Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật đàn đá thời tiền sử ở nam tây nguyên...

Tài liệu đàn đá thời tiền sử ở nam tây nguyên

.PDF
116
242
99

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀNG PHONG ĐÀN ĐÁ THỜI TIỀN SỬ Ở NAM TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Khảo cổ học Mã số : 60 22 03 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN KHẮC SỬ HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân thực hiện, dựa trên cơ sở kế thừa và tiếp nối các tư liệu chuyên ngành của nhiều thế hệ đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu đi trước. Số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, được lựa chọn khai thác từ các tài liệu gốc và các nguồn công bố có độ tin cậy cao, kết luận đưa ra dựa trên quá trình phân tích số liệu, mang tính khách quan, khoa học và trung thực theo tình hình tư liệu hiện có vào thời điểm luận văn được hoàn thành (năm 2017). Các phát hiện và đóng góp mới của luận văn này chưa từng được công bố trong các công trình của những nhà nghiên cứu khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Học viên cao học Lê Hoàng Phong LỜI CÁM ƠN Luận văn này được hoàn thành dựa trên cơ sở tiếp thu các thành tựu nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đi trước. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kết quả của các chương trình nghiên cứu được tài trợ kinh phí từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Học viên xin cảm ơn các nhà nghiên cứu, các cơ quan đã có những đóng góp cho khảo cổ học Nam Tây Nguyên nói chung và loại hình di vật đặc biệt - đàn đánói riêng, mà học viên có cơ may được kế thừa. Học viên xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy - Cô đã có những góp ý và hướng dẫn trong quá trình thực hiện nội dung luận vân như: PGS.TS. Bùi Chí Hoàng, Ths. Nguyễn Khánh Trung Kiên, Ths. Nguyễn Quốc Mạnh, Ths. Đặng Ngọc Kính. Đặc biệt, xin tri ân Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử là người luôn động viên, khuyến khích và đồng hành cùng học viên trong quá trình thực hiện luận văn này. Sau hết, xin được cảm ơn người thân trong gia đình luôn động viên và hỗ trợ học viên suốt thời gian qua. Học viên cao học Lê Hoàng Phong MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU .....................................................................9 1.1. Vài nét về địa – văn hóa Nam Tây Nguyên.................................................9 1.2. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu................................................................15 Chương 2: ĐẶC TRƯNG VÀ NIÊN ĐẠI ĐÀN ĐÁ TIỀN SỬỞ NAM TÂY NGUYÊN .............................................................................................................24 2.1. Khảo tả các sưu tập đàn đá ở Nam Tây Nguyên .......................................24 2.2. Đặc trưng đàn đá tiền sử ở Nam Tây Nguyên ...........................................32 2.3. Đặc trưng về kỹ thuật và quy trình chế tác................................................41 2.4. Chủ nhân, niên đại và phương thức diễn tấu các bộ đàn đá ......................45 Chương 3: ĐÀN ĐÁ TIỀN SỬ NAM TÂY NGUYÊN TRONGCÁC MỐI QUAN HỆ ............................................................................................................50 3.1. Quan hệ với đàn đá tiền sử ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ...............50 3.2. Giá trị lịch sử văn hóa đàn đá Nam Tây Nguyên ......................................54 KẾT LUẬN ..........................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................62 PHỤ LỤC .............................................................................................................68 Danh mục các bảng thống kê Bảng 1: Thống kê kích thước chung đàn đá Đinh Lạc.............................................68 Bảng 2: Thống kê kích thước chung đàn đá Sơn Điền ............................................69 Bảng 3: Thống kê kích thước chung đàn đá Hòa Nam ............................................70 Bảng 4: Thống kê kích thước chung đàn đá Liên Đầm ...........................................72 Bảng 5: Thống kê kích thước chung đàn đá Đắk Sơn..............................................74 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Độ rộng các thanh đá Đinh Lạc.............................................................75 Biểu đồ 2: Trọng lượng và chiều dài các thanh đá Đinh Lạc...................................75 Biểu đồ 3: Chiều rộng các thanh đá Sơn Điền .........................................................76 Biểu đồ 4: Trọng lượng và chiều dài các thanh đá Sơn Điền ..................................76 Biểu đồ 5: Độ rộng các thanh đá Hòa Nam .............................................................77 Biểu đồ 6: Chiều dài và trọng lượng các thanh đá Hòa Nam...................................77 Biểu đồ 7: Độ rộng các thanh đá Liên Đầm.............................................................78 Biểu đồ 8: Chiều dài và trọng lượng các thanh đá Liên Đầm..................................78 Biểu đồ 9: Độ rộng các thanh đá Đăk Sơn...............................................................78 Biểu đồ 10: Chiều dài và trọng lượng các thanh đá Đăk Sơn ..................................79 Biểu đồ 11: Chiều dài trung bình đàn đá Bình Thuận và Lâm Đồng.......................80 Biểu đồ 12: Trọng lượng trung bình đàn đá Bình Thuận và Lâm Đồng..................80 Danh mục bản đồ Bản đồ 1: Các vùng địa hình Tây Nguyên ...............................................................81 Bản đồ 2: Các vùng địa lý của Tây Nguyên............................................................82 Bản đồ 3: Các địa điểm phát hiện đàn đá.................................................................83 ở khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên.................................................................83 Danh mục các bản ảnh Bản ảnh 1: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc........................................................................84 Bản ảnh 2: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc- nhóm thắt eo ...............................................84 Bản ảnh 3: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc – Nhóm hình chữ nhật chuẩn ........................85 Bản ảnh 4: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc – Nhóm thắt eo nhẹ .......................................85 Bản ảnh 5: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc – Nhóm kích thước dài và nặng nhất ............86 Bản ảnh 6: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc – Nhóm kích thước nhỏ.................................86 Bản ảnh 7: Sưu tập đàn đá Sơn Điền .......................................................................87 Bản ảnh 8: Sưu tập đàn đá Sơn Điền – Nhóm Thắt eo ............................................87 Bản ảnh 9: Sưu tập đàn đá Sơn điền – nhóm hình chữ nhật ....................................88 Bản ảnh 10: Sưu tập đàn đá Sơn Điền – hai thanh lớn nhất.....................................88 Bản ảnh 11: Sưu tập đàn đá Hòa Nam – nhóm thắt eo ............................................89 Bản ảnh 12: Sưu tập đàn đá Hòa Nam – Nhóm hình chữ nhật chuẩn......................89 Bản ảnh 13: Sưu tập đàn đá Hòa Nam ....................................................................90 Bản ảnh 14: Sưu Tập đàn đá Liên Đầm ...................................................................91 Bản ảnh 15: Sưu tập đàn đá Liên Đầm ....................................................................92 Bản ảnh 16: Sưu tập đàn đá Liên Đầm ....................................................................93 Bản ảnh 17: Đàn đá Đăk Sơn...................................................................................94 Bản ảnh 18: Đàn đá Đăk Sơn...................................................................................94 Bản ảnh 19: Sưu tập đàn đá Lộc Ninh – Bộ A.........................................................95 Bản ảnh 20: Sưu tập đàn đá Lộc Ninh – Bộ B .........................................................95 Bản ảnh 21: Sưu tập đàn đá Bình Đa .......................................................................96 Bản ảnh 22: Sưu tập đàn đá Khánh Sơn...................................................................96 Bản ảnh 23: Sưu tập hai thanh đàn đá ở Núi Gió.....................................................97 Bản ảnh 24: Sưu tập đàn đá Bác Ái .........................................................................98 Bản ảnh 25: Sưu tập đàn đá Đa Kai 2000 ................................................................99 Bản ảnh 26: Sưu tập đàn đá Đa Kai 2010 ................................................................99 Bản ảnh 27: Sưu tập đàn đá Đa Kai 2012 ..............................................................100 Bản ảnh 28: Đàn đá Hàm Mỹ.................................................................................100 Danh mục bản vẽ Bản vẽ 1: Sưu tập đàn đá Đinh Lạc........................................................................101 Bản vẽ 2: Sưu tập đàn đá Sơn Điền .......................................................................102 Bản vẽ 3: Sưu tập đàn đá Sơn Điền .......................................................................103 Bản vẽ 4: Sưu tập đàn đá Sơn Điền .......................................................................104 Bản vẽ 5: Sưu tập đàn đá Lộc Hòa.........................................................................105 Bản vẽ 6: Sưu tập đàn đá Lộc Hòa.........................................................................106 Bản vẽ 7: Sưu tập đàn đá Lộc Hòa.........................................................................107 Bản vẽ 8: Sưu tập đàn đá Đakai 2000 ....................................................................108 Bản vẽ 9: Đàn đá Nđut Liêng Krak........................................................................109 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nam Tây Nguyên gồm 3 tỉnh: Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, vùng đất có truyền thống về lịch sử văn hóa lâu đời. Các phát hiện khảo cổ học ở vùng nàylà nguồn sử liệu vật thật minh chứng cho những giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa Tây Nguyên nói chung và Nam Tây Nguyên nói riêng.Một trong những đều làm nên truyền thống tốt đẹp đó chính là “đàn đá” – Một sản phẩm độc đáo của cư dân thời tiền sử nơi đây. Đàn đá là một loại hình di vật khảo cổ học đặc biệt được phát hiện ở Nam Tây Nguyên với các bộ đàn đá Đinh Lạc, Sơn Điền, Hoa Nam, Liên Đầm (Lâm Đồng), Đăk Ka (Đăk Lăk), Đăk Sơn (Đăk Nông). Trên bình diện rộng hơn, loại hình di vật này còn được phát hiện ở Bình Đa (Đồng Nai), Lộc Hòa (Bình Phước), Khánh Sơn (Khánh Hòa), Tuy An (Phú Yên) và những thanh, đoạn đàn phát hiện lẻ tẻ ở một số di tích miền Đông Nam Bộ như Suối Linh, Mỹ Lộc,... Phần lớn các bộ đàn đá phát hiện trên địa bàn Nam Tây Nguyên là những phát hiện ngẫu nhiên, chưa có nhiều thông tin về nền cảnh văn hóa và chủ nhân của chúng. Những công bố về loại hình di vật này chỉ ở dạng các thông báo sơ bộ hoặc các báo cáo khoa học độc lập, chưa có một công trình chuyên khảo mang tính toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống cũng như cập nhật các thông tin tư liệu của từng sưu tập. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các sưu tập đàn đá phát hiện ở Nam Tây Nguyên là đều cần thiết, nhằm góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về loại hình di vật này trong không gian văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân cổ ở Nam Tây Nguyên nói riêng, cũng như ở Việt Nam chung. Trong quá trình tiếp cận đề tài, học viên may mắn được đào tạo chuyên ngành Khảo cổ học và được làm việc trong một môi trường nghiên cứu thuận lợi tại Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, 1 thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Học viên đã và đang được đào tạo tại Học viện Khoa học xã hội, có cơ may học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô và những đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành. Bản thân cũng đã thực hiện 02 đề tài khoa họccấp cơ sở về Đàn đá Tiền Sử Lâm Đồng và Đàn đá tiền sử Nam Trung Bộ. Cả hai đề tài này đã được nghiệm thu với chất lượng tốt. Xuất phát từ quá trình đào tạo và thực tiễn công tác, học viên mong muốn đi sâu nghiên cứu về Đàn đá tiền sử ở Nam Tây Nguyên, xin được chọn đề tài: Đàn đá thời tiền sử ở Nam Tây Nguyênlàm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đàn đá hay các thanh “đá kêu” được các tộc người ở Nam Tây Nguyên gọi là Goong lu hay được đọc là Goong lú tức “đá kêu như tiếng cồng”. Đàn đá là một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, cổ nhất của Việt Nam, cũng là một nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu những thanh “đá kêu” được chia thành 2 giai đoạn. 2.1. Giai đoạn trước năm 1975 Trước năm 1945, phải kể đến các phát hiện đàn đá của người Pháp ở Tây Nguyên và cũng là người bắt đầu nghiên cứu về âm luật của loại nhạc cụ độc đáo này. Như giáo sư dân tộc học người Nga R.L.Sadekov nhận xét: “nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết...” Năm 1939, Georges de Gironcourt, nhà nghiên cứu âm nhạc địa lý học người Pháp, trong chuyến du khảo trên lãnh thổ ba nước Đông Dương và Vân Nam (Trung Quốc) đã tận mắt trông thấy những tiếng teng leng, tung leng, tiing liing,… ấy ở vùng Đắc Tô (Kontum). Ông gọi những giàn đá kêu ấy là đàn đá (Lithophone) thuộc loại hình dàn nhạc nước (Orchestra Hydraulique). Đây là lần đầu tiên những giàn đá kêu được gọi là đàn đá, và được đưa vào danh mục các nhạc cụ ở khu vực Đông Dương [59]. 2 Năm 1952, G. Maréchand đã thấy hệ thống đàn đá tương tự như vậy trong địa phận cư trú của người Gia Rai. Ông cũng nhận định rằng, đây là một loại hình nhạc cụ trong tổ hợp nhạc khí của Tây Nguyên. Về sau, những thông tin về loại hình đàn đá độc đáo này ở khu vực định cư của người M’Nông Mạ, M’Nông Chil, M’Nông Lac, người Stieng, người Raglai ở Nam Tây Nguyên cho thấy họ đều có tập quán dùng đá kêu để xua đuổi chim, muông thú, giữ rẫy. Trên cơ sở đó, một số nhà nghiên cứu dân tộc học và âm nhạc dân tộc Việt Nam đã đặt cho những giàn đá kêu ấy cái tên nhạc rừng hay suối đàn T’rưng. Đồng thời, quan niệm cho các teng leng, tiinh liing,… của các khung giàn đá kêu của đồng bào Tây Nguyên là một loại hình nhạc cụ, là đàn đá hầu như được mọi người chấp nhận. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự xuất hiện của đàn đá chính là nhờ một phát hiện tình cờ xảy ra vào ngày 5 tháng 2 năm 1949, tại làng Ndut Lieng Krak, những người M’Nông Ga trong khi làm đường đã đào được những thanh đá kêu có dáng hình lạ. Georges Condominas – nhà dân tộc học người Pháp - đang sưu tầm tài liệu ở khu vực này, đã đến nơi phát hiện và lấy toàn bộ 11 thanh đá kêu tìm thấy ở đây. Tháng 6 năm 1950, G. Condominas đã đưa những thanh đá kêu này về Paris. Sau đó, nhà nghiên cứu âm nhạc Hà Lan, André Shaeffner đo tần số âm thanh và xác định 10 trong số 11 thanh đá do G. Condominas sưu tầm được là những thành tố của một loại nhạc cụ rất cổ, được chế tạo theo một âm giai ổn định – âm giai “thất âm” là thanh âm chung của nền âm nhạc cổ truyền ở Đông Nam Á và bộ đàn này có tuổi nhiều thế kỷ trước, tương ứng với thời đại đồ đồng. Tháng 7 năm 1951, giáo sư Schaeffner đã công bố trên tạp chí Âm nhạc học (năm thứ 33 – bộ mới) số 97 - 98, bài:Một phát hiện khảo cổ học quan trọng – đàn Lithophone ở Ndut Liêng Krak (Việt Nam). Có thể nói, phát hiện này đã tạo một chấn động lớn trong giới khảo cổ học, dân tộc học, văn hóa học, âm nhạc học và một số ngành học về xã hội, nghệ thuật khác nữa. G. Condominas liền gọi những thanh đá kêu đó là đàn đá tiền sử để 3 phân biệt với đàn đá (Lithophone) – tên gọi mà người ta dùng để chỉ những giàn đá kêu thuộc loại hình nhạc nước như vừa nói ở trên [58]. Bộ đàn Ndut Lieng Krak hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Con người (Paris). GS.TS Trần Văn Khê xem như “Cây Thạch Cầm xưa nhất thế giới” và nhiều học giả khác coi như “bảo vật”, nó là sản phẩm văn hóa nghệ thuật tiêu biểu bậc nhất của khu vực này. Sau phát hiện Ndut Lieng Krak, có hai nơi khác cũng đã tìm thấy đàn đá, G.Condominas đều gọi chúng là “những đàn đá tiền sử” (Lithophone Historique). Đó là đàn Bù Đơ (nay gọi là đàn đá Bảo Lộc) và đàn Los Angeles (Mỹ). Bộ đàn đá Bù Đơ do người Pháp ghi nhận khi họ tham gia ngày lễ hội Đâm Trâu của đồng bào M’nông Mạ tại Bảo Lộc. Bộ đàn đá Los Angeles (Mỹ) gồm 7 thanh đá, kích cỡ nhỏ hơn bộ đàn N’dut Lieng Krak. Bộ đàn đá này không có xuất xứ rõ ràng. Chúng ta chỉ biết nó được lấy từ đường băng của một sân bay tại xứ An Nam vào năm 1958 và lúc bấy giờ gọi là “Đàn đá An Nam”. Bộ đàn đá này hiện thuộc tài sản của gia đình bà Claire Omar Musser, một người sưu tầm đồ cổ ở Los Angeles (Mỹ) [56]. 2.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay Đầu tiên là bộ đàn đá Bù Đơ, Bảo Lộc (Blao cũ) thuộc tỉnh Lâm Đồng được xác minh vào năm 1979. Bộ đàn đá này đã được ông K’Siong, tổ bảy đời của ông K’Brouh phát hiện. Theo nhân dân kể lại thì ông K’Siong vào thời đó đang làm nương rẫy ở núi Dulang Kroc tình cờ cây Chĩa chạm phải một vật cứng, từ vật đó có tiếng vang. Những thanh đá này được coi như một báu vật của dòng họ. Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, 3 thanh do ông K’Brouh cất giữ bị vỡ, 3 thanh ở buôn Đinh Sặc bị mất tích [40]. Tháng 9 năm 1973, tại một địa điểm gần làng Bù Đăng Sre, Albina Ferreiros đã thấy và nghe được những người M’Nông chơi đàn đá hòa cùng với vài nhạc cụ khác trong một đêm trăng. A. Ferreiros và Jacques Dournes gọi loại 4 đàn này là đàn đá tiền sử (Lithophone historique), có lẽ họ cho rằng loại đàn đá này mới đúng là thứ nhạc cụ nối tiếp truyền thống đàn đá tiền sử xưa. Tiếp đến vào năm 1985, tại Đắk Nông, bộ đàn đá Đak Kar được phát hiện tại huyện Đak R’Lấp (tỉnh Đak Lak trước, nay thuộc Đắk Nông) và đã được đưa về tỉnh để tiến hành nghiên cứu. Với 3 thanh đàn đá Đak Kar, hiện nay cũng đã có một số bài viết và công trình khoa học của một số tác giả tiêu biểu như: Phan Văn Cậy, Nhạc sĩ Tô Vũ, Vũ Luân, Trịnh Huệ,…các công trình bày viết này đã đề cập đến chất liệu, kỹ thuật chế tác cũng như số liệu đo đạc của bộ đàn đá này. Qua việc tiếp xúc và nghiên cứu bộ đàn đá, các nhà nghiên cứu đã nhận định “Ba thanh đàn đá Đak Kar là sản phần của con người”. Việc nghiên cứu tần số âm thanh dưới góc độ âm nhạc học của nhạc sĩ Tô Vũ đã cho thấy những thanh đá của Đak Kar không phải là những thanh đá kêu mà là những thanh đàn đá đích thực, một “nhạc cụ” thích ứng với đời sống của những người tạo tác ra nó. Ngoài ra, trong công trình nghiên cứu về “Khảo cổ học tiền sử Đak Lak”, Nguyễn Khắc Sử đã khẳng định chủ nhân của đàn đá Đak Kar là đồng bào dân tộc M’Nông. Từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện 4 bộ đàn đá gồm: đán đá Đinh Lạc, đàn đá Sơn Điền, đàn đá Hòa Nam và đàn đá Liên Đầm. Các bộ sưu tập đàn đá ở Lâm Đồng nằm trong truyền thống Đông Nam Bộ Nam Tây Nguyên (thuộc loại hình N’dut Lieng Krak – Bình Đa), có niên đại khoảng 3.000 – 2.500 năm cách ngày nay [38; 34; 55; 19]. Tại địa bàn tỉnh Đăk Nông, năm 2007, một người dân đã phát hiện 16 thanh đàn đá tại xã Đăk Sơn, hiện nay bộ đàn đá được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh, được các nhà nghiên cứu xác định có cùng đặc trưng với các bộ đàn đá đã phát hiện ở Nam Tây Nguyên. Như vậy, từ khi chủ thuyết về đàn đá ra đời, với những thể nghiệm về sáng tác và biểu diễn trên đàn đá Ndut Lieng Krak, Sơn Điền, Khánh Sơn cũng như những luận điểm của các nhà nghiên cứu về âm nhạc, dân tộc học đã chứng tỏ 5 người xưa ở Nam Tây Nguyên có thể dùng những thanh đàn đá để thể hiện nhiều loại âm nhạc thuần túy. Tuy nhiên, riêng về mặt âm nhạc vẫn còn không ít vấn đề tồn tại cần chờ những lời giải đáp thỏa đáng như: nguồn gốc, cách chế tác, cấu trúc thang âm, chức năng và công dụng, cách diễn tấu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa tư liệu điền dã và nghiên cứu hiện biết về đàn đá Nam Tây Nguyên, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa những thông tin đầy đủ, hệ thống, cập nhật về đàn đá các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Nghiên cứu đặc trưng chất liệu, kỹ thuật chế tác, kiểu dáng và loại hình đàn đá qua các sưu tập tiêu biểu nhằm nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về loại di vật độc đáo này ở Nam Tây Nguyên. - Nghiên cứu niên đại và giá trị lịch sử văn hóa các sưu tập đàn đá Nam Tây Nguyên, cùng như vị trí của các bộ đàn đá Nam Tây Nguyên trong bối cảnh rộng hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các sưu tập đàn đá phát hiện ở Nam Tây Nguyên, hiện lưu giữ tại các bảo tàng: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông. Ngoài ra, luận văn còn mở rộng đối tượng nghiên cứu là đàn đá miền Đông Nam Bộ và Nam Trung bộ khi so sánh, cũng như các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đàn đá và các di tích chứa đàn đá. - Phạm vi nghiên cứu luận văn: Phạm vi không gian: Nam Tây Nguyên, gồm các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông. Phạm vi thời gian: các di tích và di vật thời tiền sử (tập trung chủ yếu thời đại Đá mới và sơ kỳ Kim khí). 6 Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đặc trưng cơ bản về loại hình, kỹ thuật chế tạo đàn đá, niên đại, mối quan hệ văn hóa giữa các loại hình đàn đá Nam Tây Nguyên với nhau, và với miền Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, hệ thống và tổng hợp tài liệu: được áp dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu có liên quan đến nội dung của luận văn đã được công bố, phân loại các vấn đề nghiên cứu và đánh giá các kết quả đạt được hình thành nên tổng quan nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp loại hình học: được sử dụng để phân loại hiện vật khảo cổ thành các nhóm dựa trên các tiêu chí, chỉ số đo đạc nhằm phân định cho mỗi loại hình di vật. - Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật học: phương pháp này dựa vào quan sát các dấu vết để lại trên hiện vật nhằmnhận dạng kỹ thuật chế tác và tái hiện lại các công đoạn chế tác trong quy trình đã được người cổ áp dụng, và từ đó nhận thức về trình độ kỹ thuật của những người thợ thủ công chế tác đá. - Phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu: dựa trên các kết quả loại hình học, kỹ thuật học và phân tích thạch học, áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh để tìm hiểu mối quan hệ về mặt loại hình, chất liệu của các di vật trong các di tích mà đề tài khảo sát. - Phương pháp phân tích mẫu thạch học: được áp dụng trên các mẫu hiện vật tiêu biểu, đặc trưng trong mỗi di tích, mỗi sưu tập để dựa vào các thành phần nguyên liệu đá được quan sát dưới các lát cắt mỏng bằng kính hiển vi phân cực nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nguồn nguyên liệu với chức năng di vật ở các nơi chế tác, sử dụng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần hệ thông hóa tư liệu về đàn đá ở Nam Tây Nguyên thời tiền sử được nghiên cứu từ trước đến nay, đồng thời công bố các phát hiện và nhận thức mới về loại hình di vật độc đáo này. 7 Luận văn xác lập được những đặc trưng cơ bản của đàn đá tiền sử ở Nam Tây Nguyên với loại hình Ndut Lieng Krăk – Bình Đa. Phác thảo cơ bản về nguồn gốc, niên đại cũng như phương thức diễn tấu của loại hình đàn đá ở Nam Tây Nguyên thời tiền sử. Đây là công trình khoa học đầu tiên được thực hiện để hệ thống hóa tư liệu về loại hình đàn đá tiền sử ở Nam Tây Nguyên. Giải quyết vấn đề nguồn gốc, chủ nhân, niên đại và các mối quan hệ văn hóa của đàn đá. Các số liệu thống kê, thông tin về đàn đá và các chỉ số đo đạc của đàn đá được tổng hợp, xử lý mang tính hệ thống trong luận văn là nguồn tư liệu so sánh đối chiếu cho các di tích cùng loại hình tại khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ trong các chương trình nghiên cứu tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan tư liệu Chương 2: Đặc trưng,niên đại và phương thức diễn tấu đàn đá tiền sử ở Nam Tây Nguyên Chương 3: Đàn đá thời tiền sử ở Nam Tây Nguyên trong các mối quan hệ Kết luận 8 Chương 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1. Vài nét về địa – văn hóa Nam Tây Nguyên 1.1.1. Vị trí địa lý Nam Tây Nguyên gồm 3 tỉnh: Lâm Đồng, Đăk Lăk và Đăk Nông, có diện tích tự nhiên khoảng 29.000km2, phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum và Gia Lai, phía Đông giáp với Nam Trung Bộ, phía Nam giáp với Đông Nam Bộ và phía Tây là đường biên giới với Campuchia.Chiều từ Tây sang Đông của NamTây Nguyên rộng trung bình khoảng 150km, chiều dài theo trục Bắc Nam khoảng 300 km. Nam Tây Nguyên là một phần quan trọng của hành lang phía Tây của cả nước, có vị trí chiến lược kinh tế - quân sự đặc biệt quan trọng đối với khu vực phía Tây Việt Nam nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung. Phần lớn diện tích các tỉnh Nam Tây Nguyên là vùng đất đỏ Basalte thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như: Cà Phê, Cao Su, Điều…đây cũng là nơi hội tụ những danh thắng nổi tiếng như Đà Lạt, Bôn Đôn,… 1.1.2. Địa chất - Địa hình Nam Tây Nguyên đã trải qua quá trình biến đổi lâu dài và phức tạp. Theo các nhà địa chất, vết tích địa hình cổ nhất Nam Tây Nguyên còn lưu lại đến ngày nay có tuổi Palêogen (từ 137 triệu đến 67 triệu năm). Vào cuối Palêogen, các hoạt động kiến tạo đã nâng vùng này lên cao khoảng 500 - 700m so với mực nước biển. Những nơi nâng mạnh nhất tạo nên các vùng núi cao như đỉnh Chư Yang Sin, Chư H’mu, Chư Djê, Chư Yang Pel (Đăk Lăk), Di Linh (Lâm Đồng). Xen kẽ các vùng núi cao là các thung lũng, tạo thành đồng bằng giữa núi hoặc trước núi rộng rãi với các hồ nước lớn vào Đại Tân sinh (KZ). Vào kỷ Pliôcene (N2) cách đây khoảng 24 triệu đến 2 triệu năm, địa hình Nam Tây Nguyên có các dạng bậc rõ ràng do sự nâng lên của địa hình tới 500 - 600m. 9 Vào cuối Pliôxene, có vài đợt phun trào Basalt yếu ở Bảo Lộc và Di Linh (Lâm Đồng). Bắt đầu kỷ Đệ Tứ (kỷ Nhân sinh): 2 - 1,5 triệu năm, quá trình kiến tạo địa chất ở Nam Tây Nguyên bước sang một giai đoạn phát triển mới. Vào thời kỳ này, các dung nham Basalt trào ra theo các khe nứt, phủ lên hầu khắp các đồng bằng bóc mòn tích tụ, vốn là địa hình thấp nhất lúc bấy giờ. Cùng với phun trào, các hoạt động nâng lên vẫn tiếp tục dọc theo các nếp oằn và đứt gãy, vốn đã hoạt động lâu dài từ trước đó, dẫn tới hình thành các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, M'drak, Đắk Nông,... Một số miệng núi lửa cũ bị vùi lấp hoặc thu nhỏ lại để tạo ra hồ nước như Biển Hồ (Gia Lai), miệng núi lửa ở nơi cao như Hàm Rồng (Gia Lai) vẫn còn đó đến ngày nay. Tây Nguyên nằm trong vành đai núi lửa của đại lục Châu Á - Thái Bình Dương [40]. Kết quả là địa hình các vùng nói trên lên cao đến 200 - 300m, nhiều hệ thống sông suối mới đã được thiết lập. Cũng vào thời kỳ này, đường phân thuỷ chính của Nam Tây Nguyên đã được thành tạo. Phần lớn các sông đổ nước về phía Tây, mỗi sông Ba là đổ nước về phía Đông qua cửa biển Tuy Hoà. Các sông ở Tây Nguyên chủ yếu đào khoét sâu và tạo thành các bậc thềm cổ, cao nhất tới trên 100m. Như vậy, địa hình hiện tại của Nam Tây Nguyên về cơ bản đã được xác lập. Đó là một địa hình đa dạng với các cao nguyên "xếp bậc" xen kẽ các khối núi thấp và trung bình, những thung lũng phân cách sâu (Bản đồ 1). Cùng với quá trình hoạt động và canh tác của con người sau đó, đã làm cho bề mặt địa hình của Tây Nguyên như hiện nay. Nhìn chung, đây là cao nguyên bằng phẳng với một lớp đất Basalt phì nhiêu và được phân bậc rõ ràng. Nằm kẹp giữa cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) và cao nguyên Đắk Nông (Đắk Lắk) cao trên dưới 1.000m là vùng trũng Krông - Pách Lắk thấp hẳn xuống 400m, có dòng Krông Ana lượn khúc quanh co giữa các đầm lầy tạo thành Hồ Lắk. 10 Các nhà địa chất, địa lý đã chia Tây Nguyên thành 3 khu vực địa lý gồm: khu Kon Tum - Nam Nghĩa, khu Đắk Lắk - Phú Bình, và khu cực Nam Trung Bộ, với 21 tiểu vùng địa lý. Trong đó vùng Nam Tây Nguyên tập trung mật độ cao ở các tiểu vùng địa lý: cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên M’Đrắk, trũng Krông Pắc - Lắk thuộc khu vực địa lý Đắk Lắk - Phú Bình (Đăk Lăk); vùng bình sơn nguyên Đà Lạt, vùng cao nguyên Di Linh, vùng núi thấp Nam Di Linh, vùng đồi Cát Tiên (Lâm Đồng); vùng cao nguyên Đăk Nông (Đăk Nông)(Bản đồ 2). 1.1.3. Khí hậu Khí hậu Tây Nguyên nói chung và Nam Tây Nguyên nói riêng được hình thành dưới tác động của bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và hoàn cảnh địa lý, trong đó vị trí địa lý và độ cao có vai trò quan trọng nhất. Tất nhiên, có sự tác động qua lại với điều kiện bức xạ và hoàn lưu khí quyển, mà hệ quả của nó là sự hình thành một kiểu khí hậu có thể coi là đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta - Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên [37]. Một năm ở NamTây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Phân bố mùa mưa trong năm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình trong thời kỳ này ở hầu hết các vùng NamTây Nguyên đều chiếm trên 75% lượng mưa hàng năm. Vùng cao nguyên Bảo Lộc là nơi có lượng mưa nhiều nhất (2.500 - 2.700mm/năm). Đây cũng là những vùng có số ngày mưa nhiều nhất trong một năm (170 - 180 ngày). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm ở NamTây Nguyên dao động từ 2.000 đến 3.500 giờ. Nhiệt độ trung bình năm ở Nam Tây Nguyên có sự thay đổi theo độ cao: ở các vùng cao 500 - 800m, nhiệt độ trung bình trong năm dao động khoảng 210 - 230C (thấp hơn ở các vùng đồng bằng lân cận 4 - 50C). Ở những vùng cao 800 - 1.100m, nhiệt độ trung bình năm là 19 - 210C. Nhiệt độ trung bình từ 180 - 200C ở các vùng cao trên 1.500m và nhiệt độ trên 240C ở những vùng thấp dưới 500m [45]. 11 Một đặc trưng quan trọng của khí hậu NamTây Nguyên là chỉ số độ ẩm (hay tỉ số giữa khả năng bốc hơi và lượng mưa trong một thời kỳ nhất định, biểu thị bằng %). Nếu xét chỉ số độ ẩm trung bình năm thì NamTây Nguyên là vùng có độ ẩm phong phú. Nhưng do chế độ mưa theo mùa nên đã làm cho sự chênh lệch về chỉ số độ ẩm giữa mùa mưa và mùa khô rất lớn. Mùa mưa chỉ số độ ẩm rất cao, còn mùa khô thì ngược lại, rất thấp. Vào mùa khô ở Nam Tây Nguyên thường thiếu nước, độ ẩm thấp, gây hạn hán và ảnh hưởng đến đời sống của con người, nhất ở khu vực lớp phủ mặt bằng là đất đỏ Basalt, loại đất giữ nước rất kém. 1.1.4. Thủy văn Đặc điểm địa hình Nam Tây Nguyên là cao ở giữa và chạy dài theo hướng Bắc Nam, đường phân thuỷ cắt dọc theo hai hướng: hoặc về phía Đông đổ nước ra biển Đông hoặc về phía Tây chảy qua các nước Lào và Campuchia. Các con sông chảy về hướng Tây đều thuộc hệ thống sông Mê Kông, hệ thống sông Srêpôk là nhánh cấp I của sông Mê Kông. Sông Srêpôk do 2 nhánh chính hợp thành là Krông Ana (sông Cái) và Krông Nô (sông Đực). Ngoài ra còn 3 nhánh nữa cùng đổ vào Srêpôk là sông Ea H'leo, Ea Drăng và Ea Lốp. Sông La Ngà ở Lâm Đồng bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, sông Đạ Đờn bắt nguồn từ cao nguyên Sông Bông và sông Bé bắt nguồn từ cao nguyên H'Mông. Cả ba sông này hợp lại tạo thành sông Đồng Nai chảy ra cửa biển Sài Gòn. Nhìn chung,hệ thống sông ngòi ở Tây Nguyên phầnchảy trên cao nguyên đều ngắn và dốc; bắt nguồn từ hệ thống khe suối và các mạch nước ngầm với nguồn cung cấp chính là nước mưa. Sông ngòi Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước cho cây trồng, nước sinh hoạt hàng ngày của con người và cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho cư dân sống ở xa biển. 12 1.1.5. Động vật và thực vật Nam Tây Nguyên là một trong số ít những vùng ở nước ta có giới thực vật giàu có nhất, mang đặc trưng động, thực vật nhiệt đớigió mùa Đông Nam Á. Nơi đây có một thảm thực vật nguyên sinh là các loại rừng rậm, mưa mùa nhiệt đới và những rừng rậm thường xanh hay nửa rụng lá mùa với thành phần các giống loài rất phong phú. Do có địa hình đa dạng với các khối núi cao, địa hình lại bị chia cắt tương đối mạnh, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự bảo tồn các loài thực vật cổ cũng như hình thành các loài mới. Rừng Tây Nguyên gồm các kiểu: Rừng nhiệt đới và mưa mùa, rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa, rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, rừng và trảng tre, rừng thông, rừng đầm lầy,... Trong rừng có nhiều các loại gỗ quý như Trắc, Mun, Muồng đen, Sến, Táu, Chò Chỉ, Xăng Lẻ, Hoàng Lim, Vàng Tâm, Dạ Hương, Re, Gội, Thông,...Hệ động vật khá phong phú, giàu về thành phần giống loài, có những loài thú lớn như Voi, Bò Tót, Bò Rừng, Bò Xám, Trâu Rừng, Tê Giác. Đây là các loài thú ăn cỏ lớn và quý ở vùng Nam Tây Nguyên nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung. Ngoài ra, Nam Tây Nguyên còn có rất nhiều các loài thú quý hiếm khác như: Nai Trâu, Nai Cà Tông, Nai Lợn, Hoẵng, Lợn Rừng, Thỏ Rừng, Sóc Vằn, Sóc Chuột, Dúi, Khỉ Vàng, Khỉ Mặt Đỏ, Vọc Đen, Gấu Chó, Hổ, Báo,... 1.1.6. Vài nét về các tộc người bản địa địa ở Nam Tây Nguyên Nam Tây Nguyên có một số dân tộc bản địa, cư trú lâu đời thuộc ngữ hệ chính là Nam Á và Nam Đảo. Công trình này đề cập đến một số dân tộc tiêu biểu ở vùng Nam Tây Nguyên, chủ yếu tập trung vào mô tảđặc điểm phân bố và các nét văn hóa truyền thống làm nguồn tư liệu so sánh khi nghiên cứu các văn hóa tiền sử ở đây với các vùng lân cận như Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Người M’Nông: ở Nam Tây Nguyên có 89.500 người cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk với 40.344 người, Đắk Nông có 39.964 người, Lâm Đồng có 9.099 người. Tuy dân số không nhiều, song tộc người này đã khẳng định một vị trí khá 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan