Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị bệnh viêm phổi...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người cao tuổi

.PDF
108
51
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BÙI THỊ HIỀN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC BÙI THỊ HIỀN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VI KHUẨN HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƢỜI CAO TUỔI Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 62 72 20 50 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LIÊN THÁI NGUYÊN - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do tôi thực hiện tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian học bác sĩ nội trú khóa K7 (2013-2016), Trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Bs. Bùi Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Nội tiết-Hô hấp, khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực-Chống độc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Kim Liên, cô đã luôn động viên dìu dắt, giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Bộ môn Nội-Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những ý kiến quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các bác sĩ, điều dưỡng khoa Hô Hấp Nội Tiết, khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực-Chống độc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong quá trình tôi học tập và thực hành lâm sàng. Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp, những người bạn, những người luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2016 Tác giả Bs. Bùi Thị Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Acquired Immune Defiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) ATS : American Thoracic Society (Hội lồng ngực Hoa Kỳ) BAL : Bronchoalveolar Lavage (Rửa phế quản phế nang) BTS : British Thoracic Society (Hội lồng ngực Anh) CAP : Community-acquired pneumonia (Viêm phổi mắc phải cộng đồng) CLVT : Cắt lớp vi tính COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) CRP : C-Reactive Protein (Protein phản ứng C) HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương ICU : Intensive Care Unit (Khoa hồi sức tích cực ) IDSA : Infectious Diseases Society of America (Hội các bệnh nhiễm khuẩn Mỹ) NSPQ : Nội soi phế quản PQ-PN : Phế quản phế nang PSI : Pneumonia Severity Index (Chỉ số viêm phổi nặng) SEPAR : Spanish Society of Chest Diseases and Thoracic Surgery (Hiệp hội các nhà phẫu thuật lồng ngực và bệnh lý ngực Tây Ban Nha) TKNT : Thông khí nhân tạo VPMPCĐ : Viêm phổi mắc phải cộng đồng WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 3 1.2. Dịch tễ, nguyên nhân gây viêm phổi........................................................ 4 1.2.1. Dịch tễ ............................................................................................... 4 1.2.2. Vi khuẩn ............................................................................................ 4 1.2.3. Virus .................................................................................................. 7 1.3. Cơ chế bệnh sinh ..................................................................................... 7 1.3.1. Các hệ thống bảo vệ và cách bảo vệ của cơ quan hô hấp ................. 7 1.3.2. Một số thay đổi sinh lý cơ quan hô hấp ............................................ 9 1.4. Chuẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng ............................................ 9 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 9 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng ................................................................. 10 1.5. Tiên lượng viêm phổi mắc phải cộng đồng ............................................. 13 1.6. Điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ................................................... 17 1.6.1. Nguyên tắc điều trị ............................................................................ 17 1.6.2. Lựa chọn kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm đối với viêm phổi mắc phải cộng đồng. ....................................................................................... 17 1.6.3. Đáp ứng điều trị, thất bại điều trị kháng sinh, ngừng điều trị và xuất viện .................................................................................................................. 18 1.7. Các nghiên cứu về VPMPCĐ ở người cao tuổi ....................................... 19 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................... 24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 24 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 25 2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 25 2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn ............................................................................................................... 25 2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu để phân tích kết quả điều trị ....................... 26 2.4. Các tiêu chuẩn, bảng điểm đánh giá trong nghiên cứu ............................ 26 2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu ............................................... 31 2.5.1. Khám lâm sàng.................................................................................. 31 2.5.2. Cận lâm sàng, vi khuẩn học .............................................................. 32 2.5.3. Điều trị ............................................................................................. 35 2.6. Các bước tiến hành thu thập số liệu ........................................................ 35 2.7. Thu thập và xử lý số liệu .......................................................................... 36 2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 37 Chƣơng 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 38 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 38 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 40 3.3. Đặc điểm về kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu ......................... 49 Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 59 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học của nhóm nghiên cứu . 59 4.2. Đặc điểm kết quả điều trị ......................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 KHUYẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ viêm phổi có sự liên quan với VK gây bệnh ....6 Bảng 1.2. Thang điểm CURB-65 .................................................................... 13 Bảng 1.3. Giá trị điểm CURB-65 trong tiên lượng nhập viện điều trị .......... 14 Bảng 1.4. Phân nhóm nguy cơ Fine. ...................................................................... 14 Bảng 1.5. Giá trị của điểm PSI trong tiên lượng và điều trị ................................ 15 Bảng 1.6. Các tiêu chuẩn cho CAP cần nhập ICU .............................................. 16 Bảng 2.1. Bảng chỉ số các bệnh đồng mắc ..................................................... 27 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................... 38 Bảng 3.2. Tỷ lệ các bệnh đồng mắc với viêm phổi của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.3. Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ...... 39 Bảng 3.4. Tỷ lệ các triệu chứng biểu hiện viêm phổi nặng khi nhập viện đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 41 Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể ....................................................................... 41 Bảng 3.6. Các xét nghiệm Bilan nhiễm trùng ................................................. 42 Bảng 3.7. Tỷ lệ các triệu chứng cận lâm sàng viêm phổi nặng khi nhập viện đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 42 Bảng 3.8. Vị trí tổn thương trên phim chụp CLVT ngực ............................... 43 Bảng 3.9. Phân loại mức độ viêm phổi nặng theo CURB-65 ......................... 44 Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương trên nội soi phế quản ................................. 44 Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm vi sinh ........................................................... 45 Bảng 3.12. Đặc điểm vi khuẩn học ................................................................ 45 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tác nhân trực khuẩn gram âm gây viêm phổi ở đối tượng nghiên cứu ............................................ 46 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với tác nhân P.aeruginosa gây viêm phổi ở đối tượng nghiên cứu ..................................... 46 Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của E.coli ................................................. 49 Bảng 3.16. Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneumonia ...................... 50 Bảng 3.17. Thời gian nằm viện ....................................................................... 50 Bảng 3.18. Các nhóm kháng sinh kinh nghiệm được sử dụng ngay khi nhập viện ở đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 51 Bảng 3.19. Đặc điểm thay đổi phác đồ kháng sinh sau 72h ở các đối tượng nghiên cứu (n=22) .......................................................................................... 51 Bảng 3.20. Kết quả điều trị của các đối tượng nghiên cứu ............................. 52 Bảng 3.21. Phân bố kết quả điều trị với địa điểm nhập khoa ban đầu và TKNT ở đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 53 Bảng 3.22. Liên quan giữa thay đổi phác đồ kháng sinh sau 72h với kết quả vi khuẩn .............................................................................................................. 53 Bảng 3.23. Liên quan giữa kết quả nuôi cấy vi khuẩn với kết quả điều trị ... 54 Bảng 3.24. Liên quan giữa tuổi và giới với kết qủa điều trị ........................... 55 Bảng 3.25. Liên quan giữa tổn thương trên x quang phổi với kết quả điều trị viêm phổi ......................................................................................................... 55 Bảng 3.26. Liên quan giữa các bệnh đồng mắc ở bệnh nhân VPMPCĐ với kết quả điều trị ...................................................................................................... 56 Bảng 3.27. Liên quan giữa điểm CURB-65 với kết quả điều trị ................... 57 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới ........................................................................ 38 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng chính của đối tượng nghiên cứu 40 Biểu đồ 3.3. Hình dạng tổn thương phim chụp CLVT ngực .......................... 43 Biểu đồ 3.4. Kết quả kháng sinh đồ của S. pneumoniae (n=5) ....................... 46 Biểu đồ 3.5. Kết quả kháng sinh đồ của Pseudomonas aeruginosa (n=4) ..... 47 Biểu đồ 3.6. Tình hình sử dụng kháng sinh và điều trị hỗ trợ ........................ 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh do các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm nhưng không phải do trực khuẩn lao [3]. Mặc dù có nhiều kháng sinh mới ra đời bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng vẫn có những diễn biến phức tạp. Tại Mỹ, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ sáu trong các bệnh lý nội khoa, và đứng đầu gây tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Hàng năm ở Mỹ có khoảng 5,6 triệu trường hợp viêm phổi mắc phải cộng đồng xảy ra, và cũng có 1,1 triệu ca trong số này phải nhập viện [69], [70]. Trong các bệnh nhân ngoại trú, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm phổi thì thấp, trong phạm vi < 1-5%, nhưng trong số bệnh nhân viêm phổi ở cộng đồng phải nhập viện, tỷ lệ tử vong trung bình 12% tổng thể, còn tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân nằm ICU dao động từ 23% đến 57,6%,[27],[77],[88]. Bệnh VPMPCĐ cũng là một gánh nặng kinh tế, với chi phí kháng sinh hàng năm là 100 triệu USD, và chi phí toàn bộ là 10-12 tỷ USD tại Mỹ [33]. Ở Việt Nam, tại Bệnh viện Bạch Mai trước năm 1985 viêm phổi do vi khuẩn chiếm tỉ lệ 16,5% tại khoa hô hấp, tại Bệnh viện 103, tỉ lệ này chiếm 1/5 đến 1/4 số bệnh nhân ở khoa phổi. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh), năm 2004, có 710 trường hợp viêm phổi trong số 29353 bệnh nhân nhập viện (chiếm tỉ lệ 2,4%), có 44 trường hợp tử vong do viêm phổi trong tổng số 297 trường hợp tử vong (chiếm tỉ lệ là 14,8%) [2]. Tuổi cao và bệnh đồng mắc là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến biểu hiện lâm sàng của viêm phổi, nhiều khi các biểu hiện lâm sàng hay gặp của viêm phổi lại không điển hình, bị che khuất. Và đó là các nguy cơ dễ dẫn tới tử vong do viêm phổi khi không được xác định đúng đắn ở các bênh 2 nhân lớn tuổi. Dân số già đang tăng gấp đôi so với tỷ lệ dân số nói chung. Những thay đổi về sinh lý phổi ở người cao tuổi cơ bản là kết quả của quá trình lão hóa gồm giảm phản xạ ho khạc, tăng tình trạng khí phế thũng, giảm độ co giãn lồng ngực và giảm sức mạnh của các cơ hô hấp. Sự lão hóa các tế bào lông chuyển và giảm tiết chất nhầy. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch do sự lão hóa bao gồm giảm khả năng miễn dịch trung gian tế bào và dịch thể. Do đó đặc điểm lâm sàng, tiến triển, khả năng điều trị viêm phổi ở người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm. Để góp phần tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng, diễn biến, điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở các bệnh nhân ≥ 60 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người cao tuổi” với các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. 2. Phân tích kết quả điều trị bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng ở đối tượng nghiên cứu. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng bao gồm các nhiễm khuẩn phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, biểu hiện bằng viêm phổi thùy, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi không điển hình [3]. Viêm phổi là bệnh lý đã được biết đến từ rất lâu. Ngay từ trước công nguyên Hypocrat đã dùng phương pháp nghe phổi để chuẩn đoán. Ca viêm phổi đầu tiên được phát hiện ở Ai Cập vào 1250-1000 năm trước công nguyên. Đến đầu thế kỷ XIX, bác sỹ người Pháp Laennec (1781 - 1826) đã phân biệt viêm phổi với viêm màng phổi. Ông là người đầu tiên mô tả viêm phổi thùy cấp tính với ba giai đoạn dựa trên cơ sở lâm sàng và giải phẫu bệnh: Giai đoạn gan hóa đỏ, gan hóa xám, giai đoạn gan hóa vàng. Năm 1938 - 1939 đánh dấu sự ra đời của kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi. Từ đó đến nay hình thái và tiên lượng bệnh của bệnh viêm phổi đã có nhiều thay đổi. Trước đây dựa vào các biểu hiện khác biệt về lâm sàng giải phẫu bệnh viêm phổi được chia thành hai thể: Phế viêm và phế quản-phế viêm. Hiện nay VPMPCĐ không còn luôn mang tính khác biệt rõ ràng như phân loại cổ điển và do vậy người ta có khunh hướng gộp chung hai thể bệnh trong một khái niệm chung là viêm phổi. Gần đây phân loại viêm phổi có tính thực tiễn hơn, phân loại dựa trên cơ địa của người bệnh và nguồn gốc nhiễm khuẩn ở cộng đồng hoặc bệnh viện. Viêm phổi mắc phải cộng đồng là viêm phổi xuất hiện trên một người đang ở ngoài cộng đồng hay ít nhất không sống ở các cơ sở điều trị trong vòng 14 ngày trước đó (IDSA-2007) [57]. 4 1.2. Dịch tễ và nguyên nhân 1.2.1. Dịch tễ Tỷ lệ mắc chung của CAP khoảng 5,16-6,11/1000 người trong năm và tăng theo tuổi. Mùa hay gặp là mùa đông. Nam gặp nhiều hơn nữ. Tử vong do CAP hay gặp ở nhóm phải nhập viện điều trị, tỷ lệ tử vong chung lên tới 28% mỗi năm [83]. Tỷ lệ viêm phổi nói chung khoảng từ 3 – 15 trường hợp/1000 dân/năm ở các nước Châu Âu. Tỷ lệ này cao hơn ở người lớn tuổi, có 25 – 44 trường hợp/1000 dân/năm, và còn cao hơn nhiều ở những người >75 tuổi có 68 – 114 người/1000 dân/năm. Ở Đức hàng năm có khoảng 400.000 đến 600.000 ca mắc viêm phổi mắc phải cộng đồng [80]. Năm 2008 có hơn 200.000 bệnh nhân CAP ở Đức nhập viện điều trị, hai phần ba là người già hơn 70 tuổi. Tỷ lệ tử vong trong nằm viện khoảng 13%. Tại Nhật Bản, có 57 – 70/100.000 người người tử vong do viêm phổi, đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong [67]. Tại Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% bệnh phổi. Số bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi cấp tính tại Viện Quân Y 103 trước 1985 chiếm 1/5 – 1/4 bệnh nhân khoa phổi; tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 – 2000 có 345 bệnh nhân, chiếm 9,57% bệnh nhân viêm phổi vào điều trị [2]. 1.2.2. Vi khuẩn Ở nước ta có một số nghiên cứu về tình hình vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải cộng đồng, tỉ lệ vi khuẩn gây bệnh có thay đổi theo từng nghiên cứu do có sự khác nhau về địa dư và thời điểm nghiên cứu. Theo Đinh Ngọc Sỹ (1990) khi tiến hành phân lập vi khuẩn gây viêm phổi cấp tính qua các bệnh phẩm là đờm, dịch phế quản, dịch hút xuyên khí quản và máu nhận thấy căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là S.aureus 37,5%; S.pneumoniae 25%; S.pyogenes 7,5%; các loại vi khuẩn gram âm 30% [10]. 5 Lê Tiến Dũng (2013) tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy đa số bệnh nhân ở nhóm nguy cơ trung bình và nặng, vi khuẩn gram âm chiếm đa số 81,5% so với vi khuẩn gram dương 18,5%. Trong đó thường gặp nhất là H.influenza 19%; sau đó là chủng Klebsiella spp 18%; M.catarrhalis 10%, E.coli 8%, Pseudomonas spp. 14%. Trong số vi khuẩn gram dương thì S.pneumoniae chiếm chủ yếu 15%, và tụ cầu vàng 3,5% [5]. Trần Hoàng Thành (2008) tại Bệnh viện Bạch Mai nhận thấy trong số 97 bệnh nhân viêm phổi cấp tính cấy vi khuẩn dương tính gặp nhiều nhất là Klebsiella spp và Pseudomonas spp. mỗi loại gặp 27,3%; E.coli 18,3%; S.aureus 9,1% [12]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Huy Lực (2010) tại Học viện Quân Y thì thấy vi khuẩn nuôi cấy ở dịch rửa phế quản của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn đợt cấp chủ yếu là S.pneumoniae (66,7%) [9]. Theo các tác giả nước ngoài S.pneumoniae là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất [48],[73],[82]. Tác giả Niclas Johansson và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu trên 184 trường hợp CAP ở Bệnh viện Đại học Karolinska Thụy Điển thì thấy tỷ lệ phát hiện Streptococcus pneumoniae 38%; Mycoplasma pneumoniae 8%; Haemophilus influenzae 5% [68]. Các nghiên cứu của Mauricio Ruiz và vộng sự (1999) [78]; Carlos M.L và CS (2000) [58] tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân CAP đều nhận thấy S.pneumoniae là nguyên nhân thường gặp nhất 29% và 24%. Nghiên cứu của Simonetti và CS (2014) ở bệnh nhân cao tuổi cũng cho thấy S.pneumoniae gặp nhiều nhất [81]. Một nghiên cứu đa trung tâm về CAP ở người già tại Tây Ban Nha (2003) cũng cho thấy tỷ lệ gặp phế cầu là nhiều nhất lên tới 49%, và Haemophilus influenzae 14% [92]. 6 Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ viêm phổi có sự liên quan với vi khuẩn gây bệnh theo ATS 2007 [57] Bệnh lý Vi sinh vật gây bệnh Streptococcus pneumoniae, VK kị khí vùng miệng, Nghiện rƣợu Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter species, Mycobacterium tuberculosis COPD và hoặc hút thuốc VP do hít Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Legionella species, S.pneumoniae, Moraxella cararhalis, Chlamydophyla pneumoniae. Trực khuẩn Gram âm đường ruột, VK kị khí vùng miệng Abces phổi CA- MRSA, VK kị khí vùng miệng, M.tuberculosis HIV S.pneumoniae, H.influenzae, M. tuberculosis và Pneumocystis, Cryptococcus, Histoplasma, Aspergillus, atypical mycobacteria (đặc biệt Mycobacterium kansasii), P. aeruginosa, H.influenzae. Bệnh cấu trúc phổi P.aeruginosa, Burkholderia cepacia, S. aureus (giãn phế quản) Theo Barlett J.G (2000) nên xem xét đánh giá cẩn thận những bệnh nhân viêm phổi mà trong tiền sử có tiếp xúc thường xuyên hoặc liên tục với các yếu tố nguy cơ. Khi có tiếp xúc với chim thì gợi ý là bệnh nhân có thể mắc bệnh do Chlamydia psittasi, trong khi nếu tiếp xúc với động vật gặm nhấm ở những địa phương có nguy cơ thì cần nghĩ tới bệnh dịch hạch hoặc tularaemia. Khi trong gia đình có người mắc bệnh phổi hay trước đó có người viêm phổi thì thường đó không phải là viêm phổi điển hình mà có thể là viêm phổi không điển hình do Mycoplasma hay do virus gây ra [24]. 7 1.2.3. Virus Xét nghiệm chẩn đoán phân tử giúp thầy thuốc có thêm hiểu biết về vai trò của virus trong viêm phổi và kết quả cho thấy rằng viêm phổi do virus trước đây đã bị đánh giá thấp. Ở tr em, virus hợp bào hô hấp, rhinovirus, metapneumo virus người, boca virus người và para-influenzae virus là những virus thường gặp nhất ở các nước phát triển và đang phát triển. Nhiễm virus kép là phổ biến và 1/3 tr em có bằng chứng về virus vi khuẩn đồng nhiễm. Ở người lớn, virus là các tác nhân gây bệnh giả định trong một phần ba các trường hợp viêm phổi ở cộng đồng, đặc biệt là virus cúm, rhinoviruses, và coronavirus [79]. Theo tác giả Johnstone (2008) virus được cho là nguyên nhân của VPMPCĐ trong 11,9% các trường hợp ở người lớn [46]. 1.3. Cơ chế bệnh sinh 1.3.1. Các hệ thống bảo vệ và cách bảo vệ của cơ quan hô hấp [3] * Bảo vệ cơ học - Lông chuyển: Gặp ở hầu như khắp đường thở, từ vùng trước mũi, sau họng và mặt trên dây thanh âm. Chúng nằm trên bề mặt biểu mô phủ, mỗi tế bào có 200 lông chuyển, chuyển động nhanh về phía trước, chuyển động lông chuyển ở đường hô hấp dưới từ thấp đến cao theo hình xoắn ốc, thuận chiều kim đồng hồ, tới phần trên khí quản, chuyển động ra sau và lên trên. Sự phối hợp nhịp nhàng, đều đặn của bộ lông chuyển giúp thường xuyên làm sạch đường hô hấp. Khi có dị vật hoặc yếu tố lạ xâm nhập vào đường thở sẽ có phản ứng ho hoặc hắt hơi là phản ứng bảo vệ giúp đẩy những yếu tố lạ ra ngoài. - Chất nhầy: Được tiết ra từ các tuyến tiết nhầy, cấu trúc bởi mucin và protein. Ngoài ra còn chứa kalicrein, transferin, globulin miễn dịch... chúng có vai trò ngưng kết bụi, vi khuẩn, virus...và tạo môi trường thuận lợi cho 8 transferin, globulin...hoạt động. Ngoài ra chúng còn ngăn cản sự tiếp xúc của các chất kích thích vào niêm mạc đường hô hấp. * Bảo vệ dịch thể - Các globulin miễn dịch: bao gồm IgA, IgG và lượng nhỏ IgM có vai trò ngưng kết, ly giải kháng nguyên xâm nhập đường thở. - Lysozym: Được tiết ra 10-20 mg/ ngày trong đường thở, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm. Đặc biệt, lysozym trong đờm của người có khả năng ly giải S.pneumoniae và gây độc cho một số loại nấm bao gồm Crytococcus noformans và Coccidioides immitis. - Lactoferrin: có trên bề mặt niêm mạc, ức chế vai trò của vi khuẩn và bảo vệ tổ chức khỏi tổn thương do hydroxyl gây ra. - Peroxidase: có vai trò oxy hóa một số chất. - Surfactan: có 4 loại A, B, C, D vừa đảm bảo sức căng bề mặt phế nang, vừa có vai trò bất hoạt vi khuẩn, kích thích bạch cầu giải phóng các lysozim, tăng cường khả năng của bạch cầu trong việc bắt và diệt vi khuẩn. - Các yếu tố khác như bổ thể, transferrin...góp phần vào việc bất hoạt, làm tan các tác nhân gây bệnh. * Bảo vệ tế bào - Thành phần bao gồm đại thực bào phế nang, lymphocyte T- CD4,T- CD8... - Kháng nguyên vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào đường thở, bị các đại thực bào bắt giữ, sau đó trình diện kháng nguyên cho T- CD4, đồng thời tiết IL1 kích thích sản xuất T- CD4 và IL2 để khởi xướng đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. - Dưới tác động của IL2 các tế bào lympho B tăng sản và chuyển dạng thành các plasmocyte bài tiết kháng thể ngưng kết với kháng nguyên. Một số tế bào lympho B trở thành tế bào nhớ, mang ký ức miễn dịch để lần sau khi 9 có sự xâm nhập của kháng nguyên tương tự sẽ có đáp ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh hơn. - T- CD4 và T- CD8 giúp điều hòa việc sinh kháng thể của lympho B,T độc giúp phá hủy tế bào mang kháng nguyên. - Hệ thống bảo vệ bộ máy hô hấp giúp duy trì đường hô hấp dưới vô khuẩn, khi khả năng thanh thải vi khuẩn phát triển gây nên bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp [3]. 1.3.2. Một số thay đổi sinh lý cơ quan hô hấp ở người cao tuổi Những thay đổi về sinh lý phổi cơ bản là kết quả của quá trình lão hóa gồm giảm phản xạ ho khạc, tăng tình trạng khí phế thũng, giảm độ co giãn lồng ngực và giảm sức mạnh của các cơ hô hấp. Sự lão hóa các tế bào lông chuyển và giảm tiết chất nhầy [32], do đó tỷ lệ ho khạc đờm ở bệnh nhân viêm phổi người già thường kém và ít. Những thay đổi trong hệ thống miễn dịch do sự lão hóa bao gồm giảm khả năng miễn dịch trung gian tế bào và dịch thể [44], điều này dẫn tới một số triệu chứng về đáp ứng viêm ở bệnh nhân VPMPCĐ người cao tuổi thường xuất hiện ít, đặc biệt là triệu chứng sốt. 1.4. Chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng 1.4.1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng toàn thân: bệnh khởi phát đột ngột hoặc từ từ. Sốt: Thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không. Nhiệt độ có thể lên tới 40- 41˚C, có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38- 38,5˚C, những trường hợp này thường xảy ra ở bệnh nhân có sức đề kháng giảm nhiều như: suy giảm miễn dịch, người già, tr nhỏ, có các bệnh mạn tính kèm theo. Tần số sốt ở bệnh nhân cao tuổi bị viêm phổi khoảng từ 33% đến 60% theo nghiên cứu của Venkatesan và cộng sự (1990) . Những trường hợp viêm phổi do vi khuẩn gram âm có thể thấy da xanh tái, lạnh, vã mồ hôi, đặc biệt khi có sốc nhiễm khuẩn. 10 Môi khô, một số trường hợp có Herpes hoặc ban xuất huyết trên da, lưỡi bẩn, hơi thở hôi. Bệnh nhân thường mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn; có thể có đau đầu, mỏi người ở những trường hợp viêm phổi do virus, M.pneumoniae…. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể có rối loạn ý thức. Triệu chứng cơ năng: Ho là triệu chứng xuất hiện sớm, ho thành cơn, hoặc ho hung hắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu gỉ sắt, các trường hợp khác đờm có màu vàng hoặc xanh, đôi khi khạc đờm có mủ; đờm có thể có mùi hôi, thối, hoặc không. Nghiên cứu của Dương Danh Tùng (2015) triệu chứng cơ năng khi nhập viện hay gặp nhất là ho khạc đờm 81,4%, khó thở 62,8%, sốt 60,7% [15]. Đau ngực: đau ngực vùng tổn thương, đau ít hoặc nhiều; có trường hợp đau rất dữ dội. Khó thở: viêm phổi nhẹ không có khó thở, những trường hợp nặng bệnh nhân thở nhanh nông, có thể có co kéo cơ hô hấp. Theo Wyrwich KW và cộng sự (2013), tỷ lệ gặp biểu hiện ho, khó thở lần lượt là 96, 8 và 89,1% [90]. Triệu chứng thực thể: Hô hấp: tần số thở tăng, có co kéo cơ hô hấp hoặc không. Khám phổi có thể có hội chứng đông đặc (rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm, gõ đục), ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương. Trong nghiên cứu của Dương Danh Tùng (2015): Ran ẩm, ran nổ hay gặp nhất với 89,3%[15]; Tim mạch: mạch nhanh, huyết áp bình thường; trường hợp nặng có sốc, huyết áp thấp, mạch nhỏ khó bắt. Tiêu hóa: có thể thấy bụng chướng hơi, khi có nhiễm khuẩn huyết có thể thấy gan, lách to, thường chỉ mấp mé bờ sườn. 1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng Xét nghiệm bạch cầu: Thường số lượng BC tăng > 10 G/l hoặc giảm < 4 G/l, hoặc BCĐNTT tăng > 85% hoặc tăng bạch cầu non > 15% hoặc tăng BC ái toan trong các trường hợp viêm phổi do ký sinh trùng như sán lá gan hội chứng Loffler. Số lượng BC bình thường có thể gặp trong viêm phổi do virus [3].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng