Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí sản phụ có sẹo mổ...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí sản phụ có sẹo mổ lấy thai ở tuổi thai ≥ 37 tuần tại bệnh viện sản nhi bắc giang

.PDF
92
31
119

Mô tả:

1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN LỘC QUỐC PHƢƠNG C IỂ S NG CẬN TR SẢN PHỤ C S NG V T QUẢ SẸO MỔ LẤY THAI Ở TUỔI THAI ≥ 37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II THÁI NGUYÊN - 2016 2 T VẤN Ề Thai nghén và sinh đẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai và sinh đẻ lại có nhiều vấn đề bất thường xảy ra, đe doạ đến tính mạng của mẹ và con. Bởi vậy, an toàn cho mẹ và con luôn là điều trăn trở của các nhà sản khoa trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mổ lấy thai là một phẫu thuật sản khoa lấy thai và phần phụ của thai ra khỏi buồng tử cung qua một đường rạch ở thành bụng và cơ tử cung trong các trường hợp cuộc đẻ đường dưới không thể thực hiện được [5]. Phẫu thuật này có lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên, lúc đầu người ta chỉ thực hiện trên người vừa chết, dần dần người ta nghĩ đến việc phẫu thuật ở người sống để cứu cả mẹ và con. Nhưng do kỹ thuật còn non kém, chưa có thuốc kháng sinh, chưa có khái niệm về vô khuẩn nên mổ lấy thai ít đem lại kết quả, tỷ lệ tử vong mẹ và con còn rất cao do chảy máu và nhiễm khuẩn sau mổ. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền y học, ngành sản khoa cũng có những bước phát triển vượt bậc, đó là sự xuất hiện các phương tiện thăm dò chẩn đoán, cập nhật phác đồ điều trị mới, sự xuất hiện nhiều loại kháng sinh mới và hiểu biết về vô khuẩn, khử khuẩn, sự tiến bộ của ngành gây mê hồi sức…Theo đó, kỹ thuật mổ lấy thai ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, tỷ lệ tử vong mẹ và con do phẫu thuật giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ mổ lấy thai trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai tăng lên một cách đáng kể. Tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng không chỉ ở Việt Nam, mà còn là xu hướng chung của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Ở Pháp, trong vòng 10 năm, từ 1972 - 1981 tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng gấp đôi từ 6% lên 11% và gần đây là 20 - 25%. Tại Mỹ, năm 1988 tỷ lệ mổ lấy thai 3 trung bình của cả nước là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ này là 29,1% [59]. Còn với mổ lấy thai do sẹo mổ lấy thai cũ thì phải mổ lấy thai lại là hơn 90% [18], [31]. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả ở Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai ở những thập kỷ 60 - 70 khoảng từ 10 - 14% [4], [28]; tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai khoảng từ 54 - 60% [10], [24]. Những năm gần đây tỷ lệ mổ lấy thai chung cũng tăng cao từ 46,3% [2] đến 53,74% [16]; tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai cũng tăng cao trên 98% [9], [16]. Với thai nghén ở một tử cung có sẹo mổ lấy thai lại là một trong những nguy cơ sản khoa. Trong khi đó, vấn đề chỉ định mổ lấy thai ở các sản phụ có sẹo mổ lấy thai vẫn còn chưa được thống nhất và đang được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Đồng thời việc tiên lượng cuộc đẻ lần sau cũng sẽ khó khăn và phức tạp hơn vì có nguy cơ nứt sẹo cũ, vỡ tử cung và những tai biến khác ở lần mang thai sau, đòi hỏi thầy thuốc sản khoa phải tiên lượng được mọi nguy cơ có thể xảy ra khi theo dõi những sản phụ có sẹo mổ lấy thai để đưa ra chỉ định hợp lý nhất nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Nhận thấy ở Việt Nam cũng như tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong 10 năm trở lại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mổ lấy thai nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cách xử trí ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai. Vậy có các cách xử trí nào ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai? Tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai như thế nào? Các chỉ định đó đúng hay sai? Để góp phần trả lời cho những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đ sẹo mổ lấy thai ở tuổ a ≥ 37 tuần tại Bệnh viện S n Nhi Bắc Giang”. Mục tiêu nghiên cứu: m lâm sàng, c n lâm sàng s n ph có sẹo mổ lấy tha ở 1. Mô t ổ a ≥3 ầ tại Bệnh viện S n Nhi Bắc Giang ă 2. Phân tích 2015 – 2016. x trí s n ph có sẹo mổ lấy thai ở ầ tại Bệnh viện S n Nhi Bắc Gian ă 2015 – 2016. ổ a ≥3 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc về lịch sử phẫu thuật lấy thai Theo lịch sử của người Ai Cập, mổ lấy thai đã được thực hiện vào những năm 3000 năm trước Công Nguyên, khi ấy chỉ tiến hành trên người mẹ mới chết hoặc đang hấp hối để cứu con. Năm 730 trước Công Nguyên vị Hoàng đế La Mã Pompillius đã ban hành một sắc lệnh: Tất cả các bà mẹ mang thai khi bị chết chỉ được chôn sau khi thai nhi đã được lấy ra khỏi bụng mẹ, điều này chứng tỏ mổ lấy thai (MLT) đã có từ rất lâu đời và chỉ được thực hiện trên người chết [19]. Đến thế kỷ 16, phẫu thuật này mới được thực hiện trên người mẹ sống. Năm 1500 Jacob Nufer (Thuỵ Sỹ) một người làm nghề thiến lợn ở Thuỵ Sỹ đã thực hiện cuộc phẫu thuật cho vợ ông ta, đó được coi là trường hợp mổ lấy thai đầu tiên trên thế giới [19]. Năm 1610 Jeremiah Trautmann ở Saxony (Đức) đã thực hiện MLT trên người sống nhưng người mẹ đã tử vong sau phẫu thuật 25 ngày. Cho đến năm 1794 mới có ca phẫu thuật đầu tiên thành công cứu sống cả mẹ lẫn con tại bang Virginia của Mỹ [19]. Từ đó MLT đã được nhiều người ủng hộ và có ở nhiều nước Pháp, Anh nhưng tỷ lệ tử vong quá cao do biến chứng chảy máu và nhiễm trùng. Từ 1500-1769 trong suốt 200 năm chỉ có 76 trường hợp cứu sống người mẹ bằng MLT, Y văn Châu Âu: Năm 1865 tỷ lệ chết do MLT là 85%, ở nước Áo 100% từ năm 1780-1888. Năm 1876, Edueardo Porro thực hiện thành công đầu tiên MLT tiếp theo cắt tử cung bán phần và khâu mép cắt vào thành bụng đã hạn chế được biến chứng nhiễm trùng và chảy máu. 5 Đến năm 1882, Max Sanger người Đức đã đưa cách phẫu thuật là rạch dọc thân tử cung để lấy thai sau đó khâu phục hồi lại cơ tử cung, đem lại kết quả khả quan hơn mà ngày nay được gọi là MLT theo phương pháp cổ điển [5]. Năm 1805, OSiander lần đầu tiên mô tả phẫu thuật rạch dọc đoạn dưới tử cung lấy thai [5]. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX năm 1906 FranK cải tiến phương pháp của OSiander và sau đó được áp dụng rộng rãi nhờ công của William và Delee và cũng chính ông là người đầu tiên so sánh đối chiếu giữa mổ dọc thân tử cung và mổ dọc đoạn dưới tử cung để lấy thai [5]. Đến năm 1926, Kerr đề xuất thay đổi kỹ thuật từ rạch dọc đoạn dưới tử cung sang rạch ngang đoạn dưới tử cung để lấy thai, đây là bước thay đổi kỹ thuật quan trọng đem lại kết quả cao tuy nhiên, mổ lấy thai vẫn còn hạn chế vì nhiễm khuẩn và yếu kém trong gây mê hồi sức [5]. Năm 1940, Flemming phát minh ra kháng sinh làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn. Sau đó vào những năm 1950, gây mê hồi sức đã có bước tiến mới trong việc áp dụng các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc tê, thuốc mê mới thì phẫu thuật MLT thực hiện an toàn hơn, đảm bảo hơn cho mẹ và con. Ở Việt Nam, trước năm 1950 do nguy cơ nhiễm khuẩn lớn, chưa có kháng sinh và hạn chế của gây mê nên MLT được áp dụng rất hạn chế. Chỉ sau khi kháng sinh ra đời, MLT mới được áp dụng rộng rãi. Năm 1956 phẫu thuật mổ dọc đoạn dưới tử cung lấy thai được áp dụng đầu tiên tại khoa Sản Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sau đó giáo sư Đinh Văn Thắng thực hiện mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai tại bệnh viện Bạch Mai và phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trên Toàn Quốc cho đến ngày hôm nay [28] (Hình 1.1). 6 1.2. ặc điểm về giải phẫu sinh lý và tổ chức học sẹo mổ tử cung 1.2.1. T ay ổi về gi i phẫu Tử cung bị biến dạng do bị sẹo dúm dó, co kéo thể hiện trên hình ảnh siêu âm thấy một hình trụ khác với bình thường là hình quả lê. Tư thế tử cung bị dính làm thay đổi vị trí không còn hơi đổ ra trước, gấp ra trước, không di động dễ dàng trong một tiểu khung rỗng, đặc biệt không thể quay sang phải như ở tử cung bình thường. Mật độ vùng sẹo kém mềm mại vì nhiều tổ chức liên kết hơn sợi cơ và sợi chun giãn. Có thể gặp trường hợp sẹo mỏng hơn bình thường thành một hình rãnh lõm, cũng có thể gặp sẹo phì đại lồi vào buồng tử cung… Những trường hợp này thường chỉ có thể phát hiện được qua kiểm soát tử cung sau đẻ hoặc trên hình ảnh siêu âm. Tổn thương dính là nguy hiểm nhất vì dễ làm tổn thương bàng quang, niệu quản, ruột non và đại tràng trong những lần mổ sau (Hình 1.2). 1.2.2. Đ m về sinh lý học Hoạt động co bóp của cơ tử cung là mối liên quan giữa hoạt động cơ học (các sợi cơ actin trượt trên các sợi khác làm thay đổi dạng sợi và tính chất vật lý) và hiện tượng điện học (sự trao đổi ion chủ yếu là Ca++) qua màng tế bào gây hiện tượng giải phóng năng lượng làm biến đổi những protein co bóp, hiện tượng co bóp có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào của cơ tử cung và bất kỳ vị trí giải phẫu nào và với sẹo tử cung các sợi cơ vùng đó bị ảnh hưởng sẽ làm sự co bóp không nhịp nhàng. Về bản chất thì sẹo cơ tử cung gồm nhiều tế bào xơ, tổ chức liên kết sợi cơ rải rác mong manh nên dễ vỡ khi có cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ. Theo Surean, Csapo, Jung tác dụng cơn co tỷ lệ thuận với cường độ và tỷ 7 lệ nghịch với sức đối kháng đoạn dưới tử cung và cổ tử cung như sẹo ở đoạn eo đã trở nên một sức đối kháng làm giảm cường độ lan truyền từ thân xuống làm cổ tử cung khó giãn nở khi chuyển dạ. Các yếu tố thần kinh nội tại ở vùng sẹo ít hơn bình thường nên giảm đáp ứng kích thích, một mặt cản trở co bóp, mặt khác ảnh hưởng đến thần kinh nội tại tử cung nằm ở vùng cơ, eo gây hiện tượng ngưng hẳn chuyển dạ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và gây đau đớn cho thai phụ. 1.2.3. Đ m về tổ chức học Schawarz (1938) và Siegel (1952) đã làm thực nghiệm trên tử cung của chó thấy rằng: Ban đầu sẹo ấy đều là tổ chức xơ, có nhiều tế bào là xơ non, nhưng về sau các sợi ấy biến thành sợi cơ lẫn vào các lớp cơ của tử cung. Siegel cho rằng sự hình thành các tổ chức trung gian tức là phản ứng Fibroblastes rất quan trọng trong quá trình hình thành sẹo ở tử cung. Nghiên cứu trên một số người mổ lại cho thấy: Chỗ sẹo là tổ chức xơ có tế bào xơ non xen lẫn các sợi cơ trơn hình ảnh sợi cơ bình thường, chỉ có lưới mao mạch là ít phát triển. Liên bào phủ mặt trong sẹo là liên bào trụ tiết nhầy giống hệt liên bào phủ mặt trong cổ tử cung, loại liên bào này có chỗ lồng vào rất sâu trong lớp cơ gây ra hình ảnh tổ chức học gặp trong trường hợp rau cài răng lược. Sử dụng điện quang để nghiên cứu sẹo mổ tử cung đoạn dưới một số tác giả kết luận: Những hình ảnh đối chiếu trên điện quang xấu nhất là hình ảnh của tử cung khâu bằng chữ X hay chữ U, hay khi đã phải khâu thêm để cầm máu hoặc khi niêm mạc bị kẹt vào sẹo. Vỡ tử cung tỷ lệ phần trăm cao khi mổ lần trước là rau tiền đạo. Hình ảnh tốt nhất là những hình ảnh của sẹo khi khâu 2 lớp bằng chỉ catgut thường. Nếu hình ảnh điện quang bình thường hay 8 chỉ có biến dạng nhỏ và nếu nguyên nhân mổ lần trước không phải là nguyên nhân cố định thì có triển vọng lần sau đẻ đường dưới, trái lại nếu có biến dạng vừa hay lớn nên mổ trước chuyển dạ vì sẹo có thể toác ra hoặc tử cung bị vỡ ngay trong những cơn co đầu tiên. 1.3. Thay đổi giải phẫu và sinh lý ở tử cung khi có thai * Thay đổi ở thân tử cung: Thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất trong khi có thai và chuyển dạ. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung và niêm mạc tử cung biến thành ngoại sản mạc. Tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa thai nhi ở trong. Trong khi có thai, thân tử cung thay đổi về kích thước, vị trí và tính chất. Trọng lượng: Khi chưa có thai, tử cung nặng 50 – 60 gam. Sau khi thai và rau sổ ra ngoài, tử cung nặng trung bình 1000 gam (900 – 1200 gam). Tăng trọng lượng của tử cung chủ yếu trong nửa đầu của thời kỳ thai nghén. Bình thường khi chưa có thai cơ tử cung dày khoảng 1cm, đến khi có thai vào tháng 4- 5, lớp cơ tử cung dày nhất khoảng 2,5cm. Các sợi cơ tử cung có thể phát triển theo chiều rộng gấp 3 – 5 lần, theo chiều dài lên tới 40 lần. Trong những tuần đầu của thai nghén, tử cung to lên chủ yếu do tác dụng estrogen và progesteron. Nhưng sau 12 tuần lễ, tử cung tăng lên về kích thước chủ yếu do thai và phần phụ của thai to lên làm cho tử cung phải tăng lên theo [14]: - Dung tích: Khi chưa có thai, buồng tử cung có dung tích 1 – 4ml. Khi có thai dung tích buồng tử cung tăng lên tới 4000 – 5000ml, trong các trường hợp đa thai, đa ối dung tích buồng tử cung có thể tăng nhiều hơn nữa. Buồng tử cung khi chưa có thai đo được trung bình 7cm, vào cuối thời kỳ thai nghén, buồng tử cung cao tới 32cm. 9 - Hình thể: Trong 3 tháng đầu, đo đường kính trước sau to nhanh hơn đường kính ngang nên tử cung có hình tròn. Phần dưới phình to lên, có thể nắn thấy qua túi cùng bên âm đạo. Do thai chiếm không hết toàn bộ buồng tử cung làm cho tử cung không đối xứng, hình thể tử cung không đều. Vào khoảng 3 tháng giữa tử cung có hình trứng, cực to ở trên, cực nhỏ ở dưới. Trong 3 tháng cuối hình thể tử cung phụ thuộc vào tư thế của thai nhi nằm trong buồng tử cung. - Vị trí: Khi chưa có thai, tử cung nằm ở đáy chậu, trong tiểu khung. Khi có thai tử cung lớn lên và tiến vào ổ bụng. Khi tử cung lên cao, nó kéo giãn căng dây chằng rộng và dây chằng tròn theo. Tháng đầu, tử cung còn nằm ở dưới khớp vệ. Từ tháng thứ 2 trở đi trung bình mỗi tháng tử cung phát triển cao lên phía trên khớp vệ 4cm. - Cấu tạo: Phúc mạc ở thân tử cung dính chặt vào lớp cơ tử cung. Khi có thai phúc mạc phì đại và giãn ra theo lớp cơ tử cung. Ở đoạn eo tử cung phúc mạc có thể bóc tách được dễ dàng ra khỏi lớp cơ tử cung, ranh giới giữa hai vùng là đường bám chặt của phúc mạc. Đó là ranh giới để phân biệt đoạn thân tử cung với đoạn dưới tử cung. Người ta thường MLT ở đoạn dưới tử cung để có thể phủ được phúc mạc sau khi đã đóng kín vết mổ ở lớp cơ tử cung. Cơ ở thân tử cung gồm 3 lớp: Lớp ngoài là lớp cơ dọc, lớp này vòng qua đáy tử cung và kéo dài tới các dây chằng của tử cung. Lớp trong là lớp cơ vòng, nó có các sợi cơ giống như các sợi cơ thắt ở quanh các lỗ vòi tử cung và lỗ trong cổ tử cung. Lớp giữa gồm các cơ đan chéo nhau gọi là lớp cơ đan, lớp cơ này dày nhất và phát triển mạnh nhất, trong lớp cơ này có nhiều mạch máu. Sau khi sổ rau, lớp cơ này co chặt lại để tạo thành khối an 10 toàn của tử cung, thít chặt các mạch máu lại, đảm bảo không chảy máu đó là sự cầm máu sinh lý. Niêm mạc tử cung khi có thai biến đổi thành ngoại sản mạc. - Khả năng co bóp và co rút: Trong khi có thai khả năng co bóp và co rút của cơ tử cung tăng lên rất lớn. Thể tích của tử cung có thể co lại còn 2/3, đang từ mềm toàn bộ có thể co chắc lại. Tăng khả năng co bóp và co rút do 2 yếu tố: Các sợi cơ tử cung đã tăng tình trạng dễ kích thích nên dễ bị co bóp hơn và các sợi cơ thường xuyên ở trong tình trạng giãn nên dễ dàng và sẵn sàng co rút lại. * Thay đổi ở eo tử cung Trước khi có thai eo tử cung chỉ là một vòng tròn nhỏ, chiều cao 0,5 – 1cm nằm giữa thân và cổ tử cung. Phúc mạc ở eo tử cung lỏng lẻo, dễ bóc tách ra khỏi lớp cơ vì giữa phúc mạc và lớp cơ có 1 tổ chức liên kết khá dày. Khi có thai và đoạn dưới tử cung được thành lập phúc mạc cũng giãn dần ra. Lớp cơ ở đoạn dưới tử cung chỉ có lớp cơ dọc ở ngoài, lớp cơ vòng ở trong, không có lớp cơ đan chéo ở giữa. Khi có thai eo tử cung giãn rộng dần, dài và mỏng ra tạo thành đoạn dưới tử cung. Đến cuối cuộc chuyển dạ đẻ đoạn dưới tử cung dài khoảng 10cm. Đối với sản phụ con so đoạn dưới tử cung được thành lập từ đầu tháng thứ 9. Ở người con rạ đoạn dưới tử cung được thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung là phần dễ vỡ nhất trong cuộc chuyển dạ đẻ và dễ chảy máu khi có rau tiền đạo. 11 * Thay đổi ở cổ tử cung Khi có thai cổ tử cung mềm ra, mềm từ ngoài vào trung tâm. Vị trí và hướng cổ tử cung không thay đổi nhưng khi đoạn dưới được thành lập, cổ tử cung thường quay về phía xương cùng do đoạn dưới tử cung phát triển nhiều ở mặt trước hơn mặt sau. Khi bắt đầu chuyển dạ đẻ cổ tử cung xóa và mở [14]. Trên đây là những thay đổi tử cung ở phụ nữ khi mang thai. Cuộc đẻ sẽ diễn ra bình thường, sản phụ có thể đẻ đường dưới. Nếu có nguyên nhân đẻ khó cố định hoặc nguyên nhân phối hợp khiến sản phụ phải mổ lấy thai ở lần sinh đầu, thì lần sinh sau sẽ để lại vết sẹo mổ cũ. Tuỳ vào kỹ thuật MLT, kỹ thuật khâu cũng như săn sóc sau mổ, số lần mổ lại, thời gian mổ lại ở các sản phụ có thể có những thay đổi về giải phẫu, sinh lý và dựa vào đó có thể tiên lượng một phần ở lần đẻ sau. 1.4. Tình hình mổ lấy thai ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới 1.4.1. Tình hình mổ lấy thai chung Trong những thế kỷ 16, 17 phẫu thuật lấy thai còn thô sơ, trình độ kỹ thuật thấp, biến chứng chảy máu và nhiễm trùng cao là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong cho mẹ và con sau mổ. Do đó chỉ định MLT còn hạn chế, các nhà sản khoa vẫn nghiêng về các thủ thuật âm đạo, thậm chí huỷ một thai để ưu tiên cứu sống mẹ trong những trường hợp ối vỡ sớm trên 12 tiếng vì cho rằng khả năng nhiễm trùng cao. Cho tới mấy chục năm gần đây nhờ phát kiến của các nhà khoa học được coi là đánh dấu bước ngoặt trong lĩnh vực MLT: đó là công trình nghiên cứu về vô trùng của Pasteur Lister, Semmelweiss; phát minh ra kháng sinh của 12 Fleming năm 1940 cùng với sự tiến bộ của gây mê hồi sức - tỷ lệ tử vong trong MLT đã giảm hẳn. Hiện nay MLT không còn là phẫu thuật khó khăn nữa, MLT không chỉ được áp dụng ở các trung tâm y khoa lớn mà ngay cả ở tuyến tỉnh, thậm chí tuyến huyện cũng được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả. Chính vì thế mà tỷ lệ MLT ngày càng gia tăng. Tại Viện BVBMTSS từ năm 1964 tỷ lệ MLT là 9,68% (Đinh Văn Thắng, Nguyễn Thìn, Trần Đăng Tính) [28]; năm 1996 tỷ lệ này là 30,5%. Tại BVĐKTƯTN năm 2012 là 46,3% [2]; tại BVPSHN năm 2013 tỷ lệ MLT là 53,86% so với tổng số đẻ chung [16]. Bảng 1.1. Tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam Năm Tác giả Bệnh viện Tỷ lệ (%) 1964 Đinh Văn Thắng [28] Viện BVBMTSS 9,68 1970 Dương Thị Cương [4] Viện BVBMTSS 13,90 1981- 1983 Lê Điềm, Lê Hoàng [7] Viện BVBMTSS 15,27 1974- 1992 Nguyễn Thìn [29] Viện BVBMTSS 20,25 1991- 1993 Lê Điềm, Lê Hoàng [7] Viện BVBMTSS 23,45 1998 Nguyễn Đức Hinh [12] Viện BVBMTSS 34,90 2000 Phạm Văn Oánh [23] Viện BVBMTSS 35,10 2002 Vương Tiến Hòa [13] BVPSTƯ 36,97 2004 Võ Thị Thu Hà [8] BVPS Tiền Giang 31,00 2005 Phạm Thu Xanh [37] BVPSTƯ 39,71 2012 Nguyễn Thị Bình [2] BVĐKTƯTN 46,3 2013 Đào Thanh Kiều [16] BVPSHN 53,86 13 Tỷ lệ MLT cũng tăng dần theo năm ở các tỉnh, tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình tỷ lệ MLT từ 1992-1993 là 19% [3]; năm 1994-1997 theo Nguyễn Đức Vy tại Bệnh viện Hải Dương tỷ lệ MLT là: 16,62% [36]. Năm 2004 theo Võ Thu Hà tại BVPS Tiền Giang tỷ lệ MLT là: 31% [8]; năm 2012 theo Nguyễn Thị Bình tại BVĐKTƯ TN là 46,3% [2]; năm 2013 theo Đào Thanh Kiều tại BVPSHN tỷ lệ này là 53,86% [16]. Tỷ lệ MLT trên thế giới cũng tăng dần đặc biệt trong những năm gần đây, năm 1972 theo Phipott và Castele tại Zimbawue tỷ lệ MLT là 9,90%; năm 1982 tại Mexico là 25,84%; tại Mỹ theo Francis & CS tỷ lệ MLT chung từ 1989-1990 là 22,7% [52]; đến năm 1994 tỷ lệ này theo John.p.Elliot là 26,1% tăng 3%. Bảng 1.2. Tỷ lệ mổ lấy thai ở một số nước Năm Tác giả 1989- 1990 Francis [52] Nƣớc Tỷ lệ (%) Scotland 14,20 1999 Mark hill [64] Anh 21,50 1999 Mark hill [64] Đan Mạch 14,00 1999 Mark hill [64] Na Uy 12,60 1999 Mark hill [64] Thụy Điển 12,20 1999 Mark hill [64] Phần Lan 15,10 1999 Mark hill [64] Pháp 17,30 1999 Mark hill [64] Italia 12,60 2003 Koc [61] Thổ Nhĩ Kỳ 26,10 2004 Hyattsville M.D [59] Hoa Kỳ 29,10 2013 Kun Huang [62] Trung Quốc 46-64,7 14 1.4.2. Tình hình mổ lấy thai ở s n ph có sẹo mổ lấy thai: Bảng 1.3. Tình hình mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai Năm Tác giả Bệnh viện Tỷ lệ % Huỳnh Quế Phương [24] Viện BVBMTSS 60,10 1976-1978 Vũ Quý Nhân [21] Viện BVBMTSS 30,00 1979 Lê Đình Liên [19] Viện BVBMTSS 68,72 1986 Đào Quang Trung [34] Viện BVBMTSS 64,32 1991 Nguyễn Thìn [29] Viện BVBMTSS 74,21 1995-1996 Tạ Xuân Lan [18] Viện BVBMTSS 85,70 1999-2000 Bùi Quang Tỉnh [31] Viện BVBMTSS 93,93 2005 Phạm Thu Xanh [37] BVPSTƯ 94,35 2013 Đào Thanh Kiều [16] BVPSHN 98,52 2014 Nguyễn Thị Thu Hằng [9] BVSNBG 98,20 1964 Qua thống kê của các tác giả cho thấy tỷ lệ MLT không giảm đi thậm chí tăng nhanh đặc biệt ở các sản phụ có sẹo mổ lấy thai. Năm 1964 theo Huỳnh Quế Phương nghiên cứu tại viện BVBMTSS tỷ lệ này là 60,10% [24]. Năm 1979 theo Lê Đình Liên nghiên cứu tại Viện BVBMTSS tỷ lệ này tăng lên 68,72% [19]; năm 1991 tỷ lệ này tăng 74,21% (theo Nguyễn Thìn) [29]. Năm 1995-1996 Tạ Xuân Lan và Nguyễn Thị Ngọc Khanh tại Viện BVBMTSS nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này là 87,6% [18]. Năm 2013 theo Đào Thanh Kiều tại Bệnh viện PSHN là 98,52% [16]; Tỷ lệ MLT ở sản phụ có sẹo MLT tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cũng tương đương với một số bệnh viện khác năm 2014 Nguyễn Thị Thu Hằng tỷ lệ này là 98,2% [9]. 15 Như chúng ta đã biết, sẹo ở tử cung do MLT lần trước đã là một nguyên nhân đẻ khó, thì ở lần đẻ sau chỉ cần một nguyên nhân bất lợi cho mẹ và thai có thể chỉ định mổ ngay để tránh tai biến cho mẹ và con. Tiên lượng một cuộc đẻ khi tử cung có sẹo mổ lấy thai khó khăn, mặt khác do các sản phụ muốn mẹ tròn con vuông, muốn sinh giờ đẹp, tha thiết xin mổ. Những yếu tố trên cũng phần nào đã làm tỷ lệ mổ lại ở các sản phụ có MLT tăng cao. 1.5. Chỉ định mổ lấy thai qua một số nghiên cứu Chỉ định MLT là vấn đề đang được tranh luận nhiều. Theo nghiên cứu của Đào Quang Trung (1986) tại Viện BVBMTSS kết luận: MLT chủ yếu gặp ở con so [34], đây là trở ngại cho sản phụ ở những lần đẻ sau, vì vậy trước khi chỉ định MLT ở con so cần cân nhắc kỹ. Các chỉ định mổ thường thấy là: suy thai, bất tương xứng thai nhi và khung chậu, sẹo mổ lấy thai, ngôi ngược. Chỉ định trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Bùi Hữu Chuân (1992-1993) tại BV Đa khoa Thái Bình nhận xét: Chỉ định MLT thường gặp là suy thai, đầu không lọt, sẹo mổ lấy thai (15,13%), cổ tử cung không tiến triển, ngôi thai bất thường [3]. Theo Phạm Văn Oánh tại Viện BVBMTSS (2000) chỉ định MLT chia làm 5 nhóm: do thai (42,8%), do đường sinh dục (33,2%), do bệnh mẹ (12,5%), do phần phụ chiếm 10,7%, lý do xã hội chiếm 0,8% [23]. Trong tổng số hơn 30 nguyên nhân khác nhau chỉ định mổ do sẹo mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao nhất 22,8% [23]. 16 Bảng 1.4. Phân tích một số nguyên nhân mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai 1965-1969 1991-1992 2000 Huỳnh Quế Tạ Xuân Lan Phạm Văn Oánh Phương [24] [18] [23] KC hẹp, lệch 18,40 3,70 3,37 Rau tiền đạo 2,32 0,90 0,98 Nguyên nhân mổ Tiền sản giật 2,66 Mẹ bệnh tim 1,26 Đau dính vết mổ 7,72 Sp xin mổ 6,03 Thai to 4,07 Thai suy 5,87 4,10 0,42 Ngôi bất thường 11,00 2,50 7,02 Thai già tháng 9,26 5,00 Đầu không lọt 24,10 22,70 Mổ lấy thai ≥ 2 lần 13,90 4,30 Mổ lấy thai ≤ 2 năm 11,70 Vỡ tử cung 1,37 Sa dây rau 2,00 CTC không tiến triển 10,40 Ối vỡ sớm-CTC không tiến triển 3,37 8,98 0,42 0,50 0,42 27,50 24,01 17 Bảng trên cho thấy chỉ định MLT ở các sản phụ có MLT khác nhau giữa các năm và giữa các tác giả. Năm 1965-1969, theo Huỳnh Quế Phương tỷ lệ MLT trên sản phụ có sẹo MLT cao nhất ở các chỉ định: đầu không lọt (24,1%) tiếp theo là khung chậu hẹp, lệch (18,4%), mổ lấy thai ≥ 2 lần chiếm 13,9%, CTC không tiến triển chiếm 10,4% [24]. Năm 1991-1992, chỉ định MLT trên sản phụ có MLT chiếm tỷ lệ cao nhất là ối vỡ sớm CTC không tiến triển, sau đó là nguyên nhân đầu không lọt, tiếp đến là mổ lấy thai ≤ 2 năm. Năm 2000, chỉ định ối vỡ sớm (24,1%), thai to 9,26%, mổ lấy thai ≤ 2 năm 8,98%, ngôi bất thường 7,02% và xuất hiện thêm các chỉ định xã hội (sản phụ xin mổ). Nghiên cứu tại một số Bệnh viện khu vực: Tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Hải Dương (1990 – 1994). Tác giả Nguyễn Đức Vy năm 1997 tỷ lệ MLT chung là 16,62% với sản phụ có sẹo MLT là 86,90% [36]. Tác giả Đinh Văn Nhữ tại BVPS Nam Định (1995 – 1998) tỷ lệ MLT chung 21,44%, MLT ở sản phụ có sẹo MLT là 91,8% [22]. Qua đây chúng ta thấy tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo MLT cũ trong những năm gần đây tăng nhanh. Trên đây chúng tôi chỉ nêu chỉ định của một vài tác giả còn rất nhiều các nghiên cứu khác không thể liệt kê trong khuôn khổ luận án này. Nhưng tựu chung lại nguyên nhân phối hợp ối vỡ sớm - cổ tử cung không tiến triển là chỉ định mổ chiếm tỷ lệ cao nhất ở các năm, nguyên nhân thứ 2 là do bất tương xứng thai nhi và khung chậu, mổ lấy thai ≤ 2 năm. Tới thời điểm gần đây nhất năm 2000 chỉ định mổ do thai to chiếm tỷ lệ khá cao 9,26%, điều này cũng dễ lý giải do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, các bà mẹ mang thai được chăm sóc đầy đủ và khoa học hơn, do vậy trọng lượng thai to hơn những năm trước đây. 18 1.6. Các phƣơng pháp mổ lấy thai 1.6.1. Mổ thân t cung lấy thai cổ n Trước đây phương pháp mổ thân tử cung lấy thai được chỉ định trong các trường hợp: MLT kèm cắt tử cung như phong huyết tử cung rau, mẹ bị suy tim, MLT lần trước tử cung dính hoàn toàn vào thành bụng, bàng quang không thể bóc tách được, khối u tiền đạo như u xơ tử cung ở đoạn dưới, trong trường hợp thầy thuốc không thể mổ ngang đoạn dưới tử cung. Ngày nay chỉ định cho những trường hợp cần lấy thai ra nhanh, không thể mổ được đoạn dưới hoặc sau mổ lấy thai chủ động cắt tử cung vì mổ thân dễ và nhanh hơn, tai biến chủ yếu là chảy máu, mổ thân tử cung không có phúc mạc che phủ nên dễ bị viêm phúc mạc. Kỹ thuật mổ thân tử cung: Rạch da đường trắng giữa trên và dưới rốn đủ rộng để lấy thai. Sau khi lấy thai và rau tiến hành đóng buồng tử cung và phủ phúc mạc. Khâu 2 lớp bằng chỉ catgut, lớp 1 khâu thanh mạc, xuyên qua lớp cơ trừ niêm mạc tử cung mũi dời cách nhau 1cm, lớp 2 khâu nông thanh mạc và lớp cơ ngoài phủ kín lớp 1. Tiến hành khâu phủ phúc mạc tử cung. Kiểm tra ổ bụng, phần phụ, lau sạch dịch máu trong ổ bụng, kiểm tra đủ gạc, mét, đóng thành bụng. Mổ thân tử cung có thể có những biến chứng khi phẫu thuật: chảy máu nhiều, đờ tử cung sau phẫu thuật, nhiễm trùng viêm phúc mạc vùng tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, sót gạc tạo thành ổ mủ và dính ruột. 19 1.6.2. Phẫu thu t bằng mổ a oạ dưới t cung (Hình 1.3) Được áp dụng khi không có chỉ định mổ thân tử cung, phúc mạc đoạn dưới bóc tách dễ dàng và dùng để phủ kín hoàn toàn lớp cơ đã khâu. Lớp cơ và phúc mạc khâu riêng rẽ, sẹo tử cung sau mổ đoạn eo sẽ thu nhỏ. Về kỹ thuật: Mở thành bụng có thể theo đường giữa từ bờ trên khớp mu đến dưới rốn hoặc rạch ngang, sau đó chèn hai mép vết mổ bằng hai gạc lớn. Rạch ngang phúc mạc và bóc tách phúc mạc đoạn dưới. Sau khi lấy thai, rau và lau sạch buồng tử cung, khâu phục hồi lại đoạn dưới tử cung, khâu vết rạch tử cung và phúc mạc: Lớp 1 toàn thể lớp cơ mũi rời, lớp 2 khâu vắt phủ lớp 1, phủ lộn mép phúc mạc khâu vào phía cơ tử cung để tránh dính ruột sau này. Phẫu thuật mở ngang đoạn dưới có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi (Hình 1.4). 1.7. ột số tai biến biến chứng trong T và hậu quả của T 1.7.1. Tai bi n, bi n chứng trong MLT * Tai biến, biến chứng cho mẹ - Chảy máu: Là tai biến hay gặp nhất 50 – 70% và chiếm tỷ lệ tử vong cao 70-100%. Có thể xảy ra chảy máu khi đang phẫu thuật như: Rách sâu xuống đoạn dưới tử cung, rách sang 2 động mạch tử cung, rau tiền đạo, rau cài răng lược…Hoặc chảy máu sau khi đã phẫu thuật xong như: Đờ tử cung, chảy máu tại vết rạch tử cung, chảy máu vết mổ. Nguyên nhân chảy máu trong MLT nếu không được xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong nhanh chóng; tỷ lệ này còn cao ở các tỉnh là do số lượng máu truyền ít, chưa có ngân hàng dự trữ máu đầy đủ, động tác vô trùng còn yếu, kém, các trang thiết bị sản khoa chưa đầy đủ. 20 - Rách bàng quang: Có thể gặp trong các trường hợp MLT cũ quá dính bàng quang bị treo cao nằm ngay dưới vết mổ, hoặc trong các trường hợp chuyển dạ kéo dài, ngôi không lọt tỳ đè nhiều vào vùng bàng quang gây tổn thương bàng quang. - Thắt hoặc cắt phải niệu quản: Gặp trong các trường hợp ngôi đã lọt, lấy thai khó khăn gây rách rộng hoặc tụ máu, khâu phục hồi khó khăn. - Tổn thương ruột, mạc nối: Gặp trong các trường hợp MLT cũ quá dính, gỡ dính khó khăn phức tạp có thể sẽ vô tình làm tổn thương đến ruột và các mạc nối. - Nhiễm khuẩn: Tỷ lệ gặp phải 25 – 35%, có thể gặp nhiễm khuẩn tại vết mổ, nhiễm khuẩn tại tử cung. Có thể phát hiện sớm ngay khi sản phụ đang nằm điều trị tại viện, nhưng có trường hợp sau khi sản phụ đã ra viện một thời gian mới phát hiện được. - Tắc ruột do dính: Gặp sau MLT, có thể do cơ địa của sản phụ, nhưng cũng có thể do phẫu thuật viên lau ổ bụng bằng gạc hoặc mét khô quá nhiều, quá kỹ [9]. * Tai biến cho con: - Rạch vào thai nhi: Có thể xảy ra ở người phẫu thuật viên lần đầu tiên MLT, cũng có thể do đoạn dưới chưa thành lập khi rạch tử cung khó khăn hơn, hoặc trong trường hợp không còn ối. - Ngạt: Trước đây khó khăn do thuốc gây mê đòi hỏi phải lấy thai ra nhanh, hoặc do thai ngủ vì thuốc mê. Hiện nay chủ yếu giảm đau bằng gây tê tủy sống nên ảnh hưởng về phía gây mê giảm đi rất nhiều. Ngạt có thể do chuyển dạ kéo dài khi mổ vì suy thai giai đoạn muộn, vì một số trường hợp khó khăn lấy thai như ngôi bất thường, ngôi đã xuống thấp, ngôi quá cao trong MLT chủ động.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng