Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dân ca ví giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay (Luận án tiến sĩ)...

Tài liệu Dân ca ví giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay (Luận án tiến sĩ)

.PDF
168
178
141

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ VIỆT YẾN DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ VIỆT YẾN DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62 31 06 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS. VÕ QUANG TRỌNG 2.TS. ĐẶNG THỊ DIỆU TRANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi Hồ Thị Việt Yến, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS Võ Quang Trọng - Giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam và TS. Đặng Thị Diệu Trang - Viện nghiên cứu văn hóa Học Viện KHXH thuộcViện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài luận án là khách quan, trung thực, không sao chép và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong luận án phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, tranh luận, các học thuyết, các quan điểm, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo, trích dẫn một số phụ lục. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức và đều được trích rõ nguồn gốc. Trường hợp nếu phát hiện bất kỳ sự sai sót, vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Học viện Khoa học xã hội, hội đồng về kết quả nghiên cứu này. Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận án Hồ Thị Việt Yến 1 LỜI CẢM ƠN Sau ba năm nỗ lực học tập và nghiên cứu, đến nay, luận án Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay của NCS Hồ Thị Việt Yến tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, chuyên ngành Văn hóa học đã hoàn thành. Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, các nhà khoa học, các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm chân thành nhất đến tập thể Ban lãnh đạo, các thầy cô và cán bộ nhân viên Khoa văn hóa học, Học viện KHXH; Ban Giám hiệu, đồng nghiệp tại trường CĐSP Nghệ An; Ban lãnh đạo Sở VHTT&DL hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Quang Trọng và TS. Đặng Thị Diệu Trang - những thầy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các câu lạc bộ dân ca Nghệ An, Hà Tĩnh, các nghệ nhân Ví, Giặm, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên Lê Nguyên Khánh ( Học viện Quan hệ quốc tế)… đã giúp tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn sự hậu thuẫn tinh thần từ gia đình tạo động lực để tôi hoàn thành luận án. Do thời gian có hạn, luận án này không thể tránh khỏi những khuyết, hạn chế. Vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng tất cả bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! 2 Hà nội, ngày 5 tháng 3 năm 2017 Tác giả luận án Hồ Thị Việt Yến MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ......................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ..................... 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................... 8 7. Bố cục luận án ............................................................................................ 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9 1.1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam .......................................................................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ........................... 14 1.2. Cách tiếp cận của luận án...................................................................... 21 1.3. Các khái niệm cơ bản được dùng trong luận án ................................... 25 1.3.1. Di sản văn hóa phi vật thể .............................................................. 25 1.3.2. Sân khấu hóa .................................................................................. 28 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu............................................................... 28 1.4.1. Vùng đất xứ Nghệ .......................................................................... 28 1.4.2. Bối cảnh tác động đến di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............... 33 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 43 Chƣơng 2. DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ................................................ 44 2.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của dân ca xứ Nghệ ............. 44 2.1.1. Đôi nét về dân ca Việt Nam ........................................................... 44 2.1.2. Dân ca xứ Nghệ .............................................................................. 46 2.2. Khái quát đặc điểm dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ..................................... 52 2.2.1. Hát Ví ............................................................................................. 52 2.2.2. Hát Giặm ........................................................................................ 55 2.3. Dân ca Ví, Giặm - thực hành văn hóa gắn với đời sống cộng đồng ..... 68 2.4. Chức năng của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............................................ 71 2.4.1. Trong quan hệ xã hội ...................................................................... 71 2.4.2. Chức năng dân ca Ví, Giặm trong quan hệ gia đình ...................... 73 2.4.3. Chức năng giáo dục ........................................................................ 75 2.5. Không gian văn hóa và diễn xướng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ............ 77 2.5.1. Không gian văn hóa........................................................................ 77 2.5.2. Diễn xướng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ ........................................... 79 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 82 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ SAU KHI ĐƢỢC UNESCO VINH DANH .......................................................... 83 3.1. Ví, Giặm xứ Nghệ trước vinh danh (2010 - 12/2014) .......................... 83 3.2. Hoạt động bảo tồn dân ca Ví, Giặm sau khi UNESCO công nhận ...... 85 3.2.1. Hoạt động bảo tồn trong quản lý nhà nước và quản lý cộng đồng .... 85 3.2.2. Môi trường diễn xướng .................................................................. 95 3.2.3. Quảng bá và phát huy ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Truyền dạy .................................................................................... 100 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 107 Chƣơng 4. VINH DANH DÂN CA VÍ, GIẶM XỨ NGHỆ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....................................................................................... 108 4.1. Dân ca Ví, Giặm xứ nghệ trong quản lý nhà nước, cộng đồng .......... 108 4.2. Xu hướng biến đổi dân ca Ví, Giặm trong bối cảnh hiện nay ............ 110 4.2.1. Sân khấu hóa và sáng tạo truyền thống ........................................ 110 4.2.2. Dân ca Ví, Giặm trước xu hướng hiện đại hóa văn hóa - xã hội ... 116 4.3. Một số góp ý dân ca Ví, Giặm trong quá trình phát triểnError! Bookmark not def 4.3.1. Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sảnError! Bookmark not def 4.3.2. Trong quản lý di sản ....................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 132 KẾT LUẬN .................................................................................................. 133 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 140 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BT&PHDS : Bảo tồn và phát huy di sản CLB : Câu lạc bộ CT - BGDĐT : Chỉ thị - Bộ Giáo dục Đào tạo DCVGNT : Dân ca Ví, Giặm Nghệ tĩnh KHXH&NV : Khoa học xã hội và Nhân văn NCS : Nghiên cứu sinh NSND : Nghệ sĩ nhân dân NSUT : Nghệ sĩ ưu tú PCTUBND : Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân PTTH : Phổ thông trung học TP : Thành phố TSKH : Tiến sĩ khoa học UBND : Ủy ban nhân dân VHNTGD VN : Văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch : DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Trang Biểu đồ: Biểu đồ 1.1. Biểu đồ hiện trạng làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An qua điều tra một số làng năm 2014 ........................... 41 Bảng: Bảng 3.1. Môi trường diễn xướng dân ca Ví, Giặm trước và sau vinh danh .................................................................................. 97 Bảng 3.2. Mức độ yêu thích dân ca trong cộng đồng .............................. 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam là một trong những quốc gia bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có một số loại hình được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục phát huy và phát triển từ sau khi được công nhận đang là vấn đề cần được các quốc gia quan tâm nghiên cứu. 1.2. Sự kiện dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2014 là vinh dự to lớn cho Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng. Sự tôn vinh này không chỉ đưa lại điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ, mà còn tạo ra cơ hội phát huy di sản trong phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. Cùng với việc vinh danh là việc bảo tồn di sản như thế nào cho hợp lý? Thực trạng bảo tồn di sản có sống cùng cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng hay không? đang là những vấn đề thách thức hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp bảo vệ di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ phù hợp với nguyên tắc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đồng thời phát huy được giá trị của di sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. 1.3. Dân ca Ví, Giặm được xem là “đặc sản” của văn hóa xứ Nghệ, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người xứ Nghệ là món ăn tinh thần đã hình thành và nuôi dưỡng nên cốt cách, tâm hồn của người dân nơi đây. Trước tác động của sự giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ về cơ bản có giữ được bản sắc hay bị lai tạp so với 2 cái gốc của làn điệu Ví, Giặm truyền thống hay không? Dưới tác động của nhiều yếu tố xã hội và quy luật của sự hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ hiện nay đang đứng trước những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 1.4. Thực trạng phổ biến hiện nay của dân ca Ví, Giặm là các hình thức sinh hoạt văn hóa tại địa phương đang bị tách khỏi môi trường diễn xướng, không gian sinh hoạt văn hóa đã và đang dần bị mai một, thay vào đó là các hình thức có tính chất biểu diễn, được sân khấu hóa, trong khi đó bản thân di sản dân ca là “di sản sống”, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể tác động, đứng vững và được nuôi dưỡng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Tại các huyện như Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,... (Nghệ An), Nghi Xuân,Thạch Hà, Đức Thọ, Trường Lưu,... (Hà Tĩnh), mỗi xã thành lập một câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, các câu lạc bộ có sự tham gia đông đảo của người dân địa phương. Tại các cuộc thi dân ca Ví, Giặm hàng năm do điạ phương và tỉnh tổ chức, các tiểu phẩm đều được tái hiện thông qua sân khấu hóa. Đó là một trong những hiện tượng phổ biến trong bảo tồn di sản dân ca tại vùng đất xứ Nghệ hiện nay. Sự kiện dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được UNESCO vinh danh đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm. Làm thế nào để di sản “sống” được trong cộng đồng, có sức lan tỏa tới cộng đồng và việc bảo vệ di sản đó như thế nào; cũng như các vấn đề về sự tạo dựng không gian mới cho các di sản văn hóa, sự gắn kết hay tương tác của di sản văn hóa với đời sống cộng đồng, với sự phát triển của xã hội, những động thái về lợi ích, chính trị, thể diện hay bản sắc thể hiện ở sự thay đổi của di sản; các yếu tố liên quan đến tiếng nói và sự lựa chọn của chủ thể di sản văn hóa, tính xác thực của di sản sau những sự phục hồi là những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ dưới góc độ chuyên ngành Văn 3 hóa học, giúp chúng ta tiếp cận rõ hơn về những vấn đề đặt ra với dân ca Ví, Giặm hiện nay, khi kinh tế, chính trị, xã hội đang có nhiều biến đổi. Mặt khác, sự xuất hiện của văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập đang làm mất dần các giá trị trong văn hóa truyền thống và làm mất đi ý nghĩa vốn có của di sản. Vì vậy, những nghiên cứu của đề tài góp phần cho những nhận diện mới về di sản từ đó đưa ra những cách thức bảo tồn phù hợp, đưa di sản về với cộng đồng. Từ những lí do nêu trên, tôi chọn vấn đề “Dân ca Ví Giặm Xứ Nghệ trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhận diện rõ hơn về di sản dân ca Ví, Giặm; Phân tích thực trạng di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong đời sống văn hóa của người dân trên các phương diện sân khấu hóa, không gian diễn xướng, hoạt động quảng bá và phát huy di sản sau khi được UNESCO vinh danh. Từ đó bàn luận về xu hướng di sản hóa các thực hành văn hóa truyền thống trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan về di sản văn hóa phi vật thể và dân ca Ví, Giặm; Phân tích làm rõ các khái niệm văn hóa phi vật thể, di sản hóa, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ,... Luận án làm rõ những vấn đề về quan điểm di sản hóa trên phương diện cộng đồng và quan điểm của các nhà quản lý về bảo tồn và phát huy di sản trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề lý luận về văn hóa phi vật thể, di sản hóa, về đặc điểm của dân ca Ví, Giặm, cũng như thực trạng di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ sau UNESCO vinh danh sẽ được phân tích để làm sáng tỏ. Từ đó, luận 4 án chỉ rõ xu hướng biến đổi di sản hóa dân ca Ví, Giặm và những vấn đề đặt ra hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các nghệ nhân dân gian, các cấp quản lý văn hóa, và cộng đồng người dân xứ Nghệ, những người lưu giữ và thực hành di sản, câu lạc bộ, diễn xướng trên sân khấu và một số hoạt động khác có liên quan đến bảo tồn di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Trong luận án này chúng tôi thống nhất sử dụng cụm từ dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ xuyên suốt luận án với khái niệm nội hàm tương tự như cách gọi của UNESCO là dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là vấn đề thực trạng di sản dân ca Ví, Giặm sau vinh danh; khảo sát trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong sinh hoạt cộng đồng, phương thức truyền dạy, quảng bá và phát huy. 3.2.2. Phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tại các huyện là cái nôi đầu tiên của dân ca Ví, Giặm hiện đang có sự thay đổi lớn từ trước và sau vinh danh: Các huyện của Nghệ An, Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, TP Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu,. . .Các huyện của Hà Tĩnh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Đức Thọ, Trường Lưu,. . . Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các văn bản về dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ và khảo sát thực tế từ trước (năm 2010 đến tháng 12/2014) và sau khi UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đến nay. 5 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng các cách tiếp cận văn hóa học (trong đó tập trung vào nghiên cứu về di sản hóa dân ca Ví, Giặm trong quá trình phát triển), nhân học (tập trung vào nhân học văn hóa với việc tìm hiểu di sản qua chủ thể người dân tại địa bàn nghiên cứu); tiếp cận xã hội học với những thống kê định lượng cụ thể. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các phương pháp khác; Tổng hợp và phân tích tài liệu; Điền dã dân tộc học, kết hợp giữa quan sát tham dự, phỏng vấn sâu; Khảo sát định lượng qua bảng hỏi,. . . 4.1. Phương pháp quan sát tham dự Phương pháp này được áp dụng đối với những hình thức thực hành dân ca Ví, Giặm tại địa bàn nghiên cứu trên các nhóm gia đình, dòng họ, câu lạc bộ thôn, xóm, phường, xã, để có được cái nhìn khách quan, những đánh giá và nhận định đúng về di sản dân ca Ví, Giặm trong đời sống hiện nay. Tham gia các buổi lưu diễn của Trung tâm bảo tồn dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ; các buổi sinh hoạt tập thể các cơ quan, học hát dân ca tại các trường phổ thông, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, học hát trên đài truyền hình, và sinh hoạt các ngày lễ, hội của các ngành trong tỉnh, các cuộc thi Liên hoan tiếng hát dân ca được tổ chức hàng năm từ địa phương đến trung ương để có cái nhìn chung về diện mạo sinh hoạt dân ca Ví, Giặm hiện nay. Trong quá trình điền dã do các buổi sinh hoạt tại các địa phương diễn ra không thường xuyên nên lịch khảo sát phải phụ thuộc vào các dịp liên hoan, lễ tết… 4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được thực hiện đối với các nghệ nhân dân gian, nghệ sỹ ưu tú, cán bộ văn hóa và người dân địa phương, nhằm có được những cứ liệu cụ thể liên quan tới nhận định cá nhân trên từng lĩnh vực về di sản dân ca Ví, Giặm trong đời sống hiện nay. 6 + Phỏng vấn các nghệ sĩ, nghệ nhân của dân ca Ví, Giặm trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh: Phỏng vấn này, giúp hiểu sâu về phương thức bảo tồn, quan điểm bảo tồn để di sản dân ca Ví, Giặm tồn tại, phát huy được trong đời sống cộng đồng hiện nay. Phương thức truyền dạy, quảng bá, phát huy và lan tỏa, những khó khăn thuận lợi, quan điểm, đề xuất nguyện vọng của họ trong công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNSECO vinh danh. + Phỏng vấn người dân: Người dân là kênh thông tin quan trọng giúp chúng tôi phát hiện được những vấn đề còn là khoảng trống, những vấn đề cần được đặt ra trong bảo tồn di sản, những yêu cầu, quan điểm của người dân với loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Mức độ yêu thích, sức sống của di sản trong cộng đồng. Để từ đây có được những định hướng bảo vệ, phát huy, lan tỏa phù hợp trong quá trình phát triển. Đối tượng phỏng vấn được chúng tôi chọn lựa đa dạng. Phỏng vấn cả nam và nữ, đối tượng từ 5 đến 70 tuổi, những người lao động, cán bộ hưu trí tập trung chủ yếu tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Yên Thành, TP Vinh,... + Phỏng vấn cán bộ quản lý văn hóa: Đây là đối tượng quản lý trực tiếp đến di sản, phỏng vấn đội ngũ quản lý để hiểu rõ hơn về chủ trương, quan điểm bảo vệ di sản trong quản lý tại các địa phương; đặc biệt tái tạo, phục dựng lại theo hình thức sân khấu hóa hiện nay. Hiểu rõ những thuận lợi và thách thức của các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản trong bối cảnh hiện đại hóa. Từ các cuộc trao đổi phỏng vấn này, tôi đã tập trung tìm hiểu về các đề xuất mang tính cá nhân của họ về các hướng bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong thời kỳ hội nhập. + Phỏng vấn các nhà nghiên cứu: Phỏng vấn một số nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương để hiểu được những yêu cầu về lý luận và thực 7 tiễn trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đánh giá được mức độ thực tiễn của dân ca Ví, Giặm hiện nay so với những yêu cầu của UNESCO đặt ra theo điều 2, mục 1 của bản Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, hiện tại và trong tương lai. 4.3. Phương pháp định lượng Phương pháp được thực hiện thông qua bảng hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề dân ca Ví, Giặm trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát một dạng đối tượng là người dân, với câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được thực hiện tại các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương, Nghi Lộc và TP. Vinh. Kết quả điều tra được xử lý qua phần mềm SPSS. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Từ góc nhìn Văn hóa học, luận án phân tích sự tương tác của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ với bối cảnh phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt từ sau khi được UNESCO vinh danh, góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy di sản hiện tại và tương lai. Nhận diện một cách tổng thể, làm rõ các thành tố dân ca Ví, Giặm như âm nhạc, lời ca, môi trường diễn xướng, chủ thể văn hóa mang nét đặc trưng vùng văn hóa xứ Nghệ. Làm rõ những vấn đề; Bảo tồn dân ca Ví, Giặm cần được cân bằng giữa truyền thống và hiện đại; Phát huy vai trò của cộng đồng, đưa cộng đồng làm trung tâm của di sản văn hóa; Sự tham gia của nhà nước vào bảo tồn di sản cần có sự đồng thuận và thống nhất với người dân xứ Nghệ. Chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ trong bối cảnh xã hội đương đại, đặc biệt từ sau khi được UNESCO vinh danh, góp phần vào công tác bảo tồn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học, là nguồn tư liệu 8 và bổ sung vào dòng chảy nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam từ sau khi được UNESCO vinh danh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án là một nghiên cứu có hệ thống về quá trình di sản hóa dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ từ góc nhìn Văn hóa học. Những khảo sát của luận án được phân tích dựa trên những vấn đề lý luận về di sản, di sản hóa, văn hóa phi vật thể; góp phần làm sáng tỏ các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về di sản và di sản hóa, cũng như chỉ ra xu hướng di sản hóa văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung thêm cơ sở lý luận về vấn đề di sản hóa, đóng góp về vấn đề di sản hóa dân ca Ví, Giặm và tác động của văn hóa đối với đời sống cộng đồng và công tác bảo vệ di sản. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu có giá trị để tham khảo cho việc xây dựng các mô hình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam trong quá trình phát triển tiếp theo. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ Chương 3: Thực trạng dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ sau khi được UNESCO vinh danh Chương 4: Vinh danh di sản dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ: Những vấn đề đặt ra 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về di sản và di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của quá trình toàn cầu hóa, thực trạng di sản đang đứng trước nhiều thách thức. Hệ thống di sản văn hóa dân tộc với các yếu tố lịch sử, tư tưởng, xã hội, mỹ thuật được nhiều nghiên cứu đề cập với những đánh giá sâu sắc, khẳng định tính cấp thiết cần bảo tồn những giá trị này với sự chung tay của toàn xã hội (Trần Đình Hượu 1995; Phan Ngọc 1995; Trần Quốc Vượng 2010). Oscar Salemink (2007) chỉ ra rằng quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa dẫn đến sự tái tạo văn hóa. Không có một truyền thống ban đầu, cố định đang dần bị thay thế bởi một nền văn hóa toàn cầu mà truyền thống văn hóa liên tục được tái tạo trong một hoàn cảnh luôn thay đổi. Vì vậy, di sản thường xuyên được tái tạo trong sự tương tác với môi trường luôn thay đổi [64]. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển mức độ biến đổi của Di sản diễn ra nhanh và mạnh hơn. Để dung hòa các yếu tố văn hóa truyền thống cần tạo nên nguồn lực đủ mạnh để có cơ hội phù hợp với tiến trình phát triển. Việc bảo tồn những giá trị truyền thống (trong đó có văn hóa phi vật thể) sẽ tái dựng, diễn giải lại bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại những hình thức đồng nhất hóa của toàn cầu. Không ai không thấy tính phức tạp và phạm vi rộng lớn của quá trình giao lưu, ảnh hưởng và hội nhập văn hóa hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu kiên trì định hướng, một mặt, bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa truyền thống, mặt khác, chủ động giao lưu, 10 hội nhập văn hóa thì tin rằng nền văn hóa mà chúng ta xây dựng trong tương lai sẽ vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại” [5; 256]. Bàn về những thay đổi của di sản trong quá trình phát triển có sự can thiệp của nhà nước, Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014) cho rằng: quan điểm “bảo tồn chọn lọc” trong những chính sách xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chủ trương bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong Nghị quyết Trung ương khoá VIII, đã tạo nên xu hướng chỉ một số di sản và thực hành “văn hóa tốt”, có giá trị truyền thống và “bản sắc tộc người” được lựa chọn để khuyến khích bảo tồn. Các thực hành văn hóa được coi là “lạc hậu” và lãng phí tiếp tục bị hạn chế hoặc khuyến khích xóa bỏ. Văn hóa cồng chiêng và một số loại hình văn hóa tốt khác được khuyến khích bảo tồn. Tuy nhiên, thay vì khôi phục lại môi trường diễn xướng truyền thống như lễ hội, nơi cồng chiêng và một số thực hành văn hóa dân gian khác được truyền dạy theo phương thức truyền thống, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được “chọn lọc” chủ yếu được thực hiện theo phương pháp “sân khấu hóa” [59; Tr21,Tr31]. Hiện tượng này, đang là hiện tượng phổ biến tại các địa phương có di sản cần được bảo vệ. Sự can thiệp sâu của chính quyền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thuộc về bản chất di sản truyền thống. Nhiều nghiên cứu về di sản đã chỉ ra những cách thức bảo tồn của cộng đồng với di sản phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể như nghiên cứu của Oscar Salemink cho rằng: Công tác bảo tồn di sản cần hướng đến các yếu tố cộng đồng người dân địa phương, những người sống trong văn hóa đó; không thể nào tôn trọng văn hóa mà không tôn trọng những con người đang chuyển tải văn hóa. Các cộng đồng có quyền bảo tồn bản sắc văn hóa riêng của họ, không chỉ tuân theo những chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, quốc gia. Các cộng đồng phải có quyền xác định và quyết định họ muốn gì và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất