Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng...

Tài liệu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của vũ bằng

.PDF
136
345
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THU HƯƠNG ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2002 1 2 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè. Tôi xin chân thành cám ơn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Phùng Quí Nhâm, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Phan Thiết, tháng 1 năm 2002. TRẦN THU HƯƠNG 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3 MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 DẪN NHẬP ....................................................................................................................... 6 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................ 6 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: ............................................................................................................ 9 2.1. Đối tượng khảo sát: ....................................................................................................... 9 2.2. Nội dung vấn đề:.......................................................................................................... 11 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................................................... 12 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ........................................................................................................... 12 4.1. Điểm qua việc nghiên cứu Vũ Bằng và các sáng tác của ông ..................................... 12 4.2. Để hình dung cụ thể có hệ thống những công trình, những bài nghiên cứu phê bình có nhận xét sắc sảo liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi phân ra các loại ý kiến như sau: 15 4.3. Nhận định chung:......................................................................................................... 18 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................................... 20 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: ........................................................................ 20 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: ......................................................................................... 21 CHƯƠNG 1: HIỆN THỰC CUỘC SỐ NG VÀ TẤM LÒNG NHÀ VĂN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG ............................................................. 22 1.1. Hiện thực cuốc sống trong các sáng tác của Vũ Bằng: ................................................ 22 1.1.1. Vấn đề hồi cư và người hồi cư: ................................................................................ 23 1.2. Tấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng. .................................................... 38 1.2.1. Sự khám phá vẻ đẹp tâm hồn của những con người bất hạnh: ................................. 38 1.2.2. Sự ưu tiên cho việc bộc lộ cái "tôi" nội cảm. ........................................................... 45 4 1.3. Sự đan xen hài hòa giữa hiện thực cuốc sống và tấm lòng nhà văn. .......................... 54 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI, THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG ................. 60 2.1. Hình tượng con người: ................................................................................................... 60 2.1.1. Con người lạc loài, cô đơn: ...................................................................................... 61 2.1.2. Con người lo âu, đau khổ trong nỗi mềm khắc khoải không nguôi. ........................ 71 2.1.2.1. Con người lo âu, đau khổ. ................................................................................. 71 2.1.2.2. Con người trong nỗi niềm khắc khoải không nguôi .......................................... 75 2.2. Thời gian và không gian nghệ thuật. ............................................................................. 82 2.2.1. Thời gian nghệ thuật: ................................................................................................ 82 2.2.2. Không gian nghệ thuật.............................................................................................. 87 CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG DIỆU "TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA VŨ BẰNG ............................................................................................... 96 3.1. Một giọng văn thủ thỉ tâm tình: ..................................................................................... 96 3.2. Những câu văn dồi dào cảm giác. ................................................................................ 107 3.3. Những trang viết giàu nhạc tính, nhạc điệu. .............................................................. 112 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 121 THƯ MỤC..................................................................................................................... 125 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 132 5 DẪN NHẬP 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong số các nhà văn, nhà báo Việt Nam, Vũ Bằng là một trường hợp đặc biệt. Ông tên thật là Vũ Đăng Bằng sinh ngày 3.6.1913 (Tuyển tập Vũ Bằng, NXB Văn học. 2000 ghi năm 1914) tại Hà Nội. Cụ thân sinh là Vũ Đăng Tự, hiệu Ân Học, xuất thân từ dòng họ Vũ Hồn một dòng họ nổi tiếng về truyền thống khoa bảng nhiều đời thuộc xã Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương. Cha mẹ ông làm nghề xuất bản, có nhà sách Quảng Thịnh ở số nhà 115 phố Hàng Gai, Hà Nội, chuyên in ân và phát hành những truyện kể dân gian như Ba Giai Tú Xuất, Trê Cóc, Tâm Cám... Sau, gia đình Vũ Bằng chuyển về số 11 Hàng Da, vẫn tiếp tục làm nghề xuất bản truyện Nôm, lây tên là Tam hữu tu thư cục. Lớn lên, Vũ Bằng theo học trường Lycée Albert Sarraut - một trường trung học Pháp nổi tiếng hồi ây. Vào những năm cuối bậc trung học, ông đã bỏ học theo nghề viết báo. Từ những năm 30 đầu thế kĩ XX, Vũ Bằng liên tục viết cho nhiều báo, sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau. Sau hơn 40 năm cầm bút, Vũ Bằng đã để lại cho đời (nếu in thành sách) cũng được gần 100 cuốn, "trong đó có hàng ngàn trang sách văn học lấp kính tài hoa và chứa chan lòng nhân ái" [8;11]. Trên lĩnh vực báo chí, Vũ Bằng có những luận thuyết và quan niệm về nghề báo thật là nghiêm cẩn. Con người ây trong suốt cuộc đời cầm bút đã âm thầm chịu đựng nhiều tai tiếng. Nói như nhà văn Triệu Xuân, ông là "người lữ hành đơn côi". Mặc dù vậy, sau chặng đường dài hơn 40 năm làm báo, viết văn nhọc nhằn ông vẫn cứ nguyện: "Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo" [8; 593 ]. Trên địa hạt văn chương, từ 1937 trở đi, Vũ Bằng đã xuất hiện như một cây bút chuyên nghiệp chăm chú vào nghề. Ông có nhiều sáng tác bàn về nghệ thuật và những vấn đề liên quan đến nghệ thuật như: Khảo về tiểu thuyết (P. Văn Tươi xuất bản, Sài Gòn. 1955); Cười đông, cười tây, cười cổ, cười kim; Những cây cười tiền chiến cùng nhiều sáng tác nghệ thuật như: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết, năm 1940), Truyện hai người (tiểu thuyết, năm 1940), Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941), Ba truyện mổ bụng (tập truyện vừa, 1941), Bèo nước (tập truyện vừa, 1944), Cai (1944), Miếng ngon Hà Nội 6 (1950), Thương nhớ mười hai (khởi bút 1960, tiếp tục viết 1965, viết xong 1970 -1971)... Trong đó có nhiều tác phẩm mãi mãi neo đậu trong tâm hồn độc giả, được bạn đọc xa gần đánh giá rất cao. Trong quá trình sáng tác nghệ thuật, Vũ Bằng tỏ ra là một người ưa tìm tòi, khám phá và đổi mới. Trước 1945, các sáng tác của Vũ Bằng là sự thể nghiệm quan niệm văn chương do chính ông khởi xướng : "việc cốt yếu của nhà văn tiểu thuyết là phải làm thể nào bày tỏ cho độc giả thấy cái mắt thấy hàng ngày (...) và thêm vào đó, đem thêm một ít cần thiết cho kiến văn của họ, cho cái quan niệm về "người" của họ" [12; 1165]. Vì thế, ông được tác giả "Nhà văn hiện đại" xếp vào hàng các tiểu thuyết gia thuộc khuynh hướng tiểu thuyết tả chân, bên cạnh các tiểu thuyết gia Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Lạp, Tô Hoài. Từ 1945 trở về sau, các sáng tác của Vũ Bằng về cơ bản vẫn bám sát hiện thực nhưng giọng văn, hơi văn chất chứa nhiều ưu tư, trăn trở. Ở đó, tồn tại tình trạng hòa trộn giữa các yếu tố khác của các thể loại, cùng thâm nhập về hình thức, Vũ Bằng sáng tác bằng văn xuôi nhưng trong các tác phẩm văn xuôi của ông lại bao gồm nhiều đoạn mang tính chất trữ tình; nhiều suy nghĩ mang tính cảm xúc của nhà văn đã thâm nhập vào các biến cố của câu chuyện. Trong nhiều đoạn, nhiều bài cái "tôi" trữ tình của nhà văn mặc sức tung hoành, bay bổng. Ở đấy, yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình đa kết hợp ở mức "ngang quyền như nhau" (chữ của Pospelov) tạo thành một thể hài hòa thống nhất. Đặc điểm này thể hiện rõ ở một loạt các truyện ngắn: Giai đoạn mới, Ở đây bán sách cũ, Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình - Dương Lễ, Bát cơm...và kết tinh rực rỡ ở các hồi kí: Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam ... Là một người có nhiều đóng góp cho nền văn học hiện đạiViệt Nam nhưng về đời tư, "ông hẳn là trường hợp éo le vào bậc nhất trong đội ngữ những nhà văn hiện đại Việt Nam kề từ 1945 đến nay" [20; l0]. Ông đã hai lần kết hôn. Lần thứ nhất vào khoảng 1934 - 1935, khi Vũ Bằng mới ngoài 20 tuổi một chút. Người mà ông lấy làm vợ lúc ấy là bà Nguyễn Thị Quỳ, hơn ông 7 tuổi, đã có bốn con với người chồng trước. Bà Quỳ quê ở xã Tư Thế, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh; là một người con gái Kinh Bắc chính gốc đẹp người, đẹp nết. Hai người sống với nhau khá hạnh phúc và có một người con chung là Vũ Hoàng Tuấn, tục gọi là Lạc, có khi gọi là Lăng. 7 Sau sự kiện kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12-1946), như bao người dân Hà Nội khác, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư về Hà Nam, Hòa Bình thuộc vùng khu Ba. Mùa đông năm 1948, Vũ Bằng nhận nhiệm vụ bí mật lên đường hoạt động tình báo cách mạng. Ông đã cùng gia đình"dinh tê" (Entrer- vào trong) vào thành. Núp dưới danh nghĩa dân "hồi cư", Vũ Bằng chịu mang tiếng xấu là quay lưng lại với cuộc kháng chiến, bất hợp tác với kháng chiến. Rồi đến năm 1954, ông lại bỏ vợ con, quê hương vào định cư ở Sài Gòn, hành nghề viết văn, viết báo dưới chế độ Mỹ ngụy để tiếp tục hoạt động tình báo cho cách mạng. Do tính chất đặc biệt của công việc, hành động "di cư" vào Nam của Vũ Bằng đã gây nên nhiều điều đồn thổi về ông. Ông lại tiếp tục mang thêm cái tiếng đi theo bọn phản động vào Nam. ở Sài Gòn, những năm 1965-1966, Vũ Bằng thường được người phụ nữ miền Nam, quê tận cần Thơ tên là Lương Thị Phấn đưa cơm bữa giúp. Hai người đem lòng thương yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Một lũ ton lít nhít lần lượt ra đời. Gia đình ông thường sống trong cảnh túng quẫn. Sau 1975, cả nước rơi vào tình trạng nghèo đói khó khăn. Gia đình Vũ Bằng ngày càng túng quẫn. Lúc này Vũ Bằng tuổi đã cao, sức khỏe ngày càng sa sút nghiêm trọng, lại thêm những hy sinh cống hiến của cả đời chưa được nhìn nhận một cách đúng mức đã khiến những ngày cuối cuộc đời của ông đã khổ về vật chất lại ít thanh thản về tâm hồn. Theo lời Vũ Hoàng Tuấn - con trai Vũ Bằng kể lại thì sau ngày giải phóng miền Nam 1975, Vũ Hoàng Tuấn, đã nhiều lần mời cha- người đã viết Thương nhớ mười hai với tất cả tấm lòng yêu mến, nhớ thương không nguôi Hà Nội-mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất, gắn bó nhất với cuộc đời ông từ thuở ấu thơ - về Hà Nội nhưng ông đã từ chối bởi ông còn băn khoăn: Nếu về Hà Nội bây giờ, ông sẽ về với tư cách gì ? Ngày 8.4.1984, nhà văn Vũ Bằng qua đời, con ông đến một tòa soạn đăng cáo phó (mất tiền). Tòa soạn này đồng ý đăng nhưng nhất quyết không cho đăng hai chữ "Nhà văn" trước tên của Vũ Bằng... Vũ Bằng mất đi nhưng nhiều tác phẩm của ông còn sống mãi với đời. Nhiều người yêu mến Vũ Bằng đã bỏ công sức tìm hiểu lai lịch đời hoạt động cách mạng của ông. Vì thế, vấn đề Vũ Bằng đã được Hội Nhà văn Việt Nam cử người xác minh - dù quá muộn màng. Ngày 1.3.2000, Cục Chính trị thuộc Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng đã có văn bản xác nhận nhà văn Vũ Bằng là chiến sĩ quân báo hoạt động suốt từ 1952 đến 30.4.1975. 8 Tiếp đến ngày 04.12.2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng thưởng "Huân chương kháng chiến hạng ba" cho nhà văn Vũ Bằng vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cũng trong khoảng thời gian này, một bộ phim tư liệu truyền hình ra đời có tên gọi: "Đến với nhà văn Vũ Bằng”. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn học -Hà Nội cho ra Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập) với trên 3000 trang. Năm 2001, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt độc giả cuốn "Nhà văn Việt Nam thế kĩ XX" gồm 9 tập. Ở tập thứ 9 có một "mảnh đất" không nhỏ dành cho Vũ Bằng (từ trang 121 đến trang 168) gồm các mục: Tiểu sử - Thư mục tác phẩm - Hồi ức và trích tác phẩm "Thương nhớ mười hai". Những sự kiện trên đã làm nức lòng những ai đã từng đọc và yêu mến Vũ Bằng qua những tác phẩm: Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam, Bốn mươi năm nói láo ... Từ đây, một giai đoạn mới được tiếp tục mở ra trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Bằng. Luận văn này của chúng tôi cũng không đi ngoài cái xu hướng ấy với mong muốn cùng với bạn đọc cả nước làm sáng tỏ đôi điều về giá trị nghệ thuật văn chương Vũ Bằng. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 2.1. Đối tượng khảo sát: Vũ Bằng là người chuyên cần, viết nhanh, viết khỏe. Nhận xét về cuộc đời cầm bút của ông, nhà văn Tô Hoài trong bài Vũ Bằng "Thương nhớ mười hai" đã viết: "Như một ông thợ nấu cực kỳ thành thạo tay dao tay thớt, mắt để vào món vừa chín, mắt nhìn vào món bưng ra. Những chồng báo ấy là thức ăn nuôi bài. Vũ Bằng làm báo, viết báo, thầu báo, cai đầu dài ba bốn tờ một lúc - anh viết đủ thứ thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái "biết ai tâm sự" đến chuyện ngắn, chuyện dài đăng từng kỳ..." [9; 963]. Riêng trong lĩnh vực văn chương Vũ Bằng đã để lại một khối lượng khá lớn các tác phẩm được sáng tác từ những năm 30 cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Nhà xuất bản Văn học đã tập hợp chưa đầy 9 đủ các sáng tác của ông trong Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập) với trên 3000 trang viết. Sự nghiệp sáng tác của ông có thể chia làm 3 giai đoạn : Trước 1945, từ 1945 đến 1954 và từ 1954 đến khi mất. Ở giai đoạn đầu, Vũ Bằng cá nhiều bài viết bàn về tiểu thuyết in nhiều kỳ trên Trung Bắc chủ nhật, sau gom thành tập Khảo về tiểu thuyết (P.Văn Tươi xuất bản SG. 1955) dài 170 trang in. Trong Tuyển tập Vũ Bằng tập II, nhà xuất bản Văn học đổi thành Khảo luận, Biên soạn (tr. 1139 -> tr.1328). Đồng thời ông cũng cho ra đời một loạt "truyện mới" (truyện không có chuyện) - truyện "gần đời" thiết thực : Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết 1937), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết,1940), Ba truyện mổ bụng (tập truyện .1941)... và hồi ký Cai (1940) (Sau này nhà xuất bản Thế giới tái bản đổi tên thành Phù dung ơi ! Vĩnh biệt (1969), Tuyển tập Vũ Bằng - Nhà xuất bản Văn học. 2000 cũng gọi theo cái tên thứ hai này). Các sáng tác nghệ thuật của Vũ Bằng ở giai đoạn này đã thể hiện một sự nỗ lực lớn của ông Ương việc tìm kiếm một hình thức thể hiện mới (cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu ...) cho văn xuôi Việt Nam, kết quả mà ông thu lượm được cũng mới dừng ở bước đầu hết sức khiêm tốn . Đến giai đoạn thứ 2, từ 1945 đến 1954, do hoàn cảnh riêng về công việc, nhiệm vụ, Vũ Bằng gần như độc chiếm một "mảnh đất" khá mầu mỡ trong văn chương:"mảnh đất", "khoảnh trời" của những người hồi cư, những người dinh -tê. Ông đã miệt mài "canh tác" trên "mảnh đất" ấy với thái độ nghiêm túc của người cùng cảnh ngộ và ông đã gặt hái được khá nhiều điều từ một loạt truyện ngắn: Giai đoạn mới (Tiểu thuyết thứ bảy, số 8, 1949), Ở đây bán sách cũ (Tiểu thuyết thứ bảy, số 10, 1949), Cây hoa hiên bên bờ sông Na (Tiểu thuyết thứ bảy, số 11, 1949), Tiếp theo và hết truyện Lưu Bình - Dương Lễ (Tiểu thuyết thứ bảy, số 21, 1949), Bát cơm (Tiểu thuyết thứ bảy, Số 23, 1949), Bữa cỗ (Tiểu thuyết thứ bảy, số 29, 1949) ... Ở giai đoạn này, các sáng tác của Vũ Bằng là sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn, tạo nên một lối văn xuôi mới, rất gần với văn xuôi của Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh. Đến giai đoạn cuối của sự nghiệp sáng tác (từ 1954 -> 1984), Vũ Bằng ở trong một hoàn cảnh đặc biệt : Tuổi không còn trẻ (ngoài 40) lại phải xa quê hương, xa gia đình mà ông vô cùng yêu thương và gắn bó để làm một công việc nguy hiểm và bí mật. Bao điều cần nói, muốn 10 nói ông đều đem gửi gắm trong các sáng tác của mình: Đợi con, Người làm mả vợ, Cái thích kỳ lạ của người đàn bà thời loạn (Người làm mả vợ, truyện ký, Văn, Sài Gòn, 1973), Mơ về một cuộc chọi trâu, Ăn tết thủy tiên, Mê chữ, Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam...Trong đó hai cuốn nói về nghệ thuật ẩm thực của hai vùng Hà Nội và Nam Bộ và một cuốn nói về quê hương Bắc Việt được coi là những bài "thơ bằng văn xuôi.", đã để lại dấu ấn rất sâu đậm trong tâm hồn nhiều thế hệ độc giả. Như vậy, so với giai đoạn sáng tác đầu, hai giai đoạn sáng tác sau của Vũ Bằng khá thông nhất về phong cách và bút pháp. Vì thế, với đề tài khoa học đề ra, luận văn chỉ tập chung làm sáng tỏ vấn đề cơ bản xoay quanh những sáng tác thuộc hai giai đoạn sáng tác sau của Vũ Bằng. Còn giai đoạn sáng tác đầu của ông, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khi điều kiện cho phép. Từ những suy nghĩ trên, bên cạnh việc xem đối tượng nghiên cứu chính là những tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng sáng tác từ 1945 cho đến khi ông qua đời, để làm rõ vấn đề, chúng tôi đã tiếp thu có chọn lọc những nhận định, đánh giá có liên quan từ các bài viết, các công trình nghiên cứu về Vũ Bằng mà chúng tôi SƯU tập được . 2.2. Nội dung vấn đề: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật là một vấn đề khá rộng và phức tạp, thể -hiện cụ thể và tinh tế ở cả nội dung và hình thức của tác phẩm. Để hiểu nó một cách thấu đáo, tường tận phải có một vốn kiến thức sâu rộng về mọi mặt và phải có một sự đầu tư lâu dài về thời gian. Mặc dù điều kiện chủ quan còn có nhiều hạn chế, phải cố gắng nhiều cũng mới chỉ hy vọng đạt được một phần nhỏ của yêu cầu trên nhưiig với lòng ham thích tìm hiểu khoa học chúng tôi cũng cố gắng trên cơ sở tiếp thu ý kiến những người đi trước, vận dụng một số hiểu biết về văn học dân tộc, về phong cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và thi pháp học của M.Bakhtin, thi pháp học của Trần Đình Sử để khảo sát đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng. Với khả năng cho phép, chúng tôi xin mạnh dạn đề cập đến ba vấn đề cơ bản, bô" trí ở 3 chương sau: Chương 1: Hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng . 11 Chương 2 : Hình tượng con người, thời gian và không gian nghệ thuật trong văn xuôi nghệ thuật của3 IU : Ngôn ngữ và giọng điệu trong văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: 3.1. Ý nghĩa quan trọng nhất của đề tài là khẳng định sự tồn tại và giá trị đặc sắc của văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng cũng nằm trong ý nghĩa của việc nghiên cứu phong cách tác giả văn học hiện đại Việt Nam nói chung. Chúng ta không thể hình dung rõ nét diện mạo của một giai đoạn, một thời đại văn học nếu không bắt đầu từ việc nghiên cứu tư tưởng và phong cách của những tác giả tiêu biểu trong giai đoạn, thời đại ấy. Bởi lịch sử phát triển của văn học, suy cho cùng là lịch sử hình thành và phát triển của các tư tưởng và phong cách nhà văn trên sự hình thành và phát triển của các thể loại văn học. 3.2. Nghiên cứu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng, vì vậy không chỉ nhằm đánh giá một phần tài năng và những nỗ lực có hiệu quả đối với văn xuôi nghệ thuật mà còn giúp ta đánh giá đúng mực, có sức thuyết phục về đóng góp của Vũ Bằng trong công cuộc hiện đại hóa nền văn xuôi nước nhà. 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 4.1. Điểm qua việc nghiên cứu Vũ Bằng và các sáng tác của ông Theo nhà nghiên cứu phê bình Vương Trí Nhàn thì "Những người có tìm hiểu kĩ đời sống văn học 1932-1945 đều biết Vũ Bằng là một trường hợp hết sức mâu thuẫn" [4; 14- 15]. Vào năm 1930, Vũ Bằng đã được mọi người biết đến với truyện Con ngựa già đăng trên mục "Bút mới" báo Đông Tây (Hoàng Tích Chu chủ trương). Đến năm 1937 khi Một mình trong đêm tối của Vũ Bằng được in ra, Khái Hưng đã viết ngay bài giới thiệu trên báo Ngày nay trong đó công nhận đây là một cuốn sách "không tầm thường chút nào". Từ đó đến 1945, Vũ Bằng viết nhiều (cả báo, cả văn) lại xuất hiện với tư cách một ông lớn trong nghề làm báo, từng giữ chân Thư ký tòa soạn các tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thống bán nguyệt san, Truyền bá, Trung Bắc chủ nhật "vậy mà hầu như không có nhà nghiên cứu nào khi xem, xét lịch sử văn học 1932-1945 để công viết riêng viết kĩ về ông" ngoại trừ trường hợp Vũ Ngọc Phan. Trong số 78 người được Vũ Ngọc Phan xếp vào đội ngũ "Nhà văn hiện đại" có Vũ Bằng . Vũ Bằng được 12 Vũ Ngọc Phan xếp vào hàng các tiểu thuyết gia, tại chương "Tiểu thuyết tả chân", ở chương này có bốn nhà văn được Vũ Ngọc Phan đề cập đến là Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Nguyễn Đình Lạp và Tô Hoài. Nguyễn Công Hoan được Vũ Ngọc Phan dành cho 29 trang, Vũ Bằng 19 trang, Nguyễn Đình Lạp 6 trang và Tô Hoài 15 trang. Trong phần viết về Vũ Bằng, Vũ Ngọc Phan tỏ ra khá khắt khe nhưng ông vẫn ghi nhận Vũ Bằng có cái cách riêng của mình. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh đến "một lối văn rất ngộ, làm cho người ta thích đọc" [20; 98] của Vũ Bằng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Vũ Bằng bị xếp vào loại nhà văn có “vấn đề”. Vì thế trong suốt một thời gian dài, ở miền Bắc, việc phổ biến cũng như nghiên cứu về các sáng tác của ông hầu như bị rơi vào im lặng. Ở Sài Gòn, tháng 5.1969, trong "Lời giới thiệu" cho cuốn Bốn mươi năm nói láo xuất bản lần đầu tiên, do cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai ấn hành tại Sài Gòn, 1969, nhà phê bình Thượng Sỹ đã giới thiệu Vũ Bằng "là một nhà văn phong phú, một tiểu thuyết gia, một cây bút phóng sự, tả chân đã gây ảnh hưởng không ít cho một lớp độc giả và một lớp người viết văn" [20;119]. Thương Sỹ Nguyễn Đức Long cũng nhấn mạnh đến "lối diễn tả giản dị, thân mật, chan chứa tính cách trào lộng" trong văn phong Vũ Bằng và cho rằng "đọc "Bốn mươi năm nói láo " chẳng khác đọc lịch sử báo chí xứ này trong vòng già nửa thế kỷ XX", "Bốn mươi năm nói láo" là "mọi tác phẩm văn chương được trình bày dẹp cả về nội dung lẫn hình thức." [20; 120]. Phải đến sau sự kiện Vũ Bằng qua đời (8.4.1984), vấn đề Vũ Bằng và sự nghiệp sáng tác của ông mới trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học. Tô Hoài trong bài viết: Vũ Bằng "Thương nhớ mười hai" đăng trên Tạp chí Văn học, số 1 - năm 1991 đã bênh vực, bảo vệ các giá trị văn chương đích thực của Vũ Bằng. Ông thấy "mỗi trang của Vũ Bằng là một li uẩn, một ước mong tức tưởi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy...". Tác giả Dế Mèn phiêu lưu kí năm nào cũng trở lại với vấn đề mà Vũ Ngọc Phan đã đặt ra trong những năm 40 của thế kỉ XX (về sáng tác Vũ Bằng) và khẳng định "Vũ Bằng chủ tâm và mở đầu một lối riêng". Ông đã viết về Vũ Bằng với sự trân trọng và khâm phục một văn tài, nâng niu một tâm hồn, một nhân cách. Cùng với Tô Hoài, nhà thơ Nguyễn Vỹ đã có những lời đánh giá rất cao về -Vũ Bằng, thậm chí còn đòi hỏi một vị trí văn học sử cho Vũ Bằng. 13 Cùng chung cách đánh giá với nhà thơ Nguyên Vỹ, nhà nghiên cứu Vương Tri Nhàn trong "Lời dẫn" cuốn Khảo về tiều thuyết của Vũ Bằng đã viết: "..Một trong những người có ảnh hưởng nhất trong đám nhà văn đứng ngoài Tự lực văn đoàn cũng là người có tác động rõ rệt đối với việc xuất bản tiểu thuyết lúc ấy chính là nhà văn Vũ Bằng". Một trong những người có công ứong quá trình "Đi tìm chỗ đứt gãy trong lý lịch nhà văn Vũ Bằng" là Văn Giá. Văn Giá cũng bỏ nhiều- công sức tìm hiểu sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng. Ông đã đánh giá rất cao về Vũ Bằng. Với ông, Vũ Bằng "không những là nhà báo bậc thầy mà còn là một nhà văn đầy tài năng" [20; 5], đã có công "khai thông một lối trần thuật mới trong tiểu thuyết: kết hợp giữa miêu tả và giải thích, miêu tả tâm lý như một quá trình, nhân vật tự phản biện chính ý nghĩ của mình, lời hai giọng hoặc nhiều giọng đan xen" [20; 44]. Để Phác thảo chân dung (chữ của Văn Giá), Văn Giá đã sắp xếp các sáng tác của Vũ Bằng theo từng giai đoạn, ứng với một số giai đoạn trong lịch sử dân tộc, từ đó chỉ ra, chứng minh cái mới, sự đóng góp của Vũ Bằng trong việc thúc đẩy nền văn xuôi dân tộc phát triển. Năm 1996 là năm nở rộ của những bài viết nghiên cứu về tác phẩm Thương nhớ mười hai, một trong những tác phẩm được đánh giá là hay nhất của Vũ Bằng và của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặng Anh Đào nhân Tháng ba đi tìm thời gian đã mất; Nguyễn Thị Thanh Xuân có Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân; Nguyễn Thị Minh Thái viết Tháng ba rét Bắc trong sầu xứ phương Nam; Văn Giá đọc Tháng ba rét nàng Bân (tên một phần của cuốn Thương nhớ mười hai) mà cảm được Khúc nhạc hển non nước... Ngoài ra còn có nhiều bài giới thiệu phê bình có giá trị về các tác phẩm của Vũ Bằng như : Vũ Bằng và những tìm tòi văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Buồn vui đời viết, Thương nhớ mười hai và một cảnh quan vãn hóa độc đáo của Vương Trí Nhàn ; Lời giới thiệu cho cuốn Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng thương nhớ của Vũ Quần Phương; Lời nói đầu cuốn Thương nhớ mười hai của giáo sư Hoàng Như Mai... Mặc dù muộn nhưng đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng đã được nghiên cứu trên nhiều phương diện và được tiếp cận ở các khuynh hướng: xã hội, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và ở rải rác một số bài phê bình đã đi vào nghiên cứu nghệ thuật tác phẩm dựa trên các thành tựu của thi pháp học. 14 Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận án, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến nổi bật trong các công tình, các bài nghiên cứu phê bình quan trọng, trực tiếp và có liên quan đến đề tài: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng. 4.2. Để hình dung cụ thể có hệ thống những công trình, những bài nghiên cứu phê bình có nhận xét sắc sảo liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi phân ra các loại ý kiến như sau: 4.2.1. Những ý kiến liên quan đến vấn đề hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn trong các sáng tác của Vũ Bằng . 4.2.1.1. Trên Tạp chí văn học số 1-1991 Tô Hoài trong bài Vũ Bằng "Thương nhớ mười hai" đã nói đến cái tâm sự của người tha hương suốt đời ám ảnh Vũ Bằng. Nhà văn viết "Thương nhớ mười hai, bàn tay giơ lên đếm một tháng, một ngày, một năm, một đời. Đấy là cái tha thiết đầu tiên và cuối cùng". 4.2.1.2. Cũng về Thương nhớ mười hai, Vũ Quần Phương có đến hai bài viết. Trong "Lời giới thiệu" Miếng ngon Hà Nội, ông đã nhấn mạnh đến giá trị văn chương, nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, về quê hương của Vũ Bằng: "Quyển sách này còn là quyển sách văn chương, nó cho thấy một tâm hồn, một nỗi lòng giàu tình cảm dân tộc, quyến luyến trân trọng những nếp sống của ông bà đã để lại đang ngày càng mai một (...) Trên tất cả các hàng chữ, trên 200 trang sách luôn xao xuyến những hoài niệm. Một nỗi niềm tương tư sông núi cỏ cây, thời tiết, bàng bạc, thấm thìa, xót thương" [20; 10- 11]. 4.2.1.3. Đến bài Vũ Bằng "Thương nhớ mười hai", Vũ Quần Phương lại chú ý đến đặc điểm văn phong Vũ Bằng. Ông viết "Văn Vũ Bằng, đặc biệt trong "Thương nhớ mười hai" và "Miếng ngon Hà Nội" có cái buồn xa vắng ấy, nỗi buồn nhớ đất đai và năm tháng. Đổ là cái buồn nhớ đặc thù thuở đất nước cắt chia Nam Bắc (...) Văn ông là một nỗi nhớ. Ở Sài Gòn những năm ấy, nhìn về Hà Nội cố hương, ổng có nỗi lòng của một kẻ ra đi không hạn định. Nhớ đốt ruột đốt gan nhưng hy vọng ngày về lại quá mong manh" [20; 132- 133]. 4.2.1.4. Trong số những người viết Lời giới thiệu cho các tác phẩm của Vũ Bằng đến nay, có lẽ Vương Trí Nhàn là người đầu tiên nói kỹ về một lối văn mới tồn tại ở trong sáng tác Vũ Bằng, đặc biệt là trong tác phẩm Cai. Ông đã phân biệt thơ với văn xuôi rồi sau đó đặt Vũ Bằng 15 bên cạnh các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan và chỉ ra: "Cái độc đáo của Vũ Bằng khi viết "Cai" là tác giả không định biến nó thành một thứ tiểu thuyết thông thường tức là khách quan hóa câu chuyện của mình theo kiểu trên đây vừa nói. Ông không có ý tạo ra những bức tranh phong cảnh làm nền cho câu chuyện mà cũng chả buồn phác họa đầy đủ các nhãn vật phụ trợ để gộp cả lại làm nên một tấn trò đời thú vị. Ngược lại có vẻ như ông chỉ chú ý đến bản thân cùng người đọc vô hình mà ông cảm thấy như đang ở bên cạnh và muốn dốc hết bầu tâm sự cho người đó nghe. Tuy người ta cũng thấy ở đây một câu chuyện - câu chuyện tôi, tức là Vũ Bằng cai thuốc phiện - nhưng cái nổi lên rõ hơn, bao quát các trang viết, là cái giọng riêng của người kể (...) Trước mắt chúng ta toàn bộ tác phẩm như sự bột phát vừa liên tục vừa đứt đoạn của một đời sống nội tâm nồng nhiệt, chỉ biết có mình, ào ạt muốn bộc lộ mình, và nếu đôi lúc một vài hình hài của cuộc sống chung quanh có hiện lên đây đó, thì cũng chẳng qua là nhân tiện mà nói tới.." [4; 10]. Dù không gọi thẳng tên của nó ra, nhưng Vương Trí Nhàn đã đánh giá rất cao sự thành công của Vũ Bằng trong thể văn này ở tác phẩm Cai và Thương nhớ mười hai. Theo ông '''trong cuộc đời viết đông viết tây, viết xuôi viết ngược đủ thứ của Vũ Bằng, "Cai" đánh dấu một sự chín đầy trọn vẹn của ngòi bút, cái mức chín đẹp trước đó, ông chưa đạt tới và phải mấy chục năm sau, tới "Thương nhớ mười hai", ông mới có dịp lặp lại" [4; 8]. 4.2.1.5. Năm 1996, trong bài viết Khúc ca hoài cảm của kẻ tình nhân, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã từ Tháng ba rét nàng Bân trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng mà liên tưởng đến Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, đến câu "Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà" của Nguyễn Xuân Sanh và tác phẩm tuyệt vời Bốn mùa thiên nhiên của Prisvin, để rồi quay trở lại khẳng định sự cảm nhận tinh tế của Vũ Bằng trước những đổi thay của đất trời trong tiết tháng ba. Tác giả bài viết đã phát hiện ra "cái bản chất tình nhân (...) không chỉ với cố nhân mà cả với cố hương" [20; 154] của Vũ Bằng . 4.2.1.6. Người tâm đắc và nói nhiều đến vấn đề hiện thực cuộc sống và tấm lòng nhà văn ương các sáng tác nghệ thuật của Vũ Bằng là Văn Giá. Năm 1994, toong Tiếng kêu rỏ máu Văn Giá đã nói đến cái gọi là "thiên lý tương tư" của Vũ Bằng và nhận xét: "Quê hương xứ Bắc trong cái nhìn của Vũ Bằng hiện lên như một người tình" [20; 149] và ""Thương nhớ mười hai" 16 là một bản sầu ca đằng đẵng của một kiếp sống tha hương khắc khoải nỗi nhớ thương về miền viễn xứ" [20; 151]. 4.2.1.7. Phải đến năm 2000, trong một công trình nghiên cứu khá dày giãn mang tên Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Văn Giá mới có điều kiện để nói nhiều về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng. Văn Giá nhận thấy "có một đề tài quán xuyến hầu hết tất cả các tác phẩm Vũ Bằng" giai đoạn 1945 đến 1954 "Là vấn đề hồi cư và người hồi cư" [20; 47]. Ở đó, Văn Giá chú ý đến "cái tâm lý mặc cảm, nỗi dằn vặt day dứt của những người hồi cư" [20; 48] trong các sáng tác của Vũ Bằng. Nhà nghiên cứu dành đến 14 trang sách để nói về "tấm lòng tìm về cội nguồn của một kẻ tha hương" là Vũ Bằng [20; 64]. 4.2.2. Những ý kiến liên quan đến hình tượng con người, thời gian và không gian nghệ thuật. 4.2.2.1. Năm 1999, trong bài Thương nhớ mười hai một cảnh quan văn hóa độc đáo, Vương Trí Nhàn nhận định cảnh quan văn hóa trong Thương nhớ mười hai là cảnh quan "nhất trí trong không gian và liên tục trong thời gian" [20;165] và "Tình yêu của Vũ Bằng với đất Bắc là một thứ tình yêu được gián cách trong khống gian (...) Còn một thứ gián cánh nữa, cũng gợi thương nhớ đến quay quắt, là gián cách trong thời gian" [20; 165-167]. 4.2.2.2. Trong Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Văn Giá nhận xét về Vũ Bằng: "từ 1954 đến khi ông nhắm mắt lìa đời 1984, với 30 năm chẵn ấy, ông thực sự hiện ra như một thân phận lạc loài" [20; 59]. Văn Giá dành nhiều trang để lý giải hiện tượng này dưới góc độ tâm lý. Theo ông, việc Vũ Bằng di chuyển vào Sài Gòn ở tuổi 40 là "một trường hợp bị bứng ra khỏi sinh quyển văn hóa của mình" để, "quăng thân vào một không gian sinh tồn, một sinh quyển văn hóa có nhiều điểm khác" mà ông không có khả năng hòa nhập. 4.2.2.3. Cũng trong Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Văn Giá nhận xét: "Thời gian trong ký ức Vũ Bằng mang tính chất song hành: hiện tại và quá khứ, quá khứ được nhìn từ hiện tại" [20; 79] và Vũ Bằng thường "trở về với thế giới hoài niệm", "với một không gian văn hóa Hà Nội và miền Bắc" [20; 65]. Trong cái không gian văn hóa Hà Nội và miền Bắc ấy, Vũ Bằng đã "hướng tới không gian gia đình, tổ ấm gia đình (...) ông đã kéo hình ảnh gia đình lùi về rất sâu trong tính chất khởi thủy thuần khiết của nó" [20; 71]. 17 4.2.3. Những ý kiến nhận xét về câu văn, giọng văn, cấu trúc ... trong tác phẩm của Vũ Bằng . 4.2.3.1. Trong Tiếng kêu rỏ máu, Văn Giá nhận xét: "Các trang văn của Vũ Bằng câu chữ cứ miên man, si mê nhưng nhức nỗi yêu đắm đuối (...) Các câu văn cứ kéo dài, chồng chất, hối hả, xoắn cuộn, hổn hển dội lên từng đợi không dứt (...) Đó là thơ của niềm thương nhớ. Trong văn Vũ Bằng, có những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, đẹp màu, đẹp nét, đẹp cả cái không khí, tâm trạng phổ vào trong cảnh" [20; 149-150]. 4.2.3.2. Đến Khúc nhạc hồn non nước, quan sát phần Tháng ba rét nàng Bân (Thương nhớ mười hai), Văn Giá nhận thấy: "Hầu hết các câu văn Vũ Bằng đều được xây dựng bằng những nội dung của các cảm giác ngũ quan như vậy. (...) toàn là những câu văn ấp đầy cảm giác" [20; 127-128]. 4.2.3.3. Nếu như Văn Giá trong hai bài viết trên mới ghi lại những nhận xét thuần trực cảm về câu văn của Vũ Bằng thì trong bài Tháng ba rét nàng Bân Đặng Anh Đào đã tiếp cận một đoạn trích của tác phẩm Thương nhớ mười hai ở bình diện ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là một hướng khai thác tốt, có nhiều triển vọng, rất tiếc là lượng thông tin từ bài viết quá khiêm tốn . 4.2.3.4. Trở lại với Văn Giá và cuốn Vũ Bằng bên trời thương nhớ. Trong phần Phác thảo một chân dung Văn Giá nhận xét: "Hầu như không có một câu văn nào trong trạng thái miêu tả khách quan trung tính ị...) Có nhiều câu văn cảm thán với những lời hô gọi, nhiều từ hỏi đáp, nhiều quán ngữ. Không ít những câu văn được bố trí theo cách đăng đối, hổ ứng nhịp nhàng, mang dáng dấp biền ngẫu, đưa lại cảm giác du dương, đắm đuôi ... Lại thêm các câu văn với nhiều thành phẩn mở rộng, nhiều điệp ngữ biến hóa linh hoạt !...) Ở cấp độ ngôn ngữ cũng vậy, rất ừ hệ ngôn ngữ khái niệm, mà chả yếu là ngôn ngữ của lời ấn tiếng nói hàng ngày, mang tính chất giản dị, giàu giá trị biểu cảm" [20; 82]. 4.3. Nhận định chung: Như trên chúng tôi đã trình bày, trong số những nhà văn hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX, Vũ Bằng hình như "không gặp may" (chữ của Vương Trí Nhàn). Là một trong số những nhà vãn mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, Vũ Bằng sáng tác nhiều và đã có tác phẩm để 18 đời (ít nhất là Thương nhớ mười hai). Ẩy vậy mà phải hơn nửa thế kỷ sau sáng tác đầu tiên của Vũ Bằng, dư luận mới quan tâm tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Dù muộn màng nhưng những sự tìm kiếm ấy quả là cần thiết và đáng trân trọng. Các ý kiến về tác phẩm Vũ Bằng tuy còn rải rác nhưng đã được chú ý ở trên nhiều phương diện, lý giải từ nhiều góc độ: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và đặc biệt là thi pháp ở những năm gần đây. Hầu hết những nhà nghiên cứu tâm huyết về vấn đề Vũ Bằng như: Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Tô Hoài, Văn Giá, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng Anh Đào ... đều công nhận : - Văn Vũ Bằng có cái buồn xa vắng, chất chứa nỗi niềm hoài niệm về quá khứ, về quê hương . - Ngôn ngữ trong tác phẩm Vũ Bằng là ngôn ngữ mang đậm chất đời thường, gần gũi, giản dị, mang tính đối thoại. - Nhiều nhà nghiên cứu đều cho Thương nhớ mười hai là tác phẩm ký (hay tùy bút) trữ tình hay nhất của Vũ Bằng và của văn học hiện đại Việt Nam thế kỷ XX. ở đố nhà văn hay sử dụng các câu dài, phép điệp ngữ biến hóa linh hoạt làm tăng giá trị biểu cảm của tác phẩm. Từ các công trình, các bài nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng: dung lượng khảo sát của các bài nghiên cứu chưa bao quát, hầu hết chỉ xét từ một tác phẩm (trường hợp Vương Trí Nhàn giới thiệu tác phẩm Cai) hay một phần tác phẩm (trường hợp Văn Giá, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đặng Anh Đào... nghiên cứu Tháng ba rét nàng Bân); Có khi đưa ra đoạn văn và lời nhận xét rút ra tuy sâu sắc nhưng phần lổn mang tính chất tổng quát, giới thiệu tùy theo góc nhìn của từng tác giả (trường hợp Vương Trí Nhàn so sánh văn Vũ Bằng với Nam Cao, Văn Giá so sánh văn Vũ Bằng với văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam). Nói chung, các bài nghiên cứu về Vũ Bằng mới chỉ dừng ở mức "Phác thảo một chân dung" (chữ của Văn Giá), chưa có một công trình thuần túy nào nghiên cứu về đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng. Cho nên đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, cần nghiên cứu thêm. Theo chúng tôi, những phát hiện của những nhà nghiên cứu về Vũ Bằng là nền tảng, là cơ sở và những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, khảo sát ở nhiều tác phẩm, đặt chúng vào trong một hệ thống chung, nhằm làm nổi bật những đặc điểm của văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng và phân tích chúng ở một mức độ nhất định mà khả năng và điều kiện cho phép. 19 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 5.1.Để thực hiện luận văn này, chúng tôi dựa vào những luận điểm cơ bản trong hệ thống lý luận Mác xít: quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng làm nền tảng lý luận trong nhận thức và nghiên cứu. 5.2.Tổng hợp và vận dụng những thành tựu của các khoa học liên ngành: Lý luận văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học, thi pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn học... vào thực tiễn nghiên cứu . 5.3. Ngoài những quan điểm có tính chất phương pháp krận như trên, trong luận án này chúng tôi sử dụng một số phương pháp cụ thể rất quen thuốc trong nghiên cứu văn học: 5.3.1. Khảo sát văn bản tác phẩm. 5.3.2. Đặt đối tượng nghiên cứu (văn xuôi nghệ thuật của Vũ'Bằng) trong các mối quan hệ : cuộc sống <- >nhà văn <-> tác phẩm - người đọc, để nhận thức nghiên cứu. 5.3.3. Dùng phương pháp so sánh theo hai trục lịch đại và đồng đại nhằm đem đến những nhận xét có sức thuyết phục. 5.3.4. Luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê xem các hình thức như từ ngữ, các hình ảnh, các đoạn... được "lặp" lại bao nhiêu lần, còn gọi là hệ thống " hình tượng ám ảnh", từ những cơ sở này để phát hiện những quy luật, những vấn đề thuộc thi pháp tác giả. 5.3.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp cũng được sử dụng rộng rãi trong luận văn ở nhiều cấp độ, có tác dụng lớn ương việc đem lại những nhận thức mới từ vấn đề nghiên cứu. Tất nhiên, các phương pháp nghiên cứu trên đây không phải được thực hiện riêng rẽ, biệt lập mà phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu, giải quyết vấn đề mà luận văn đề ra nhằm phản ảnh trung thực các đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng . 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm văn xuôi nghệ thuật của Vũ Bằng nhằm : 6.1.Phát hiện những đặc điểm phong cách bút pháp của ông; phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị của các đặc điểm phong cách bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể, tiêu biểu từ 1945 trở đi của ông. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan