng trưng, siêu thực. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung - Bài thơ có sự kết hợp độc đáo giữa tính liên tục của cốt tự sự với tính dán đoạn của suy cảm trữ tình; giữa thơ, nhạc; giữa những thi ảnh của Thanh Thảo với thi ảnh của Lorca; giữa chất bi tráng trong nhạc giao hưởng của phương Tây với màu sắc thơ viếng phương Đông…đã góp phần khắc họa thành công hình tượng Lorca-người nghệ sĩ cách tân thiên tài. - Qua bài thơ, Thanh Thảo đã khắc họa thành công hình tượng nghệ thuật Lorca với vẻ đẹp bi tráng. Những lời thơ mộc mạc,giản dị, khúc chiết, mà chan chứa tình cảm của Thanh Thảo đã thể hiện sự đồng cảm và tri âm, sự ngưỡng mộ và yêu mến, niềm kính trọng và tiếc thương sắc với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa, nhà cách tân kiên cường, người công dân khao khát yêu tự do, người con ưu tú của đất nước TBN và nhân loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A (Chủ biên), SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giao Dục, 2008. 2. TS. Trịnh Thu Tuyết, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. 3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, NXB Hà Nội, 2012. 4. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2015. 5. Nguyễn Duy Kha (Chủ biên), Bộ đề môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, NXB GD Việt Nam, 2016 6. Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Khuông, Nguyễn Thị Kim Lan, Bình giảng 28 tác phẩm văn học Ngữ văn 12, NXB GD Việt Nam, 2010 Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung Hữu trí tất thành, toàn tâm tất đạt Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan