Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuậ...

Tài liệu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện phụ sản hà nội

.PDF
65
11
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC HOÀNG THỊ LINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI- 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: HOÀNG THỊ LINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH2014.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS NGUYỄN DUY ÁNH 2. TS.BS NGUYỄN THANH PHONG HÀ NỘI- 2020 LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh và TS.BS. Nguyễn Thanh Phong, ThS.BS. Nguyễn Thị Minh Thanh là những người thầy đã tận tâm dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu và giúp em hoàn thành đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ nhân viên Khoa Phụ - Ngoại A5, tập thể cán bộ nhân viên khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ với em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung khóa luận không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Hoàng Thị Linh LỜI CAM ĐOAN Em là Hoàng Thị Linh, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Ánh và TS.BS Nguyễn Thanh Phong. 2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Hoàng Thị Linh DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Ký hiệu/từ viết tắt Viết đầy đủ/ý nghĩa Tiếng việt BN Bệnh nhân BT Buồng trứng PP Phần phụ PPPT Phương pháp phẫu thuật PTNS Phẫu thuật nội soi UBT U buồng trứng LNMTC Lạc nội mạc tử cung Tiếng Anh CA-125 Cancer antigen 125/ Carcinoma antigen 125/ Carbohydrate antigen 125 β hCG beta human Chorionic Gonadotropin DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trước phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu âm .................................................................................................... 9 Bảng 1.2. Một số triệu chứng gợi ý có tính đặc hiệu trong mỗi loại u buồng trứng .......................................................................................... 10 Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu................................ 24 Bảng 3.2. Tiền sử sản khoa ................................................................... 26 Bảng 3.3. Tiền sử mổ bụng ................................................................... 26 Bảng 3.4. Hoàn cảnh phát hiện khối u .................................................. 27 Bảng 3.5. Hình thái của u buồng trứng .............................................. 27 Bảng 3.6. Vị trí khối u buồng trứng trên siêu âm ................................. 28 Bảng 3.7. Kích thước khối u buồng trứng trên siêu âm ....................... 28 Bảng 3.8. Tính chất khối u trên siêu âm ............................................... 29 Bảng 3.9. Nồng độ CA-125 .................................................................. 29 Bảng 3.10. Kết quả giải phẫu bệnh ....................................................... 30 Bảng 3.11. Hướng xử trí ...................................................................... 30 Bảng 3.12. Phương pháp phẫu thuật ..................................................... 31 Bảng 3.13. Phương pháp phẫu thuật và tuổi ......................................... 31 Bảng 3.14. Phương pháp phẫu thuật và số con ..................................... 32 Bảng 3.15. Kết quả xử trí biến chứng ................................................. 32 Bảng 3.16. Tỉ lệ phẫu thuật nội soi thành công .................................... 33 Bảng 3.17. Nguyên nhân chuyển mổ mở.............................................. 33 Bảng 3.18. Biến chứng sau mổ ............................................................. 34 Bảng 3.19. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật .................................... 34 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nơi ở .......................................... 25 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiêp............................... 25 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các tạng trong chậu hông nữ ................................................. 4 Hình 1.2. Nang trứng bình thường ở tuổi sinh sản……………………12 Hình 1.3. Hình ảnh u bì trên siêu âm ................................................... 11 Hình 1.4. Bóc u không chọc hút trước .................................................. 14 Hình 1.5. Chọc vỏ u bằng trocart 5 mm ............................................... 14 Hình 1.6. Dùng 2 kìm có mấu kẹp và kéo 2 mép nhu mô buồng trứng lành ngược nhau, bộc lộ u buồng trứng bên trong ................................ 15 Hình 1.7. Đốt các nốt lạc nội mạc tử cung trên vỏ u lạc nội mạc tử cung ............................................................................................................... 16 Hình 1.8. U buồng trứng sau phúc mạc: mở phúc mạc bóc u .............. 16 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I ....................................................................................................... 3 TỔNG QUAN ................................................................................................... 3 1.1. Giải phẫu, sinh lý buồng trứng ............................................................. 3 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng .................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của buồng trứng ................................................. 5 1.1.3. Sinh lý buồng trứng ........................................................................ 6 1.2. Lâm sàng và cận lâm sàng u buồng trứng ............................................ 6 1.2.1. Phân loại khối u buồng trứng.......................................................... 6 1.2.2. Lâm sàng ......................................................................................... 9 1.2.3. Cận lâm sàng ................................................................................. 11 1.3. Điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi .................................. 13 1.3.1. Chỉ định và chống chỉ định ........................................................... 13 1.3.2. Các phương pháp điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi 13 1.3.3. Các tai biến có thể xẩy ra do phẫu thuật nội soi ........................... 17 1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về u buồng trứng................. 17 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................... 17 1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................... 18 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 19 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 19 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 19 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 19 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 19 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 19 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 19 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 19 2.3.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 20 2.3.3. Công cụ thu thập thông tin............................................................ 20 2.3.4. Các biến số nghiên cứu ................................................................. 20 2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................ 22 2.4. Sai số và cách khống chế sai số .......................................................... 22 2.4.1. Sai số chọn .................................................................................... 22 2.4.2. Sai số phỏng vấn ........................................................................... 22 2.4.3. Sai số tham khảo hồ sơ bệnh án .................................................... 22 2.5. Xử lý số liệu ........................................................................................ 22 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 23 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 24 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu .............................. 24 3.1.1. Tuổi ............................................................................................... 24 3.1.2. Nơi ở ............................................................................................. 25 3.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................. 25 3.1.4. Tiền sử sản khoa ........................................................................... 26 3.1.5. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng.............................................................. 26 3.2. Lâm sàng và cận lâm sàng .................................................................. 27 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 27 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 28 3.3. Kết quả điều trị.................................................................................... 30 3.3.1. Hướng xử trí .................................................................................. 30 3.3.2. Phương pháp phẫu thuật ............................................................... 31 3.3.3. Xử trí biến chứng .......................................................................... 32 3.3.4. Tỉ lệ phẫu thuật nội soi thành công ............................................... 33 3.3.5. Nguyên nhân chuyển mổ mở ........................................................ 33 3.3.6. Biến chứng sau mổ........................................................................ 34 3.3.7. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ............................................... 34 CHƯƠNG 4..................................................................................................... 35 BÀN LUẬN .................................................................................................... 35 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 35 4.1.1. Tuổi ............................................................................................... 35 4.1.2. Nơi ở ............................................................................................. 35 4.1.3. Nghề nghiệp .................................................................................. 35 4.1.4. Tiền sử sản khoa ........................................................................... 36 4.1.5. Tiền sử vết mổ cũ ổ bụng.............................................................. 36 4.2. Lâm sàng và cận lâm sàng u buồng trứng .......................................... 37 4.2.1. Lâm sàng ....................................................................................... 37 4.2.2. Cận lâm sàng ................................................................................. 37 4.3. Kết quả phẫu thuật nội soi .................................................................. 39 4.3.1. Hướng xử trí .................................................................................. 39 4.3.2. Cách thức phẫu thuật .................................................................... 39 4.3.3. Phương pháp phẫu thuật và độ tuổi, số con. ................................. 40 4.3.4. Xử lý biến chứng .......................................................................... 40 4.3.5. Thất bại trong mổ nội soi .............................................................. 40 4.3.6. Biến chứng sau mổ........................................................................ 41 4.3.7. Số ngày nằm viện .......................................................................... 42 CHƯƠNG 5..................................................................................................... 43 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43 5.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u buồng trứng ..................... 43 5.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 43 5.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 43 5.2. Kết quả phẫu thuật nội soi .................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐẶT VẤN ĐỀ U buồng trứng (UBT) là loại khối u hay gặp nhất trong các khối u cơ quan sinh dục nữ, chỉ đứng thứ 2 sau u xơ tử cung. Tại miền Bắc Việt Nam, UBT chiếm tỷ lệ 3,6% các khối u sinh dục [9]. Buồng trứng là một tạng nằm sâu trong chậu hông nên khối u thường khó phát hiện khi kích thước còn nhỏ vì không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mơ hồ trong khi đó rất dễ dẫn đến biến chứng phải can thiệp kịp thời như xoắn nang, vỡ nang, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt ung thư hóa là biến chứng nguy hiểm nhất trong các trường hợp UBT. Việc chẩn đoán UBT không khó nhưng thái độ xử trí trong từng trường hợp cũng là vấn đề các nhà phụ khoa quan tâm. Trước đây xử trí UBT bằng phẫu thuật mở bụng, qua phẫu thuật mở bụng có thể cắt bỏ hoặc bóc tách khối UBT bảo vệ mô lành [3]. Những năm gần đây nhờ sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi (PTNS), đặc biệt là trong phẫu thuật phụ khoa cho nên phần lớn các bệnh nhân UBT đã được phẫu thuật qua nội soi ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Âu. PTNS có thể thực hiện cắt UBT, bóc tách khối u bảo tồn buồng trứng lành [20]. Ở Việt Nam, PTNS cắt UBT được áp dụng đầu tiên tại Bệnh viện Từ Dũ năm 1993, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương áp dụng từ năm 1996. Năm 1999 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ứng dụng PTNS trong điều trị UBT và số lượng bệnh nhân UBT được PTNS cũng tăng theo thời gian, phẫu thuật an toàn, ít đau đớn, sau mổ hồi phục nhanh, chi phí điều trị thấp và có tính thẩm mỹ cao [14]. Tuy vậy vẫn còn những trường hợp PTNS phải chuyển mổ mở bụng và phẫu thuật nọi soi UBT là cần thiết đối với các cơ sở y tế trong đó có Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong hai bệnh viện đầu ngành về sản phụ khoa tại miền Bắc, vì vậy việc có một nghiên cứu về PTNS UBT trong năm 2020 sẽ giúp có thêm những bằng chứng khoa học cho các bác sĩ trong điều trị. 1 Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có u buồng trứng được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020. 2. Nhận xét kết quả điều trị u buồng trứng bằng phẫu thuât nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu, sinh lý buồng trứng 1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 1.1.1.1. Vị trí, hình thể, kích thước buồng trứng * Đại cương Buồng trứng (BT) nằm áp vào thành bên chậu hông (trong hố BT) thuộc cánh sau của dây chằng rộng, dưới eo trên 10 mm. Khi phẫu thuật có thể tiếp cận BT từ điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu. * Vị trí, hình thể, kích thước buồng trứng Buồng trứng hình hạt thị, hơi dẹt, có 2 mặt: trong - ngoài và có 2 đầu: trên - dưới. Bình thường BT nằm dọc, hơi chếch vào trong và ra trước, màu trắng hồng, kích thước BT trưởng thành là 3,5 x 2 x 1 cm và cũng có thể thay đổi theo lứa tuổi. 1.1.1.2. Các dây chằng Buồng trứng được cố định bởi mạc treo và dây chằng: - Mạc treo buồng trứng: là nếp phúc mạc nối BT vào mặt sau dây chằng rộng. - Dây chằng tử cung – buồng trứng: nối sừng từ cung vào đầu dưới BT cùng bên. - Dây chằng vòi – buồng trứng: đi từ loa tới đầu trên BT. - Dây chằng thắt lưng – buồng trứng: dính BT vào thành chậu hông. 1.1.1.3. Liên quan của buồng trứng * Mặt ngoài Mặt ngoài của BT liên quan với thành bên chậu hông: - Ở trên là động mạch chậu ngoài. - Ở sau là động mạch chậu trong. - Ở dưới là một nhánh của động mạch chậu trong. 3 - Ở trước là nơi mà dây chằng rộng bám vào thành bên chậu hông, có dây thần kinh bịt chạy ở đáy hố nên gây đau khi viêm BT. * Mặt trong Liên quan giữa buồng trứng và các đoạn ruột: - Bên trái BT liên quan với đại tràng trái - đại tràng xích ma. - Bên phải BT liên quan với khối manh tràng. Hình 1.1. Các tạng trong chậu hông nữ [27] 1.1.1.4. Mạch máu và thần kinh buồng trứng * Động mạch: buồng trứng được cấp máu từ hai nguồn động mạch: - Động mạch buồng trứng: Tách ra từ động mạch chủ bụng ở ngang mức các động mạch thận. - Động mạch tử cung: Tách ra các nhánh tận tiếp nối với các nhánh của động mạch BT tạo thành cung mạch máu nuôi dưỡng BT. 4 - Tại rốn buồng trứng: Động mạch BT chia ra 10 nhánh tiến sâu vào vùng tuỷ. - Tại vùng chuyển tiếp: Các động mạch và tiểu động mạch tạo thành một đám rối, từ đó tạo ra các mạch thẳng nhỏ hơn tiến vào vùng vỏ BT, ở lớp vỏ trong của nang noãn có một mạng lưới mao mạch dày đặc. * Tĩnh mạch - Tĩnh mạch BT phải đổ về tĩnh mạch chủ dưới. - Tĩnh mạch BT trái đổ về tĩnh mạch thận trái. * Bạch mạch Các mạch bạch huyết của BT đổ vào các hạch cạnh ĐM chậu ở ngang mức các mạch thận và tuân theo quy luật chung là: đường dẫn lưu bạch huyết của một cơ quan đi kèm theo đường dẫn lưu tĩnh mạch của cơ quan đó. * Thần kinh Thần kinh của BT tách ở đám rối liên mạc treo và đám rối thận. 1.1.2. Đặc điểm cấu tạo của buồng trứng Trên diện cắt qua rốn BT, người ta thấy BT được chia làm hai vùng rõ rệt: vùng vỏ và vùng tuỷ được bao bọc xung quanh bởi lớp biểu mô mầm. 1.1.2.1. Lớp biểu mô mầm Lớp biểu mô mầm được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu mô hình vuông hay hình trụ liên tục với lớp phúc mạc ổ bụng ở mạc treo BT. Ở trẻ nhỏ lớp biểu mô này có cấu tạo liên tục và toàn vẹn, tuy nhiên ở những giai đoạn trưởng thành lớp biểu mô này có thể không còn liên tục và đôi khi không được tìm thấy. 1.1.2.2. Vùng vỏ Vùng vỏ là tổ chức nằm ngay sát dưới lớp biểu mô mầm chiếm từ 1/3 đến 2/3 chiều dày của BT. Chiều dày của lớp vỏ tỷ lệ thuận với thời kỳ hoạt động sinh dục, trong giai đoạn mãn kinh lớp vỏ rất mỏng. 5 Lớp vỏ được tạo lên bởi một mô đệm rất đặc biệt. Mô này được cấu tạo bởi tế bào hình thoi, bên trong mô đệm này là các nang noãn ở các giai đoạn phát triển và thoái triển khác nhau. Bề mặt mô đệm dày đặc lại tạo thành lớp vỏ trắng. 1.1.2.3. Vùng tuỷ Vùng tuỷ là vùng trung tâm hẹp, nằm trong cùng của BT, là đường đi của mạch và thần kinh của BT. Vùng tuỷ được cấu tạo bởi các liên kết xơ nằm bao quanh các mạch máu và các mạch bạch huyết của BT. Vùng tuỷ còn chứa một cấu chúc như tổ chức lưới và các tế bào vùng rốn, là nơi sản sinh androgen. 1.1.3. Sinh lý buồng trứng Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ có hai chức năng quan trọng: chức năng ngoại tiết - sinh ra noãn, chức năng nội tiết - tiết ra hormon, dưới sự chỉ huy trực tiếp của các hormon hướng sinh dục do tuyến yên bài tiết. Hoạt động chức năng sinh dục - sinh sản nữ chịu sự điều khiển của trục nội tiết: Vùng dưới đồi - tuyến yên - BT. Rối loạn hoạt động của trục nội tiết này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động chức năng mà cả sự phát triển về hình thái - cấu tạo của các cơ quan sinh dục nữ. Chính vì BT luôn có những thay đổi rất rõ rệt về mặt hình thái cũng như chức năng trong suốt cuộc đời người phụ nữ, cho nên những thay đổi đó có thể dẫn tới những rối loạn không hồi phục, phát triển thành bệnh lý, đặc biệt là sự hình thành các khối u. 1.2. Lâm sàng và cận lâm sàng u buồng trứng 1.2.1. Phân loại khối u buồng trứng [2], [24] 1.2.1.1. Các u nang cơ năng Là hậu quả của tổn thương chức năng buồng trứng, u thường lớn nhanh nhưng mất đi sớm, chỉ tồn tại vài chu kỳ kinh và thường có vỏ mỏng, kích thước thường không vượt quá 10cm thường gây rối loạn kinh nguyệt nhẹ. 6 * U nang bọc noãn Do nang De Graff vỡ muộn tiếp tục giải phóng estrogen, hoàng thể không được thành lập, dịch nang thường có màu vàng chanh. * U nang hoàng tuyến Hay gặp ở người chửa trứng hay chorio, là hậu quả β hCG quá cao [2], u thường có ở cả hai bên buồng trứng, kích thước u to, nhiều thùy, vỏ mỏng và trong chứa nhiều lutein. * U nang hoàng thể Sinh ra từ hoàng thể, chỉ gặp trong thời kỳ thai nghén nhất là chửa nhiều thai hoặc nhiễm độc thai nghén. Nang có chứa nhiều estrogen và progesteron [2]. 1.2.1.2. Các khối u thực thể * U của tế bào biểu mô buồng trứng Chiếm 60% các trường hợp u buồng trứng và 90% các khối u ác tính bao gồm: - U nang nước: U thường có kích thước nhỏ, gồm một hay nhiều thuỳ chứa dịch trong. Là loại u nang hay gặp nhất và tỷ lệ khác nhau tùy theo tác giả, theo nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Mỹ là 25% [12], còn tỷ lệ này ở tác giả Nguyễn Quốc Tuấn là 38% [17]. U ở hai bên thường gặp khoảng 20% các trường hợp. - U nhầy: Chiếm từ 15 – 20% tổng các loại u nang BT lành tính. Dạng u nang nhầy thường có kích thước lớn, với một hoặc nhiều thùy, gặp ở hai bên là 5% chỉ có 1% là ác tính [29]. - U nang dạng nội mạc tử cung: Chứa dịch nâu đen, tỷ lệ ung thư loại này vào khoảng 10% và chiếm 10% trong các ung thư BT [29]. - U Brenner: là những khối u thường là lành tính, mật độ chắc, nó có thể kèm theo một hội chứng nội tiết chức năng. - U tế bào sáng. 7 Các u nang buồng trứng được chia làm 3 loại: U lành tính, u ác tính và u ác tính giới hạn về mặt giải phẫu bệnh lý. Cấu trúc của khối u ác tính giới hạn được coi là dạng trung gian giữa một u túi tuyến thanh dịch lành tính và carcinoma nhưng u có tính chất tại chỗ và tiên lượng bệnh tốt hơn nhiều so với khối u ác tính. * Các u xuất phát từ tế bào mầm Có khoảng 25% u của buồng trứng xuất phát từ tế bào mầm nhưng chỉ có 3% ác tính. Ở phụ nữ dưới 20 tuổi u tế bào mầm buồng trứng chiếm 70% trong đó 1/3 mang tính chất ác tính [4]. - U loạn phát tế bào mầm (Dysgerminoma) - U nguyên bào sinh dục (Gonadoblastoma): xảy ra ở trường hợp có nhiễm sắc thể Y, tuyến sinh dục bất sản. - Chorio carcinoma: ung thư nguyên bào nuôi nguyên phát của buồng trứng. - U quái non hay u quái bào thai: Trong u có thể có răng, xương. Nếu chỉ có tế bào tuyến giáp gọi là u tuyến giáp buồng trứng xuất phát từ lá thai ngoài thường có lông, da, tuyến mồ hôi, tuyến bã gọi là u bì. * Các u tế bào đệm của dây sinh dục Chiếm tỷ lệ 6% các khối u buồng trứng, được chia làm 2 loại: - Khối u lớp vỏ và lớp hạt - U tế bào Sertoli – Leydig (khối u nam tinh hóa) * Các u xuất phát từ tổ chức liên kết của buồng trứng Hiếm gặp, gồm u xơ lành tính hoặc Sarcoma. * Các u di căn đến buồng trứng Thường do các khối u của ống tiêu hóa di căn tới, nhất là ung thư dạ dày. 8 1.2.2. Lâm sàng 1.2.2.1. Cơ năng Nang nhỏ: triệu chứng nghèo nàn, phần nhiều được phát hiện tình cờ khi đi khám sản phụ khoa, siêu âm hoặc khám vô sinh. Theo một số nghiên cứu trước phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu âm: Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trước phát hiện u qua khám phụ khoa và siêu âm Siêu âm Tác giả Khám phụ khoa Đỗ Khắc Huỳnh [5] 47,0% số trường hợp Đỗ Thị Ngọc Lan [7] 29,7% số trường hợp 27,7% số trường hợp Nguyễn Bình An [1] 24,5% số trường hợp 25,0% số trường hợp Phùng Văn Huệ [4] 12,5% số trường hợp 40,2% số trường hợp Nguyễn Văn Tuấn [14] 37,22% số trường hợp 21,67% số trường hợp 23,5% số trường hợp U buồng trứng lớn: bệnh nhân có cảm giác tức, nặng bụng dưới, đôi khi có rối loạn đại - tiểu tiện khi khối UBT to chèn ép bàng quang, trực tràng. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy u. Đau bụng là triệu chứng hay gặp, theo nghiên cứu của Nguyễn Bình An [1] 42,5%, Đỗ Thị Ngọc Lan [7] 30,4%, Đỗ Khắc Huỳnh [5] 17,6%. Đặc biệt trên nhóm trẻ dưới 15 tuổi, đau bụng là lý do chủ yếu bệnh nhân vào viện chiếm 84,1% [11]. Rối loạn kinh nguyệt: không thường gặp, tùy vào nghiên cứu tỷ lệ này giao động từ 3% - 10,6% [1], [5]. Nhiều trường hợp phát hiện khi u có biến chứng xoắn, vỡ. 1.2.2.2. Khám thực thể Thăm âm đạo kết hợp khám bụng để xác định: - Vị trí u và số lượng u 9 - Kích thước u Độ di động của u Bề mặt u: nhẵn hay gồ ghề Mật độ u: tùy loại u Ấn đau hay không đau Dịch cổ trướng Dấu hiệu nghĩ tới u lành tính: bề mặt nhẵn, di động tốt, không có dịch cổ trướng. Dấu hiệu nghi ngờ ác tính: bề mặt u gồ ghề lổn nhổn, di động kém, dính vào các tạng xung quanh, mật độ chắc, có dịch cổ trướng. Theo Sarah Tully Marks và cộng sự, một số triệu chứng gợi ý có tính đặc hiệu trong mỗi loại UBT, được tóm tắt dưới bảng sau: Bảng 1.2. Một số triệu chứng gợi ý có tính đặc hiệu trong mỗi loại u buồng trứng [26] Tình trạng Triệu chứng gợi ý Dấu hiệu thực thể có thể tìm thấy Lạc nội mạc tử cung Chảy máu tử cung bất thường, có khó thở, đau dữ dội hơn trong kỳ kinh nguyệt. Khối phần phụ hoặc ấn đau vùng dây chằng tử cung U nang BT chức năng Đau vùng chậu, đau nhiều hơn vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp Khối phần phụ Ung thư BT Đau vùng chậu hoặc đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, tăng kích thước bụng, khó tiêu, khó thở, tiểu rắt, tiểu không tự chủ Khối khi khám bụng hoặc khối phần phụ gồ ghề, di động kém, cổ trướng, nổi hạch, tràn dịch màng phổi 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất