Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt tt...

Tài liệu Đặc điểm thuật ngữ hành chính tiếng Việt tt

.PDF
27
110
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HỒNG THẮM ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2018 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Thị Sao Chi 2. GS.TS. Nguyễn Đức Tồn Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Toán Phản biện 2: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến Phản biện 3: PGS.TS. Tạ Văn Thông Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong ngôn ngữ hành chính có một lớp từ ngữ hạt nhân, chuyên dùng để biểu hiện các khái niệm hay đối tượng thuộc lĩnh vực hành chính, đó chính là các thuật ngữ hành chính (TNHC). Để hoạt động hành chính của nước ta có hiệu quả, các chủ thể không thể không am hiểu và nắm chắc phương tiện quan trọng là các TNHC. TNHC là phương tiện quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động hành chính của mỗi quốc gia. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu cùng một số cuốn từ điển về TNHC tiếng Việt đã được xuất bản. Song, các công trình nghiên cứu này vẫn chưa làm nổi bật đặc điểm của TNHC tiếng Việt để từ đó có sự kế thừa cho việc xây dựng và định hướng sử dụng hệ thống TNHC một cách hiệu quả. Đồng thời, các cuốn từ điển hiện có về TNHC vẫn còn khiêm tốn về số lượng thuật ngữ và chưa đáp ứng được thực tế hoạt động hành chính. Cùng với sự vận động và phát triển xã hội, nền hành chính hiện đại đã xuất hiện nhiều nội dung hoạt động mới với cơ chế hoạt động mới. Vì vậy, có một số từ ngữ mới được dùng với tư cách là các TNHC. Song, các từ ngữ này có đáp ứng được các tiêu chí của TNHC hay không lại là vấn đề cần làm sáng tỏ. Muốn nhận biết những điều đó rất cần có một cơ sở lí luận để khẳng định các từ ngữ mới xuất hiện có thực sự là các TNHC của nền hành chính hiện đại hay không. Bên cạnh đó, có một số từ ngữ đã được đưa vào trong các từ điển TNHC hoặc đang được coi là các TNHC nhưng thực chất không mang đầy đủ đặc trưng của TNHC. Hay tình trạng sử dụng các thuật ngữ thiếu thống nhất, thậm chí thiếu chính xác. Vì vậy, rất cần đề xuất tiêu chí cho cách sử dụng TNHC tiếng Việt theo hướng chuẩn hóa. Việc chỉnh lí cũng như xây dựng mới các từ điển TNHC là công việc luôn cần thiết cho một nền hành chính vận động phát triển. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những đặc điểm cơ bản về mặt cấu tạo, ý nghĩa và phương thức định danh của hệ thống TNHC tiếng Việt, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm chuẩn hoá hệ thống TNHC tiếng Việt, giúp cho việc xây dựng từ điển hành chính tiếng Việt và công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và thực hành soạn thảo văn bản hành chính. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hoá quan điểm lí luận về thuật ngữ, TNHC, đặc biệt là nguyên tắc xây dựng hệ thống thuật ngữ nói chung, hệ thống TNHC nói riêng, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho luận án; Khảo tả đặc điểm hệ thống TNHC tiếng Việt về phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức định danh; Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm chuẩn hoá TNHC tiếng Việt ở một số nội dung cụ thể. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNHC tiếng Việt hiện đại. Chúng tôi quan niệm TNHC là từ ngữ biểu hiện khái niệm hay đối tượng thuộc lĩnh vực hành chính. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm TNHC tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và phương thức định danh. Từ đó hướng tới việc chuẩn hoá hệ thống TNHC trong tiếng Việt. 3.3. Tƣ liệu nghiên cứu của luận án 1) Các từ điển về TNHC; 2) Các từ ngữ được coi là TNHC nằm trong mục “giải thích từ ngữ” trong 141 bộ luật, luật của Việt Nam được ban hành từ 2008 đến nay và trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Tổng số TNHC thống kê được là 4081 đơn vị. 4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Cách tiếp cận: Nghiên cứu TNHC, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận sau đây: 1) Cách tiếp cận tĩnh; 2) Cách tiếp cận động; 3) Cách tiếp cận hệ thống; 4) Tiếp cận đồng đại; 5) Cách tiếp cận đa ngành, liên ngành. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 1) Phương pháp miêu tả;2) Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp; 3) Thủ pháp thống kê. 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu sâu về đặc điểm của hệ TNHC tiếng Việt trên phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và phương thức định danh. Từ đó bước đầu nêu lên một số nhận xét về hiện trạng của TNHC tiếng Việt, đề xuất hướng, biện pháp chuẩn hoá TNHC tiếng Việt từ phương diện ngôn ngữ học. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lí luận: Luận án làm rõ những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa, phương thức định danh của TNHC tiếng Việt. Từ đó, đánh giá ưu và nhược điểm của hệ thống TNHC tiếng Việt ở các phương diện trên để hướng tới việc chuẩn hoá chúng. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu lí thuyết thuật ngữ học nói chung, nghiên cứu TNHC nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác soạn thảo văn bản hành chính hoặc được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập về ngôn ngữ hành chính. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác biên soạn từ điển TNHC. 7. CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài; Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của TNHC tiếng Việt; Chương 3: Đặc điểm định danh, ngữ nghĩa của TNHC tiếng Việt; Chương 4: Nghiên cứu một số trường hợp TNHC tiếng Việt. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Trên thế giới, các nghiên cứu về thuật ngữ bắt đầu được manh nha từ thế kỷ XVIII với những nội dung cơ bản là việc tạo lập, xây dựng và sơ khai xác định các nguyên tắc cho một số hệ thuật ngữ đặc biệt. Những tác giả được coi là mở đường trong lĩnh vực nghiên cứu này như CarlvonLinné (1736); Beckmann (1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy (1789); William Wehwell (1840);... Song phải đến đầu thế kỉ XX, khoa học thuật ngữ mới thực sự được hình thành và việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được định hướng khoa học. Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là những công trình nghiên cứu các học giả Liên Xô cũ, Cộng hòa Séc và Áo, bao gồm: trường phái thuật ngữ học Xô Viết; trường phái thuật ngữ học Cộng hòa Séc; trường phái thuật ngữ học Áo. Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, việc nghiên cứu thuật ngữ đã thu hút được khá nhiều các tác giả có tiếng như Eugen Wüster; Erhart Oeser và Gerhart Budin; Dafydd Gibbon; Sager J.C. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX thì việc nghiên cứu thuật ngữ trong các ngôn ngữ của một số nước đang phát triển cũng đã được đẩy mạnh. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam: Ở Việt Nam, nghiên cứu về thuật ngữ khoa học bắt đầu được chú ý đến vào đầu thế kỉ XX. Tác giả đầu tiên đề cập đến vấn đề thuật ngữ là Dương Quảng Hàm. Tuy nhiên, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, khi phong trào cách mạng nêu cao chủ trương “đấu tranh vì tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu tiếng nói” thì thuật ngữ khoa học mới dần xuất hiện bằng tiếng Việt. Từ 1945 đến 1975 có thể coi là một thời kì tiếp tục phát triển về việc nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt một cách chính thống. Giai đoạn 1975 đến nay được coi là đã có sự tập trung và quan tâm đến nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt nhằm giải quyết những vấn đề của thực tế. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hành chính 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hành chính trên thế giới: Trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, việc nghiên cứu về hành chính nói chung, hành chính công nói riêng đã được quan tâm từ rất sớm với những tên tuổi như Paul H.Appleby; Gordon Clapp; Woodrow Wilson ở Mỹ hay Lorenz Von Stein ủa Đức. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về hành chính nói chung và hành chính công nói riêng thì có nhiều nhưng rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về TNHC. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hành chính ở Việt Nam: Ở Việt Nam hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến TNHC tiếng Việt và chưa có công trình nghiên cứu khoa học độc lập, chuyên sâu về hệ thống TNHC tiếng Việt. 4 1.1.3. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.3.1. Về những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã đề cập, phân tích đến khái niệm thuật ngữ, khái niệm TNHC; các tiêu chuẩn đối với thuật ngữ; các cách thức xây dựng thuật ngữ; các yêu cầu cho việc chuẩn hóa thuật ngữ. Đây chính là xuất phát điểm quan trọng, mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu về TNHC tiếng Việt ở tất cả các phương diện từ cấu tạo, ngữ nghĩa, hướng xây dựng, phát triển và chuẩn hóa TNHC tiếng Việt. 1.1.3.2. Về những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo, cần phải tiếp tục nghiên cứu: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu rất sâu về thuật ngữ và thuật ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, riêng đối với hệ thống TNHC tiếng Việt thì có rất ít công trình đề cập và nghiên cứu, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về nó. 1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Khái niệm thuật ngữ 1.2.1.1. Một số quan điểm về khái niệm thuật ngữ Xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, khi nghiên cứu thuật ngữ các học giả đã có nhiều cách lí giải khác nhau về khái niệm thuật ngữ. Có thể kể đến một số cách định nghĩa về TN như: Định nghĩa thuật ngữ gắn với chức năng; Định nghĩa thuật ngữ gắn với khái niệm; Định nghĩa thuật ngữ trong sự phân biệt với “từ ngữ phi thuật ngữ”. Nhìn chung, có nhiều cách tiếp cận khái niệm thuật ngữ, tuy nhiên dù từ hướng tiếp cận nào thì các tác giả trên đều thống nhất ở hai điểm cơ bản, đó là: Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ cố định. Thuật ngữ biểu hiện khái niệm hay đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc chuyên môn nhất định. 1.2.1.2. Phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan: Khi xác định khái niệm thuật ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã có sự phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan. Có thể kể đến sự phân biệt TN với các khái niệm liên quan chủ yếu sau: a) Phân biệt thuật ngữ và danh pháp; b) Phân biệt thuật ngữ và từ nghề nghiệp; c) Phân biệt thuật ngữ và từ ngữ thông thường. 1.2.2. Khái niệm hành chính và thuật ngữ hành chính: 1.2.2.1. Khái niệm hành chính: Có thể hiểu hành chính là hoạt động tổ chức, quản lí, điều hành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp lí trong và ngoài bộ máy nhà nước. Trong luận án này, hành chính nhà nước được xác định là khu vực trọng tâm để tập hợp ngữ liệu nghiên cứu. 1.2.2.2. Khái niệm thuật ngữ hành chính a) Định nghĩa thuật ngữ hành chính: Trong luận án, chúng tôi đưa ra định nghĩa có tính chất tác nghiệp về TNHC như sau: TNHC là từ, ngữ biểu đạt khái niệm hoặc đối tượng thuộc lĩnh vực hành chính. 5 b) Hệ thống thuật ngữ hành chính: Trên thực tế, hoạt động hành chính bao gồm các tham tố, đó là: (1) Chủ thể trong bộ máy nhà nước; (2) Sự vận hành của bộ máy nhà nước; (3) Phương tiện phục vụ cho vận hành của bộ máy nhà nước. Dựa vào các tham tố này, chúng tôi phân chia hệ thống TNHC thành các lớp, tiểu hệ thống sau đây: 1) TNHC biểu hiện chủ thể trong bộ máy nhà nước, gồm các nhóm: Nhóm (1) TNHC biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí (các chức vụ, chức danh); Nhóm (2) TNHC biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí 2) TNHC biểu hiện sự vận hành của hệ thống quản lí, gồm các nhóm: Nhóm (3) TNHC biểu hiện nội dung quản lí; Nhóm (4) TNHC biểu hiện hoạt động trong quản lí; Nhóm (5) TNHC biểu hiện tính chất trong quản lí; 3) TNHC biểu hiện phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của hệ thống quản lí (hoạt động công vụ): Nhóm (6) TNHC biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí 4) TNHC biểu hiện khái niệm, đối tượng trong khoa học hành chính: Nhóm (7) TNHC biểu hiện khái niệm khoa học hành chính 1.2.3. Tiêu chuẩn của thuật ngữ và thuật ngữ hành chính Chúng tôi quan niệm rằng, trong các tiêu chuẩn để đặt thuật ngữ có những tiêu chuẩn bắt buộc (đây là điểm phân biệt thuật ngữ với từ không phải là thuật ngữ) và các tiêu chuẩn không bắt buộc. Theo chúng tôi, tính khoa học, bao gồm tính chính xác, tính hệ thống, tính ngắn gọn là đặc điểm quan trọng nhất, đồng thời cũng là tiêu chuẩn bắt buộc đối với thuật ngữ. Các đặc điểm còn lại là những đặc điểm thứ yếu có thể có, có thể không có tùy theo từng hệ thuật ngữ. Chúng tôi cho rằng, các tiêu chuẩn bắt buộc của TNHC đó là: 1) Tính khoa học (bao gồm: tính chính xác, đơn nghĩa, tính hệ thống và tính ngắn gọn); 2) Tính gắn với thể chế chính trị quốc gia. Trong đó, tính khoa học (biểu hiện ở sự chính xác, đơn nghĩa, ngắn gọn, có hệ thống) là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu đặt ra cho mỗi TNHC còn tính chi phối bởi chế độ chính trị quốc gia là một đặc trưng hay một tiêu chuẩn riêng của hệ thuật ngữ này. 1.2.4. Lí thuyết định danh và định danh của thuật ngữ 1.2.4.1. Khái niệm định danh: Định danh được hiểu đơn giản nhất là đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng,... 1.2.4.2. Quá trình định danh: Quá trình định danh được thực hiện theo trình tự từ sự nhận biết sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan bằng các cơ quan cảm giác để tổng hợp các đặc trưng, thuộc tính phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng, sau đó quy loại sự vật hiện tượng dựa vào các đặc trưng, thuộc tính đã tổng hợp và lựa chọn đặc trưng có ý nghĩa khu biệt sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác để đặt tên gọi. 1.2.4.3. Nguyên tắc định danh: Quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai bước là quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và chọn đặc trưng nào để định danh. 6 1.2.4.4. Đơn vị định danh: Xét trên bình diện ngữ nghĩa, đơn vị định danh được chia thành đơn vị định danh nguyên cấp (định danh gốc/ định danh bậc một) và đơn vị định danh thứ cấp (định danh phái sinh). 1.2.5. Lí thuyết chuẩn hoá thuật ngữ 1.2.5.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hoá thuật ngữ: Chuẩn TN là tiêu chí đánh giá TN được tạo ra và sử dụng như thế nào cho đúng và phù hợp.Chuẩn hóa TN là việc định ra tiêu chuẩn TN và việc thực hiện (áp dụng) theo tiêu chuẩn đã định của TN. 1.2.5.2. Sự cần thiết của việc chuẩn hoá thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ hành chính: Cùng với việc xây dựng các TNHC mới thì công tác chỉnh lí TNHC tiếng Việt cũng rất cần được quan tâm. 1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu của TN nói chung và tình hình nghiên cứu TNHC nói riêng ở trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và kế thừa, định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. 7 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 2.1. DẪN NHẬP Trong luận án này, chúng tôi quy ước tên gọi thành tố/ đơn vị cấu tạo TN nói chung, TNHC nói riêng là thuật tố (viết tắt là T). Chúng tôi cho rằng thuật tố có chức năng biểu thị một khái niệm/ đối tượng hoàn chỉnh hoặc có thể biểu thị khái niệm bộ phận hay đặc trưng của khái niệm/ đối tượng được phản ánh trong mỗi TN và mỗi thuật tố là đơn vị cấu tạo trực tiếp cuối cùng của TN. Mỗi thuật tố tham gia vào cấu tạo của TN nói chung, TNHC nói riêng phải có ý nghĩa từ vựng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT XÉT VỀ SỐ LƢỢNG THUẬT TỐ Kết quả thống kê số lượng thuật tố của TN thuộc 7 nhóm TNHC tiếng Việt, chúng tôi thu được như sau: TNHC tiếng Việt có thể được cấu thành bởi một hoặc nhiều thuật tố (TNHC có ít nhất là một thuật tố, nhiều nhất là 12 thuật tố). Trong đó, số TNHC 2 thuật tố chiếm tỉ lệ cao nhất (42,8%). Tiếp sau đó lần lượt là: số TNHC 3 thuật tố đứng thứ hai với tỉ lệ 21,8%; số TNHC 1 thuật tố đứng thứ ba với tỉ lệ 20,5%; số TNHC 4 thuật tố đứng thứ tư với tỉ lệ 8,9%; số TNHC 5 thuật tố đứng thứ năm với tỉ lệ 2,9%; số TNHC 6 thuật tố đứng thứ sáu với tỉ lệ 1,3%; số TNHC trên 6 thuật tố có tỉ lệ 0,6%; số TNHC được viết tắt có tỉ lệ 1,2% và phần lớn trong số chúng thuộc nhóm (2) biểu thị cơ quan, tổ chức quốc tế có tham gia hoặc chi phối tới hệ thống quản lí nhà nước Việt Nam. Nhìn chung, đa số là TNHC có từ 1 đến 3 thuật tố, với tỉ lệ 85,1%. Và số lượng TNHC nghịch biến so với số thuật tố của TN, tức là nhóm TNHC càng có nhiều thuật tố thì số lượng đơn vị của nhóm càng thấp. Điều đó phản ánh xu hướng thiên về những TNHC có cấu tạo ít thuật tố. Theo chúng tôi, để đạt được tính ngắn gọn, định danh của TNHC, có thể tiến hành bằng các phương án sau: 1) Lược bỏ các kết từ, liên từ như: có, các, và, là, những, của, trong,... hoặc rút gọn thuật tố; 2) Sử dụng phương thức viết tắt. 2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT XÉT TỪ PHƢƠNG THỨC CẤU TẠO VÀ TỪ LOẠI TNHC có một thuật tố chính là TNHC có cấu tạo là từ, còn TNHC có cấu tạo từ hai thuật tố trở lên chính là TNHC có cấu tạo là ngữ. Kết quả thống kê cho thấy: TNHC có cấu tạo là cụm từ/ ngữ chiếm 79,5%; TNHC có cấu tạo là từ chỉ có 20,5%. Trong đó, có nhiều nhóm có số TN là cụm từ chiếm trên 80% và thậm chí lên tới hơn 90% tổng số TN của nhóm đó. Duy nhất có nhóm TNHC biểu hiện tính chất trong quản lí là có số TN có cấu tạo từ chiếm tỉ lệ vượt trội (chiếm 62,4% tổng số TN của nhóm này), TNHC thuộc nhóm này có ưu điểm vượt trội so với các nhóm khác ở sự đáp ứng tiêu chuẩn về tính ngắn gọn. 2.3.1. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là từ: Kết quả thống kê cho thấy: TNHC có cấu tạo là từ chiếm 20,5%. Trong đó, phần lớn số TNHC có cấu tạo là từ được tạo lập theo 8 phương thức ghép (chiếm 90,4%), số TNHC có cấu tạo là từ đơn chỉ có 9,6%. Do đó, có thể nhận định, phương thức ghép là phương thức có sức sản sinh lớn nhất trong việc tạo lập TNHC tiếng Việt. 2.3.1.1. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là từ đơn: Kết quả thống kê cho thấy: TNHC có cấu tạo là từ đơn chiếm 9,6%. Trong đó TN là danh từ chiếm 65%. Ví dụ: cục, vụ, viện, họp, trình, kiện, phạt,... 2.3.1.2. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là từ ghép: Phương thức ghép TN là sự kết hợp các thuật tố có quan hệ với nhau về mặt nghĩa theo mô hình cấu tạo nhất định để tạo ra một đơn vị TN mới. Kết quả thống kê cho thấy: TNHC có cấu tạo là từ ghépchiếm 90,4%. a) Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép chính phụ: TNHC có cấu tạo là từ ghép chính phụ thường gồm hai thành tố tạo thành, trong đó có một thành tố chính biểu thị loại lớn (thành phần in đậm trong ví dụ), thành tố còn lại là thành tố phụ có chức năng bổ sung, phân loại, chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố chính. công chức, khai mạc, tờ trình,... b) Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép đẳng lập: TNHC là từ ghép đẳng lập được hình thành từ mô hình từ ghép đẳng lập. Trong đó, các thành tố cấu tạo của từ thường thuộc cùng từ loại, quan hệ giữa các thành tố này là bình đẳng nhau cả về vai trò ngữ pháp, và nội dung ngữ nghĩa. Ví dụ: ngành nghề, phòng chống, bãi bỏ,... 2.3.2. Thuật ngữ hành chính có cấu tạo là ngữ: Theo kết quả khảo sát, phần lớn TNHC tiếng Việt có cấu tạo là ngữ (chiếm 79,5%); , cụ thể là danh ngữ; động ngữ hoặc tính ngữ; không có TNHC nào có cấu trúc cụm chủ vị. 2.3.2.1. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo 2 thuật tố: Kết quả thống kê cho thấy: TNHC tiếng Việt có cấu tạo hai thuật tố chiếm tỉ lệ lớn nhất (42,8%). a) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 2 thuật tố là danh ngữ: TNHC tiếng Việt 2 thuật tố là danh ngữ cho thấy có 03 mô hình cấu tạo khác nhau: Ví dụ: đối với các TNHC: bộ máy| quản lí , công văn| đến, phiếu| bầu,... ta có được mô hình thứ nhất là: Mô hình (1) Td1 T2 b) Mô hình cấu tạo TNHC tiếng Việt 2 thuật tố là động ngữ: TNHC tiếng Việt hai thuật tố là động ngữ có 03 mô hình cấu tạo khác nhau. c) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 2 thuật tố là tính ngữ: TNHC tiếng Việt 2 thuật tố là cụm tính cho thấy có có 02 mô hình cấu tạo khác nhau. 2.3.2.2. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo 3 thuật tố: Theo kết quả thống kê, TNHC tiếng Việt có cấu tạo 3 thuật tố, chiếm tỉ lệ lớn thứ hai (21,8%). a) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 3 thuật tố là danh ngữ: TNHC tiếng Việt 3 thuật tố là danh ngữ có 05 mô hình cấu tạo khác nhau. 9 b) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 3 thuật tố là động ngữ: TNHC cấu tạo 3 thuật tố là động ngữ có 04 mô hình cấu tạo khác nhau. c) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 3 thuật tố là tính ngữ: TNHC cấu tạo 3 thuật tố là tính ngữ được tạo lập theo 01 mô hình. 2.3.2.3. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo 4 thuật tố: Theo kết quả thống kê, TNHC tiếng Việt có cấu tạo 4 thuật tố, chỉ chiếm 8,9% (xấp xỉ 1/5 số TNHC 2 thuật tố, xấp xỉ 2/5 số TNHC 1 thuật tố và số TNHC 3 thuật tố). a) Mô hình cấu tạo của thuật ngữ hành chính tiếng Việt 4 thuật tố là danh ngữ: TNHC cấu tạo 4 thuật tố là danh ngữ được tạo lập theo nhiều mô hình khác nhau, rất đa dạng và tương đối phức tạp, bao gồm 10 mô hình cấu tạo tiêu biểu. b) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 4 thuật tố là động ngữ: TNHC cấu tạo 4 thuật tố là động ngữ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng những TN này ít có sự thống nhất về mô hình cấu tạo, bao gồm 05 mô hình cấu tạo tiêu biểu. c) Mô hình cấu tạo thuật ngữ hành chính tiếng Việt 4 thuật tố là tính ngữ: Chỉ có 4 TNHC cấu tạo 4 thuật tố là tính ngữ song 4 TN là 4 mô hình cấu tạo khác nhau. 2.3.2.4. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo 5 thuật tố: TNHC tiếng Việt có cấu tạo 5 thuật tố chiếm 2,9% tổng số TNHC được khảo sát. 2.3.2.5. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo 6 thuật tố: TNHC tiếng Việt có cấu tạo 6 thuật tố chiếm 1,3% tổng số TNHC được khảo sát. 2.3.2.6. Thuật ngữ hành chính tiếng Việt có cấu tạo trên 6 thuật tố: TNHC tiếng Việt có cấu tạo trên 6 thuật tố chiếm 0,6% tổng số TNHC được khảo sát. 2.4. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT XÉT TỪ NGUỒN GỐC ĐƠN VỊ CẤU TẠO Các đơn vị cấu tạo nên TNHC (tức các thuật tố) có nguồn gốc từ những ngôn ngữ như: thuần Việt, gốc Hán và gốc Ấn Âu. Các đơn vị này kết hợp với nhau theo hai kiểu và nhiều cách khác nhau: kiểu kết hợp các đơn vị đồng nhất về nguồn gốc ngôn ngữ (có các cách kết hợp: gốc Việt - gốc Việt (ví dụ: giấy đi đường); gốc Hán - gốc (ví dụ: hành chính); gốc Ấn Âu - gốc Ấn Âu (ví dụ: mít-tinh) và kiểu kết hợp các đơn vị không đồng nhất (hỗn hợp) về nguồn gốc ngôn ngữ (có các cách kết hợp: gốc Việt - gốc Hán (ví dụ: cổng thông tin điện tử); gốc Việt - gốc Ấn Âu (ví dụ: thẻ Visa); gốc Hán - gốc Ấn Âu (ví dụ: trang Web Chính phủ). Đồng thời, chủ yếu TNHC tiếng Việt được tạo lập từ các thuật tố có nguồn gốc Hán đã được Việt hóa (từ ngữ Hán Việt). 2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2: Dựa trên kết quả khảo sát, trong chương 2, luận án đã phân tích đặc điểm cấu tạo của 4081 đơn vị TN thuộc 7 nhóm TNHC tiếng Việt, luận án rút ra một số nhận xét về phương thức cấu tạo, đặc điểm từ loại và mô hình cấu tạo TNHC. 10 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH, NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT Ngoại trừ những TNHC vay mượn Ấn Âu và những TNHC được thể hiện dưới dạng viết tắt, xét từ phương thức định danh, có thể quy TNHC vào hai loại. Loại thứ nhất là những TN có cấu tạo ngắn gọn chỉ gồm 1 thuật tố, gọi tên lớp sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất,... cơ bản của lĩnh vực hành chính. Chúng tôi gọi những TN này là đơn vị định danh nguyên cấp (từ đây quy ước ngắn gọn là TN nguyên cấp). Ví dụ: chính phủ, văn phòng, bầu, cử, họp, công tác,...Mặc dù chiếm tỉ lệ ít nhưng TN nguyên cấp có vai trò hết sức quan trọng. Chúng vừa có thể làm TN độc lập, vừa có thể làm thuật tố chính, cơ sở, tiền đề để tạo ra vô số các đơn vị TN thứ cấp. Loại thứ hai là những TNHC có cấu tạo từ 2 thuật tố trở lên, gọi tên các các sự vật, hiện tượng, quá trình, tính chất,... cụ thể của lĩnh vực hành chính. Chúng tôi gọi những TN này là đơn vị định danh thứ cấp. 3.1.1. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí: Kết quả thống kê cho thấy, đại đa số thuật ngữ hành chính biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí là thuật ngữ thứ cấp, chiếm tới 95,8%. Số thuật ngữ nguyên cấp chỉ chiếm một lượng nhỏ là 4,2%. 3.1.1.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát của chúng tôi, chỉ có 30 TNHC tiếng Việt là TN nguyên cấp biểu hiện đội ngũ nhân sự trong hệ thống quản lí các cấp (chiếm 4,2%.). Ví dụ: thống đốc, chủ nhiệm, viên chức, cán sự 3.1.1.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí: Phân tích 691 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện đội ngũ nhân sự trong hệ thống quản lí, chúng tôi nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi thuật ngữ thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) biểu hiện loại nhân sự, kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa loại nhân sự. Do mang vai trò chi tiết hóa, cụ thể hóa loại nhân sự được biểu hiện ở thành tố trung tâm (T), cho nên các thành tố bổ sung (X) cũng phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh đối tượng nhân sự. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm biểu hiện loại nhân sự (T): có hai loại nhân sự chính sau đây: 1) T1 - biểu hiện vị trí, vai trò của chức vụ quản lí. Ví dụ: Chủ tịch Quốc hội 2) T2 - biểu hiện loại chức danh hành chính hay chức danh nghề nghiệp Ví dụ: chuyên viên cao cấp, nhân viên văn phòng,... Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy trong cấu trúc định danh của một số TN thứ cấp biểu hiện nhân sự trong hệ thống quản lí khuyết vắng thành tố trung tâm (T). Ví dụ: thư kí, văn thư, kế toán, bảo vệ, lái xe,... 11 b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Kết quả phân tích: 1) X1: loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lí chức vụ, chức danh. 2) X2: lĩnh vực/ ngành công tác hay chuyên môn, nghiệp vụ (của chức danh). 3) X3: chức năng, nhiệm vụ công tác, hoạt động công vụ (của chức vụ, chức danh). 4) X4: ngôi/ hạng/ cấp/ thứ/ bậc trong phân cấp quản lí hoặc trình độ chuyên môn (của chức vụ, chức danh). 5) X5: đối tượng là khách thể tác động của hoạt động công vụ (của chức danh). 6) X6: đối tượng là khách thể cộng tác, gắn kết, phụ trợ, hoặc quản lí (của chức vụ, chức danh). 7) X7: cấp, khu vực, phạm vi/ địa hạt quản lí, hoạt động (của chức vụ, chức danh). 8) X8: tính chất hoạt động, quản lí (của chức vụ, chức danh). 9) X9: quy mô tổ chức (của cơ quan quản lí chức vụ, chức danh). 10) X10: trạng thái đảm nhiệm công vụ (của chức vụ, chức danh). 11) X11: phương tiện hoạt động (của chức vụ, chức danh). 12) X12: hoạt động tác thành (chức vụ, chức danh). 13) X13: giới tính (của chức vụ, chức danh). 14) X14: danh pháp (của cơ quan quản lí chức vụ, chức danh). 15) X15: tính chất, giá trị, ảnh hưởng (của chức vụ, chức danh). c) Mô hình định danh: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 mô hình định danh: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: T + 4X; 5) Mô hình định danh: T + 5X; 6) Mô hình định danh: T + 6X; 7) Mô hình định danh: 2T + 3X; 8) Mô hình định danh: 1X. 3.1.2. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí: Đại đa số TNHC biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí cũng là TN thứ cấp, chiếm 84,4%. Số TN nguyên cấp chỉ chiếm 8,8%. 3.1.2.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát có 60 TN nguyên cấp (chỉ chiếm 8,8%.) biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí. Ví dụ: cơ quan, đơn vị, hệ thống, chính quyền. 3.1.2.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí: Phân tích các thuật ngữ thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí, chúng tôi nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN đều có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh đối tượng cơ quan, tổ chức. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Kết quả phân tích: Đặc điểm định danh chung của thành tố thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của TN thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí là chúng biểu hiện loại hình tổ chức chung, đồng thời thể hiện sự phân cấp của cơ quan trong hệ thống quản lí. Điều đó cho thấy, khi phái sinh THHC thứ cấp, các TNHC nguyên cấp chuyển sang đóng vai trò làm thành tố trung tâm (T). Ví dụ (phần gạch chân trong TNHC): cơ quan lập pháp, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp,... b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Kết quả khảo sát TN thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí, chúng tôi xác định 12 được 13 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) lĩnh vực/ ngành công tác, quản lí (ví dụ: Bộ Y tế), (X2) chức năng, nhiệm vụ công tác ( ví dụ Ban biên tập), (X3) khu vực, phạm vi/ địa hạt quản lí, hoạt động (ví dụ: đơn vị dự trữ quốc gia), (X4) đối tượng là khách thể quản lí ( ví dụ: Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em), (X5) ngôi/ hạng/ cấp/ thứ/ bậc trong phân cấp quản lí (ví dụ: cơ quan cấp trên), (X6) tính chất hoạt động, quản lí (ví dụ: Ban thường trực), (X7) đối tượng là chủ thể quản lí (ví dụ: Hội đồng nhân dân), (X8) quy mô tổ chức (ví dụ: Chi nhánh ngân hàng), (X9) mục đích hoạt động của cơ quan, tổ chức (Ví dụ: Chính phủ vì dân), (X10) Địa điểm hay phạm vi lãnh thổ đóng trụ sở hoặc trụ trì hoạt động (ví dụ: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,), (X11) số lượng cơ cấu (ví dụ: công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên), (X12) hoạt động tác thành (ví dụ: doanh nghiệp được chỉ định), (X13) biệt danh (ví dụ: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam). c) Mô hình định danh: Cấu trúc định danh của TN thứ cấp biểu hiện cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lí có 7 mô hình định danh sau: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: T + 4X; 5) Mô hình định danh: T + 5X; 6) Mô hình định danh: T + 6X; 7) Mô hình định danh: T + 7X. 3.1.3. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện nội dung quản lí: Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số TNHC biểu hiện nội dung quản lí cũng là TN thứ cấp (chiếm 86,6%). Số TN nguyên cấp chỉ chiếm 13,3%. 3.1.3.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện nội dung quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát có 98 TN nguyên cấp biểu hiện nội dung quản lí (chiếm 13,3%). Ví dụ: chủ trương, nhiệm vụ, nhiệm kì, chỉ tiêu. 3.1.3.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí: Phân tích 640 TN thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí, chúng tôi nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh nội dung quản lí. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Phân tích thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của 640 TN thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí, chúng tôi nhận thấy đặc điểm định danh chung của thành tố này là chúng biểu hiện các mảng nội dung quản lí. Điều đó đã cho thấy, khi phái sinh TN thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí, các TN nguyên cấp của nhóm này chuyển sang đóng vai trò làm thành tố trung tâm (T). Ví dụ (phần gạch chân trong TNHC): công tác dân số, phong trào thi đua,... b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X) Khảo sát thành tố bổ sung trong cấu trúc định danh của 640 TN thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí, chúng tôi xác định được 10 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) lĩnh vực, mảng nội dung quản lí (ví dụ: công tác văn hóa), (X2) chức năng, nhiệm vụ của nội dung quản lí (ví dụ: phong trào thi đua), (X3) đối tượng là khách thể của nội dung quản lí (ví dụ: nghĩa vụ công dân),(X4) tính chất của nội dung 13 quản lí (ví dụ: biện pháp cưỡng chế), (X5) khu vực, phạm vi, giới hạn của nội dung quản lí (ví dụ: nghi thức nhà nước), (X6) đối tượng là chủ thể của nội dung quản lí (í dụ: chính sách nhà nước), (X7) thời hạn triển khai, thực hiện nội dung quản lí (ví dụ: công tác tuần), (X8) quy mô triển khai nội dung quản lí (ví dụ: chiến lược phát triển quốc gia), ( X9) giá trị, ý nghĩa của nội dung quản lí (ví dụ: dịch vụ công ích), (X10) phương tiện đặc thù hoặc hình ảnh đặc trưng (ví dụ: cơ chế một dấu). c) Mô hình định danh: Tiến hành phân tích cấu trúc định danh của 640 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện nội dung quản lí, chúng tôi tìm thấy 6 mô hình định danh sau đây: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: T + 4X; 5) Mô hình định danh: X + 5X; 5) Mô hình định danh: X + 6X. 3.1.4. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện hoạt động trong quản lí: Trong 1065 TNHC tiếng Việt biểu hiện hoạt động trong quản lí, chúng tôi xác định được 361 TN nguyên cấp, chiếm 33,9% và 703 TN thứ cấp, chiếm 66%. Như vậy, đại đa số TNHC biểu hiện hoạt động trong quản lí cũng là TN thứ cấp (chiếm 66%), song tỉ lệ TN thứ cấp ở nhóm này so với các nhóm khác đã có sự vượt trội. 3.1.4.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát có 361 TN nguyên cấp (chiếm 33,9%) biểu hiện các hoạt động trong quản lí. Ví dụ: ban hành, bổ nhiệm, mít tinh, họp, niêm phong. 3.1.4.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí: Phân tích 703 TN thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh hoạt động trong quản lí. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Phân tích thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của 703 TN thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí, chúng tôi nhận thấy đặc điểm định danh chung của thành tố này là chúng biểu hiện các hoạt động cơ bản trong lĩnh vực quản lí. Ví dụ: bầu cử đại biểu, cải cách hành chính. b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Trong cấu trúc định danh của 703 TN thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí có 12 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) nội dung của hoạt động (ví dụ: sửa đổi điều lệ, (X2) lĩnh vực, chuyên môn của hoạt động (ví dụ: báo cáo thuế), (X3) hoạt động được triển khai (ví dụ: họp giao ban), (X4) đối tượng là khách thể tác động của hoạt động (ví dụ: đánh giá công chức), (X5) tính chất của hoạt động (ví dụ: họp đột xuất), (X6) đối tượng là chủ thể của hoạt động (ví dụ: sở hữu tập thể), (X7) khu vực, phạm vi, giới hạn của hoạt động (ví dụ: quản lí theo lãnh thổ), (X8) thời gian, kì hạn triển khai, thực hiện hoạt động (ví dụ: tổng kết năm), (X9) cách thức hoạt động (ví dụ: đóng dấu giáp lai), (X10) quy mô triển khai hoạt động (ví dụ: tổng động viên), (X11) sự lặp lại, duy trì của hoạt động (ví dụ: tái bổ nhiệm), (X12) phương tiện đặc thù của hoạt động (ví dụ: đóng dấu). 14 c) Mô hình định danh: Phân tích cấu trúc định danh của 703 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện hoạt động trong quản lí, chúng tôi tìm thấy 6 mô hình định danh sau đây: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: T + 4X; 5) Mô hình định danh: T + 5X; 6) Mô hình định danh: T + 6X; 7) Mô hình định danh: (T + 1X) + (T + 1X); 8) Mô hình định danh: 2T. 3.1.5. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện tính chất trong quản lí: Khác với các nhóm khác, ở nhóm TNHC biểu hiện tính chất trong quản lí, đại đa số là TN nguyên cấp (chiếm 62,4%). 3.1.5.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện tính chất trong quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát có 113 TN nguyên cấp (chiếm 62,4% ) biểu hiện các tính chất trong quản lí. Ví dụ: cốt cán, chuyên quyền, quan liêu,... 3.1.5.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí: Phân tích 68 TN thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh tính chất trong quản lí. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Phân tích thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của 68 TN thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, chúng tôi nhận thấy đặc điểm định danh chung của thành tố này là chúng biểu hiện các tính chất chung trong lĩnh vực quản lí. Điểm dễ nhận thấy là khi phái sinh TN thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, các TN nguyên cấp trong nhóm này chuyển sang đóng vai trò làm thành tố trung tâm (T). Ví dụ (phần gạch chân trong TNHC): bí mật nhà nước, bình đẳng trước pháp luật. b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Khảo sát thành tố bổ sung trong cấu trúc định danh của 68 TN thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, chúng tôi xác định được 7 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) khu vực, phạm vi, giới hạn của tính chất (ví dụ: bí mật quốc gia), (X2) lĩnh vực, ngành, chuyên môn mang tính chất (ví dụ: ưu tiên ngành nghề), (X3) dạng thức của tính chất (ví dụ: dân chủ trực tiếp), (X4) đối tượng quản lí gắn với tính chất (ví dụ: hài hòa lợi ích), (X5) hoạt động quản lí gắn với tính chất (ví dụ: tự quản), (X6) tính phủ định tính chất (ví dụ: bất bình đẳng), (X7) phương/ chiều của tính chất (ví dụ: công bằng dọc). c) Mô hình định danh: Phân tích cấu trúc định danh của 8 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, chúng tôi tìm thấy 6 mô hình định danh sau đây: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: (T + 1X) + (T + 1X); 5) Mô hình định danh: 2T; 6) Mô hình định danh: 4T. 3.1.6. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện phƣơng tiện phục vụ hoạt động quản lí: Đại đa số TNHC biểu hiện phương tiện phục vụ cho hoạt động quản lí cũng là TN thứ cấp (chiếm 81,6%). 15 3.1.6.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí: Trong ngữ liệu khảo sát có 88 TN nguyên cấp biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí (chiếm 17,2%). Ví dụ: văn bản, biên lai, tài khoản, quỹ,... 3.1.6.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí: Phân tích 417 TN thứ cấp biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh phương tiện phục vụ hoạt động quản lí. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Phân tích thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của 417 TN thứ cấp biểu hiện phương tiện phục vụ hoạt động quản lí, chúng tôi nhận thấy đặc điểm định danh chung của thành tố này là chúng biểu hiện các loại phương tiện cơ bản phục vụ cho hoạt động quản lí. Điểm dễ nhận thấy là khi phái sinh TN thứ cấp biểu hiện phục vụ cho hoạt động quản lí, các TN nguyên cấp trong nhóm này chuyển sang đóng vai trò làm thành tố trung tâm (T). Ví dụ (phần gạch chân trong TNHC): vốn nhà nước, giấy phép xây dựng có thời hạn,... b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Khảo sát thành tố bổ sung trong cấu trúc định danh của 417 TN thứ cấp biểu hiện phương tiện phục vụ cho hoạt động quản lí, chúng tôi tìm được 14 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) nội dung quản lí được phản ánh qua phương tiện (ví dụ: hồ sơ tài chính), (X2) hoạt động quản lí (công vụ) được phản ánh qua phương tiện (ví dụ: biên bản bàn giao), (X3) cơ quan, tổ chức là chủ phương tiện (ví dụ: vốn nhà nước), (X4) cấp, khu vực, phạm vi sử dụng phương tiện (ví dụ: ngân sách địa phương), (X5) tính chất quản lí được phản ánh qua phương tiện (ví dụ: văn bản dưới luật), (X6) mục đích sử dụng phương tiện (ví dụ: quỹ đào tạo), (X7) cách thức tạo lập phương tiện (ví dụ: thông tư liên tịch,), (X8): vị trí, giá trị của phương tiện trong hệ thống (ví dụ: văn bản gốc), (X9) thời gian có hiệu lực hay có giá trị của phương tiện (ví dụ: hợp đồng thời vụ), (X10) màu sắc của phương tiện (ví dụ: sổ đỏ), (X11) tính có hiệu lực (giá trị) hoặc không có hiệu lực (giá trị) của phương tiện (ví dụ: phiếu không hợp lệ), (X12) hướng lưu chuyển của phương tiện (ví dụ: văn bản đi), (X13) vật liệu của phương tiện (ví dụ: lương bằng tiền), (X14) hình dạng của phương tiện ví dụ: dấu tròn). c) Mô hình định danh: Tiến hành phân tích cấu trúc định danh của 417 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện phương tiện phục vụ cho hoạt động quản lí, chúng tôi tìm thấy 8 mô hình định danh sau đây: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 4) Mô hình định danh: T + 4X; 5) Mô hình định danh: T + 5X; 6) Mô hình định danh: T + 8X; 7) Mô hình định danh: T + 10X; 8) Mô hình định danh: 2T. 3.1.7. Phƣơng thức định danh của thuật ngữ biểu hiện khái niệm khoa học hành chính: Cũng như các nhóm khác, TNHC tiếng Việt biểu hiện khái niệm khoa học hành chính ở nhóm này, đại đa số là TN thứ cấp (chiếm 87,8%). 16 3.1.7.1. Thuật ngữ nguyên cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính: Như đã nêu trên, trong ngữ liệu khảo sát có 22 TN nguyên cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính (chiếm 12,2%). Ví dụ: thể chế, chế độ,... 3.1.7.2. Thuật ngữ thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính: Phân tích 158 TN thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính, chúng tôi thấy rằng, trong cấu trúc định danh của mỗi TN thường có một thuật tố đóng vai trò thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) kết hợp với một hoặc một số thuật tố đóng vai trò thành tố bổ sung/ thành tố phụ (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố trung tâm (T), đồng thời phản ánh những đặc trưng được chọn để làm cơ sở định danh khái niệm khoa học hành chính. Cụ thể: a) Thành tố trung tâm (T): Phân tích thành tố trung tâm/ thành tố chính (T) trong cấu trúc định danh của 158 TN thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính, chúng tôi nhận thấy đặc điểm định danh chung của thành tố này là chúng biểu hiện loại khái niệm, đối tượng của khoa học hành chính. Khi phái sinh TN thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính, các TN nguyên cấp trong nhóm này thường chuyển sang đóng vai trò làm thành tố trung tâm (T). Ví dụ (phần gạch chân trong TNHC): cơ chế quản lí. b) Thành tố bổ sung biểu hiện đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh (X): Khảo sát thành tố bổ sung trong cấu trúc định danh của 158 TN thứ cấp biểu hiện khái niệm khoa học hành chính, chúng tôi xác định được 9 đặc trưng tiêu biểu được chọn làm cơ sở định danh. Đó là các đặc trưng: (X1) cách thức tổ chức, quản lí (ví dụ: cơ chế thị trường), (X2) lĩnh vực, chuyên môn, ngành quản lí (ví dụ: hệ thống chính trị), (X3) chức năng, hoạt động quản lí (ví dụ: cơ chế quản lí), (X4) tính chất quản lí (ví dụ: chủ nghĩa bảo thủ), (X5) cấp, khu vực, phạm vi quản lí (ví dụ: hệ thống chính trị cơ sở), (X6) quy mô, cơ cấu tổ chức, quản lí (ví dụ: chế độ đại nghị), (X7) đối tượng là chủ thể quản lí (ví dụ: chính thể quân chủ), (X8: danh pháp (ví dụ: sơ đồ PETR trong hành chính), (X9) quy ước đặc biệt (ví dụ: lí thuyết siêu Y). c) Mô hình định danh: Tiến hành phân tích cấu trúc định danh của 158 thuật ngữ thứ cấp biểu hiện tính chất trong quản lí, chúng tôi tìm thấy 4 mô hình định danh sau đây: 1) Mô hình định danh: T + 1X; 2) Mô hình định danh: T + 2X; 3) Mô hình định danh: T + 3X; 3) Mô hình định danh: T + 4X. Từ sự phân tích đặc điểm định danh của 7 nhóm TNHC tiếng Việt, có thể đi đến một số nhận định sau: Đại đa số TNHC là TN thứ cấp (79,7%), số TN nguyên cấp chỉ chiếm một lượng nhỏ (18,9%). Duy có nhóm TNHC biểu hiện tính chất trong quản lí là có số TN nguyên cấp chiếm tỉ lệ lớn hơn số TN thứ cấp. Đặc điểm định danh chung của các thuật ngữ nguyên cấp là chúng biểu hiện khái niệm loại. Đặc điểm định danh chung của các thuật ngữ thứ cấp đó là trong cấu trúc định danh của mỗi thuật ngữ đều có một thành tố trung tâm (T) biểu hiện khái niệm loại, kết hợp với một hoặc một số thành tố bổ sung (X) có chức năng chi tiết hóa, cụ thể hóa cho thành tố (T), đồng thời phản ánh đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh. Tổng hợp các đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh của 3254 TN thứ cấp trong 7 nhóm TNHC được khảo sát, chúng tôi xác định được 26 đặc trưng, trong đó những đặc 17 trưng có tần số xuất hiện rất cao và tần suất đậm đặc được xếp hạng lần lượt là: 1) Lĩnh vực/ ngành công tác/ quản lí; 2) Chức năng/ nhiệm vụ/ hoạt động công tác/ quản lí; 3) Đối tượng là khách thể quản lí; 4) Cấp/ khu vực/ phạm vi/ địa hạt quản lí; 5) Tính chất quản lí; 6) Nội dung công tác/ quản lí; 7) Loại hình cơ quan/ tổ chức quản lí; 8) Đối tượng là chủ thể quản lí; 9) Thứ hạng/ cấp bậc trong hệ thống quản lí; 10) Cách thức quản lí; 11) Quy mô/ cơ cấu tổ chức/ quản lí;... Đây cũng chính là những đặc trưng tiêu biểu nhất, nổi bật nhất và mang màu sắc "hành chính" rõ nét được phản ánh trong hình thức biểu hiện của hệ TNHC tiếng Việt. Tổng hợp các mô hình định danh của 3254 TN thứ cấp trong 7 nhóm TNHC được khảo sát, chúng tôi xác định được 14 mô hình định danh, trong đó những mô hình có tỉ lệ cao nhất là: 1) Mô hình cấp hai (T + 1X), mô hình cấp ba (T + 2X). Do đó, đây là hai mô hình định danh tiêu biểu của TNHC tiếng Việt. Nhìn chung, những TN càng có nhiều đặc trưng được chọn để đưa vào cấu trúc định danh hay nói cách khác, những mô hình định danh càng chứa nhiều (X) thì độ sâu phân loại càng cao, tính chất khu biệt đối tượng định danh càng rõ. Tuy nhiên, cấu trúc định danh vì thế mà càng trở nên cồng kềnh và phức tạp, độ dài của thuật ngữ cũng càng lớn, khó đảm bảo được tính ngắn gọn, súc tích - một trong những tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ, thậm chí có thể rơi vào tình trạng không còn là thuật ngữ mà trở thành cụm từ tự do, mang tính chất miêu tả, dài dòng. Vì thế, chỉ nên lựa chọn một số đặc trưng nổi trội, điển hình nhất ở đối tượng cần định danh để đưa vào cấu trúc định danh của thuật ngữ mà thôi. Căn cứ vào tỉ lệ của các mô hình định danh của TNHC thì có thể nhận thấy, phần lớn TN có cấu trúc định danh phù hợp. Chỉ có một số ít TN có cấu trúc định danh cồng kềnh, nhất là các thuật ngữ theo mô hình từ cấp sáu trở lên. Theo chúng tôi, những TN có có cấu trúc định danh phức tạp, cồng kềnh, độ dài lớn rất cần được rà soát, chỉnh lí để chuẩn hóa. 3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT 3.2.1. Kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ hành chính tiếng Việt: Căn cứ vào kiểu ngữ nghĩa, TNHC tiếng Việt có hai loại, đó là: (1) TNHC mang nghĩa trực tiếp: TNHC mang nghĩa trực tiếp là những TN được sử dụng với nghĩa đen, nghĩa tường minh. (ví dụ: văn bản) và (2) TNHC mang nghĩa gián tiếp: (ví dụ: cơ chế "một cửa, giáo viên mầm non). 3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa của thuật ngữ hành chính tiếng Việt: Khi xem xét quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong một hệ thống từ vựng, người ta thường soi chiếu chúng từ những kiểu quan hệ ngữ nghĩa như: quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ đồng âm khác nghĩa, từ đa nghĩa. Trong luận án này, chúng tôi lấy 2 tiêu điểm là đồng nghĩa và đa nghĩa để khảo sát quan hệ ngữ nghĩa của TNHC tiếng Việt. 3.2.2.1. Thuật ngữ hành chính đồng nghĩa: Trong 4081 TNHC thuộc 7 nhóm được chúng tôi khảo sát, có 231 đơn vị đồng nghĩa, chiếm 5,7% (ví dụ: căn cước = thẻ căn cước = thẻ căn cước công dân = chứng minh thư = chứng minh thư nhân dân ).Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, song chúng là một trong những đối tượng cần được xem xét, chỉnh lí để đảm bảo tiêu chuẩn của thuật ngữ. Theo chúng tôi, trong số TNHC đồng nghĩa chỉ nên lựa chọn 18 một TN đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn cần có của TNHC. Có thể đặt ra một số nguyên tắc sau đây đối với việc chuẩn hóa TNHC đồng nghĩa: (1) Nguyên tắc ưu tiên TN có tính chính xác (về cả hai mặt: hình thức biểu hiện và nội hàm khái niệm bên trong); (2) Nguyên tắc ưu tiên TN có tính ngắn gọn, hàm súc; (3) Nguyên tắc ưu tiên TN có tính trang trọng. 3.2.2.2. Thuật ngữ hành chính đa nghĩa: Khảo sát 4081 TNHC thuộc 7 nhóm, chúng tôi thống kê được 25 TN đa nghĩa, chiếm 0,6%. (ví dụ: công văn). Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ không đáng kể, song những trường hợp TNHC đa nghĩa rất cần phải được xem xét, chỉnh lí, để chuẩn hóa. Theo chúng tôi, có nhiều phương án chỉnh lí TN đa nghĩa, như: 1) đặt lại thuật ngữ (với những TN đa nghĩa mang hình ảnh bóng bẩy), 2) loại bỏ nghĩa phái sinh, chỉ giữ lại một nghĩa gốc, nghĩa cơ bản. Chẳng hạn, ở những TN đa nghĩa nêu trên, nên giữ lại nghĩa (1) của chúng và loại bỏ các nghĩa còn lại. 3.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Trong chương 3, luận án đã phân tích đặc điểm ngữ nghĩa và phương thức định danh của hệ TNHC tiếng Việt và rút ra một số nhận xét về phương thức định danh, mô hình định danh, đặc điểm ngữ nghĩa cũng như đã đề xuất một số phương án chỉnh lí TNHC đồng nghĩa, đa nghĩa.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan