Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm ngữ âm của thổ ngữ quảng nam qua cứ liệu điều tra ở vùng hội an ...

Tài liệu đặc điểm ngữ âm của thổ ngữ quảng nam qua cứ liệu điều tra ở vùng hội an

.PDF
100
1033
62

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa. Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn đến UBND TP. Hội An, UBND phường Cẩm Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An....(có thể thêm bạn bè, anh chị...) đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện cho quá trình điều tra tại phường Cẩm Nam, TP. Hội An để góp phần hoàn thành tốt luận văn của mình. Đặc biệt, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS. TS Trần Trí Dõi, người đã truyền nhiệt huyết nghiên cứu, tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cho phép tôi được gửi đến quý trường, Thầy, Cô giáo, lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn TOHYAMA Emi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết qủa nêu trong luận văn là trung thực, minh bạch và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn TOHYAMA Emi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ... 1 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ CỘNG TÁC VIÊN ......................................... 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 5 7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 6 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC ........................................................................ 7 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ................................................................. 7 10. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TP.HỘI AN VÀ PHƯỜNG CẨM NAM ............................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LY THUYẾT ........................................................ 11 1.1. Những khái niệm đơn vị ngữ âm trong tiếng Việt ............................ 11 1.1.1. Âm vị ........................................................................................... 11 1.1.2. Âm tố ........................................................................................... 11 1.1.3. Âm tiết......................................................................................... 11 1.1.4. Hình vị ......................................................................................... 12 1.1.5. Vần .............................................................................................. 13 1.2. Một số khái niệm liên quan đến phương ngữ học............................. 13 1.2.1. Phương ngữ ................................................................................. 13 1.2.2. Thổ ngữ ....................................................................................... 14 1.3. Phương ngữ tiếng Việt ...................................................................... 14 1.3.1. Phân vùng phương ngữ ............................................................... 14 1.3.2. Đặc điểm ngữ âm của các vùng phương ngữ .............................. 16 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM CỦA THỔ NGỮ QUẢNG NAM .. 20 2.1. Cấu trúc âm tiết ................................................................................. 20 2.2. Âm đầu ............................................................................................. 21 2.2.1. Dẫn nhập ..................................................................................... 21 2.2.2. Tiêu chí khu biệt.......................................................................... 22 2.2.3. Số lượng âm vị ............................................................................ 23 2.2.4. Mô tả các âm đầu trong thổ ngữ Quảng Nam ............................. 24 2.2.5. Tiểu kết........................................................................................ 30 2.3. Âm đệm............................................................................................ 31 2.3.1. Dẫn nhập ..................................................................................... 31 2.3.2. Sư phân bố của âm đệm trong tiếng Quảng Nam ....................... 32 2.3.3. Các biến thể của âm vị /-w-/ ....................................................... 32 2.3.4. Miêu tả đặc điểm âm đệm trong thổ ngữ Quảng Nam ................ 32 2.3.5. Nhận xét ...................................................................................... 37 2.4. Âm chính ........................................................................................... 38 2.4.1. Dẫn nhập ..................................................................................... 38 2.4.2. Tiêu chí khu biệt.......................................................................... 38 2.4.3. Số lượng ...................................................................................... 40 2.4.4. Miêu tả các nguyên âm trong thổ ngữ Quảng Nam .................... 40 2.4.5. Nhận xét ...................................................................................... 48 2.4.6. Thảo luận ..................................................................................... 50 2.5. Âm cuối ............................................................................................. 52 2.5.1. Dẫn nhập ..................................................................................... 52 2.5.2. Tiêu chí khu biệt.......................................................................... 53 2.5.3. Số lượng ...................................................................................... 53 2.5.4. Sư phân bố của âm cuối trong tiếng Quảng Nam ....................... 54 2.5.5. Mô tả đặc điểm âm cuối trong thổ ngữ Quảng Nam................... 54 2.6. Thanh điệu ......................................................................................... 58 2.6.1. Dẫn nhập ..................................................................................... 58 2.6.2. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt ................................................... 58 2.6.3. Thanh điệu trong phương ngữ tiếng Việt .................................... 59 2.6.4. Tiêu chí phương thức tạo thanh .................................................. 60 2.6.5. Mô tả đặc điểm thanh điệu trong thổ ngữ Quảng Nam .............. 61 2.6.6. Nhận xét ...................................................................................... 63 2.6.7. Thảo luận ..................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: THỔ NGỮ QUẢNG NAM VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ .................................................................................... 71 3.1. Đặt vấn đề ......................................................................................... 71 3.2. Từ điển Việt – Bồ – La ...................................................................... 72 3.3. Mô tả đặc điểm ngữ âm của cuốn TĐVBL ....................................... 73 3.3.1. Chữ cái ........................................................................................ 73 3.3.2. Cấu trúc âm tiết ........................................................................... 74 3.3.3. Phụ âm đầu .................................................................................. 74 3.3.4. Phụ âm kép và âm nối /l/ ............................................................. 77 3.3.5. Âm đệm: /-w-/ ............................................................................. 78 3.3.6. Nguyên âm .................................................................................. 80 3.3.7. Âm cuối ....................................................................................... 81 3.3.8. Thanh điệu ................................................................................... 82 3.4. Tiểu kết .............................................................................................. 83 KẾT LUẬN ................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 87 PHỤ LỤC ................................................................................................... 92 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Danh sách âm vị âm đầu trong thổ ngữ Quảng Nam .................... 23 Bảng 2: Âm đầu và chữ quốc ngữ ............................................................... 30 Bảng 3: Sự biến đổi của các phụ âm đầu khi có âm đệm ........................... 36 Bảng 4: Hệ thống nguyên âm của thổ ngữ Quảng Nam ............................. 40 Bảng 6: Sự kết hợp với âm cuối /-j, -w/ ...................................................... 56 Bảng 7: Cao độ của các thanh điệu trong thổ ngữ Quảng Nam .................. 64 Bảng 8: Cao độ bậc của các thanh điệu trong thổ ngữ Quảng Nam ........... 65 Bảng 9: Trường độ của các thanh điệu trong thổ ngữ Quảng Nam ............ 65 Bảng 10: Danh sách âm vị phụ âm đầu trong tiếng Việt thế kỷ XVII ........ 75 Bảng 11: So sánh cách viết của Phụ âm đầu TĐVBL và chính tả hiện nay . 77 Bảng 12: Âm lượt trong TĐVBL ................................................................ 79 Bảng 13: Danh sách âm vị nguyên âm trong TĐVBL ................................ 80 Bảng 14: Danh sánh âm vị âm cuối trong tiếng Việt thế kỷ XVII ............. 81 DANH MỤC HÌNH Hình 1:.Bản đồ Hội An.................................................................................. 8 Hình 2: Bản đồ điều tra ngữ âm thổ ngữ Quảng Nam ................................ 10 Hình 3: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt hiện nay .............................................. 12 Hình 4: Hệ thống 6 thanh điệu tiếng Việt ................................................... 17 Hình 5.: Mô hình biến đổi các nguyên âm khi kết hợp với các âm cuối .... 51 Hình 6: Mô hình các phương thức tạo thanh .............................................. 60 Hình 7: Hệ thống thanh điệu của thổ ngữ Quảng Nam............................... 61 Hình 8: Đường nét của các thanh điệu thổ ngữ Quảng Nam ...................... 62 Hình 9: So sánh đường nét của thanh hỏi và thanh ngã trong thổ ngữ Quảng Nam ................................................................................................. 62 Hình 10: Các chất giọng kẹt thanh, thường và thở ........................................ 68 Hình 11: Âm tiết mả (Quảng Nam) ............................................................ 68 Hình 12: Âm tiết mã (Quảng Nam) ............................................................ 69 Hình 13 : Âm tiết mả (Hà Nội) ................................................................... 69 Hình 14: Âm tiết mã (Hà Nội) .................................................................... 70 QUY ƯỚC VỀ PHIÊN ÂM VÀ KÝ HIỆU 1. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng cách phiên âm quốc tế (IPA). Khi trích dẫn tài liệu, chúng tôi sẽ trích dẫn nguyên cách ghi âm của cách tác giả đi trước. Cách phiên âm quốc tế (IPA), về cơ bản được chúng tôi sử dụng theo phong chữ của Viện Ngôn ngữ học Muà hè (SIL). 2. Một số ký hiệu được sử dụng trong luận văn như sau: Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ [] Phiên âm ngữ âm học [a:], [ta], [nɔ:m1] // Phiên âm âm vị học /e/, /m/, /j/ () Các từ tiếng Việt hiện nay nɔ:m1 (Nam) - Tài liệu tham khảo được đặt trong ngoặc vuông, có số trang. Ví dụ [1, tr.20] nghĩa là tài liệu tham khảo số 1, trang 20. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Theo các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước, bức tranh phương ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là phương ngữ miền Trung Việt Nam như tiếng Huế, tiếng Hà Tĩnh, tiếng Nghệ An. Mặc dù các kết quả nghiên cứu lịch sử phát triển của tiếng Việt cũng đã chỉ ra nhiều điểm khác biệt ở giọng nói và cách phát âm, từ ngữ, phong cách diễn đạt và ngữ pháp trong tiếng nói của các vùng miền, hình thành các phương ngữ và thổ ngữ. Tuy nhiên, một số phương ngữ vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu nhiều. Về phương diện phương ngữ học, tiếng Quảng Nam là một trong phương ngữ thuộc phương ngữ Nam Bộ. Về mặt ngữ âm, tiếng Quảng Nam có những đặc điểm riêng, đặc biệt trong hệ thống nguyên âm và âm cuối. Những nét đặc trưng đó tạo nên một “giọng Quảng” đặc biệt trong bức tranh phương ngữ tiếng Việt. Với vị trí địa lý tiện lợi, cảng thị Hội An được phát triển sớm về ngành thương mại như một “cảng biển quốc tế”. Vì vậy, nhiều thương gia nước ngoài và nhiều người dân tộc khác đến đây để sinh sống và làm việc. Bên cạnh hoạt động mậu dịch buôn bán, từ cuối thế kỷ XVI, các nhà giáo sĩ đã vào Hội An để bắt đầu truyền đạo Kitô giáo và trong quá trình đó, họ sử dụng mẫu tự La tinh để ghi chép tiếng Việt. Có thể nói rằng, chính việc La tinh hoá này đã làm cõ sở cho quá trình hình thành nên chữ Quốc ngữ như hiện nay. 1 Những nét đặc trưng của thổ ngữ tại Hội An hiện nay hình thành thông qua một quá trình tiếp xúc với những thổ ngữ, phương ngữ tiếng Việt khác nhau và các ngoại ngữ khác và chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ đó. Công trình này nhằm mục đích cung cấp một tài liệu mô tả hệ thống ngữ âm của một trong số những thổ ngữ Quảng Nam tại phường Cẩm Nam, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam và tìm hiểu nét đặc trưng của nó. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn này là hệ thống ngữ âm của một thổ ngữ Quảng Nam tại phường Cẩm Nam, TP. Hội An. Trong bài này, tôi mô tả và phân tích hệ thống ngữ âm qua so sánh, đối chiếu với hệ thống chính tả tiếng Việt hiện nay và cách phiên âm của cuốn từ điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes vào thế kỷ 17. Trong luận văn này, tôi sử dụng từ thổ ngữ Quảng Nam với quan niệm là “tiếng nói hàng ngày của người dân” sinh sống ở các thành phố và các vùng khác trong tỉnh Quảng Nam. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tôi tập trung vào các vấn đề sau đây: - Mô tả đặc điểm hệ thống ngữ âm trong tiếng Quảng Nam và khảo sát vai trò của nó trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ. Hệ thống ngữ âm thổ ngữ Quảng Nam, gồm: + Hệ thống phụ âm đầu + Âm đệm + Hệ thống âm chính và âm cuối + Hệ thống thanh điệu. - Đối chiếu cách đánh phiên âm tiếng Việt trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La. 2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Những nhiệm vụ mà đề tài hướng đến thực hiện là: Một là, khảo sát thu thập tư liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu của thổ ngữ Quảng Nam. Hai là, miêu tả ngữ âm và âm vị học hệ thống ngữ âm chung và đặc biệt của thổ ngữ Quảng Nam với ghi chép bằng ký hiệu phiên âm quốc tế IPA. Ba là, phân tích cơ sở dữ liệu bằng các chương trình máy tính như Praat, Speech analyzer. Bốn là, so sánh đặc điểm ngữ âm tiếng Quảng Nam với hệ thống phiên âm của những từ vựng trong cuốn “Từ điển tiếng Việt-Bồ-La” của Alexandre de Rhodes để tìm hiểu về vai trò của nó trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ. 5. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ CỘNG TÁC VIÊN Hệ thống ngữ âm của các thổ ngữ này được phân tích và miêu tả dựa trên dữ liệu ghi âm được thu thập tại phường Cẩm Nam, TP. Hội An tỉnh Quảng Nam vào tháng 4 năm 2015. Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tức là tìm hiểu thổ ngữ Quảng Nam, trước hết tôi xác định phạm vi nghiên cứu về mặt địa lý là TP. Hội An. TP. Hôi An là một vùng trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Hội An hiện nay là một thành phố du lịch với quần thể kiến trúc cổ có hơn 1.300 di tích được bảo tồn gần như nguyên vẹn, thuộc nhiều loại hình: nhà gỗ, giếng, nhà thờ, tộc họ, chùa, miếu, đình, cầu, hội quán, mộ và những phong cảnh thiên nhiên như bãi biển Cửa Đại và đảo Cù lao Chàm đã thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan. 3 Với tình trạng đó, việc thu thập dữ liệu ghi âm được phát âm một cách tự nhiên đúng theo giọng địa phương là khó đạt yêu cầu. Chính vì thế, tôi lựa chọn một khu vực được tách rời với trung tâm du lịch Thành phố là phường Cẩm Nam, cách phố cổ Hội An khoảng 200m về phía Nam. Để mô tả đặc điểm ngữ âm của thổ ngữ Quảng Nam tại phường Cẩm Nam, Hội An, tôi tập trung vào việc thu thập tài liệu ghi âm được thể hiện rõ nhất “chất giọng Quảng” của người Cẩm Nam. Tôi lựa chọn cộng tác viên với đặc điểm như sau: 1) Người sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, được sinh ra và lớn lên tại phường Cẩm Nam, 2) Hầu như không đi khỏi địa phương trong đời sống và ít tiếp xúc với những người Việt Nam thuộc phương ngữ khác và người nước ngoài. 3) Không có tật trong giọng nói và các bộ máy phát âm phát triển bình thường và đã được hoàn chỉnh. Trong quá trình điều tra thổ ngữ, tôi đã tiếp xúc trực tiếp với tiếng Quảng Nam của người bản ngữ và thu thập dữ liệu ghi âm trực tiếp. Có khi tôi ghi âm những đoạn hội thoại của cư dân trong cuộc sống hằng ngày, có khi tôi cũng ghi âm giọng đọc bảng từ được soạn sẵn. Trong quá trình khảo sát, tôi tập trung vào việc tiếp xúc những cộng tác viên lớn tuổi, từ 50 tuổi trở lên. May mắn là tôi được sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân phường Cẩm Nam và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An tại TP. Hội An để giới thiệu những người địa phương trong thời gian điều tra. Trong quá trình thu thập tư liệu, tôi đã làm việc với 15 cộng tác viên bao gồm 12 nữ và 3 nam. Hệ thống ngữ âm trong thổ ngữ Quảng Nam được tôi miêu tả dưới đây dựa trên tư liệu băng ghi âm ghi các phát ngôn của các cộng tác viên. 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một đề tài nghiên cứu ngữ âm phương ngữ. Để thực hiện đề tài này, tôi áp dụng các lí thuyết của ngôn ngữ học đại cương và sử dụng nhiều phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu thực địa/ điều tra điền dã: Người nghiên cứu đến vùng địa phương để sưu tầm những dữ liệu ghi âm tiếng nói để khảo sát cách phát âm của người địa phương. Khảo sát ngữ âm và thu thập tư liệu nghiên cứu thông qua các quan sát và ghi âm giọng nói của người địa phương. - Phương pháp phân tích miêu tả của Ngôn ngữ học chính được sử dụng trong luận văn này để miêu tả và phân tích các đặc điểm hệ thống ngữ âm và cấu trúc trong thổ ngữ Quảng Nam tại TP. Hội An. Khi phân tích ngữ âm, thứ nhất phân tích và mô tả dựa vào thính giác. Thứ hai, sử dụng các phần mềm máy tính như Praat và Speech analyzer. - Thủ pháp so sánh trên bình diện đồng đại và lịch đại Thủ pháp so sánh đồng đại được sử dụng để so sánh và đối chiếu thổ ngữ Quảng Nam với các phương ngữ khác và chính tả chữ Quốc ngữ hiện nay. Ở phần đối chiếu này, tôi không tiến hành khảo sát các phương ngữ vùng khác như đã khảo sát thổ ngữ Quảng Nam mà chỉ dựa vào những kết quả khảo sát được của các nhà Việt ngữ học để làm cơ sở so sánh đối chiếu với thổ ngữ Quảng Nam. Ngoài ra, sử dụng thủ pháp này để đối chiếu lịch đại. Cụ thể là so sánh đặc điểm ngữ âm với cách phiên âm trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La. Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học được dùng để xử lý nguồn ngữ liệu thu thập được phục vụ cho phân tích. 5 Đây là một bước nghiên cứu thực tiễn để thu thập dữ liệu ghi âm tiếng nói của thổ ngữ Quảng Nam với một cách chính xác và tự nhiên, đúng theo giọng nói của người địa phương. 7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Việc tìm hiểu và nghiên cứu tiếng Quảng Nam đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm Chúng tôi có thể khẳng định được rằng, Cao Xuân Hạo (1986) là người đầu tiên miêu tả thổ ngữ Quảng Nam dựa trên phương diện ngữ âm học. Trong bài Nhận xét về các nguyên âm của một phương ngữ ở tỉnh Quảng Nam, ông miêu tả những biến thể của các nguyên âm trong vần tùy theo âm cuối đứng sau nó. Trong bài đó, ông cho rằng mất sự đối lập nguyên âm /a/ và /a:/. Hoàng Thị Châu (1990) cũng đề cập đến sự biến đổi phụ âm cuối và nhận xét nguyên nhân đó là ảnh hưởng của các phương ngữ Quảng Đông, Trung Quốc. SHIMIZU Masaaki (2012, 2014) phân tích và miâu tả hệ thống ngữ âm đặc biệt sự kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm cuối với góc nhìn lịch sử ngữ âm. Andrea Hòa Phạm (2014) Nhận xét sự đối lập nguyên âm /a/ dài và /a/ ngắn trong thổ ngữ Quảng Nam. Bà cho rằng trong thổ ngữ Quảng Nam các nguyên âm biến đổi theo tính chất “xâu chuỗi”, tức là, nếu một nguyên âm biến đổi thì nguyên âm khác sẽ bổ sung vị trí của nó trong hệ thống nguyên âm. 6 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC - Bức tranh phương ngữ tiếng Việt là hết sức đa dạng và phong phú, tuy nhiên chưa có đủ khảo sát cụ thể về nhiều phương ngữ. - Luận văn này cung cấp tư liệu để có một cái nhìn khái quát về hệ thống ngữ âm nét đặc trưng của nó trong tiếng Quảng Nam góp phần bổ sung vào bản đồ phương ngữ của tiếng Việt. Đồng thời so sánh với cách phiên âm trong từ điển Việt – Bồ – La để tìm hiểu vai tro về hình thành chữ quốc ngữ. 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và Tài liệu tham khảo ra, luận văn sẽ được chia thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Đặc điểm ngữ âm trong thổ ngữ Quảng Nam Chương 3: Thổ ngữ Quảng Nam và việc hình thành chữ Quốc ngữ (Nhận xét thông qua cuốn TýÌ điển Việt - Bồ - La) 7 10. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TP.HỘI AN VÀ PHƯỜNG CẨM NAM 10.1. Vài nét về TP. Hội An tỉnh Quảng Nam Hình 1:.Bản đồ Hội An Hội An là một trong 18 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam, nằm ở vùng cửa sông ven biển, hạ lưu sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của cả tỉnh, phía đông ra biển Đông, còn phía tây, nam và bắc giáp hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên. Diện tích của Tp. Hội An là 61,712km2, dân số vào năm 2014 của cả thành phố là 93,322 người, chiếm khoảng 6.3 % của tổng dân số của tỉnh Quảng Nam. [15] Đô thị cổ Hội An ra đời khoảng thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVII-XVIII nhờ ưu tiên địa lý thích hợp một cảng biển. Cẩm Nam nói riêng, vùng Hội An nói chung, phát triển sớm về nghề buôn bán và trao đổi hàng hóa, đặc biệt là nghề buôn ghe bầu. [16, tr.17] 8 Về mặt khí hậu, Hội An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và hai mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8, còn lại là mùa mưa. Trong 1 năm, 3 tháng cuối năm là mùa bão. Theo Nguyễn Chí Trung, Faifo là tên gọi tên gọi quen dùng với thương nhân Châu Âu để chỉ địa danh đô thị thương cảng Hội An hiên nay. Danh xưng này được xuất hiện vào thế kỷ XVI và các thương nhân Châu Âu sử dụng danh xưng theo cách phát âm của họ như Faifo, Haifo, Faiso... Trong từ điển Việt – Bồ – La của giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1651), ông ghi từ “HŎÀI PHÔ”: Một kàng trong xứ Cô – sinh mà người Nhật ở và gọi là, faifo. Trong “ Ô Châu Cận Lục 烏州近録”của Dương Văn An 楊文安 vào thế kỷ XVI, ông ghi rằng 66 xã của huyện Điện Bàn và trong đó có 2 làng là Cẩm Phô 錦浦(錦鋪) và Hoài Phô 准浦(准鋪). Theo cách ghi của ông, rất có thể Cẩm Phô là phường Cẩm Phô trên khu phổ cổ Hội An hiện nay. [39, tr.222, 223] Địa danh này xuất hiện khoảng cuối thế kỷ XVI. Tuy nhiên, vùng đất Hội An có lịch sử lâu hơn đó đã từng tồn tại thông qua nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm pa. 9 10.2. Vài nét về phường Cẩm Nam Hình 2: Bản đồ điều tra ngữ âm thổ ngữ Quảng Nam https://maps.google.com/ Một cây cầu dài 200m qua sông Hoài nối phường Cẩm Nam với trung tâm TP. Hội An, được gọi là “Cầu Cẩm Nam”. Do chính quyền Sài Gòn xây dựng năm 1972 trở thành một phương tiện giao lưu kinh tế quan trọng giữa Cẩm Nam và các khu vực bên ngoài. Ngoài ra, đi lại trong phường thì xe máy và thuyền là phương tiện giao thông chủ yếu. Phường Cẩm Nam là một trong 9 phường trong TP. Hội An. Diện tích tự nhiên của phường Cẩm Nam là 4,549 km2. Theo Niên giám Thông kê thành phố Hội An, dân số hiện nay là 6,494 người. Số hộ là 1,533 hộ. Nghề nghiệp chủ yếu của cư dân Cẩm Nam là nông nghiệp, ngư nghiệp, buôn bán và những dịch vụ liên quan đến ngành du lịch. [2] 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LY THUYẾT 1.1. Những khái niệm đơn vị ngữ âm trong tiếng Việt 1.1.1. Âm vị Theo tác giả Đoàn Thiện Thuật cho rằng, âm vị là “Đơn vị nhỏ nhất của hệ thống biểu đạt thành tiếng của một ngôn ngữ, được quan niệm như một tổng thể của những nét khu biệt được thể hiện đồng thời (…)” [6, tr.47]. Như vậy, có thể hiểu âm vị là đơn vị nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa giữa các từ trong một ngôn ngữ. Âm vị không phải là một âm thanh cụ thể. Âm vị được thể hiện bằng âm tố và một âm vị có thể được thể hiện bằng nhiều âm vị.Số lượng âm vị trong một ngôn ngữ là hữu hạn. Ngược lại số lượng âm tố trong một ngôn ngữ là vô hạn. 1.1.2. Âm tố Âm tố là một yếu tố âm thanh cụ thể bao gồm cả những nét khu biệt và không khu biệt. Âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói. Âm vị bao giờ cũng phải được hiện thực hóa và được thể hiện bằng âm tố. một âm vị trong bối cảnh này được thể hiện ra bằng âm tố này, trong bối cảnh khác được thể hiện ra bằng âm tố khác. Tất cả những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị. Một âm vị được thể hiện bằng nhiều biến thể. [6, tr.51] Dựa trên cơ sở cấu âm, âm tố được chia thành hai loại chính. Đó là nguyên âm và phụ âm. 1.1.3. Âm tiết Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Một âm tiết 11 bao gồm nhiều yếu tố ngữ âm như thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu. Thanh điệu Âm đầu Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Hình 3: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt hiện nay [6, tr.83] Thành tố thứ nhất có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác là thanh điệu. Hệ thống thanh điệu có chức năng khu biệt chủ yếu về âm vực. Thành tố thứ hai là âm đầu. Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của phần mở đầu của âm tiết. Thành tố thứ ba là âm đệm. Âm đệm đứng ở giữa âm đầu và âm chính. Âm đệm tu chỉnh âm sắc của âm tiết với hiện tượng tròn môi. Thành tố thứ tư có chức năng khu biệt âm tiết là âm chính. Thành tố cuối cùng là âm cuối. Nó có chức năng khu biệt về âm sắc của phần kết thúc của âm tiết. Như vậy, cấu trúc âm tiết của tiếng Việt là (Ci)(G)V(Cf)+T1 . 1.1.4. Hình vị Hoàng Thị Châu khẳng định rõ ràng về khái niệm hình vị. Đó là một đơn vị cơ sở của ngôn ngữ có nghĩa nhỏ nhất là hình vị. Một đơn vị cơ sở của ngôn ngữ phải là một đơn vị có hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Âm tiết là đơn vị ngữ âm, chưa phải là một đơn vị cơ sở của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, số lượng âm tiết và hình vị bằng nhau và ranh giới của chúng trùng nhau. [6, tr.66] 1 Ci: phụ âm đầu, G: âm đệm, V: nguyên âm, Cf: phụ âm cuối và T: Thanh điệu. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan