Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu bi...

Tài liệu đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)

.PDF
286
1909
119

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỒNG HOÀNG HƢNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI (TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ TIÊU BIỂU) Ngành, chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỒNG HOÀNG HƢNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI (TRÊN TÁC PHẨM CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ TIÊU BIỂU) Ngành, chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số : 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lý Toàn Thắng Hà Nội - năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào./. Tác giả luận án Đồng Hoàng Hƣng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 7 1.2. Thơ và ngôn ngữ thơ ............................................................................................ 12 1.3. Thi học ................................................................................................................... 15 1.4. Thi luật ................................................................................................................... 18 1.5. Đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt .......................................................................... 20 1.6. Thi vận, thi tiết, thi điệu ....................................................................................... 22 1.7. Thơ thất ngôn và thơ bảy chữ hiện đại ............................................................... 31 1.8. Thống nhất cách hiểu về một số khái niệm trong luận án ................................ 33 1.9. Tiểu kết .................................................................................................................. 39 CHƢƠNG 2 HIỆP VẦN TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI ............................ 40 2.1. Vị trí hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại ......................................................... 40 2.2. Các kiểu loại vần trong thơ bảy chữ hiện đại .................................................... 44 2.3. Chức năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiết ........................................ 58 2.4. Sự phân bố của thanh thanh điệu trong hiệp vần ............................................. 64 2.5. Giá trị nghệ thuật của vần trong thơ bảy chữ hiện đại ...................................... 69 2.6. Tiểu kết .................................................................................................................. 73 CHƢƠNG 3 NGẮT NHỊP TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI......................... 76 3.1. Cơ sở của việc ngắt nhịp ...................................................................................... 76 3.2. Kết quả khảo sát các loại nhịp ........................................................................... 102 3.3. Giá trị nghệ thuật của nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại ................................... 110 3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 116 CHƢƠNG 4 HÀI THANH TRONG THƠ BẢY CHỮ HIỆN ĐẠI ...................... 118 4.1. Cách tổ chức thanh điệu trong thơ bảy chữ hiện đại ...................................... 118 4.2. Bƣớc đầu tìm hiểu về niêm trong thơ bảy chữ hiện đại .................................. 134 4.3. Bƣớc đầu tìm hiểu về đối thanh điệu bằng - trắc trong thơ bảy chữ ............. 138 4.4. Giá trị của hài thanh trong thơ bảy chữ hiện đại ............................................ 141 4.5. Tiểu kết ................................................................................................................ 143 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................................................................................................. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 151 PHỤ LỤC....................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - B: Thanh Bằng. - T: Thanh trắc. - K: Khuôn thanh. - L: Lệch chuẩn ở vị trí. - T, B: là những vị trí lệch chuẩn so với truyền thống. - SL: Số lƣợng - TL: Tỷ lệ - Đối với vị trí hiệp vần: + aa-a: Các câu 1,2,4 có cùng vần. + -a-a: Câu 2 và câu 4 có cùng vần. + -aa-: Câu 2 và câu 3 có cùng vần. + abab: Câu 1 và câu 3 cùng vần, câu 2 và câu 4 cùng vần. + abba: Câu 1 và câu 4 cùng vần, câu 2 và câu 3 cùng vần. + aabb: Câu 1 và câu 2 cùng vần, câu 3 và câu 4 cùng vần. + a--a: Câu 1 và câu 4 cùng vần. + a-aa: Các câu 1,3,4 có cùng vần. + -aaa: Các câu 2,3,4 có cùng vần. + aaaa: Các câu 1,2,3,4 có cùng vần. + a-a-: Câu 1 và câu 3 có cùng vần. - Đối với các kiểu loại vần: + C: Vần chính. + C1: Vần chính loại 1. .... + C5: Vần chính loại 5. + T: Vần thông. + T1: Vần thông loại 1. .... + T18: Vần thông loại 18. + E: Vần ép. - Đối với trƣờng hợp có niêm: + N14, 23: Trƣờng hợp 1, câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. + N12: Trƣờng hợp 2, câu 1 niêm với câu 2. + N34: Trƣờng hợp 3, câu 3 niêm với câu 4. + N123: Trƣờng hợp 4, câu 1,2, 3 niêm với nhau. + N234: Trƣờng hợp 5, câu 2, 3,4 niêm với nhau. + N123: Trƣờng hợp 6, câu 1,2, 3, 4 niêm với nhau. + N12,34: Trƣờng hợp 7 (N12,34), câu 1 niêm với câu 2, câu 3 niêm với câu 4. + N0: Trƣờng hợp 8, không có niêm. - Đối với trƣờng hợp có đối thanh điệu: + TH1: Trƣờng hợp 1, 2 câu đầu đối thanh điệu còn 2 câu cuối không đối thanh điệu. + TH2: Trƣờng hợp 2, 2 câu cuối đối thanh điệu còn 2 câu đầu không đối thanh điệu. + TH3: Trƣờng hợp 3, câu 1 đối thanh với câu 2, câu 3 đối thanh với câu 4. + TH4: Trƣờng hợp 4, không xuất hiện phép đối thanh điệu bằng trắc giữa các câu trong khổ thơ. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1: Thống kê vị trí hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại. 2. Bảng 2.2: Kết quả khảo sát các loại vần trong thơ bảy chữ hiện đại. 3. Bảng 2.3: Kết quả khảo sát các kiểu loại vần chính trong thơ bảy chữ hiện đại. 4. Bảng 2.4: Kết quả khảo sát các kiểu loại vần thông trong thơ bảy chữ hiện đại. 5. Bảng 2.5: Sự xuất hiện của các kiểu âm tiết trong thơ bảy chữ hiện đại. 6. Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình phân bố của các âm cuối. 7. Bảng 2.7: Sự xuất hiện của nhóm phụ âm vang và nhóm phụ âm vô thanh. 8. Bảng 2.8: Bảng thống kê các nguyên âm làm âm chính. 9. Bảng 2.9: Bảng thống kê sự tham gia hiệp vần của các nguyên âm. 10. Bảng 2.10: Bảng thống kê số lƣợng các nguyên âm cùng hàng tham gia hiệp vần. 11. Bảng 2.11: Các nguyên âm cùng bậc âm lƣợng hiệp vần. 12. Bảng 2.12: Bảng thống kê số lƣợng các thanh điệu tham gia hiệp vần. 13. Bảng 3.1. Bảng kết quả sử dụng từ láy trong thơ bảy chữ hiện đại. 14. Bảng 3.2. Bảng các loại nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại. 15. Bảng 4.1: Bảng phân bố bằng trắc trong thơ bảy chữ hiện đại. 16. Bảng 4.2: Bảng phân bố thanh điệu theo khuôn truyền thống. 17. Bảng 4.3: Bảng phân bố thanh điệu không theo khuôn truyền thống. 18. Bảng 4.4: Bảng các kiểu thanh điệu phân theo số lƣợng bằng, trắc. 19. Bảng 4.5: Bảng thống kê các trƣờng hợp niêm. 20. Bảng 4.6: Bảng thống kê các trƣờng hợp đối thanh điệu bằng - trắc. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Dƣới ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây mà trực tiếp là văn hóa Pháp, thơ Việt Nam trong thế kỷ XX đã có nhiều cách tân, đổi mới sáng tạo so với thơ truyền thống. Điển hình cho sự cách tân này phải kể đến Phong trào Thơ Mới. Từ Phong trào Thơ Mới đến nay, thơ Việt Nam đã phát triển theo nhiều khuynh hƣớng khác nhau, trong đó có những khuynh hƣớng hiện đại, mang đậm dấu ấn của sự đổi mới, của sự tự do hóa. Sự biến động của xã hội Việt Nam ở thế kỷ XX, sự phát triển về tƣ tƣởng ảnh hƣởng đến nghệ thuật, làm cho văn bản thơ đã có nhiều biến động, phá vỡ những khuôn hình thơ truyền thống ở các thể loại, trong đó có thơ bảy chữ hiện đại. 1.2. Mỗi một dân tộc đều có một nền thi ca đặc trƣng gắn liền với những thể loại văn học nhất định. Những đặc trƣng ngôn ngữ của một thể loại thơ ca thể hiện tập trung nhất đặc điểm tâm lí - thẩm mỹ trong đời sống tinh thần của một dân tộc, của một thời kỳ. Thể thơ không phải là kết quả của một tác động cơ học mà là một sự chọn lọc tự nhiên của cảm xúc con ngƣời trƣớc hiện thực. Điều này đƣợc Nguyễn Phan Cảnh khẳng định rất rõ trong chuyên luận "Ngôn ngữ thơ". Đối với ngƣời Việt Nam, bên cạnh thơ lục bát, thơ bảy chữ cũng có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học và ghi dấu ấn đậm nét về từng thời kỳ lịch sử của dân tộc. 1.3. Thể thơ bảy chữ trong thơ ca hiện đại có dáng dấp của thơ Đƣờng luật thất ngôn. Thơ thất ngôn Đƣờng luật du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ đầu xã hội phong kiến. Đây là một thể thơ bác học, do quy định khắt khe về niêm, luật nên chủ yếu đƣợc giới trí thức phong kiến sử dụng để sáng tác. Sang thế kỷ XX, dƣới ảnh hƣởng của văn hóa phƣơng Tây, nhiều khuôn vần, nhịp, thanh của thơ thất ngôn đƣợc phá vỡ, thơ bảy chữ trở thành một thể loại phổ biến đƣợc giới trí thức Tây học dùng để sáng tác một cách linh hoạt đầy sáng tạo. Từ đây, thơ bảy chữ đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình trong tiến trình văn hóa. Đỉnh cao của thời kỳ này phải kể đến Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945). Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh - Hoài Chân đã khẳng định: "Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh. Không hẳn là cổ phong. Cổ phong ngày xưa đã thúc lại thành Đường luật. Thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do luật đường giãn và nới ra, cho nên êm tai hơn. Cũng có lẽ vì nó ưa vần bằng hơn vần trắc"[114,tr.44]. Đến nay, thơ bảy chữ đã trở nên phong phú và đa dạng nhờ những đóng góp của các tác giả tên tuổi nhƣ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc 2 Tử, Tố Hữu,… Khi một thể thơ đồng hành cùng tiến trình lịch sử - văn hóa dân tộc thì nó cũng đồng thời trở thành một tài sản văn hóa có giá trị ổn định. Vì vậy, phát triển thơ bảy chữ cũng chính là trau dồi bản sắc và phát triển văn hóa dân tộc. 1.4. Khi một thể thơ đã có chỗ đứng trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, với tên tuổi của những nhà thơ nổi tiếng, nó trở thành đối tƣợng hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu. Đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu đến sự phát triển, đặc điểm của thơ bảy chữ, nhƣng đa số lại tập trung vào xem xét từ bình diện lí luận phê bình văn học nhƣ: “Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại" (1971) của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức; "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại" (1974) của Hà Minh Đức. Trong các chuyên luận, thơ bảy chữ cũng chỉ đƣợc dành một phần rất ít số trang chứ chƣa trở thành một chuyên luận có tính chuyên sâu hoặc bàn riêng về thể thơ này. Chỉ có một số ít tác giả chú trọng đến tiến trình thể loại. Cho đến nay, thơ bảy chữ hiện đại với thành tựu to lớn của nó vẫn chƣa có đƣợc một chuyên luận nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải chọn những thi phẩm bảy chữ hiện đại tiêu biểu làm trung tâm hệ quy chiếu và xem xét chúng trên góc độ ngôn ngữ để đi đến những nhận thức cần thiết về những đặc điểm của thể thơ này. Qua khảo sát sơ bộ, chúng tôi đã chọn bốn tác giả là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu làm dẫn liệu chủ yếu. Từ đó đối sánh với thơ thất ngôn truyền thống để chỉ ra những đặc trƣng ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)". 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Với luận án này, chúng tôi muốn làm sáng tỏ những vấn đề sau: - Chỉ ra những đặc điểm chính của ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại dƣới góc độ thi học và thi luật về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm ở 3 phƣơng diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết). - Góp phần làm sáng tỏ những cách tân, sáng tạo, những đóng góp về mặt cơ cấu/ tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 3 - Làm rõ một số khái niệm có liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại dƣới góc độ thi học và thi luật (cơ cấu/tổ chức ngữ âm), bao gồm: Thơ, ngôn ngữ thơ, thi học, thi luật, vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết). - Miêu tả những đặc điểm ngôn ngữ về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ hiện đại trên cứ liệu các tập thơ cụ thể của 4 nhà thơ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Chế Lan Viên. Trên cơ sở ấy, luận án sẽ nghiên cứu chi tiết đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại ở 3 phƣơng diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết). - Khái quát nên những đặc điểm về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ bảy chữ hiện đại, thấy đƣợc sự cách tân sáng tạo, sự biến đổi của ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại so với thơ thất ngôn Đƣờng luật. Thơ bảy chữ Việt Nam chịu ảnh hƣởng của thơ thất ngôn Đƣờng luật Trung Quốc vốn có kết cấu chặt chẽ, không thay đổi về mặt hình thức. Khi vào Việt Nam, thơ bảy chữ đã đƣợc vận dụng và biến đổi theo lịch sử. Bên cạnh đó, đặc điểm ngôn ngữ của một thể thơ tập trung ở vần, nhịp, sự hài thanh. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu thơ bảy chữ Việt Nam thế kỷ XX nhằm chỉ rõ những đặc điểm về mặt hình thức của thơ bảy chữ thông qua sự biến đổi về vần, nhịp, hài thanh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại Việt Nam ở thế kỉ XX trên cơ sở tƣ liệu của bốn tác giả là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu. ` Nói đến ngôn ngữ thơ, ngƣời ta thƣờng đề cập đến 3 bình diện: Ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Trong 3 bình diện này, bình diện ngữ âm là nổi trội tạo nên đặc điểm về mặt hình thức của thơ bảy chữ hiện đại. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ Việt Nam thế kỷ XX dƣới góc độ thi học và thi luật về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm ở 3 phƣơng diện: vần (thi vận), nhịp (thi điệu), hài thanh (thi tiết). Đây chính là 3 đặc điểm ngữ âm quan trọng nhất tạo nên cái chất riêng của thơ bảy chữ hiện đại, đồng thời cũng có những biến đổi nhất so với thơ thất ngôn truyền thống. Trong thế kỉ XX, thơ bảy chữ hiện đại đã có một vị trí quan trọng, có những ảnh hƣởng lớn đến tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc với sự đóng góp của nhiều nhà thơ lớn mà tác phẩm của họ đã ghi lại dấu ấn không thể phai mờ. Luận án không có tham vọng khảo sát với một diện rộng, việc làm này là rất khó khăn. Trong 4 khuôn khổ của luận án, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát tƣ liệu với tác phẩm của 4 nhà thơ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Chế Lan Viên với tổng số 361 bài với 6154 câu thơ, cụ thể: + Chế Lan Viên: 85 bài, 642 câu thơ. + Hàn Mặc Tử: 58 bài, 731 câu thơ. + Tố Hữu: 62 bài, 1110 câu thơ. + Xuân Diệu: 156 bài, 3671 câu thơ. Ở đây, số lƣợng câu thơ của 4 tác giả đƣợc đƣa ra thống kê có sự chênh lệch nhau. Luận án căn cứ vào việc tính toán tỷ lệ % của từng tác giả để làm cơ sở so sánh đối chiếu và đƣa ra những nhận định về thơ bảy chữ hiện đại. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Đây là một đề tài nghiên cứu ngôn ngữ thơ nên phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo là một hệ phƣơng pháp của ngôn ngữ học ứng dụng vào việc phân tích để nhận ra các tầng bậc và các mối quan hệ về tổ chức ngôn ngữ bên trong của thơ bảy chữ hiện đại. Xuất phát từ mục đích cũng nhƣ đối tƣợng nghiên cứu, trên nguyên lý chung là quy nạp, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp và thao tác nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp mô tả: Luận án mô tả kết hợp với phân tích về cách gieo vần, các kiểu loại vần, chức năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiết, sự phân bố của thanh điệu, mô tả về các khả năng ngắt nhịp, luật niêm, phép đối thanh điệu bằng - trắc... Luận án tiến hành mô tả định lƣợng để có những nghiên cứu định tính về vần, nhịp, hài thanh của thơ bảy chữ hiện đại. - Phƣơng pháp thống kê: Thống kê cách gieo vần ở từng khổ thơ, các kiểu loại vần chính, vần thông, vần ép, điệp vận, chức năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiết, sự phân bố về thanh điệu, các cách ngắt nhịp, luật niêm trong các khổ thơ, đối thanh điệu bằng - trắc trong các khổ thơ. Việc thống kê đó dựa trên cơ sở xử lý tƣ liệu của 4 nhà thơ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Chế Lan Viên. Luận án tiến hành tính số lƣợng, tỷ lệ phần trăm, các kiểu mô hình (nếu có) cho từng nội dung. Kết quả thống kê đó đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc miêu tả, so sánh, nhận xét, đánh giá về hiệp vần, ngắt nhịp và hài thanh trong thơ bảy chữ hiện đại. - Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành ở hai bình diện: so sánh giữa 4 nhà thơ với nhau để thấy đƣợc sự giống nhau và khác nhau giữa các nhà thơ giúp cho việc khẳng định phong cách của mỗi nhà thơ; so sánh giữa khuôn mẫu truyền thống 5 của thơ bảy chữ với thực tế sử dụng vần, nhịp, hài thanh của 4 nhà thơ để chỉ rõ sự cách tân. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án đầu tiên khảo sát khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm (góc độ thi học và thi luật), do vậy, sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề: - Lý thuyết về việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ dƣới góc độ thi học và thi luật. - Đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn ngữ văn học Việt Nam, hƣớng hẳn vào việc nghiên cứu chuyên sâu về mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ (thi học và thi luật). - Sự cách tân về hình thức của thơ bảy chữ hiện đại nhằm đáp ứng sự phát triển về tƣ tƣởng và sự đổi mới về nội dung. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần việc đổi mới cách dạy môn Ngữ văn trong trƣờng học ở các bậc học khác nhau. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Lần đầu tiên thơ bảy chữ hiện đại đƣợc khảo sát dƣới góc độ cơ cấu/tổ chức ngữ âm. Các tƣ liệu cùng với những nhận xét đánh giá của luận án giúp ngƣời đọc nhận biết khá đầy đủ những nét đặc sắc về ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại về mặt vần, nhịp và hài thanh. Sự đổi mới về hình thức của thơ bảy chữ hiện đại là một sự vận động tất yếu để phù hợp xu hƣớng phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu về tƣ tƣởng và sự đổi mới về nội dung của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Các kết quả của luận án còn giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những đóng góp của thơ bảy chữ hiện đại trên con đƣờng tự do hoá ngôn ngữ thơ thế kỷ XX. Với thơ bảy chữ hiện đại, vần, nhịp, hài thanh không phải chỉ là bằng bằng trắc trắc đơn thuần mà nó còn thể hiện thế giới nội tâm phong phú, những biến thái tinh vi của cuộc sống qua lăng kính của nhà thơ. Vần thơ bảy chữ phong phú, đa dạng đƣợc tạo nên thông qua những yếu tố tƣơng đồng, tƣơng dị. Cách ngắt nhịp phi truyền thống đã chiếm một tỷ lệ đáng kể, tạo ra những nét đặc sắc, bất ngờ Một thể thơ có dáng dấp từ thơ Đƣờng luật thất ngôn nhƣng đã đƣợc làm mới, tạo ra những nét rất riêng, rất Việt Nam. Các kết quả của luận án đã giúp ngƣời đọc thấy đƣợc những đóng góp của thơ bảy chữ hiện đại trong việc làm phong phú thêm các thể loại thơ Việt Nam ở thế kỷ XX. Qua đây, chúng ta khẳng định thể thơ bảy chữ hiện đại 6 sẽ trƣờng tồn, không ngừng phát triển và đƣợc làm mới vì nó đã đƣợc minh chứng bởi các nhà thơ có tên tuổi trong thế kỷ XX. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận án đƣợc triển khai trong 4 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chƣơng 2: Hiệp vần trong thơ bảy chữ hiện đại. Chƣơng 3: Ngắt nhịp trong thơ bảy chữ hiện đại. Chƣơng 4: Hài thanh trong thơ bảy chữ hiện đại. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thi ca nói chung từ lâu đã là đối tƣợng nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, nhƣng những thành tựu đã đạt đƣợc lại không bao giờ làm cho họ thỏa mãn hoàn toàn. Từ trƣớc đến nay, các nhà nghiên cứu đã đứng trên nhiều bình diện khác nhau để khám phá vẻ đẹp riêng của thi ca theo nhiều góc độ khác nhau. Ở mỗi bình diện, các nhà nghiên cứu đã thu đƣợc những kết quả đặc thù và có đóng góp làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Ở luận án này chúng tôi tổng quan tình hình ngiên cứu vấn đề ở hai góc độ: lí luận phê bình văn học và ngôn ngữ học. Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, ranh rới giữa hai góc độ này nhiều khi hòa vào nhau. 1.1.1. Từ góc độ lí luận phê bình văn học Có thể khẳng định rằng Arixtote và Lƣu Hiệp đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng những nguyên lí khám phá thơ ca nhƣ một nghệ thuật trong đời sống tinh thần [1]. Năm 1943, Dƣơng Quảng Hàm với tác phẩm "Việt Nam văn học sử yếu" đã đề cập đến một cách căn bản lịch sử của các thể loại thi ca tiếng Việt [42]. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc nhƣ Phan Kế Bính trong "Việt Hán văn khảo" (1918), Bùi Kỉ trong "Quốc văn cụ thể" (1932), Dƣơng Quảng Hàm trong "Việt Nam văn học sử yếu", năm 1971, Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã nghiên cứu chỉ ra cấu trúc hình thức phổ quát và giản yếu về lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung (trong đó có thơ bảy chữ). Năm 1974, Hà Minh Đức với tác phẩm "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại" đã mang đến cho ngƣời đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về thơ, vấn đề ngôn ngữ thơ đã đƣợc bàn luận đến khá nhiều ở chuyên luận này, nhịp điệu và thanh điệu trong thơ cũng đƣợc tác giả quan tâm thể hiện. Việc nghiên cứu của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đƣợc xem nhƣ là một bƣớc tiến quan trọng đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu thể loại thơ ca nói chung, ngôn ngữ thi ca nói riêng, nhƣ là cái gạch nối giữa hai xu hƣớng lí luận phê bình và ngôn ngữ học. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nhƣ Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ, Lý Hoài Thu, Lê Lƣu Oanh, Mã Giang Lân, Trần Khánh Thành, Bùi Công Hùng... đều hƣớng tới một, hoặc một vài tác giả, tác phẩm (có cả trung đại và hiện đại) với một số nội dung chính nhƣ: (i) tiến trình văn học, (ii) phê bình lí luận văn học, (iii) sự cách tân thơ 8 văn, (iv) nghiên cứu thơ theo hƣớng thi pháp học văn học. Trần Đình Sử với chuyên luận "Thi pháp thơ Tố Hữu" (1995) và "Những thế giới nghệ thuật thơ" (1997), Trần Khánh Thành với "Thi pháp thơ Huy Cận" (2001) đã nghiên cứu thi pháp thơ và loại hình thơ dựa trên sự phân tích những cứ liệu cụ thể của tác phẩm văn chƣơng. Ngoài những công trình nghiên cứu có bề dày về lí luận và phê bình văn học nói trên, trong những năm gần đây có không ít những bài phê bình tuy nhỏ nhƣng khá hấp dẫn trên diễn đàn văn học. Các đặc điểm của thơ Việt Nam, đặc biệt là thơ Việt Nam thế kỷ XX đƣợc quan tâm bàn luận nhiều nhƣ: "Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ thơ Việt đương đại" (Trần Ngọc Hiếu), "Cấu trúc trong thơ trẻ sau 1975" (Trần Quang Đạo), "Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại - ghi nhận qua một số hiện tượng" (Trần Ngọc Hiếu),... Nhìn chung trên bình diện lí luận phê bình đã có một số thành tựu đƣợc ghi nhận về sự đóng góp công lao to lớn trong công cuộc khám phá thi ca nƣớc nhà. Tuy nhiên cần phải có cái nhìn từ nhiều phía mới đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Vì vậy, bình diện ngôn ngữ sẽ là một góc nhìn khác có thể làm đối trọng để sự đánh giá tác phẩm văn chƣơng ngày càng khoa học và chính xác hơn. 1.1.2. Từ góc độ ngôn ngữ học Các công trình và bài viết nói trên đã đề cập đến "ngôn từ" và "ngôn ngữ" khi bàn về thơ Việt Nam thể kỉ XX. Thực ra, việc nghiên cứu chú ý đến cách tiếp cận nghệ thuật mới về nghệ thuật thi ca và các yếu tố ngôn ngữ trong thơ đã có mầm mống ở Nga từ đầu thế kỉ XX. Vào đầu thế kỉ XX, trƣờng phái hình thức Nga đã đƣa ra những cách tiệp cận mới về nghệ thuật thi ca. Con đƣờng khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức để lí giải nội dung ý nghĩa. Đây có thể coi là bƣớc nhảy vọt rất đáng ghi nhận về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học. Lấy những yếu tố mang tính phân biệt về hình thức giữa thơ và văn xuôi nhƣ âm luật, vần, câu thơ, đoạn thơ… làm đơn vị khảo sát, trƣờng phái này thực sự đã coi văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn chƣơng nằm trong định nghĩa mang tính khái quát: “Văn học là nhân học” (văn học là khoa học về tính "ngƣời”) của M.Gooki. Các nhà hình thức Nga nhƣ R.Jacobson, V.Girmunxki đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống. Những quan điểm nghiên cứu của trƣờng phái này thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong bài viết về thi phẩm “Những con mèo” của Ch. Baudelaire [58]. Bên 9 cạnh đó có thể thấy những luận điểm của R.Jacobson về chức năng của ngôn ngữ thơ có vai trò nhƣ một cánh cửa gợi mở đƣờng hƣớng cho các nhà nghiên cứu bƣớc sang một con đƣờng nghiên cứu thơ Việt Nam nói chung, thơ Việt Nam thế kỉ XX nói riêng: nghiên cứu thơ theo hƣớng thi pháp học kết hợp với lý thuyết về chức năng ngôn ngữ. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng cấu trúc - chức năng mặc dù chƣa làm cho những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn toàn, song nó cũng đã tạo ra đƣợc những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thể thực hiện tốt những mục tiêu chƣa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới. Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ, tiêu biểu là chuyên luận "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều" (1985) của Phan Ngọc. Với những thao tác định lƣợng, định tính trong nghiên cứu ngôn ngữ, Phan Ngọc đã không sa vào sự lí giải chung chung mà tập trung thỏa đáng cho những mặt nổi trội về ngôn ngữ đã cho Truyện Kiều trở nên nổi tiếng. Đây là một hƣớng đi hợp lí trong việc đánh giá một tác phẩm thơ. Ngoài Phan Ngọc với công trình nói trên, đối với việc nghiên cứu thơ theo hƣớng thi pháp học hoặc ngôn ngữ học, còn phải kể đến một số tên tuổi tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Phan Cảnh, Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Bùi Công Hùng, Lý Toàn Thắng... Năm 1983, Bùi Công Hùng đã cho ra mắt cuốn "Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca". Trong đó tác giả đã rất cố gắng đƣa ra tập hợp những nguyên tắc chung về thi ca dƣới ánh sáng của những luận điểm đã đƣợc tổng kết trƣớc đó về kết cấu hình thức và lí thuyết hệ thống. Bùi Công Hùng đã chỉ ra các bình diện, cấp độ, các cấu trúc trong thơ, tuyệt đối hóa mặt hình thức, tạm thời không quan tâm đến cơ chế sản sinh và cơ chế vận động để lí giải các biểu hiện của ngôn ngữ thơ. Năm 1987, Nguyễn Phan Cảnh cho ra đời tác phẩm "Ngôn ngữ thơ". Tiếp thu những luận điểm trong tƣ tƣởng của R.Jacobson về chức năng của ngôn ngữ thi ca, Nguyễn Phan Cảnh đã chú trọng đi vào một số bình diện của ngôn ngữ thơ nhƣ tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ (nhờ phƣơng thức tổ chức kép các lƣợng ngữ nghĩa), nhạc thơ, mức độ và cách thức hoạt động của trƣờng nét dƣ trong vận động tạo thể….[9.tr165]. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng cho lí thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi) 10 Năm 1988, Hữu Đạt cho ra mắt chuyên luận "Ngôn ngữ thơ Việt Nam". Ở chuyên luận này, Hữu Đạt đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ tiếng Việt trên cơ sở sử dụng các lí thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn... Trong đó tác giả đã đƣa ra đƣợc những luận điểm quan trọng nhƣ kết cấu mảng miếng, nhạc thơ, một số đặc trƣng của thơ lục bát...[22]. Ngoài ra còn kể đến các cuốn "Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt" (2000), "Phong cách học tiếng Việt hiện đại" (2001), "Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học" (2002) của tác giả này cũng là những công trình nghiên cứu có giá trị nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu về văn học nói chung, thơ ca nói riêng từ phƣơng diện phong cách học của ngôn ngữ học. Với cuốn "Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng của ngôn ngữ học" (2005), tác giả Mai Ngọc Chừ đã khai thác tƣơng đối triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam trong đó có thơ bảy chữ. Đây là một công trình khẳng định đƣợc vai trò của ngôn ngữ học trong việc nghiên cứu thơ Việt, dù mới chỉ đi sâu vào cấp độ vần thơ. Nhà nghiên cứu hải ngoại Đặng Tiến với công trình "Thơ: thi pháp và chân dung" (2009) là những cảm nhận và phân tích mà ông thể hiện từ thời trẻ về Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Hoàng Trúc Lý... Cùng với điều đó, chúng ta nhận thấy sự suy ngẫm từ rất sớm, và ngày càng sâu sắc của tác giả về lý thuyết thơ, khi ông tìm hiểu và vận dụng quan niệm của những nhà thi pháp học hàng đầu nhƣ Roman Jakobson, Claude Levi-strauss, Nguyễn Tài Cẩn vào công việc phê bình văn học. Gần đây có một loạt các bài báo, các công trình nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Lý Toàn Thắng về vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ nhƣ: "Bằng trắc Thơ Bảy chữ Xuân Diệu" (2002), "Thử đo đếm Thơ" (2005), "Đọc lại Tống Biệt Hành của Thâm Tâm" (2006), "Âm điệu trong thơ Hàn Mạc Tử"(2007), "Thanh Bằng, vần Bằng trong thơ Bích Khê" (2010). Đặc biệt là một loạt các bài viết về "thi học", "thi luật" đã mở ra hƣớng nghiên cứu đƣợc cho là có hiệu quả và sát hợp khi nghiên cứu về ngôn ngữ thơ: "Đường vào Thi học: khái niệm và phương pháp" (2011), "Mấy vấn đề thi học và thi luật đại cương" (2011), "Đường vào Thi học: các hệ thống thi luật" (2011), "Bàn về tiết điệu qua thơ lục bát" (2012), "Khảo nghiệm nhịp thơ lục bát trong Truyện Kiều" (2012), "Trở lại câu chuyện “vần" trong Truyện Kiều" (2012), "Khảo nghiệm tiết điệu thơ Lục Bát trong Truyện Kiều" (2014), "Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều" (2015). Ở đây, tác giả đề cập đến câu chuyện ngôn ngữ (nghệ thuật) của tác phẩm thơ; cần phải nghiên cứu liên ngành, ít nhất cũng là liên ngành giữa văn học (lý luận và phê 11 bình) với ngôn ngữ học. "Nghệ thuật ngôn từ của thơ ca đƣợc khuôn lại hẹp hơn, trở thành đối tƣợng nghiên cứu của một phân môn mới thuộc vào thi pháp - đó là thi học: nó chuyên sâu hẳn vào mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm của thơ, và chính ở phân môn mới này ngày càng thấy rõ vai trò của con mắt và cái tai thứ hai: ngôn ngữ học"... "Thi học phải nghiên cứu và chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trƣng âm thanh/ngữ âm của Thơ!". Nhiều khái niệm đã đƣợc tác giả làm sáng tỏ nhƣ: thi học, thi luật, thi vận, thi điệu, thi tiết... Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX (trên cứ liệu các tập thơ của một số tác giả)" (2008), chuyên luận "Xu hướng tự do hóa ngôn ngữ thơ Việt Nam thế kỷ XX" (2014) của Nguyễn Thị Phƣơng Thùy đã nghiên cứu về ngôn ngữ thơ theo hƣớng thi pháp học. Công trình đã góp phần tìm hiểu sâu hơn về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ Việt thế kỷ XX trong đó có thơ bảy chữ. Tác giả đã chỉ ra sự tự do hóa ngôn ngữ thơ diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: bài thơ, khổ thơ, câu thơ. Sự tự do hóa diễn ra ở nhiều khía cạnh trong đó có vần, nhịp điệu, thanh điệu. Ngoài các công trình nói trên, còn phải kể ra đây một số Luận văn thạc sỹ Ngôn ngữ học của Trƣờng Đại học Vinh có quan tâm đến việc tìm hiểu về nhịp điệu của thơ bảy chữ trong Phong trào Thơ Mới nhƣ: "Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của Xuân Diệu" (2006) của Nguyễn Thị Hồng Nhung, "Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ" (2008) của Nguyễn Thị Đào... Những năm gần đây, thơ bảy chữ đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu, sƣu tầm, biên soạn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở một số tác phẩm đơn lẻ của một số tác giả hoặc tập trung vào một khía cạnh nào đó của thơ bảy chữ trong Phong trào Thơ Mới (nhƣ về nhịp điệu). Thơ bảy chữ đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ mới chỉ là một phần, một nội dung nhỏ và chƣa có một sự bàn luận sâu ở một phạm vi lớn hơn. Trong khi đã có khá nhiều chuyên luận nghiên cứu thi ca hiện đại nói chung, thơ bảy chữ hiện đại nói riêng từ góc độ thi pháp, lí luận và phê bình thì vẫn còn quá ít các chuyên luận tiếp cận chúng từ góc độ ngôn ngữ. Hiện nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu về ngôn ngữ thơ bảy chữ hiện đại một cách quy mô, hệ thống và chuyên sâu hẳn vào mặt cơ cấu/tổ chức ngữ âm (thi học). Vì vậy, một công trình nghiên cứu đƣa ra đƣợc những đánh giá đầy đủ, mang tính thuyết phục về thơ bảy chữ hiện đại dƣới góc độ cơ cấu/tổ chức ngữ âm (thi học) là hết sức cần thiết. 12 1.2. Thơ và ngôn ngữ thơ 1.2.1. Thơ là gì? Lịch sử phát triển của thơ ca bằng chính chiều dài của lịch sử phát triển văn học nhân loại. Khi con ngƣời nhận thức đƣợc mối liên hệ giữa mình với thực tại và có nhu cầu tự biểu hiện thì thơ ca xuất hiện. Có thể nói, thơ là một hình thức sáng tạo văn học đầu tiên của loài ngƣời và trong một thời gian dài thuật ngữ thơ đƣợc dùng chỉ chung cho văn học. Vậy thơ là gì? Để trả lời câu hỏi này và tìm đƣợc một định nghĩa thâu tóm đƣợc toàn bộ bản chất thơ ca không phải là dễ. Xung quanh khái niệm về thơ, từ trƣớc tới nay đã có nhiều cách lý giải khác nhau, nhiều quan niệm khác nhau, trong đó nổi lên ba khuynh hƣớng sau: Khuynh hƣớng thứ nhất là thần thánh hóa thơ ca, cho rằng bản chất của thơ ca và hoạt động sáng tạo thơ ca gắn với những điều thiêng liêng, huyền bí. Từ thời cổ đại, Platôn đã xem bản chất của thơ ca thể hiện linh cảm - những cảm giác thiêng liêng nhất giữa thế giới cao xa của thần thánh và thế giới con ngƣời. Và nhà thơ là ngƣời trung gian có năng lực cảm giác và biểu đạt điều đó. Trong khuynh hƣớng này, các nhà thơ lãng mạn phƣơng Tây thƣờng lý tƣởng hóa thơ hoặc đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca và hiện thực cuộc sống. Levi-Strauss với quan điểm về thơ nhƣ một cứu cánh, mang giá trị thẩm mỹ. Lamáctin cho rằng: "Thơ là sự hiện thân của những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên". Ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhóm Xuân Thu Nhã Tập cũng đã có định nghĩa về thơ: "Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý cao siêu" [Dẫn theo 66,tr.7]. Thơ gần với trong, đẹp, thật. "Thơ là đạo, là tôn giáo, là tình yêu". Chế Lan Viên trong lời tựa của tập Điêu Tàn đã cho rằng: "Làm thơ là sự phi thường". "Thi sĩ không phải là người, nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát thực tại. Nó xáo trộn dĩ vẵng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó, vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý" [Dẫn theo 66,tr.9]. Hay cực đoan hơn, Hàn Mặc Tử cho rằng: "Làm thơ tức là điên" [Dẫn theo 66,tr.9]. Nhƣ vậy, các quan niệm trên đều coi quá trình sáng tạo thơ nhƣ là một cái gì đó thần bí, thiêng liêng, nó đi liền với một thứ đạo - đạo sáng tác và coi ngƣời nghệ sỹ là ngƣời khác thƣờng, siêu phàm. 13 Khuynh hƣớng thứ hai cho rằng thơ gắn liền với cuộc sống, với thời đại, bản chất của thơ ca đƣợc thể hiện trong việc gắn sứ mệnh của thơ ca với đời sống xã hội. Cuộc sống chính là sân băng cho thơ cất cánh nhƣng cũng là đích đi tới của thơ ca. Lƣu Trọng Lƣ cho rằng: "Thơ là sự tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống". Tố Hữu cũng đã nêu ra quan niệm của mình: "Thơ là biểu hiện tinh chất của cuộc sống", "Thơ chỉ trào ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy". Hay nhƣ đánh giá của Sóng Hồng: "Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất". Chính vì thơ gắn liền với cuộc sống nên thơ trở thành sợi dây tình cảm ràng buộc mọi ngƣời với nhau, do vậy "thơ còn là tiếng nói tri âm", "thơ là chuyện đồng điệu", nhờ đó thơ thể hiện đƣợc sắc màu muôn vẻ của cuộc sống của con ngƣời và sứ mệnh của thơ là phục vụ cuộc sống. Khuynh hƣớng thứ ba là hình thức hóa thơ ca, xem bản chất của thơ thuộc về những nhân tố hình thức. Ở khuynh hƣớng này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tính chất sáng tạo trong thơ là sáng tạo ngôn ngữ hoặc tổ chức kết cấu hơn là nhân tố nội dung. Có nghĩa là bình diện đầu tiên, quan trọng nhất để xem xét bản chất thơ ca là cấu trúc ngôn ngữ thơ. Jacobson - đại diện cho trƣờng phái cấu trúc chủ nghĩa Châu Âu trong tiểu luận "Thơ là gì?" đã viết: "Nhưng tính thơ được biểu hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm nhận như là từ ngữ chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những từ ngữ những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn có trọng lượng riêng, giá trị riêng" [59]. Dƣới góc nhìn của cấu trúc, giáo sƣ Phan Ngọc trong bài "Thơ là gì" cũng đƣa ra quan niệm: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này" [80]. Chữ "quái đản" đƣợc Phan Ngọc giải thích là khác lạ so với thông thƣờng. Theo Nguyễn Hữu Đạt thì: "Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn ngọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật". Bùi Công Hùng trong "Góp phần tìm hiểu về nghệ thuật thi ca" khẳng định thơ quan trọng về vần và điệu, trong đó điệu chính là cách tổ chức, hòa phối ngữ âm. Tóm lại, mỗi khuynh hƣớng đã chọn cho mình con đƣờng đi riêng nhƣng tất cả đều nỗ lực kiếm tìm lời giải về bản chất của thơ ca và vai trò của ngƣời sáng tác trong quá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan