Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí (Luận văn thạc sĩ)...

Tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
105
180
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐÀO THỊ LAN ANH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN – 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐÀO THỊ LAN ANH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn tài liệu của luận văn này. Kết quả nghiên cứu không trùng với bất cứ tác giả nào đã được công bố. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Học viên Đào Thị Lan Anh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã hội và phòng Đào tạo, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn nhà trường – nơi tôi công tác, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã động viện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017 Học viên Đào Thị Lan Anh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Tên từ Kí hiệu 1 Nhà xuất bản NXB 2 Nhà xuất bản Giáo dục NXBGD 3 Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM 4 Văn học nghệ thuật VHNT 5 Thạc sĩ Th.s MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................ 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 7 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 7 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................ 7 4.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 8 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8 6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8 7. Đóng góp của luận văn…………………………………………………… .8 NỘI DUNG..................................................................................................... 10 Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ TRONG BỘ PHẬN TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI................................................ 10 1.1. Khái quát về truyện ngắn Việt Nam đương đại ....................................... 10 1.1.1. Diện mạo ............................................................................................... 10 1.1.2. Đội ngũ tác giả, tác phẩm...................................................................... 13 1.1.3. Thành tựu và hạn chế ............................................................................ 16 1.2. Vị trí, đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Trí trong truyện ngắn Việt Nam đương đại ........................................................................................ 19 1.2.1. Tiểu sử của nhà văn............................................................................... 19 1.2.2. Quan điểm sáng tác ............................................................................... 20 1.2.3. Vị trí, đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Trí ....................................... 22 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ................................................................ 25 2.1. Đề tài và chủ đề "gai góc" ít được đề cập trong văn xuôi Việt Nam đương đại ........................................................................................................... 25 2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong hai tập truyện ngắn “Bãi Vàng, Đá Quý, Trầm Hương” và “Ảo và Sợ” của Nguyễn Trí....................................... 32 2.2.1. Cảm hứng phơi bày tận cùng hiện thực với những “mảng tối” trong hai tập truyện ngắn................................................................................. 33 2.2.2. Cảm hứng ngậm ngùi thương cảm cho những số phận bi thảm của con người. ................................................................................................... 38 2.2.3. Cảm hứng giễu nhại và xót xa trong hai tập truyện ngắn ..................... 42 2.3. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn .......................................................... 47 Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT NỔI BẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ. .............................................. 52 3.1. Nhân vật truyện ngắn Nguyễn Trí........................................................... 52 3.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí .................... 61 3.2.1 Miêu tả nhân vật với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt ................................ 61 3.2.2 Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ............................................................ 64 3.2.3. Miêu tả nhân vật qua hành động ........................................................... 68 3.2.4. Miêu tả nhân vật qua khắc họa đời sống nội tâm.................................. 71 3.2.5. Đặt nhân vật vào những không gian đặc biệt có tính thử thách ............ 74 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Trí ............................... 76 3.3.1. Miêu tả nhân vật bằng ngôn ngữ có tính cá thể hóa cao độ .................. 76 3.3.2 Tính đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ đầu thế kỉ XXI đến nay, truyện ngắn Việt Nam đương đại có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về bút pháp nghệ thuật, có những đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn xuôi đương đại. Trong những cây bút truyện ngắn gần đây xuất hiện nhà văn Nguyễn Trí với những tác phẩm đặc sắc, sù sì, thô nhám như chính cuộc sống đời thường quanh ta, đặc biệt xoáy sâu vào những góc khuất, “khoảng tối” của đời sống xã hội, đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc nói chung, của giới nghiên cứu phê bình văn học nói riêng. Nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi đến thời điểm này, chưa có công trình nghiên cứu toàn diện hệ thống và sâu sắc về truyện ngắn của Nguyễn Trí. 1.2. Trong các tác phẩm truyện ngắn xuất hiện gần đây tạo tiếng vang trên văn đàn và trong lòng bạn đọc, có những khuynh hướng sáng tác khác nhau: Đó là truyện ngắn Nguyễn Bình Phương viết bằng cảm quan hậu hiện đại, đậm chất tượng trưng và huyền ảo; truyện ngắn của Tạ Duy Anh gân guốc, dữ dội và đã chạm đến cái siêu thực; Và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vừa hiện thực vừa kì ảo, đã đặt ra một số vấn đề gai góc của xã hội Việt Nam thời hậu chiến… Giữa bề bộn những gương mặt tác phẩm đa bút pháp, đa phong cách như thế thì tại sao những truyện ngắn chân mộc hầu như được viết bằng bản năng như Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn Trí đã thu hút sự chú ý quan tâm của độc giả như thế? Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng góp một câu trả lời về thị hiếu thẩm mĩ đa dạng của công chúng văn học hôm nay – bởi vì xã hội nào, công chúng văn học nào thì có nền văn học tương ứng như thế. 1.3 Mặc dù tác phẩm của Nguyễn Trí không được giảng dạy trong nhà trường nhưng là một giáo viên dạy văn ở bậc học phổ thông việc nghiên cứu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí, chúng tôi sẽ có điều kiện để làm giàu vốn 2 tri thức về văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng. Vốn tri thức ấy sẽ là nền tảng vững chắc góp phần làm giàu có tri thức, giúp chúng tôi giảng dạy tốt hơn phần Văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường. Điều đặc biệt khi chọn hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn Trí, chúng tôi nhận thấy: Từ sau đổi mới, văn xuôi Việt Nam đương đại có những cách tân đổi mới trên nhiều phương diện, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho đời sống văn học. Tuy nhiên, đây lại được coi là thời kỳ “truyện ngắn lên ngôi”, nhiều tác giả đã xuất hiện trong thời kỳ này, thu hút sự quan tâm và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Nguyễn Trí xuất hiện muộn, khi những nhà văn cùng thế hệ ông đã thành danh, nhưng nhà văn đã đem lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc ngay từ tập truyện ngắn đầu tay Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tác phẩm nhận giải thưởng của hội nhà văn, và để khẳng định rõ những đóng góp của Nguyễn Trí vào dòng chảy đương đại, chúng tôi đồng thời chọn nghiên cứu tập truyện ngắn Ảo và sợ của nhà văn để có sự nhìn nhận, đánh giá khoa học và chính xác hơn về Đặc điểm của truyện ngắn Nguyễn Trí. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tổng thể về tác giả và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Trí chúng tôi nhận thấy: Hiện nay nghiên cứu, phê bình văn học về tác giả Nguyễn Trí mới chỉ dừng lại ở gần 40 bài báo viết về nhà văn Nguyễn Trí và các sáng tác của ông, trong đó có hơn 20 bài báo viết về hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn Trí. Trong số những bài báo đó một số bài báo mang tính tổng hợp giới thiệu chung về tác phẩm của Nguyễn Trí, bước đầu khẳng định tính sáng tạo và đóng góp của nhà văn vào văn xuôi Việt Nam hiện đại như: bài viết Nhà văn Nguyễn Trí: “Tôi cám ơn đời đã cho tôi cái khổ, cái nghèo của Nhật Lệ, đã nhắc đến ý văn của Nguyễn Trí trong truyện “Đá quí”: “ Đừng 3 nghĩ cát là bỏ đi. Hãy tưởng tượng một con trai há miệng kiếm ăn thì một cục cát tình cờ vương lại và từ đó sự tình cờ làm nên sự kỳ diệu”. Và sự “kỳ diệu” từ chính những tác phẩm như thế là minh chứng khẳng định sức đóng góp của nhà văn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đóng góp ấy đã được Hội Nhà văn tôn vinh cây bút “nông dân” Nguyễn Trí với giải thưởng Hội nhà văn năm 2013: “Tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương (Nguyễn Trí) là một phát hiện của Giải thưởng Hội Nhà văn. Tác giả Nguyễn Trí là người mới trên văn đàn, ông mới cầm bút khoảng ba năm nay. Tập truyện được giải tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của ông do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 4 vừa qua. Các truyện ngắn đều là những trải nghiệm cá nhân. Tác giả Nguyễn Trí thể hiện lối viết riêng với cách sử dụng ngôn từ địa phương độc đáo, nhiều chi tiết sống động, chân thực. Bãi vàng, Đá quý, Trầm hương nhận 9/9 phiếu của Hội đồng giải thưởng” [ 25, 1]. Cùng với một loạt các bài báo khác như Nhà văn Nguyễn Trí: Không viết được gì sau khi đoạt giải vì quá sướng, Ngọc Bi - Thiên Hương, Báo Thanh niên điện tử hay bài viết Nguyễn Trí - Chủ nhân bất ngờ của giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2013: “Viết như là… ngồi nhậu”… Đó chính là những minh chứng bước đầu khẳng định tính sáng tạo và đóng góp của nhà văn vào văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhóm bài báo nghiên cứu hoặc giới thiệu kỹ lưỡng hơn về thành tựu, giá trị nội dung của Nguyễn Trí, được thể hiện trong tác phẩm của ông trên phương diện phân tích, bình luận về đề tài, chủ đề, hình ảnh con người, quan niệm nghệ thuật và thế giới con người của nhà văn. Tiêu biểu như: Theo Hồ Hương Giang trong bài viết Nhà văn của bãi vàng, nhà văn đời đau khổ: “Tôi cũng không nghĩ nhiều về phong cách riêng của mình, nhưng là nội dung truyện thì sẽ hoàn toàn không giống của ai”. Ở bài viết Nguyễn Trí: Tiểu sử gây sốt của tác giả Nông Hồng Diệu, trên trang văn nghệ của Báo Tiền phong, đã gián tiếp cho thấy thế giới nhân vật trong tác phẩm văn 4 chương và quan điểm sáng tác của Nguyễn Trí: “Đa phần nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí bắt nguồn nguyên mẫu ngoài đời. Tuy nhiên, anh hay tặng cho nguyên mẫu một cuộc đời tươi sáng hơn”, Nguyễn Trí cũng đã bày tỏ: “Tôi viết ra được những gì ứ trong đầu, tôi thấy thoải mái. Sau đó tôi mới gửi đi báo và gặp nhiều thất bại. Song tôi nhủ mình cứ viết đi rồi tiến tới. Tôi có quan điểm thế này, tôi là người nông dân, người thợ rừng. Cái cày, cày mãi, lưỡi sẽ bén lên, sáng lên” [24,1], Và ở bài viết Nhà văn Nguyễn Trí: “Tôi cám ơn đời đã cho tôi cái khổ, cái nghèo của Nhật Lệ, Nguyễn Trí đã bày tỏ: “Cho đến nay, tôi vẫn viết những câu chuyện tôi từng nghe kể, chứng kiến, hay trải qua” ông “viết về những gì mình trải nghiệm” và Nguyễn Trí cũng dự định sẽ viết về “những trải nghiệm bị chôn chặt, mà nếu bung ra có khi rất đau đớn.” [50,1], Trong bài viết Nhà văn Nguyễn Trí - kẻ đi gom bão, nhặt bi ai, Theo Tiểu Quyên/Báo Phụ nữ TP.HCM: “Cuộc đời ông luôn phảng phất trên những trang viết, nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Trí, càng thấy đằng sau khuôn mặt hằn đầy dấu tích của u uẩn, khắc khổ đau đớn cùng tận ấy là những câu chuyện chưa bao giờ được kể. Ông cứ như người đi gom bão, nhặt hết bi ai của một thân phận khốn cùng để rồi mọi giá trị tìm thấy trong cuộc đời cuối cùng chỉ có thể nén lại trong một câu nói: “Phải đi qua hết những đau thương của cuộc sống mới hiểu được tình người là thứ quý giá nhất trên đời”. “Gã giang hồ viết văn” ý thức được điều đó, ông hiểu nếu cứ kể tả theo mạch, tham chi tiết thì đến một lúc nào đó độc giả cũng sẽ quen thuộc, sẽ chán. Ông tự tìm cách thay đổi bút pháp, chọn một góc nội tâm và xoáy sâu vào diễn biến tâm lý. Nhiều truyện ngắn được đăng báo gần đây đã chứng tỏ được khả năng thể hiện và lao động nghiêm túc của nhà văn chân đất này” [68,1]. Như vậy ta nhận thấy nhà văn không trực tiếp nêu rõ đề tài, chủ đề, hình ảnh con người, quan niệm nghệ thuật và thế giới con người của nhà văn, nhưng chúng ta có thể nhận thấy những yếu tố ấy qua những lời bộc bạch chân thành của Nguyễn Trí. 5 Bên cạnh đó là những bài báo nghiên cứu sâu về giá trị nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm của ông trên phương diện phân tích, bình luận về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật, thời gian… như: Th.s Huỳnh Thu Hậu (Hội VHNT Quảng Nam), Đọc Bãi vàng của Nguyễn Trí, tác giả khẳng định sự cuốn hút của Bãi vàng của nhà văn trước hết ở nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Chỉ với một vài từ, Nguyễn Trí đã khắc họa được chân dung lẫn tính của nhân vật. Ví dụ những lang bạt như Thành, những nhờn nhợt màu da, về già hết duyên như bà Năm Tằm, hay đèm đẹp như Li, Dung…”, Huỳnh Thu Hậu cũng khẳng định sự thành công của Nguyễn Trí trong việc xây dựng nhân vật đa tính cách: “Thành và Dung đều là những nhân vật đa tính cách, ở họ có kiểu bất cần đời, liều mạng, cũng đánh đấm, xung đột va chạm của dân bãi nhưng bên cạnh đó ta thấy được những nét đáng yêu đặc biệt là tình yêu mà họ dành cho nhau”. Bài viết đã chỉ ra sự kiến tạo không gian nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trí: “Để xây dựng nhân vật , Nguyễn Trí đã kiến tạo nên không gian nghệ thuật đặc sắc đó chính là bãi vàng. Bãi vàng có tên và không có tên là bãi X: “Bãi nằm sâu trong rừng nguyên sinh. Ba quân thiên hạ cho tất cả nằm xuống, cây lớn ra ván cừ hầm, cây nhỏ làm khung, nhỏ nữa làm chòi trú thân, làm quán, làm động mại dâm. Trên diện tích vài chục hécta chứa vài nghìn nhân mạng. Đủ thứ, khui hầm, đánh ca, tiệm vàng dã chiến…Người ơi là người, vui ơi là vui. Không khí bãi rất khác đời thường, nó luôn luôn quá cái mức cần thiết”. Một thế giới đủ hạng người khốn cùng, quần ngư tranh thực, ở đó, nhân vật sống và hành xử theo quy luật cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh thắng kẻ yếu một cách nghiệt ngã. Vừa sống sượng và sống thật. Giá cả sinh hoạt thì đắt đỏ, chuyện đánh đấm xảy ra như cơm bữa, chuyện người chết vì sập hầm cũng như cơm bữa. Vì thế, dường như mọi người ở bãi vàng đều sống gấp, sống để hưởng thụ vì biết đâu đấy ngày mai mình sẽ chết. Sống ở bãi vàng, thân phận con người thật mong manh và xót xa. Những trận sụp hầm lấy đi hàng mấy chục mạng 6 người”. Tác giả đã bày tỏ sự cảm thông với trải nghiệm của một người trong cuộc. Có thể nói, ấn tượng nhất là những hình ảnh bãi vàng trong mùa mưa: “Mùa mưa ở bãi buồn ơi là buồn. Hoàn toàn khác với ở rẫy nương, hay phố thị. Mưa ở rừng nguyên sinh ầm ầm, rào rào rồi rả rích không ngừng nghỉ”. Sự khắc nghiệt của nơi đây gợi nhắc chúng ta nhớ đến không gian nghệ thuật trong sáng tác của Jack LonDon, với hành trình đi tìm vàng ở vùng Klonđai. Huỳnh Thu Hậu chỉ ra nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cách dùng phương ngữ, giọng điệu, thông điệp tình yêu đầy nhân văn ở cuối tác phẩm Bãi vàng của Nguyễn Trí: “ngôn ngữ cực hạn, cách viết câu đặc biệt, nghệ thuật dùng phương ngữ, ngôn ngữ đời thường tràn vào trong tác phẩm. Nguyễn Trí không sa vào miêu tả rườm rà, mà đi ngay vào bản chất của vấn đề. Văn anh viết, vì thế rất kén người đọc. Đã từng có những người đọc truyền thống thích cách viết câu phải mượt mà, bay bổng, bảo truyện Bãi vàng rất khó đọc, cứ trúc tra trúc trắc [38,1]... Mặc dù có một số bài báo viết về vấn đề trên nhưng chưa có công trình nghiên cứu toàn diện nào về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí, do đó chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí” để thực hiện luận văn của mình. Mặc dù như vậy, những bài báo kể trên cũng là những gợi ý rất quý báu để chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Trong giới nghiên cứu và phê bình văn học cũng như công chúng văn học của cả nước vấn đề truyền thống, cách tân trong sáng tác văn học nói chung và trong sáng tác truyện ngắn nói riêng đã và đang được bàn luận sôi nổi, thậm chí có những ý kiến trái chiều dẫn đến tranh luận kéo dài và chưa tìm được tiếng nói chung như: Thế nào là truyền thống? Thế nào là cách tân nghệ thuật? Có phải cứ cách tân nghệ thuật mới hay và ngược lại?... Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Trí” chúng tôi hy vọng góp thêm một tư liệu để trả lời những câu hỏi trên bởi cách viết truyền 7 thống của Nguyễn Trí vẫn tạo ra những truyện ngắn hay, đủ sức lôi cuốn và ám ảnh trái tim bạn đọc (và ngược lại có một số tác phẩm viết theo xu thế cách tân lại không hay và bị chìm vào quên lãng). 3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong 02 tập truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Trí: Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2013 và Ảo và sợ - tập truyện ngắn NXB Trẻ, 2016. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có mở rộng so sánh với các tác phẩm khác của Nguyễn Trí và một số tập truyện ngắn của một số nhà văn đương đại khác như: Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Bình Phương... để làm nổi bật những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Trong các tác phẩm của Nguyễn Trí, chúng tôi tập trung vào 02 tập truyện ngắn của nhà văn. Luận văn tập trung vào một số đặc điểm nổi bật về nội dung như: Đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn; một số đặc điểm nổi bật của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Trí như: thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, và ngôn ngữ nghệ thuật. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua việc khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số phương diện nổi bật trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Nguyễn Trí, chúng tôi mong muốn khẳng định giá trị của tác phẩm; đóng góp của nhà văn cũng như các tính sáng tạo độc đáo của tác giả này cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng đồng bộ và linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu văn học theo đặc trưng thể loại Phương pháp xã hội học Phương pháp nghiên cứu tự sự học Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu văn học quen thuộc như: phân tích, so sánh, liệt kê... 5. Phạm vi nghiên cứu Những vấn đề đặt ra và cần phải nghiên cứu trong 02 tập truyện ngắn kể trên của Nguyễn Trí là rất phong phú, đa dạng, nhưng trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ khoa học, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật về nội dung và một số đặc điểm nổi bật nhất, có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhất như: Đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn, thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Trí trong bộ phận truyện ngắn Việt Nam đương đại. Chương 2: Một số đặc điểm nổi bật trong nội dung truyện ngắn Nguyễn Trí. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Trí. 9 7. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính toàn diện và hệ thống về 02 tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ của nhà văn Nguyễn Trí. Trong đó tập truyện Bãi vàng, đá quý, trầm hương - tập truyện ngắn - NXB Trẻ, 2013 – tác phẩm đầu tay của nhà văn Nguyễn Trí đã giành được giải thưởng Hội nhà văn 2013 với số phiếu bầu chọn tuyệt đối. Thông qua công trình nghiên cứu này chúng tôi không chỉ mong muốn khẳng định giá trị của tác phẩm, cá tính sáng tạo, đóng góp của nhà văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại mà còn góp phần nhận diện và phản ánh các xu thế vận động khác nhau của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 10 NỘI DUNG Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ TRONG BỘ PHẬN TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Khái quát về truyện ngắn Việt Nam đương đại 1.1.1. Diện mạo Sau những năm 80 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam phát triển trong không khí dân chủ, cởi mở cùng với nhu cầu và ý thức giao lưu, hội nhập, mở rộng ngày càng rõ rệt. Vì thế văn học trong nước vừa gia sức làm mới mình và mặt khác cũng rất tích cực tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị đích thực và thành tựu to lớn của văn học thế giới. Vai trò lãnh đạo, quản lý văn nghệ của Đảng cũng có những thay đổi nhất định, nhà văn được tôn trọng trong cá tính sáng tạo nghệ thuật, chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng làm cho đội ngũ những nhà văn mới xuất hiện thêm phần đông đảo. Không khí đổi mới đã tạo cho văn học Việt Nam hiện đại nói chung và truyện ngắn Việt Nam đương đại nói riêng một không khí sáng tác mới. Với tự do và trách nhiệm trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đã nhanh chóng đã tự đổi mới ngòi bút của mình. Dựa trên nhu cầu thẩm mĩ mới của người đọc và sự khuyến khích động viên của Đảng, văn học Việt Nam đã thực sự có những cách tân đổi mới. Sự đổi mới đó bắt đầu từ sự thay đổi về tư duy sáng tác của các nhà văn: Nếu như văn học trước đây quan tâm đến số phận, hạnh phúc chung của cả cộng đồng, cả dân tộc thì nay các nhà văn dành nhiều trang viết để quan tâm đến số phận cá nhân. Với một số lượng tác giả đông đảo – một số lượng tác phẩm lớn lao các khuynh hướng sáng tác rất đa dạng. Có thể chia thành một số khuynh hướng sau đây: Khuynh hướng viết về chiến tranh bằng cảm hứng “hậu chiến” với sự tái hiện những hồi ức đau đớn và dữ dội về chiến tranh, về những ứng xử của 11 người lính trong cuộc sống đời thường, trong các mối quan hệ riêng tư… Đây vẫn là một đề tài lớn của văn học thời kì Đổi mới bởi lẽ, dư âm và dư vị của chiến tranh vẫn còn hiện diện giữa đời sống của chúng ta. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam đang đi đòi công lý, hàng vạn tấn bom mìn đang cần được tháo dỡ (mà theo cách ta làm hiện nay thì phải mất một trăm năm nữa), có đến bốn triệu người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Nó như một “thực thể tha hương”, một hậu quả chiến tranh). Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc đang hiện diện trong mỗi gia đình Việt Nam…Tuy nhiên, nhận thức và tái hiện chiến tranh ở các thế hệ nhà văn, và mỗi nhà văn, lại không hề giống nhau. Có những nhà văn dùng hình thức bi kịch để tái hiện chiến tranh kiểu như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Dương Hướng với Bến không chồng, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Trần Huy Quang với Nước mắt đỏ,…Có những nhà văn dùng hình thức tráng ca để tái hiện chiến tranh như tác phẩm của các nhà văn Hồ Phương với Ngàn dâu, Phan Tứ với Người cùng quê, Nam Hà với Đất Miền Đông, Đặng Đình Loan với Đường thời đại,…Có những nhà văn không trải qua chiến tranh với tư cách người trong cuộc, họ “sinh sau đẻ muộn” nên cảm nhận chiến tranh với ý nghĩa là người bình luận như Nguyễn Đình Tú với Xác phàm, Nguyễn Bình Phương với Mình và họ,... Khuynh hướng sáng tác về đề tài con người trong cuộc sống đô thị với cảm hứng thế sự đời tư. Bên cạnh khuynh hướng viết về chiến tranh của thời kì hậu chiến truyện ngắn giai đoạn này còn hướng đến khai thác mảng nội dung lớn nữa là con người trong cuộc sống đời thường với những phức tạp và bộn bề những lo toan. Các nhà văn đã hoà mình vào cuộc sống, cùng trải nghịêm và trăn trở với chính cuộc sống ấy thì tất yếu cảm hứng sáng tạo sẽ phong phú, đa dạng hơn. Đó cũng chính là một trong những lí do khiến cho văn xuôi sau 1986 chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư. Xuất hiện trong văn xuôi lúc này không còn là những con người anh hùng với giọng điệu ngợi ca đầy hào sảng mà là những số phận cá nhân đời thường chân thực và gần gũi nhất. Hay bằng cái nhìn con người và hiện thực theo lối 12 đơn giản, một chiều và có phần phiến diện thì truyện ngắn sau đổi mới đã nhìn con người và hiện thực từ nhiều góc độ, trong mọi mối quan hệ vô cùng phức tạp. Nói cách khác, con người như một “tiểu vũ trụ”, một sự “tổng hòa của các mối quan hệ” hiện lên chân thật và gần gũi trong văn học Việt Nam sau 1986. Bước phát triển của truyện ngắn tiếp tục ghi tên các nhà văn như Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu đều là những cây bút tiên phong của dòng văn học thời kỳ đổi mới, tiếp đến là sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Vịêt Hà, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… đã đưa tiến trình đổi mới truyện ngắn tiến thêm một bước nữa. Khuynh hướng các nhà văn trẻ viết về thế hệ của mình với biết bao hoang mang, nghi ngờ giằng xé rồi vẫn khát khao hướng thiện vươn lên. Tiêu biểu là: Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy,… những nhà văn trẻ này chia sẻ trải nghiệm về sự đổ vỡ của một xã hội tiêu dùng và sự lên ngôi của văn hóa đại chúng, ở Ngô Phan Lưu, truyện ngắn hầu như chỉ là việc ghi chép một mảnh đời sống thường nhật, cố nhiên là những mảnh đời giàu suy tư… Chúng tôi thấy một điều đặc biệt đã xuất hiện, truyện ngắn Nguyễn Trí hình như không thể xếp vào khuynh hướng sáng tác nào trong các khuynh hướng kể trên, bởi sau mấy chục năm đứt gãy, Nguyễn Trí như đã nối tiếp một cách bất ngờ và không có ý thức một mạch sáng tác được khởi đầu bằng Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…Và sau đó thưa vắng trên văn đàn. Sau Bỉ vỏ, Số đỏ, Lục xì, Cơm thầy cơm cô… thì không có nhà văn nào dành tâm huyết sáng tác về những số phận bên lề xã hội và những khoảng “khuất lấp” trong đời sống xã hội. Nguyễn Trí đã đưa trở lại văn đàn những con người “dưới đáy” trong xã hội. Những vùng hiện thực đó được gọi là những vùng khuất lấp chưa hoặc ít được miêu tả trong văn học đương đại. Nhìn vào văn học Việt Nam từ Đổi mới, có thể nhận thấy ba “làn sóng” của sự vận động và phát triển: Làn sóng thứ nhất là những nhà văn từ trong nền văn học lãng mạn cách mạng tự làm mới mình để thích ứng với đời sống 13 thế sự đời tư nhiều đớn đau dằn vặt, đồng song cùng với quá trình trước và trong bước ngoặt Đổi mới các nhà văn này đã tự đổi mới chính mình để góp phần làm nên bước ngoặt Đổi mới. Làn sóng thứ hai và thứ ba là những nhà văn sống trong tâm thức Đổi mới. Họ là thành quả thực sự của Đổi mới, sinh ra từ trong Đổi mới và sáng tác trong không khí mà Đổi mới mang lại. Chính những làn sóng đó đã tạo nên một khối lượng đồ sộ những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đương đại, tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu người được mệnh danh là nhà văn tiên phong của quá trình đổi mới với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài khơi, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…, Nguyễn Quang Lập (Tiếng gọi phía mặt trời lặn), Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu), Nguyễn Quang Thiều (Hai người đàn bà xóm trại), Phạm Hoa (Đùa của tạo hoá), Tạ Duy Anh (Bước qua lời nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng), Võ Thị Hảo (Biển cứu rỗi), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường), Y Ban (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ), Phan Thị Vàng Anh (Khi người ta trẻ), Phan Triều Hải (Một tối ở quán bar) v.v... Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, văn học từ 1986 đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, và những hạn chế này đã được Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kì mới chỉ rõ. Nhưng cùng với sự gia tăng những tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, truyện ngắn thời kỳ này đã mở ra nhiều hướng tìm tòi cả trong tiếp nhận lẫn thi pháp thể loại. Đó là chiều sâu triết lý và những cảm nhận về nỗi cô đơn, của thân phận con người, là sự đan cài giữa cái ảo và cái thực, giữa chất thơ và văn xuôi... Những bước cách tân ấy đã tạo nên sắc diện mới và sự lôi cuốn cho thể loại. Có thể nói rằng, trong văn xuôi, truyện ngắn là thể loại đã khẳng định được vị trí của mình và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đối với đời sống văn học thời kỳ đổi mới. 1.1.2. Đội ngũ tác giả, tác phẩm Từ sau Đổi mới (1986) văn học Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các nhà văn đã khẳng định được tên tuổi của mình còn xuất hiện nhiều cây bút mới gây ấn tượng mạnh cho công chúng văn học. Điều đặc biệt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan