Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm ngôn ngữ của ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất...

Tài liệu đặc điểm ngôn ngữ của ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất

.PDF
128
1812
85

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ CHÂU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA CA DAO TỤC NGỮ NÓI VỀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HÀ NỘI, 2005 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1 Mục lục ............................................................................................................. 2 Bảng quy định chữ viết tắt .............................................................................. 4 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài và nhiệm vụ của luận văn ............................................ 5 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5 1.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 5 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 6 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .............................................. 7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và vấn đề tƣ liệu .............................................. 8 5. Bố cục của luận văn ................................................................................... 10 Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ CA DAO TỤC NGỮ NÓI VỀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT .... 12 1. Quan niệm về ca dao, tục ngữ ................................................................. 12 1.1. Quan niệm về tục ngữ............................................................................... 12 1.2.Quan niệm về ca dao ................................................................................. 19 2. Nội dung của ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất .................. 22 2.1. Về thời tiết ................................................................................................ 23 2.2. Trồng trọt .................................................................................................. 25 2.3. Chăn nuôi.................................................................................................. 29 2.4. Sự vất vả ................................................................................................... 32 3. Vị trí của ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất trong kho tàng tục ngữ ca dao ngƣời Việt ............................................................ 33 4. Tiểu kết ....................................................................................................... 35 Chƣơng II. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM CỦA CA DAO TỤC NGỮ NÓI VỀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT ......................................................................................................................................... 36 1. Đặc điểm ngữ âm của ca dao nói về kinh nghiệm sản xuất ................... 36 1.1. Quy tắc chung của thể thơ lục bát ............................................................ 36 1.1.1. Thơ lục bát ............................................................................................. 36 1.1.2. Vần trong thơ lục bát ............................................................................. 36 2 1.1.3. Vần trong ca dao lục bát nói về kinh nghiệm sản xuất ......................... 37 1.2. Những bài ca dao viết theo các thể thơ khác ............................................ 40 1.3. Nhịp điệu .................................................................................................. 43 2. Đặc điểm ngữ âm của tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất ................. 53 2.1.Hình thức của tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất ................................. 53 2.1.1.Những câu có độ dài dưới mười âm tiết ................................................ 54 2.1.2.Những câu có độ dài trên mười âm tiết ................................................. 55 2.2.Vị trí gieo vần và cách hiệp vần trong các câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất. 59 2.2.1. Loại câu không gieo vần ....................................................................... 59 2.2.2. Loại câu có gieo vần.............................................................................. 60 2.2.2.1. Vần lưng và vần liền ........................................................................... 61 2.2.2.2. Vần lưng và vần cách ......................................................................... 61 2.2.2.3. Vần trong tục ngữ được viết theo thể lục bát ..................................... 62 2.3. Nhịp .......................................................................................................... 63 2.3.1. Đặt vấn đề.............................................................................................. 63 2.3.2. Những đơn vị tục ngữ có kiến trúc sóng đôi ......................................... 64 2.3.3. Những đơn vị tục ngữ khác.................................................................... 68 3. Tiểu kết ....................................................................................................... 69 Chƣơng III.ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA CA DAO TỤC NGỮ NÓI VỀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT72 1. Đặc điểm thứ nhất: tục ngữ ca dao nói về kinh nghiệm lao động sản xuất sử dụng rất ít từ Hán Việt và từ địa phƣơng .............................................. 72 1.1. Từ Hán Việt .............................................................................................. 72 1.2. Từ địa phƣơng .......................................................................................... 78 2. Đặc điểm thứ hai: tục ngữ ca dao nói về kinh nghiệm lao động sản xuất sử dụng nhiều từ chuyên dùng trong lao động sản xuất nông nghiệp ................ 80 2.1. Những từ chuyên dùng trong nghề trồng trọt ........................................... 80 2.2. Những từ chuyên dùng trong nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm ............... 84 3. Tiểu kết ....................................................................................................... 88 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 94 PHỤ LỤC 1: TỤC NGỮ ........................................................................................................... 98 PHỤ LỤC 2: CA DAO ................................................................................................ 3 BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT 1. C: Câu 2. CGH: Câu ghép 3. CA: Câu A 4. CB: Câu B 5. Đ: Đề 6. T: Thuyết 7. ĐA: Đề A 8. TA: Thuyết A 9. ĐB: Đề B 10. TB: Thuyết B 11. đ2: đề 2 12. t2: thuyết 2 13. đA: đề A 14. tA: thuyết A 15. đB: đề B 16. tB: thuyết B 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 1.1.Lý do chọn đề tài C a dao, tục ngữ là một bộ phận chiếm vị trí khá quan trọng trong ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Ca dao, tục ngữ tự thân đã mang trong mình những nét rất đặc trƣng của ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam. Tuy đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu ca dao, tục ngữ nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa chỉ đƣợc hết những đặc điểm ngôn ngữ cũng nhƣ văn hóa của chúng, đặc biệt là ở bộ phận ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất. Với tƣ cách là ngƣời nghiên cứu ngôn ngữ giảng dạy các môn thuộc về văn hoá, ngôn ngữ và tiếng Việt tại Khoa Ngoại ngữ Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu những nét đặc trƣng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cùng những kiến thức liên quan đến khía cạnh văn hóa của những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho công việc chuyên môn của mình. 1.2. Nhiệm vụ Thông qua bảng tƣ liệu thống kê những câu tục ngữ và ca dao nói về kinh nghiệm sản xuất, luận văn có nhiệm vụ: - Tập hợp ca dao tục ngữ đƣợc sáng tác theo đề tài lao động sản xuất nông nghiệp một cách có hệ thống. Đó chủ yếu là những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất nông nghiệp. - Tìm hiểu những đặc trƣng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất nói riêng và ca dao tục ngữ nói chung. 5 - Qua những đặc trƣng về ngôn ngữ trong điều kiện cho phép, tìm hiểu những đặc trƣng văn hóa ẩn mình trong những bài ca dao, những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ca dao, tục ngữ Việt Nam là một mảng đề tài khá phong phú và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và ngôn ngữ.... Công tác sƣu tập, biên soạn ca dao, tục ngữ cũng nhƣ dân ca đã bắt đầu từ khoảng cách nay hai thế kỷ và công trình sƣu tập ca dao sớm nhất mà chúng ta đƣợc biết và hiện có là Nam phong giải trào (Trần Liễu Am, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX). Có thể ca dao, tục ngữ đã đƣợc sƣu tầm từ sớm hơn nhƣng dù sao thì chúng tôi cũng không biết đƣợc những công trình có trƣớc Nam phong giải trào. Sau đó, kể từ suốt thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các nhà Nho đã biên soạn khá nhiều công trình về ca dao, tục ngữ nhƣ Nam phong ngạn ngữ thi (Ngô Đình Thái, thế kỷ XIX), Đại Nam quốc tuý (Ngô Giáp Đậu, thế kỷ XIX), Việt Nam phong sử của Nguyễn Văn Mại… Đó là những công trình bằng chữ Nôm, còn những công trình bằng chữ quốc ngữ (kể cả những công trình mới chỉ đăng trên báo chí) thì ngay từ trƣớc cách mạng tháng Tám đã xuất hiện khá phong phú, trong đó không thể không kể đến Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (Huỳnh Tịnh Của, 1897), An nam tục ngữ (Vũ Nhƣ Lam và Nguyễn Đa Gia, 1933), Phong dao, ca dao, phương ngôn và tục ngữ (Nguyễn Văn Chiểu, 1936), Ngạn ngữ phong dao (Nguyễn Can Mộng, 1941)… và đặc biệt là Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần thứ nhất năm 1928) đƣợc coi là công trình sƣu tập tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú nhất trong thời kỳ đó. Sau cách mạng tháng Tám, thuộc loại công trình sƣu tập, biên soạn ca dao, tục ngữ có quy mô có thể kể đến trƣớc tiên là bộ sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (xuất bản lần thứ nhất vào năm 1956), Hợp tuyển văn học Việt Nam tập I phần Văn học dân gian (1972)… 6 Trong những năm gần đây, có một số nhà nghiên cứu sƣu tầm tục ngữ, ca dao đƣợc giới nghiên cứu cũng nhƣ công chúng biết đến nhƣ nhóm tác giả cuốn Tục ngữ Việt Nam Chu Xuân Diên; Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn cũng với cuốn Tục ngữ Việt Nam; Nguyễn Lân với Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam; nhóm Vũ Dung với Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam; Nguyễn Xuân Kính với Kho tàng ca dao người Việt, Thi pháp ca dao; Đinh Gia Khánh với Ca dao Việt Nam… Trên đây là những nét sơ lƣợc về công tác sƣu tầm biên soạn ca dao, tục ngữ Việt Nam từ trƣớc đến nay. Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết, ca dao tục ngữ không chỉ dừng lại ở mức độ là đối tƣợng để biên soạn, sƣu tầm mà ca dao, tục ngữ đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhƣ văn học, ngôn ngữ học, xã hội học… thậm chí đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ca dao tục ngữ đƣợc đánh giá cao. Công việc của chúng tôi là góp thêm một cái nhìn ngôn ngữ học về kho tàng văn hóa phong phú này của dân tộc. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Ca dao, tục ngữ là tài sản tinh thần chung, là biểu hiện kinh nghiệm sống phong phú của nhân dân lao động Việt Nam và đồng thời nó phản ánh tâm hồn dân tộc. Do đó, kho tàng ca dao, tục ngữ ngƣời Việt đề cập đến rất nhiều nội dung nhƣ tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tình yêu thiên nhiên, tình cảm nam nữ, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất… Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đề cập đến tất cả những mảng nội dung kể trên mà: - Chúng tôi chỉ chọn những câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. - Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia gồm có 56 dân tộc anh em cùng sinh sống trong dải lãnh thổ hình chữ S. Nhìn chung, mỗi dân tộc đều có những câu ca dao, tục ngữ phản ánh kinh nghiệm cũng nhƣ tâm tƣ của riêng mình. Do vậy, chúng tôi cũng chỉ giới hạn bằng việc chọn những 7 câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất của ngƣời Kinh (ngƣời Việt) với tƣ cách là tộc ngƣời chiếm đa số tại Việt Nam. 4.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ TƢ LIỆU Để thực hiện nhiệm vụ trong luận văn, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả và so sánh tƣ liệu. Chúng tôi đã sử dụng khá nhiều sách sƣu tầm ca dao, tục ngữ để làm tƣ liệu khảo sát, trong đó các cuốn Kho tàng ca dao người Việt (4 tập) của Nguyễn Xuân Kính, Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan là nguồn tài liệu khảo sát chính. Mỗi cuốn sách nhƣ vậy gồm hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn bài (nhƣ Kho tàng ca dao người Việt) và đó cũng chính là số lƣợng những câu tục ngữ, ca dao mà chúng tôi đã khảo sát. Tổng cộng số lƣợng bài1 ca dao nói về kinh nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp chúng tôi đã sƣu tầm đƣợc là 150 và tổng số câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất là 438. Chƣa thể kết luận đây có phải là con số đầy đủ hay không nhƣng theo chúng tôi đây là những con số tƣơng đối đáng tin cậy. Sở dĩ chúng tôi có ý kiến này là nhờ vào quá trình khảo sát nguồn tƣ liệu phong phú về ca dao tục ngữ đã có hiện nay. Để có đƣợc con số 150 bài ca dao nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những cuốn sách sau đây: 1. Nguyễn Nghĩa Dân – Ca dao Việt Nam (1945 – 1975) – Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1997. 2. Đinh Gia Khánh – Ca dao Việt Nam – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1983. 3. Đinh Gia Khánh (chủ biên) – Ca dao Việt Nam – NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1992. Ở đây, chúng tôi sử dụng thống nhất khái niệm bài ca dao thay vì khái niệm câu vì thông thƣờng một bài ca dao gồm rất nhiều câu thơ hợp thành và sẽ có những bài ca dao chúng tôi chỉ trích dẫn sử dụng một số câu nhất định. 1 8 4. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) – Kho tàng ca dao người Việt (tập 1) – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995. 5. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) – Kho tàng ca dao người Việt (tập 2) – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995. 6. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) – Kho tàng ca dao người Việt (tập 3) – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995. 7. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ biên) – Kho tàng ca dao người Việt (tập 4) – Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995. 8. Trần Quang Nhật – Ca dao lao động – Nhà xuất bản Phổ thông 1974. 9. Nguyễn Văn Ngọc – Tục ngữ phong dao, Hà Nội 1928. 10. Vũ Ngọc Phan – Vũ Ngọc Phan tác phẩm (Tập 3) – Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2000. 11. Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (bản in lần thứ 11) – Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1998. 12. Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ và dân ca Việt Nam (in lần thứ 4) – Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội 1967. 13. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy – Văn học dân gian Việt Nam– Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1972. 14. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy – Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân gian Việt Nam (Tập 1) – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1977. 15. Ca dao tục ngữ - Nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, 1995. Và để có đƣợc con số 438 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những cuốn sách sau đây: 1. Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri – Tục ngữ Việt Nam – Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1975. 2. Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn – Tục ngữ Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội 1995. 9 3. Vũ Ngọc Phan – Vũ Ngọc Phan tác phẩm (Tập 3) – Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2000. 4. Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (bản in lần thứ 11) – Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1998. 5. Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ và dân ca Việt Nam (in lần thứ 4) – Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội 1967. 6. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy – Văn học dân gian Việt Nam– Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1972. 7. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy – Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Văn học dân gian Việt Nam (Tập 1) – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1977. 8. Ca dao tục ngữ - Nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, 1995. 9. Tuyển tập tục ngữ ca dao Việt Nam – Nhà xuất bản Văn học 2/2003 Ngoài những tài liệu chính này, chúng tôi còn tham khảo một số cuốn sách sƣu tầm ca dao, tục ngữ, sách lý luận và những bài báo liên quan khi tiến hành luận văn (xin xem thêm ở Thƣ mục tài liệu tham khảo ở cuối luận văn này). Trên cơ sở nguồn tƣ liệu phong phú nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành chọn lọc và thống kê tất cả những câu, những bài có chủ đề về kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho luận văn. Sau khi đã dùng phƣơng pháp thống kê để chọn lọc và dựng thành một bảng tƣ liệu tƣơng đối đầy đủ, chúng tôi tiến hành mô tả, phân tích để chỉ ra những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất và qua đó phác họa nên những nét văn hóa lƣu giữ trong đó. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn của chúng tôi gồm 3 phần chính: - Phần mở đầu, - Phần nội dung 10 - Phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm có ba chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất Chƣơng 2: Đặc điểm về ngữ âm của ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất Chƣơng 3: Đặc điểm từ vựng trong ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất Ngoài ra, luận văn còn gồm có bảng quy ƣớc chữ viết tắt, một mục lục, một thƣ mục tài liệu tham khảo và hai phụ lục. 11 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT 1. QUAN NIỆM VỀ CA DAO, TỤC NGỮ TỤC NGỮ 1.1.Quan niệm về tục ngữ T ục ngữ là cách nói đúc kết những kinh nghiệm, những tri thức trong cuộc sống, đƣợc hình thành trong lời nói thƣờng nhật của ngƣời Việt Nam. Dƣờng nhƣ phần lớn ngƣời Việt đều sử dụng lối nói tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày nhƣ một công cụ tƣ duy và diễn đạt sắc bén. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “Thế nào là tục ngữ?” thì đó không phải là việc đơn giản. Bởi lẽ trong kho tàng văn học dân gian của chúng ta không chỉ có tục ngữ mà còn có cả thành ngữ. Hai khái niệm này thƣờng bị lẫn với nhau. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu là phải xác định cho đƣợc ranh giới giữa hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ. Thực tế cho thấy, xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau và dựa vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Rất nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhiều nhà ngôn ngữ học đã đƣa ra quan điểm giải thích, biện luận nhằm có đƣợc một định nghĩa khả dĩ nhất, tổng quát nhất dành cho tục ngữ. Sau đây là quan điểm của một số nhà nghiên cứu văn học dân gian và ngôn ngữ học. 1.1.1.Định nghĩa của giáo sư Dương Quảng Hàm Có thể nói, ngƣời đầu tiên đƣa ra định nghĩa tục ngữ là giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm. Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (quyển I), ông cho rằng: “Tục ngữ (tục: thói quen đã có từ lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ và có ý nghĩa lưu hành tự đời xưa, rồi do cửa miệng người đời truyền đi. Tục ngữ còn gọi là ngạn ngữ vì chữ ngạn ngữ là lời nói của người xưa truyền lại”[11,6]. 12 Ông cũng là ngƣời đầu tiên đƣa ra ý kiến phân biệt hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ. Theo ông thì “tục ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hay viết văn. Trong những câu người ta gọi là tục ngữ, có rất nhiều câu chỉ là thành ngữ chứ không phải là tục ngữ thật. Thí dụ: “Dốt đặc cán mai”, “Tiền rừng bạc bể”. Sự khác nhau của tục ngữ và thành ngữ là ở chỗ này: một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mẽ” [11,9]. Nhƣ vậy, quan điểm của giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm rất rõ ràng: tục ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại, dùng để diễn đạt một ý tƣởng, và tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì. Ngƣợc lại, thành ngữ là “có sẵn để tiện dùng” mà thôi. Tuy nhiên, định nghĩa trên của giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những tiêu chí để phân định một cách minh xác hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ. 1.1.2. Quan điểm của giáo sư Vũ Ngọc Phan Mặc dù cũng tán thành ý kiến của giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm nhƣng giáo sƣ Vũ Ngọc Phan lại cho rằng “định nghĩa nhƣ vậy là không đƣợc rõ, vì nếu thế, tác dụng của thành ngữ cũng không khác gì tác dụng của tục ngữ” [32,38]. Ông cho rằng cần phải căn cứ vào nội dung mới có thể phân biệt đƣợc câu nào là tục ngữ, câu nào là thành ngữ. Quan điểm của Vũ Ngọc Phan rất rõ ràng: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ chưa phải một câu hoàn chỉnh; còn tục ngữ dù ngắn đến 13 đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh” [32,39]. Với quan niệm nhƣ vậy, ông đã coi “tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với các thể loại ca dao, dân ca” [32,39]. Có thể nhận thấy, Vũ Ngọc Phan đã phân biệt rất rõ hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ: - Tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, là một thể loại sáng tác ngang hàng ca dao dân ca. - Thành ngữ chỉ là một phần của câu. Thậm chí ông còn chỉ ra rằng “trong tục ngữ có cả thành ngữ. Thí dụ: Chồng yêu xỏ mũi lỗ chân thì “xỏ mũi lỗ chân” là thành ngữ” [32,40]. Rõ ràng theo quan điểm của ông, tiêu chí để phân biệt hai khái niệm tục ngữ và thành ngữ là hai tiêu chí nội dung và kết cấu ngữ pháp của tục ngữ và thành ngữ. 1.1.3. Quan điểm của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tấn Nhóm tác giả Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tấn có ý kiến cho rằng muốn có đƣợc một định nghĩa hoàn chỉnh về tục ngữ thì điều cần yếu là phải phân biệt tục ngữ không chỉ với thành ngữ mà cả với ngạn ngữ và phƣơng ngôn. Hai ông cũng đã đề cập đến định nghĩa của giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm và chỉ ra hạn chế của định nghĩa đó là chƣa đƣa ra những tiêu chuẩn để phân biệt tục ngữ và thành ngữ. Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tấn đã đƣa ra những phân tích, nhận định về tục ngữ dựa trên các mặt hình thức, ngữ pháp và nội dung. - Về hình thức không thể căn cứ vào số tiếng nhiều hay ít mà định đâu là tục ngữ, đâu là thành ngữ. Xét về ngữ pháp thì rõ hơn”[30,274]. Bởi vì về bản chất ngữ pháp, nói chung thành ngữ chƣa phải là mệnh đề hoàn chỉnh mà muốn thành câu thì phải thêm vào thành ngữ những thành phần khác. Trái lại, tục ngữ thì chắc chắn là một hay nhiều mệnh đề hoàn chỉnh. - Về nội dung, thành ngữ đƣợc thêm vào lời nói cho bóng bẩy thêm, đó là lối nói ví von của nhân dân thƣờng dùng với tính chất chung 14 là ngắn gọn, cô đọng và chín chắn. Tục ngữ là câu nói hoàn chỉnh về một vấn đề, một ý niệm đã đƣợc thể nghiệm và công nhận là một chân lý với nội dung rất súc tích [30,275]. Từ những phân tích trên, hai ông đã đƣa ra kết luận: Tục ngữ là câu nói thƣờng ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặc không có nhịp điệu đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc đấu tranh xã hội, rút ra một chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lý, phong tục tập quán của nhân dân. Tục ngữ do nhân sáng tác và đƣợc toàn thể xã hội công nhận [30,275]. 1.1.4. Quan điểm của giáo sư Chu Xuân Diên Cùng quan điểm với giáo sƣ Vũ Ngọc Phan, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian (tập 2), giáo sƣ Chu Xuân Diên đã viết: “Sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ thường là sự khác nhau cả về nội dung, cả về cấu tạo ngữ pháp của hai loại hình đó. Mỗi thành ngữ là một tổ hợp từ nằm trong một vế câu hoàn chỉnh, là một bộ phận cấu thành của câu. Bản thân mỗi thành ngữ thường không đưa ra một kết luận gì, nó chỉ có nội dung trong khuôn khổ của câu mà nó là một bộ phận cấu thành, trong khi bản thân mỗi câu tục ngữ đã có một nội dung trọn vẹn được khuôn đúc lại trong một mệnh đề tuy rút ngắn nhưng hoàn chỉnh” [17,13] Ông cùng nhóm tác giả cuốn Tục ngữ Việt Nam cũng cho rằng: “Cần phải xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ như hai hiện tượng ngôn ngữ khác nhau, mà chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ và một hiện tượng ý thức xã hội. Cho nên, tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí về nhận thức luận. Với tiêu chí đó, chúng tôi xem xét tục ngữ như là một hiện tượng ý thức xã hội, còn thành ngữ thì chủ yếu như là một hiện tượng ngôn ngữ. Cũng với tiêu chí đó, sự khác nhau cơ bản về nội dung của thành ngữ và tục ngữ sẽ được phát hiện như là sự khác nhau về nội 15 dung của hai hình thức tư duy khác nhau, là hai khái niệm và phán đoán. Sự khác nhau đó về hình thức tư duy tất yếu sẽ dẫn đến sự khác nhau về chức năng của hai hình thức ngôn ngữ chứa đựng hai hình thức tư duy đó, đến sự khác nhau về cấu tạo ngữ pháp và vị trí trong lời nói của hai hình thức ngôn ngữ đó”[7,27-28]. Có thể nhận thấy, những ý kiến trên đây của các tác giả cuốn Tục ngữ Việt Nam không khác lắm so với ý kiến của giáo sƣ Vũ Ngọc Phan cả về nội dung cũng nhƣ ý nghĩa. Chỉ có điều ý kiến của họ đã trừu tƣợng hoá, khái quát hoá vấn đề cao hơn mà thôi. Trên đây là những quan điểm về tục ngữ nhìn từ góc độ văn học dân gian, theo quan niệm của những nhà nghiên cứu văn học dân gian. Tuy vậy, nghiên cứu về tục ngữ không chỉ là mối quan tâm của riêng ngành khoa học nghiên cứu văn học dân gian mà còn là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học khác, trong đó có ngành ngôn ngữ học. Mặc dù ở Việt Nam, ngôn ngữ học là ngành khoa học phát triển tƣơng đối muộn (từ những năm 50 của thế kỷ XX) nhƣng các nhà ngôn ngữ học cũng đã rất quan tâm đến tục ngữ. Tiếp theo đây là một số ý kiến của các nhà ngôn ngữ học về vấn đề này. 1.1.5. Quan điểm của Nguyễn Văn Mệnh qua bài báo “Ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ”[25] Tác giả bài báo đã cho rằng có thể tìm ra đƣợc những đặc điểm khu biệt rõ ràng giữa tục ngữ và thành ngữ ở cả phƣơng diện nội dung lẫn hình thức. “Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng còn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói…. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”. 16 Cũng nhƣ giáo sƣ Vũ Ngọc Phan, tác giả Nguyễn Văn Mệnh cũng đã phân biệt tục ngữ và thành ngữ dựa trên hai tiêu chí nội dung và hình thức. Cái mới của Nguyễn Văn Mệnh ở đây là ông đã chứng minh đƣợc rằng “nếu áp dụng hai tiêu chí đó một cách có phân tích trên cơ sở lý giải những hiện tượng cụ thể, thì nhất định sẽ làm nảy sinh những yêu cầu đối với việc xác định bản thân những tiêu chí ấy một cách khoa học, trước khi dùng nó để lý giải các hiện tượng khoa học.” [25] 1.1.6. Quan niệm của Cù Đình Tú qua bài báo “Góp ý kiến về sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ”[39] Theo Cù Đình Tú, cần phải có một tiêu chí khác để xác định ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ vì “thực ra, xét về nội dung, tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hoá hiện thực để rút ra bản chất quy luật mà có”. Ông đã viết trong bài báo của mình rằng: “Thành ngữ là một hiện tƣợng ngôn ngữ. Tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện tƣợng ngôn ngữ. Giải quyết các hiện tƣợng ngôn ngữ cần phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ học. Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và chức năng. Theo chỗ chúng tôi suy nghĩ, sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Về mặt này mà nói, thành ngữ là những đơn vị tƣơng đƣơng nhƣ từ… Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng nhƣ các sáng tạo khác của văn học dân gian nhƣ ca dao, truyện cổ tích, đều là các thông báo…Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phƣơng diện nào đó của của thế giới giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên đều là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tƣởng…” 17 Nhƣ vậy, tác giả Cù Đình Tú đã đƣa ra hai tiêu chí khác làm cơ sở cho sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Đó là những sự khác nhau về cấu tạo ngữ pháp và về vị trí trong lời nói của thành ngữ và tục ngữ. Đóng góp của Cù Đình Tú là ở chỗ ông đã dùng chức năng làm tiêu chí khu biệt thành ngữ và đƣa ra kết luận “Thành ngữ có kết cấu một trung tâm và tục ngữ có kết cấu hai trung tâm.” Quan điểm của tác giả Cù Đình Tú đã nhận đƣợc sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Đái Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp. Nhƣng theo nhóm tác giả cuốn Tục ngữ Việt Nam thì “Vì mới chủ yếu đứng ở góc độ của ngành ngôn ngữ học để giải quyết vấn đề, nên cách giải quyết đó vẫn chƣa thực là triệt để.” Và “cần phải xét thành ngữ và tục ngữ không phải chỉ nhƣ là hai hiện tƣợng ngôn ngữ khác nhau, mà chủ yếu nhƣ là một hiện tƣợng ngôn ngữ và một hiện tƣợng ý thức xã hội. Cho nên tiêu chí gốc mà chúng tôi thấy cần phải dựa vào để tìm ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ là tiêu chí về nhận thức luận”. 1.1.7.Quan niệm của giáo sư Nguyễn Thiện Giáp Theo giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp, tục ngữ là những ngữ thông báo. Trong cuốn “Từ vựng tiếng Việt”(1976), ông đã xem tục ngữ là những “ngữ mang chức năng thông báo” nhằm phân biệt với các quán ngữ là những “ngữ mang chức năng nhấn mạnh, đƣa đẩy, rào đón” với thành ngữ là “những ngữ mang chức năng định danh” [9,17]. Tuy nhiên trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) giáo sƣ Nguyễn Thiện Giáp đã có những sửa đổi nhƣ sau: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Ví dụ: chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc…Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định…” [10,85]. Trong khi đó thì “Các tục ngữ cũng được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói như một đơn vị có sẵn; nhưng khác với thành ngữ ở chỗ nghĩa của tục ngữ bao giờ cũng là một phán đoán. Về mặt nội dung, nghĩa của tục ngữ gần với cụm từ 18 tự do, bởi vì nó không biểu thị một khái niệm như thành ngữ, mà biểu thị một tổ hợp khái niệm” [10,80]. Nhƣ vậy để định nghĩa cho thật đầy đủ, thật triệt để khái niệm tục ngữ không phải là việc làm giản đơn nếu không muốn nói là khá phức tạp. Qua các quan điểm trên đây, chúng tôi thấy rằng đa số các ý kiến không mâu thuẫn nhau, không loại trừ nhau mà chẳng qua chỉ là vì xuất phát từ những tiêu chí mang tính chuyên môn khác nhau nên các nhà nghiên cứu đƣa ra các định nghĩa khác nhau mà thôi. Thực ra, với hầu hết ngƣời Việt Nam, dù không đƣợc biết đến những định nghĩa trên của các nhà chuyên môn thì họ vẫn có thể hiểu đƣợc một cách cơ bản đâu là thành ngữ đâu là tục ngữ. Có thêm những định nghĩa của các nhà chuyên môn, ngƣời ta lại có đƣợc cơ sở khoa học dể căn cứ vào đó mà phân loại thành ngữ tục ngữ một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, những định nghĩa này đóng vai trò rất quan trọng đối các trƣờng hợp mà ranh giới giữa các khái niệm khó xác định. 1.2. Quan niệm về ca dao Tƣơng tự nhƣ tục ngữ, khi đƣa ra quan niệm về ca dao, các nhà nghiên cứu cũng đã có những định nghĩa về ca dao trong tƣơng quan với phân biệt ca dao với dân ca bởi lẽ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam cũng không chỉ có ca dao mà còn có cả dân ca. Tuy nhiên, sự phân biệt ca dao và dân ca không phức tạp nhƣ sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ. Thuật ngữ “ca dao” đã xuất hiện từ khá lâu, từ khi xuất hiện các sách biên soạn bằng Hán Nôm của các nhà Nho nhƣ Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải (chƣa rõ soạn giả, năm soạn, kí hiệu AB 194 của Viện nghiên cứu Hán Nôm), Lý hạng ca dao (chƣa rõ soạn giả, năm soạn), Nam phong giải trào (Trần Danh Án và Ngô Hạo Phu soạn từ khoảng năm 1788 - 1789), Thanh Hoá quan phong (Vƣơng Duy Trinh soạn năm 1903), Việt Nam phong sử (Nguyễn Văn Mại), Quốc phong thi hợp thái (chƣa rõ soạn giả)… 19 Nhƣ vậy, để chỉ thuật ngữ “ca dao”, Trần Danh Án, Ngô Hạo Phu đã dùng từ Nam phong, Vƣơng Duy Trinh dùng từ quan phong, Nguyễn Văn Mại dùng từ phong sử, còn soạn giả Quốc phong thi hợp thái dùng quốc phong. Đến đầu thế kỷ XX, sách báo chữ quốc ngữ cũng có dùng thuật ngữ ca dao nhƣ Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc biên soạn năm 1928), Tục ngữ ca dao (Phạm Quỳnh - 1932), Ca dao cổ (Tạp chí Nam phong số 167, Hà Nội 1931), Phong dao cổ (Tạp chí Nam phong số 179, Hà Nội 1932), Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ (Nguyễn Tấn (Văn?) Chiểu, Hà Nội 1936). Phạm vi phản ánh của hai từ ca dao và phong dao có chỗ giống nhau. Ngƣời xƣa gọi “ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phƣơng, mỗi thời đại”. Vì vậy, dần dần tên gọi phong dao cũng ít đƣợc sử dụng nhƣờng chỗ cho một từ ca dao [18,55]. Trong giới nghiên cứu, trong các sách sƣu tầm, so với từ ca dao, từ dân ca xuất hiện muộn hơn, khoảng những năm 50 của thế kỷ XX. Dân ca đƣợc chính thức sử dụng bằng sự hiện diện trong cuốn “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” của Giáo sƣ Vũ Ngọc Phan in lần đầu tiên vào năm 1956. Sau đây là quan niệm về ca dao của một số nhà nghiên cứu. 1.2.1.Định nghĩa của giáo sư Dương Quảng Hàm Trong “Việt Nam văn học sử yếu”, giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm đã định nghĩa về ca dao nhƣ sau: “ Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người bình dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong: phong tục) nữa. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai; chắc lúc ban đầu cũng do một người vì có cảm xúc mà làm nên, rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến bây giờ” [11, 9-10]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan