Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới việt lào tỉnh điện biê...

Tài liệu đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới việt lào tỉnh điện biên hiện nay

.PDF
171
384
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THANH HOA ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ THANH HOA ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 62 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lâm Bá Nam 2. PGS.TS. Vũ Hoàng Công HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Lâm Bá Nam và PGS. TS Vũ Hoàng Công. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Đặng Thị Thanh Hoa LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lâm Bá Nam và PGS.TS Vũ Hoàng Công - hai người Thầy đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Những nhận xét và đánh giá của các Thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình thực hiện luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài “Một số vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc thiểu số khu vực Đông Á, Đông Nam Á và những tác động đối với Việt Nam” do PGS.TS Lâm Bá Nam làm chủ nhiệm đã hỗ trợ nghiên cứu sinh tham gia khảo sát, dự tọa đàm khoa học tại các địa phương vùng Tây Bắc và công bố kết quả nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên Khoa Khoa học chính trị trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Đặng Thị Thanh Hoa DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh trật tự ANND An ninh nhân dân CAND Công an nhân dân DTTS Dân tộc thiểu số NCS Nghiên cứu sinh TTXH Trật tự xã hội TTATXH Trật tự an toàn xã hội MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ..........................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..............................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................6 7. Bố cục của luận án ...............................................................................................6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................7 1.1. Nhóm nghiên cứu về dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền.........7 1.2. Nhóm nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền, biên giới Việt – Lào và biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên .............13 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................24 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN CỦA VIỆT NAM ............27 2.1. Một số khái niệm cơ bản ..............................................................................27 2.1.1. Khái niệm dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, biên giới đất liền và vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ở Việt Nam..........................................27 2.1.2. An ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ở Việt Nam .....................................................................................36 2.2. Quan điểm, nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền...................................................................................................37 2.2.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ..............................................37 2.2.2. Nội dung đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền.....45 2.3. Chủ thể và những nhân tố tác động, ảnh hƣởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền .............................................47 2.3.1. Chủ thể trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền ...............................................................................................................47 2.3.2. Những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền......................................................................52 Chƣơng 3. ĐẢM BẢO NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .....................................................................................................59 3.1. Tình hình có liên quan đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ...............................................................59 3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, tôn giáo – tín ngưỡng vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ................................59 3.1.2. Tình hình an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 đến nay .................................................................65 3.2. Thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 – nay ...................................................78 3.2.1. Quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng và nhân dân địa phương trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ...........................................................................78 3.2.2. Hoạt động đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ 2005 đến nay ...............................................................80 3.3. Những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay ..............................................102 Chƣơng 4. DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH CHÍNH TRỊ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ BIÊN GIỚI VIỆT – LÀO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN TỚI .............................................................................107 4.1. Dự báo tình hình .........................................................................................107 4.1.1. Khả năng diễn biến tình hình an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới ....................................................107 4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới .........................112 4.2. Giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới ....................................................................115 4.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang về vị trí, tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số ................................................................115 4.2.2. Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên vững mạnh, đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn ...........................................................118 4.2.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên, tạo nền tảng vững chắc trong đảm bảo an ninh chính trị ...............................126 4.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị và hợp tác quốc tế trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên .................................................................132 4.2.5. Tăng cường xây dựng, bố trí lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong đảm bảo an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ......138 4.2.6. Kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp về an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên ....141 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153 PHỤ LỤC ...............................................................................................................164 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đảm bảo an ninh chính trị nói chung, an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, của hệ thống chính trị; là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ ANQG, có tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài, đặc biệt ở các khu vực có đông đồng bào DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. ANQG nói chung, an ninh chính trị nói riêng ổn định sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Ngược lại, khi an ninh chính trị bất ổn sẽ tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực:kinh tế sẽ bị đình trệ, lòng người phân ly dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch sẽ có điều kiện hoạt động chống phá… Đối với tỉnh Điện Biên, là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc Tổ quốc, có đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400km (trong đó biên giới với Lào dài 360km; Trung quốc 40,86km), gồm 21 dân tộc cư trú, vì vậy đây là địa bàn đặc biệt quan trọng và xung yếu về an ninh chính trị. Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn này có những diễn biến phức tạp. Nhất là từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và sụp đổ, các thế lực thù địch đã gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam theo phương thức “diễn biến hòa bình” làm cho tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn.Đặc biệt, thời gian qua, dưới tác động của các yếu tố trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, chia rẽ dân tộc, gây mâu thuẫn, hận thù giữa người Kinh và đồng bào DTTS; giữa các DTTS trên địa bàn với nhau; đẩy mạnh các hoạt động kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, xu hướng ly khai, tự trị, gây rối, bạo loạn, nhen nhóm thành lập tổ chức phản động “Vương quốc Mông”; tuyên truyền phát triển đạo Tin lành trái pháp luật… nhằm chống Đảng, chống chính quyền nhân dân. Kéo theo đó là những tác động tiêu cực đến ANTT ở địa bàn như tình trạng tranh chấp, khiếu kiện; hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; tàng trữ vũ khí trái phép, phá rừng làm nương rẫy; săn bắn động vật hoang dã trái phép và các tệ nạn xã hội… 1 Quán triệt những quan điểm tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các cấp ủy đảng, chính quyền vùng DTTS biên giới Việt - Lào tỉnh Điện Biên đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng trong hệ thống chính trị triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp đảm bảo an ninh chính trị, góp phần ổn định tình hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Công tác đảm bảo ANTT, nhất là an ninh chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ: Hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng lớn mạnh, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền được củng cố, giữ vững; an ninh chính trị nội bộ cơ bản ổn định, cán bộ, đảng viên và nhân dân đoàn kết, nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện; các hoạt động xâm hại an ninh chính trị kịp thời được phát hiện, ngăn chặn và xử lý… góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định trên địa bàn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc đảm bảo an ninh chính trị vẫn còn nhiều điểm hạn chế, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội của nhân dân vùng DTTS (đa số là người DTTS) còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ người không biết chữ nhiều; bên cạnh đó, tình hình dân tộc, tôn giáo trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp; hệ thống chính trị cơ sở một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ… là điều kiện để các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hoạt động chống phá.Cả trước mắt cũng như lâu dài thấy rằng,tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.Điều đó đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu toàn diện về tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này thời gian tới. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về an ninh Tây Bắc, an ninh biên giới, an ninh các vùng dân tộc… nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài : “Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ là hoàn 2 toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sởlàm rõ lý luận đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian qua,luận ánđưa ra dự báo và đề xuất giải phápđảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTSbiên giới đất liền như khái niệm, quan điểm, chủ thể, nội dung, các nhân tố tác động đến an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền. - Khảo sát, đánh giá tình hình và thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên; chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị tại địa bàn này. - Dự báo tình hình an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên về khả năng diễn biến tình hình và những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn. - Đưa ra hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của các lực lượng trong hệ thống chính trịtrên địa bàn này thời gian qua. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của tất cả các lực lượng trong hệ thống chính trị vùng DTTS. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2005 đến nay (đến 2016; tháng 11/2003 tỉnh Điện Biên được thành lập trên cơ sở tách tỉnh Lai Châu, NCS lấy mốc thời gian bắt đầu là 2005 cho chẵn năm khảo sát và đảm bảo tính ổn định của các số liệu, tài liệu cần thu thập). 3 - Phạm vi về không gian: Vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thuộc địa bàn 23 xã – 305 bản của 03 huyện Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà của tỉnh Điện Biên, trong đó tập trung nghiên cứu, khảo sát ở địa bàn một số xã trọng điểm như Mường Nhà, Mường Lói, Na Ư, Thanh Hưng (huyện Điện Biên); Mường Toong, Nậm Kè, Chà Cang, Pa Tần, Sín Thầu (huyện Mường Nhé); Ma Thì Hồ, Mường Mươn, Na Sang (huyện Mường Chà). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu, thực hiện trên cơ sởphương phápluận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng,Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo; giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo; an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền. Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài luận án, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, báo cáo, thống kê của chính quyền địa phương, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan; các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đề tài kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài đã nghiên cứu, thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt chú ý tới các công trình nghiên cứu đề cập các tỉnh, các khu vực trọng điểm thuộc địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp logic và lịch sử: Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến công tác đảm bảo an ninh vùng DTTS biên giới đất liền, đề tài luận giải và làm rõ những nội dung mà các công trình trước đó đã đề cập liên quan đến đề tài nhưng chưa được làm rõ. Từ đó rút ra những vấn đề mới mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện… - Phương pháp so sánh: Từ việc nghiên cứu công tác đảm bảo an ninh ở các vùng DTTS trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam nói chung, phương pháp so sánh giúp đề tài đưa ra những kinh nghiệm trong nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an 4 ninh ở vùng DTTS trên tuyến biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: Được sử dụng để khảo sát, hệ thống, nghiên cứu, đánh giá tình hình công tác đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên của các lực lượng trong hệ thống chính trị trên địa bàn thời gian qua, làm cơ sở chỉ ra những vấn đề đặt ra trong đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn này thời gian tới. - Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để trao đổi, khai thác thông tin từ các chuyên gia, những người có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về DTTS, an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS. Bên cạnh đó, đề tài tiếp thu ý kiến chuyên gia qua các lần hội thảo nhằm nâng cao chất lượng của luận án. - Phương pháp quan sát thực địa: NCS trực tiếp đến địa bàn một số xã trọng điểm để quan sát, nghiên cứu, nắm tình hình về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt là tình hình an ninh chính trị và công tác đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn… Các phương pháp trên có thể được sử dụng riêng biệt hoặc sử dụng kết hợp với nhau để phù hợp với yêu cầu của từng nội dung trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền; các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền; chủ thể, trách nhiệm của chủ thể; nội dung và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền. - Làm rõ thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 đến nay. Qua đó, rút ra những vấn đề có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt –Lào tỉnh Điện Biên. - Dự báo về khả năng diễn biến tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới; từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới đất liền. - Về thực tiễn + Cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS. + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giảng viên và học viên các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu… ở Việt Nam về công tác đảm bảo an ninh nói chung, an ninhchính trị vùng DTTS nói riêng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Những vấn đềlý luận về đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền của Việt Nam Chương 3: Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên – Thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 4: Dự báo tình hình và giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biênthời gian tới 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Thời gian qua, vấn đề đảm bảo an ninh vùng DTTS ở Việt Nam được nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi đề cập vấn đề này, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và có liên quan đến định hướng nghiên cứu của đề tài luận án. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan, được công bố theo các nhóm vấn đề sau: 1.1. Nhóm nghiên cứu về dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền Vấn đề DTTS và vùng DTTS luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng đến sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia. Việt Nam với 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ, nên Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc; cùng với đó, vấn đề này cũng được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ. Tiêu biểu là một số công trình như: - Sách chuyên khảo: “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi” (1996) của tác giả Bế Viết Đằng [23]. Cuốn sách đã dành một chương đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Trên cơ sở khái quát thực trạng kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, tác giả đưa ra những nhận thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ mới, trong đó khẳng định: phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để thực hiện chính sách dân tộc. NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của công trình để xây dựng giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong đảm bảo an ninh chính trị ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới. - Sách chuyên khảo: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay” (2001) của tác giả Phan Hữu Dật [21]. Trong công trình của mình, nhóm tác giả đề cập một số vấn đề về thuật 7 ngữ dân tộc, tộc người, quốc gia - dân tộc; về trường phái lý thuyết trong quan hệ dân tộc của các nhà dân tộc học Xô-viết. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng điểm qua một số lý thuyết của phương Tây, như thuyết xung đột, thuyết khuếch tán, thuyết trung tâm và ngoại vi, nhưng chỉ mang ý nghĩa phê phán. NCS tiếp cận công trình ở góc độ quan hệ dân tộc xuyên quốc gia phục vụ khảo sát về quan hệ tộc người ở vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu đề tài của mình. - Kỷ yếu hội thảo: “Xoá đói giảm nghèo vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” (2004) do Viện Dân tộc học và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức [112]. Tài liệu tập hợp nhiều bài viết liên quan đến các vấn đề về đói nghèo, chuẩn nghèo, đánh giá và đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng DTTS miền núi phía Bắc Việt Nam. Đáng chú ý là các đánh giá về nguyên nhân của đói nghèo, gồm cả nguyên nhân do di tồn lịch sử, rào cản của yếu tố địa lý - tự nhiên và tập quán canh tác... đã đe dọa đến sinh kế tộc người. Ngoài ra, chính sách dân tộc chú trọng về hỗ trợ thay vì đầu tư phát triển cũng dễ gây tâm lý ỷ lại, trông chờ của một bộ phận không nhỏ đồng bào các DTTS. Do đó, một số tác giả khuyến nghị phải kết hợp cả chính sách hỗ trợ mang tính an sinh xã hội với chính sách đầu tư phát triển, phải chuyển hóa được nguồn lực ưu tiên đầu tư của nhà nước thành nội động lực cho quá trình tự phát triển của đồng bào các dân tộc. - Sách chuyên khảo: “Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam” (2006) của tác giả Phan Văn Hùng[35]. Cuốn sách đề cập việc Việt Nam tham gia công ước quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững thông qua chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội về kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn vùng dân tộc và miền núi với nhiều thách thức lớn như về thể chế chính sách, phát triển theo chiều rộng, các mặt ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, dân số, tỷ lệ đói nghèo, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trong việc phát triển bền vững vùng dân tộc và 8 miền núi. NCS tham khảo công trình để thu thập một số dữ liệu kinh tế - xã hội của vùng DTTS ở Việt Nam phục vụ nghiên cứu đề tài của mình. - Sách chuyên khảo: “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (2010) của tác giả Lô Quốc Toàn [92]. Trong công trình của mình, tác giả đã đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ cán bộ, gồm cả cán bộ tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã, cả cán bộ hệ thống chính trị và viên chức các đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở đó đã đưa ra một số giải pháp mang tính can thiệp chính sách để gia tăng về số lượng, điều chỉnh về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao chất lượng cán bộ. Các vấn đề được đề cập sâu sắc là giải quyết cán bộ từ khâu tạo nguồn bằng mô hình đào tạo đặc thù cho các DTTS, trong đó phát triển trường dân tộc nội trú và chính sách cử tuyển được xem là một trọng tâm; điều chỉnh cơ cấu bằng các chính sách điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ cần được coi trọng; thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho học sinh, con em các dân tộc trên cần bám sát điều kiện từng dân tộc, từng khu vực, trong đó các dân tộc có dân số ít phải được đặc biệt ưu tiên. - Sách chuyên khảo: “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây – hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống” (2010) của tác giả Lưu Văn Sùng [65]. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây, nhằm phân tích, đánh giá những nguyên nhân khách quan và chủ quan khi xảy ra điểm nóng, đồng thời đưa ra những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không để xảy ra điểm nóng. NCS tiếp thu và kế thừa những quan điểm của tác giả về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội trong thực hiện đề tài của mình. - Sách chuyên khảo: “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (2012) của tác giả Nguyễn Đăng Thành [93]. Qua công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày luận cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực DTTS nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó nêu lên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực 9 DTTS của một số nước trên thế giới như Canada, Trung Quốc. Đồng thời, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực DTTS Việt Nam thời kỳ đổi mới, rút ra nhận xét và cung cấp luận cứ, giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực ở vùng DTTS nước ta. NCS tiếp thu các giá trị tư tưởng của công trình phục vụ xây dựng giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên. - Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng Biên giới Việt Nam” (2014) do Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên[22]. Cuốn sách nhận diện, đánh giá thực trạng những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững các tộc người ở vùng biên giới Việt Nam trong sự đối sánh với các tộc người bên kia biên giới. Những dự báo xu hướng phát triển của các tộc người ở các tỉnh biên giới giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng được đề cập. Từ đó, góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới chính sách phát triển toàn diện, bền vững các tộc người ở các tỉnh biên giới trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, cuốn sách còn gợi mở nhiều vấn đề mới (như tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội...) dưới góc nhìn Dân tộc học/Nhân học ở các tộc người thiểu số vùng biên giới. NCS tiếp cận các số liệu về kinh tế - xã hội vùng biên giới phục vụ nghiên cứu đề tài của mình. -Kỷ yếu hội thảo quốc tế:“Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi” (2014) do Ngân hàng Thế giới và Đại học Thái Nguyên phối hợp tổ chức[52]. Cuốn kỷ yếu là tập hợp các bài viết của đông đảo học giả trong nước chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xóa đói giảm nghèo cho DTTS tại những vùng núi và vùng xa xôi hẻo lánh, nhất là các khu vực có điều kiện địa lí, kinh tế tương đồng; đánh giá các chương trình/dự án hiện tại hướng tới các DTTS khu vực miền núi phía Bắc; đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho vùng núi phía Bắc; kiến nghị xây dựng các chính sách và lựa chọn dự án về các sáng kiến giảm nghèo có thể phổ biến rộng rãi trong khu vực, từ đó giới thiệu cho chính quyền địa phương xem xét. NCS tiếp cận các bài viết trong kỷ yếu để phục vụ xây dựng các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội cho vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên. - Đề tài khoa học cấp Bộ: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững 10 các tỉnh biên giới Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” (2014) của tác giả Phạm Quang Hoan[43]. Trong công trình của mình, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng 5 vấn đề cơ bản bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, hệ thống chính trị, dân tộc-tôn giáo và chính sách phát triển bền vững. Trong từng vấn đề, các tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động (tích cực và tiêu cực) với các biểu hiện khác nhau ở cả 3 vùng. Nhiều vấn đề không mới nhưng nóng bỏng như đói nghèo, thiếu đất đai sản xuất, mù chữ và tái mù chữ phổ thông, xây dựng văn hóa quốc gia ở vùng biên cương đến các vấn đề tệ nạn xã hội…Qua đó, chỉ ra các xu hướng biến đổi, nhận diện một số vấn đề đặt ra và xác định các quan điểm giải pháp để phát triển bền vững các vùng biên giới nước ta. NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ xây dựng dự báo tình hình vùng DTTS và xây dựng các giải pháp trong đề tài của mình. - Đề tài khoa học cấp Nhà nướ c: “Quan hê ̣ tộc người ở vùng biên giới Viê ̣t Nam - Trung Quố c góp phầ n ổ n đi ̣nh xã hội và phát triể n bề n vững vùng Tây Bắ c ” (2015), mã số KHCN-TB.11X/13-18 do tác giả Đậu Tuấn Nam làm chủ nhiệm[49]. Trong công trình của mình, tác giả tập trung làm rõ những vấ n đề lý luâ ̣n cơ bản về tô ̣c người và quan hê ̣ tô ̣c người ở vùng biên giới ; khung phân tích, chỉ số đo lường các mối quan hê ̣ tô ̣c người vùng biên giới Viê ̣t - Trung; quan điể m tiế p câ ̣n liên ngành trong khoa ho ̣c xã hô ̣i nhân văn ở Viê ̣t Nam đố i với vấ n đề quan người ở vùng biên giới Viê ̣t hê ̣ tô ̣c - Trung góp phầ n ổ n đinh ̣ xã hô ̣i và đảm bảo quố c phòng an ninh; quan điể m đổ i mới của Đảng về vấ n đề dân tô ̣c , quan hê ̣ dân tô ̣c và công tác dân tô ̣c - những vâ ̣n du ̣ng cho viê ̣c nghiên cứu c hính sách ở vùng biên giới với Trung Quố c góp phầ n ổ n đinh ̣ xã hô ̣i , đảm bảo quố c phòng , an ninh vùng Tây Bắc. NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng DTTS biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên. - Sách chuyên khảo: “Quan hệ đân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu tại vùng miền núi phía Bắc” (2017)do hai tác giảLý Hành Sơn và Trần Thị Mai Lan đồng chủ biên[61]. Trong công trình của mình, nhóm tác giả đã làm rõ được các vấn đề lý luận nghiên cứu về quan hệ dân tộc vùng núi phía Bắc; làm rõ thực trạng quan hệ tộc dân tộc xuyên quốc gia trong các lĩnh vực như: kinh tế; xã hội tộc người; văn hóa tộc 11 người và an ninh quốc phòng; phân tích các yếu tố tác động đến quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của các tộc người Nùng, Thái, Mông, Hà Nhì. Trong đó, nổi bật nhất là các tác động từ chính sách dân tộc của Đảng ta và chính sách của các nước láng giềng Trung Quốc, Lào. Đồng thời, chỉ ra các tác động của quan hệ xuyên quốc gia liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng các tộc người Nùng,Thái, Mông, Hà Nhì. NCS kế thừa các kết quả nghiên cứu lý luận để xây dựng khung lý luận trong đề tài của mình. Bên cạnh đó, vấn đề DTTS, vùng DTTS cũng được nhiều học giả đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Có thể kể đến, công trình:“Văn hoá tâm linh của người Mông ở Việt Nam: truyền thống và hiện đại” của tác giả Vương Duy Quang[55]về tín ngưỡng vùng DTTS; công trình “Hôn nhân gia đình các dân tộc Mông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng” của tác giả Đỗ Ngọc Tấn[74]về hôn nhân, gia đình vùng DTTS; công trình “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc” của tác giả Nguyễn Quốc Phẩm[54] về hệ thống chính trị cơ sở vùng DTTS… Ngoài các công trình nêu trên, trong thời gian qua cũng có nhiều bài biết về vấn đề DTTS, vùng DTTS được đăng tải trên các Tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến “Quan hệ tộc người xuyên quốc gia” của tác giả Vương Xuân Tình, đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/2016[87]; “Quan hệ tộc người xuyên biên giới Việt – Trung và sự phát triển bền vững vùng Tây Bắc” của tác giả Lâm Bá Nam – Đậu Tuấn Nam, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2016[50]; “Vùng biên giới Việt – Trung: giao thoa tác động văn hóa và tộc người”của tác giả Lâm Bá Nam, đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận số 264, tháng 8/2016[51]; “Di cư tự do với sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Trần Trọng, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số tháng 5/2011[88]… Qua nghiên cứu một số công trình nêu trên có thể thấy: vấn đề DTTS và vùng DTTS được các học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu từ rất sớm; đa dạng, phong phú về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận… Mặc dù vậy, các công trình này mới chỉ đề cập những vấn đề chung về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng