Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945...

Tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ huy cận trước năm 1945

.PDF
97
626
143

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ----- ----- ĐÀO KIM CHI MSSV: 6116172 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945 Luận văn tốt nghiệp Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths LÊ THỊ NHIÊN Cần Thơ, 2014 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................... Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài ..............................................Error! Bookmark not defined. 2. Lịch sử vấn đề ..................................................Error! Bookmark not defined. 3. Mục đích nghiên cứu ........................................Error! Bookmark not defined. 4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................Error! Bookmark not defined. PHẦN NỘI DUNG ................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƠ CA VÀ TÁC GIẢ HUY CẬN ................................................................ Error! Bookmark not defined. 1.1. Thể loại thơ ...................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm thơ..........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm thơ ...........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Một số đặc điểm thơ ca lãng mạn Việt Nam trước năm 1945.......... Error! Bookmark not defined. 1.3. Tác giả Huy Cận............................................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Đôi nét về cuộc đời .................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Sự nghiệp văn chương .............................Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Phong cách nghệ thuật..............................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945................. Error! Bookmark not defined. 2.1. Thời gian nghệ thuật mang đậm màu sắc cổ điển ......... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Nhịp điệu thời gian êm đềm, đều đặn ......Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Thời gian nghệ thuật mang tính hoài niệm ............. Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1. Cách xây dựng mốc thời gian gợi nhiều tâm trạng, cảm xúc..... Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2. Quá khứ là chiều thời gian chủ đạo ...Error! Bookmark not defined. 2.2. Không gian nghệ thuật vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại .............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Không gian vũ trụ bao la, xa thẳm ...........Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Không gian trần thế gần gũi ....................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945......50 3.1. Hình ảnh thơ giàu tính tạo hình và giá trị biểu cảm ...... Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Hình ảnh mang vẻ đẹp của văn học dân gian ......... Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Hình ảnh gần gũi, giản dị ........................Error! Bookmark not defined. 3.2. Những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ ......Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Sử dụng hiệu quả từ láy ...........................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Cách sử dụng từ loại động từ và bổ ngữ của động từ ... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Độc đáo trong việc sử dụng danh từ và định ngữ ... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt ..............Error! Bookmark not defined. 3.3. Những đặc điểm nổi bật về thể thơ ................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Đặc sắc trong việc sử dụng thể thơ bảy chữ ........... Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Thể thơ lục bát được sử dụng thuần thục với những sáng tạo mới .. Error! Bookmark not defined. PHẦN KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ Error! Bookmark not defined. ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƠ CA VÀ TÁC GIẢ HUY CẬN 1.1 Thể loại thơ 1.1.1 Khái niệm về thơ 1.1.2 Đặc điểm thể loại thơ 1.1.3 Một số đặc điểm thơ ca lãng mạn Việt Nam trước năm 1945 1.2 Tác giả Huy Cận. 1.2.1 Đôi nét về cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác văn chương 1.2.3 Phong cách nghệ thuật của Huy Cận CHƯƠNG 2: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945 2.1. Thời gian nghệ thuật mang đậm màu sắc cổ điển 2.1.1 Nhịp điệu thời gian êm đềm, đều đặn 2.1.2 Thời gian nghệ thuật mang tính hoài niệm 2.1.2.1 Xây dựng mốc thời gian gợi nhiều tâm trạng, cảm xúc 2.1.2.2 Quá khứ là điểm thời gian chủ đạo 2.2. Không gian nghệ thuật vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại 2.2.1 Không gian trần thế gần gũi 2.2.2. Không gian vũ trụ bao la, xa thẳm CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ VÀ THỂ THƠ TRONG THƠ HUY CẬN TRƯỚC NĂM 1945 3.1 Hình ảnh thơ giàu tính tạo hình và giá trị biểu cảm 3.1.1 Hình ảnh mang vẻ đẹp của văn học dân gian 3.1.2 Hình ảnh gần gũi, giản dị 3.2 Những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ 3.2.1 Sử dụng hiệu quả từ láy 3.2.2 Cách sử dụng từ loại động từ và bổ ngữ của động từ 3.2.3 Độc đáo trong việc sử dụng danh từ và định ngữ 3.2.4 Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt 3.3 Những đặc điểm nổi bật về thể thơ 3.3.1 Đặc sắc trong việc sử dụng thể thơ bảy chữ 3.3.2 Thể thơ lục bát được sử dụng thuần thục với những sáng tạo mới PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có lẽ đối với các độc giả Việt Nam và một số bạn bè quốc tế cái tên Huy Cận đã không còn xa lạ nữa. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và là một trong số ít những ngôi sao thơ của bầu trời văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện giữa phong trào Thơ mới như một ngôi sao mọc muộn nhưng ông đã làm tỏa sáng một vùng trời. Tuy phải trải qua những năm tháng biến động dữ dội của lịch sử dân tộc nhưng suốt cuộc đời lao động nghệ thuât ông luôn cố gắng phấn đấu, không một phút giây ngừng nghỉ để đem tiếng thơ đến cho đời. Thơ Huy Cận là suối nguồn của yêu thương, như một nguồn huyết mạch đang trôi chảy trong lòng người thi sĩ. Dù sống một cuộc đời rất bình thường nhưng người thi sĩ ấy luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp lặng lẽ của thế giới bên trong tâm hồn. Ông chính là sứ giả của không gian, vũ trụ, hồn thơ của ông là hồn thơ say giữa thiên nhiên sông núi, giữa vũ trụ bao la và ở đó “nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của âm hồn mình” [20, tr. 227]. “Huy Cận đã lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì một ít các bụi tầm thường thi nhân lại có thể đúc thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ quên được” [20, tr.153]. Sáng tác của Huy Cận không chỉ cuốn hút người đọc ở những giá trị nội dung tư tưởng mà còn có những điểm độc đáo, tiêu biểu về phương diện nghệ thuật. Những trang thơ mà Huy Cận để lại cho chúng ta ngày hôm nay là kết quả của quá trình sàng lọc và sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa các thủ pháp nghệ thuật. Chính những cống hiến to lớn ấy, Huy Cận đã từng bước khẳng định được vị trí và tên tuổi của mình trên thi đàn. Trước những thành tựu rực rỡ và giá trị mà nhà thơ Huy Cận đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam ngày hôm nay cùng tấm lòng ngưỡng mộ và một niềm đam mê những vần thơ sâu lắng của nhà thơ Huy Cận, người nghiên cứu chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Huy Cận trước năm 1945 để làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng những gì trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi 1 hiểu thêm những nét độc đáo, tiêu biểu về nghệ thuật trên từng trang thơ của Huy Cận. 2. Lịch sử vấn đề Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới trước cách mạng tháng Tám. Bằng một tình yêu quê hương và một trái tim nhạy cảm với cuộc sống, Huy Cận sớm được biết đến ngay từ lúc còn ngồi ở ghế nhà tường. Không chỉ là một nhà thơ lớn, Huy Cận còn được biết đến một nhà chính trị, một nhà văn hóa, đã có nhiều đóng góp to lớn sự nghiệp cho văn học, văn hóa và cách mạng của dân tộc. Với những đóng góp ấy, thơ Huy Cận là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ nghiên cứu phê bình văn học trong nước cũng như những cây bút yêu thích thơ ca Huy Cận ngoài nước. Đã có hơn 100 công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau về cuộc đời và thơ văn của Huy Cận. Đây là nguồn tư liệu quý báo, cần thiết để người nghiên cứu phát triển thêm những đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong thơ Huy Cận những năm trước cách mạng tháng Tám. Thứ nhất, thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận là một vấn đề quan trọng trong việc đi vào khám phá thế giới nội tâm và cách tổ chức lời thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu... Chính vì thế, đã có không ít những công trình nghiên cứu đánh giá vô cùng đặc sắc về không gian và thời gian trong thơ Huy Cận. Người nghiên cứu xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu sau: Nhà nghiên cứu phê bình văn học Trần Khánh Thành có công trình nghiên cứu Huy Cận sự cảm nhận về thời thời gian. Đây là một công trình nghiên cứu rất ấn tượng về thơ Huy Cận của tác giả Trần Khánh Thành. Với dung lượng không quá lớn (12 trang) nhưng tác giả đã có những nhận xét, đánh giá khá đầy đủ và sâu sắc về sự cảm nhận thời gian trong cảm quan của nhà thơ Huy Cận. Tác giả cho rằng “Thời gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận trước cách mạng còn mang đậm dấu ấn của thời gian vũ trụ trong thơ ca trung đại…Với Huy Cận, thời gian không tồn tại ngoài dòng đời, sự vận động của dòng đời là sự vận động của thời gian. Mỗi dòng đời trở thành một đơn vị của thời gian, góp vào dòng thời gian hóa sinh vô tận. Thời gian nhân thế hay mạch đời bền bỉ đã tạo nên bản sắc riêng của thơ Huy 2 Cận, tiếng thơ của tình đời, tình người” [20, tr. 334]. Đây là cơ sở quan trọng cho người nghiên cứu khi đi vào phân tích về thời gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận. Bên cạnh đó, Hà Minh Đức cũng góp thêm một tiếng nói mới vào việc đánh giá về thời gian và không gian trong thơ Huy Cận với công trình nghiên cứu Một thời đại trong thi ca (về phong trào thơ mới 1932 – 1945). Bằng khả năng quan sát và năng lực nghiên cứu dày dặn của mình, Hà Minh Đức đã khám phá nỗi buồn bên trong sâu thẳm của hồn thơ Huy Cận qua tập thơ Lửa thiêng. Từ cơ sở đó tác giả đã khái quát lên rằng “Điều kì lạ là ở vào tuổi thanh niên nhưng cảm hứng sáng tạo của Huy Cận đã tạo nên một không gian thoáng rộng dài để nói tới cái cô liêu, chơi vơi của cuộc đời, và để cho tứ thơ đi về quá khứ và hiện tại, giữa cuộc đời thực và chốn vời vợi cao xa” [5, tr. 73]. Không chỉ dừng lại ở đó, công trình nghiên cứu có tên Con mắt thơ của nhà nghiên cứu phê bình văn học Đỗ Lai Thúy đã làm phong phú và sâu sắc thêm cho kho tàng nghiên cứu thơ ca Huy Cận. Tác giả đã nhận xét rằng “Không gian trần thế của Huy Cận nghiêng về không gian tự nhiên, mà ở đây tượng trưng là không gian nông thôn và cảnh sông, hồ, đường làng, vườn tược. Ông viết ít về thành phố, mà có viết thì thành phố thường gây cho nhà thơ cảm giác bối rối, lo âu, buồn nản của cái chết (Chết, Nhạc sầu). Ngược lại phong cảnh ở đồng nội đã mang lại cho nhà thơ một sự thư thái, trấn an được tâm hồn cô đơn của con người” [23, tr. 84]. Bên cạnh những nhận xét trên, công trình nghiên cứu này còn có nhiều đánh giá, phân tích khác rất sâu sắc và có giá trị cho việc nghiên cứu thơ ca Huy Cận. Thứ hai, về đặc điểm thể thơ trong thơ Huy Cận có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Nhà phê bình nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngữ với công trình nghiên cứu có tên Thơ Huy Cận đã đi vào nghiên cứu và so sánh về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ giữa hồn thơ Huy Cận và Xuân Diệu. Tác giả nhận xét “Về hình thức, Huy Cận kế tiếp Xuân Diệu nhiều điểm. Nói về thể cách ông cũng không ưa lối phá thể lộn xộn mà đi vào những điệu đều: ngũ ngôn, lục bát, bảy chữ, tám chữ. Điệu bảy chữ phân đoạn bốn câu 3 hoặc 2 vần và điệu lục bát có thể coi là sở trường của 3 Huy Cận” [20, tr. 305]. Công trình nghiên cứu với những đánh giá sâu sắc đã chúng ta thấy được nét đặc trưng độc đáo về nghệ thuật thể thơ trong sáng tác của nhà thơ Huy Cận bên cạnh Xuân Diệu. Ngoài ra còn phải kể đến công trình nghiên cứu có tên Huy Cận và Lửa thiêng của nhà phê bình nghiên cứu văn học Trinh Đường. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định sức sống của tập thơ Lửa thiêng mãi cho đến ngày hôm nay là do nó nói đến số phận con người và kiếp người trong muôn thuở. Bên cạnh nội dung, tác giả còn khai thác và khẳng định những độc đáo về nghệ thuật trong thơ Huy Cận: “Gần như không một hình thức thơ quen thuộc nào, Huy Cận không sử dụng thành thạo, lại không ngừng cách tân một cách vững chắc…Như một ông tướng biết thập bát võ nghệ, Huy Cận vận dụng một cách rất chắc tay, rõ nhất ở thể thơ trường thiên và đặc biệt là lục bát” [20, tr. 79]. Với ngòi bút phân tích sâu sắc và năng lực quan sát tinh tế nhà phê bình nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn với công trình nghiên cứu Huy Cận, quá trình sáng tác và phong cách nghệ thuật đã góp thêm một tiếng nói có giá trị vào việc nghiên cứu thơ ca Huy Cận. Qua quá trình nghiên cứu và khám phá, tác giả đã đi đến khẳng định sự độc đáo trong bút pháp nghệ thuật thơ ca Huy Cận.“Là một thi sĩ mang đậm hồn thơ cổ điển truyền thống, Huy Cận đã tìm đến thất ngôn và lục bát như những thể chủ đạo để biểu hiện mình là điều không khó hiểu. Những bài thơ hay nhất của Huy cận chủ yếu thuộc về hai thể này” [20, tr. 473]. Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại của nhà nghiên cứu phê bình văn học Huy Trâm đã đi vào phân tích một số bài thơ lục bát tiêu biểu của Huy Cận trong tập thơ Lửa thiêng: Buồn đêm mưa, Đẹp xưa, Chiều xưa. Trên cơ sở đã phân tích tác giả khẳng định “Với ông, thơ lục bát đã thoát khỏi những cái tệ trạng của những câu về nôm na, dứt bỏ cái giọng lục bát đến độ buồn chán. Trái với những bài lục bát của những người làm thơ bây giờ, cấu tạo cho một bài thơ vẽ hoa mĩ, kênh kiệu, nặng về chữ hơn về nghĩa khiến bài thơ rời rạc, tối tăm, thơ của Huy Cận đơn giản mà điêu luyện, ý sâu mà vẫn sáng sủa” [20, tr. 480]. 4 Sẽ thật thiếu sót nếu không đề nhắc đến công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Huy Cận của nhà nghiên cứu phê bình văn học Trần Khánh Thành. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ nhất về đặc điểm nghệ thuật trong thơ Huy Cận với những khía cạnh như thời gian, không gian, thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu. Trong công trình nghiên cứ này, tác giả có những nhận xét sau “Thơ Huy Cận kết hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây, vừa có sức sống mạnh mẽ của truyền thống vừa mang hơi thở và dấu ấn của mọi thời đại. Sự kết hợp hài hòa ấy thể hiện khá rõ nét qua phương diện thể loại. Những thể thơ truyền thống của dân tộc, như thể thơ năm chữ, bảy chữ và đặc biệt là thể lục bát được Huy Cận sử dụng thuần thục và có những cách tân quan trọng” [21, tr. 157]. “Huy Cận làm nhiều thể thơ nhưng sở trường của ông là thể bảy chữ và lục bát” [21, tr. 158]. Ngoài những nhận xét trên, tác giả còn đưa ra những số liệu khảo sát về thể thơ và những phân tích về thanh điệu, cách ngắt nhịp câu thơ, cách đối ở cả hai thể thơ bảy chữ và lục bát. Thứ ba, nghiên cứu về giọng điệu trong thơ Huy Cận phải kể đến công trình nghiên cứu Giọng điệu trong thơ trữ tình của tác giả Nguyễn Đăng Điệp. Trong công trình nghiên khá quy mô này, cùng với Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử và Nguyễn Bính nhà thơ Huy Cận được xem là một trong những “tứ bất tử về giọng điệu” trong Thơ mới. So sánh với giọng điệu của nhà thơ Xuân Diệu, tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét “giọng thơ ông trầm tĩnh, điềm đạm hơn nhiều” [4, tr. 292]. “Chất lửa nồng, chất gừng cay” và lòng yêu đời “âm âm”, “mãnh liệt” của Huy Cận được vùi xuống cái chất vọng “lắng sâu, mang màu sắc suy tưởng” [4, tr. 273]. Nhưng tụ chung lại “cái âm hưởng chính trong thế giới Huy Cận trước Cách mạng vẫn là giọng thơ ảo não” [4, tr. 292]. Trên đây là những công trình, bài viết hết sức tiêu biểu về thơ ca Huy Cận. Các công trình nghiên cứu thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung lại, những nhà nghiên cứu đều rất trân trọng những đóng góp của Huy Cận trong nền thơ ca dân tộc. Dù quy mô và những khía cạnh nghiên cứu có khác nhau nhưng những công trình nghiên cứu, đánh giá phê bình về thơ ca Huy Cận để lại cho chúng ta hôm nay vô cùng quý báo. Đặc biệt những tài liệu này là cơ sở cũng 5 như nguồn kiến thức quan trọng hỗ trợ cho người nghiên cứu xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Đặc điểm nghệ thuật thơ Huy Cận trước năm 1945”, người nghiên cứu hướng đến những muc đích sau: Thứ nhất, làm nổi bật lên những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng làm nổi bật lên sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật của Huy Cận với các nhà Thơ mới cùng thời. Thứ hai, đề tài nghiên cứu này còn là cơ sở để người nghiên cứu hiểu thêm về phong cách sáng tác của Huy Cận, qua đó có thể thấy được sự đa dạng, phong phú về phong cách nghệ thuật trong phong trào Thơ mới. 4. Phạm vi nghiên cứu Huy Cận là một nhà thơ lớn đã có nhiều đóng góp cho nền thơ ca dân tộc. Suốt cuộc đời lao động nghệ thuật ông luôn mong muốn mang những vần thơ hay đến cho đời. Kết quả của sự phấn đấu không ngừng trong cuộc đời cầm bút ấy là sự yêu thích, mến mộ, say mê của bạn đọc với hơn 20 tập thơ tiêu biểu mà Huy Cận đã để lại. Những tập thơ của ông đều là những trang thơ hay, độc đáo cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Mỗi trang thơ của ông đều là những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống và con người với nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên do giới hạn của luận văn cho phép người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đặc điểm nghệ thuật thơ Huy Cận giai đoạn trước 1945. Về phạm vi sử dụng tài liệu bao gồm những tập thơ tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là hai tập thơ Lửa thiêng (1940) và Vũ trụ ca (1942). 5. Phương pháp nghiên cứu 6 Nghiên cứu đề tài Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Huy Cận trước năm 1945 người nghiên cứu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tập hợp những sáng tác của nhà thơ Huy Cận trước giai đoạn trước năm 1945 với những đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuât, đặt chúng vào hệ thống thơ ca Việt Nam hiện đại. Qua đó giúp ta xác định được vai trò, vị trí của các biên pháp nghệ thuật trong thơ Huy Cận, từ đó có một sự đánh giá đầy đủ hơn về giá trị và ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Để thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật thơ Huy Cận, người nghiên cứu đã so sánh đặc điểm về nghệ thuât trong thơ Huy Cận với một số nhà thơ trong văn học trung đại và một số nhà Thơ mới cùng thời. Đồng thời, người nghiên cứu còn so sánh hai giai đoạn sáng tác trước và sau năm 1945 để thấy được những đổi mới trong nghệ thuật thơ Huy Cận. Không chỉ thế, phương pháp xã hội học sáng tác cũng được kết hợp sử dụng để hỗ trợ cho các phương pháp trên. Ở phương pháp này người nghiên cứu sẽ chỉ ra sự tác động của xã hội như bối cảnh lịch sử, gia đình, xã hội…đến viêc lựa chọn sử dụng các thủ pháp nghệ thuật trong quá trình sáng tác thơ văn của Huy Cận. Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu người nghiên cứu còn vận dụng một số thao tác như thao tác thao tác liệt kê, thao tác phân tích, chứng minh…để vấn đề nghiên cứu sâu sắc, khoa học và khách quan hơn. 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƠ CA VÀ TÁC GIẢ HUY CẬN 1.1. Thể loại thơ 1.1.1. Khái niệm thơ Thơ ca là hình thức sáng tác đầu tiên của văn học, rất gần gũi và quen thuộc với con người ở mọi thời đại cả phương Đông cũng như phương Tây, gắn bó với đời sống văn hóa xã hội của con người. Chính vì thế, những công trình nghiên cứu về thơ đã có cả một bề dày lịch sử phức tạp. Ở các nền văn chương khác nhau từ phương Đông đến phương Tây định nghĩa về thơ vô cùng đa dạng nhưng việc tìm một định nghĩa thống nhất về thơ dường như vẫn còn là một vấn đề. Trong công trình Lí luận văn học, Hà Minh Đức đã dẫn lại những định nghĩa về thơ của các nhà thơ phương Tây như sau: Đuy – bê – lây - nhà thơ lãng mạn Pháp (thế kỉ XIII) định nghĩa “ Thơ là người thư kí trung thành của trái tim” [6, tr.168]. Ở cách quan niệm này nhà thơ đã hòa nhập tiếng nói của thơ với tiếng nói của trái tim. Thơ đã ghi lại một cách thật chân thành những rung động cũng như những cảm xúc của con người trước tạo vật. Nhà thơ lãng mạn nước Anh William Wordsworth đã nói rằng “Thơ là sự tuôn tràn bộc phát của những tình cảm mãnh liệt. Nó bắt nguồn từ trong cảm xúc và được nhớ lại bằng sự bình tâm” [6, tr. 168]. Ở Việt Nam, thơ là một thể lọai văn học có lịch sử phát triển rất phong phú trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chiếm một tình cảm vô cùng lớn trong lòng người thưởng thức. Bên cạnh phát triển thể loại thơ thì việc nghiên cứu về thơ cũng thu hút không ít sự quan tâm của những nhà nghiên cứu. Việc khám phá, tìm hiểu để định nghĩa về thơ quả thật là một công việc không hề đơn giản bởi lẽ mỗi tác giả đều có một cách cảm nhận và một góc nhìn không giống nhau. Nhưng nhìn chung, 8 những công trình nghiên cứu, định nghĩa về thơ ở Việt Nam cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào kho tàng trí thức dân tộc. Từ những góc nhìn khác nhau, các tác giả, những nhà nghiên cứu đi vào khám phá thơ trên từng phương diện cụ thể từ truyền thống cho đến hiện đại. Trong công trình Lí luận và phê bình văn học đầu thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến đã dẫn lại một số khái niệm tiêu biểu về thơ của một số nhà nghiên cứu như sau: nhà nghiên cứu Phan Khôi nhìn từ đặc điểm thể loại cho rằng “Thi là một lối văn có vần theo thanh âm từ điệu của một thứ tiếng mà làm ra” [24, tr. 77]. Không chỉ có đặc điểm thể loại, dựa trên phương thức biểu đạt, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc khái niệm “Thơ là một thể văn có thanh, có vần ngâm vịnh được” [24, tr. 77]. Cũng định nghĩa về thơ nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng “Thơ là tiếng khóc, giọng cười, là bởi trời sinh ra để nói cái tiếng ấy, trời sinh ra cái tiếng ấy để ta nói, ta nói bằng tiếng ấy mới nói được lòng ta, nói bằng tiếng khác là nói những chuyện không đâu cả” [24, tr. 80]. Bên cạnh đó còn phải kể đến đóng góp của nhà thơ Tố Hữu – người viết lịch sử Việt Nam hiện đại bằng thơ. Cắt nghĩa về thơ ông đã nhấn mạnh “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời, trước trời đất” [6, tr. 168]. Có lẽ với một nhà thơ trữ tình chính trị như Tố Hữu thì thơ ca là một sự vận động không ngừng của sự sáng tạo trước sự vận động của cuộc sống. Tiếng nói rung động đầy cảm xúc mãnh liệt của con người trước muôn màu của cuộc sống chính là tiếng thơ hồn nhiên nhất, tự nhiên nhất mà con người tạo ra. Còn trong quyển Từ điển thuât ngữ văn học các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có vần có điệu” [7, tr. 254]. Ở cách định nghĩa này, các nhà nghiên cứu đã định nghĩa về thơ cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật của thơ. Nhà thơ Sóng Hồng cũng đã từng khái niệm: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nóng chảy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và 9 có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường” [7, tr. 254]. Ở cách định nghĩa này nhà thơ Sóng Hồng đã đề cập đến cái hồn của thơ đó chính là sự vang lên của những cung bậc tình cảm, kết hợp với sức tưởng tượng phong phú của thi sĩ để tạo nên những hình tượng giàu biểu cảm. Có thể nói đi vào khám phá thế giới thơ, các nhà nghiên cứu không chỉ tìm thấy những giá trị thẩm mỹ trong thơ mà ở đây họ còn đã thấy được sợi dây liên kết bền chặt giữa người làm nên thơ và thơ. Thơ là sự kết tinh tinh túy từ nhiều cái đẹp của nghệ thuật nhưng tình cảm, cảm xúc của trái tim người nghệ sĩ mới là cái làm nên hồn thơ. Như vậy, thơ là tiếng nói của con người trước những rung động về hiện thực cuộc sống. Đó là tiếng nói bên trong của con người, nó biểu hiện những tình cảm sâu sắc, mơ ước cao đẹp của con người, nó có khả năng biến đổi thế giới tâm hồn, gợi lên những tình cảm lành mạnh, hồn nhiên nhất của con người mà họ chưa tìm thấy. 1.1.2. Đặc điểm thơ Trong văn học nghệ thuật thơ là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến và phát triển sớm nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với bề dày lịch sử lâu đời ấy thơ ca đã đạt được những thành tựu rực rỡ, khẳng định được vị trí, vai trò trong nền văn học nghệ thuật của dân tộc. Bên cạnh niềm tự hào về một lịch sử phát triển so với những thể loại khác, thơ ca còn mang những đặc điểm rất riêng mà không một thể loại văn học nào có được. Về nội dung, thơ ca tập trung vào thể hiện và phản ánh thế giới chủ quan của con người. Không giống như tryện ngắn, thơ ca phản ánh hiện thực cuộc sống bằng cách đi sâu vào đời sống tình cảm của con người. Tình cảm, cảm xúc là yếu tố cốt lỗi, trọng tâm để tạo nên thơ. Thơ không phải là một chuỗi từ để miêu tả những sự vật bên ngoài của thế giới mà chỉ mượn thế giới bên ngoài để biểu hiện những xúc động nảy sinh bên trong thế giới nội tâm, tình cảm từ đó giúp ta hiểu được chiều sâu tâm hồn của con người. “Tình cảm là sinh mệnh của thơ” [6, tr. 257], thơ càng hay 10 càng lay động lòng người thì tình cảm trong thơ càng mãnh liệt. Nếu không có tình cảm, cảm xúc thơ ca chỉ là một sự sắp xếp có vần có điệu theo quy cách nhất định. Thơ ca đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người rồi cùng với trí tưởng tượng để tạo nên những vần thơ có hồn, có cánh để lay động bao trái tim của người tiếp nhận chúng. Về hình thức nghệ thuật, thơ chính là loại hình nghệ thuật được biểu hiện bằng những hình ảnh biểu tượng mang nhiều ý nghĩa. Chính vì vậy, để mang lại nhiều hình tượng cảm xúc cho thơ thì ngôn ngữ thơ là một yếu tố nghệ thuật đặc biệt quan trọng. Không giống như những thể loại văn học tiểu thuyết, truyện ngắn…ngôn ngữ trong thơ ca có một số đặc trưng riêng biệt. Ngôn ngữ trong thơ ca là ngôn ngữ có giá trị tạo hình cao. Tính tạo hình là một trong những đặc trưng quan trọng của thơ ca nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung. Tuy nhiên do yêu cầu về số câu số chữ trong thơ bị giới hạn nên tính tạo hình trong ngôn ngữ thơ ca càng cao. Tính tạo hình, đa nghĩa của ngôn ngữ thơ thể hiện qua cách nhà thơ miêu tả trực tiếp đối tượng và qua các biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…Chúng làm cho đối tượng miêu tả vừa cụ thể vừa sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc, tăng sức biểu cảm. Chẳng hạn như những từ láy trong các câu thơ sau đã góp phần làm tăng thêm chất gợi cảm trong việc diễn tả nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ: “Tai nương nước giọt mái nhà Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn” (Huy Cận - Buồn đêm mưa) Hay những hình dung từ giàu hình tượng, cảm xúc: “Nghặm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua” (Thế Lữ - Nhớ rừng) Bên cạnh tính tạo hình, tính hòa phối là một đặc trưng quan trọng trong thơ ca. Tính hòa phối trong ngôn ngữ thơ tạo nên sự hài hòa đăng đối cho bài thơ làm 11 cho câu thơ có vần có điệu và tiết tấu riêng, tạo nên tính nhạc cho thơ ca. Tính hòa phối của ngôn ngữ thơ ca thể hiện qua các phương diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp. Mỗi câu thơ sẽ có một cách gieo vần ngắt nhịp riêng tùy vào trạng thái cảm xúc của tác giả: “Anh đã đến / quê em Ban – tích Sóng ngòi xanh / ngọc bích biển khơi” (Em ơi, Ba Lan – Tố Hữu) Chính sự hòa phối về thanh điệu nhịp điệu và tiết tấu trong thơ ca đã tạo nên tính nhạc điệu cho thơ. Câu thơ càng tạo ra được tính nhạc thì càng du dương, mềm mại càng dễ đi vào lòng người. Khổ thơ sau sẽ cho thấy được tính nhạc trong rất rõ trong ngôn ngữ thơ: “Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương” (Nguyễn Nhược Pháp – Chùa hương) Có thể khẳng định rằng chính cách tổ chức sắp xếp từ ngữ trong thơ theo một quy tắc nhất định đã tạo nên cho ngôn ngữ thơ những đặc trưng rất riêng về nghệ thuật so với các thể loại khác. Chính nhờ có thơ ca, nhờ những câu thơ có vần có điệu từ hình thức và giàu tình cảm, cảm xúc từ nội dung mà mỗi khi tiếp xúc với thơ, chúng ta như nhận thêm một thứ tình cảm rất vô hình, làm cho ta thêm yêu con người, yêu cuộc sống hơn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, thơ ca thật sự đã sáng tạo ra một thế giới tình cảm tự nhiên và đẹp nhất của con người. Chỉ có thể bằng trái tim, sự rung cảm thật sự của tình cảm con người mới có thể thâm nhập vào thế giới ấy. 1.1.3. Một số đặc điểm thơ ca lãng mạn Việt Nam trước năm 1945 Thơ ca lãng mạn Việt Nam là trào lưu thi ca xuất hiện từ năm 1932. Đây là tiếng nói chung của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Chính sự xuất hiện của các tầng lớp này trên thi đàn văn học cùng với sự đổi mới thị hiếu thẩm mĩ và ảnh hưởng văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của phong trào Thơ mới. Phong 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan