Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm hệ thống biểu tượng chim trong ca dao việt nam...

Tài liệu đặc điểm hệ thống biểu tượng chim trong ca dao việt nam

.DOC
58
1844
84

Mô tả:

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: “ Muốn biết tinh thần Việt Nam chân chính, muốn tìm hiểu cái nguồn sống chảy trong máu dân tộc, chúng ta phải tìm đến văn chương của dân chúng tuy bình dị nhưng bộc lộ được hết những ý nghĩ tình cảm và hoạt động của mọi người” (Nguyễn Đình Thi) Ca dao trữ tình Việt Nam đã hấp dẫn người đọc qua bao thời đại, tìm về với ca dao là tìm về cội nguồn dân tộc, tìm về kho nhân văn có mồ hôi, nước mắt và nụ cười của bao thế hệ. Trong hành trình trở về với cội nguồn ấy, không thể nào bỏ qua việc tìm hiểu nghệ thuật thơ ca dân gian. “Văn học nhận thức thế giới qua hình tượng nghệ thuật”. Thế giới nghệ thuật trong ca dao cũng phong phú nhờ thủ pháp ẩn dụ và xây dựng biểu tượng nghệ thuật. Cũng với những thủ pháp nghệ thuật này, trường liên tưởng ngữ nghĩa được mở rộng đem lại mầu sắc đa dạng trong những lời ca dao dân ca. Đây cũng chính là thủ pháp nghệ thuật mang nét đặc trưng tiêu biểu của thể loại thơ ca trữ tình dân gian. Một hệ thống những biểu tượng thiên nhiên đã ra đời, trong các biểu tượng về các loài vật nổi bật lên hệ biểu tượng chim. “Ngay từ buổi đầu dựng nước, con người đã luôn nuôi ước vọng được vượt ra khỏi không gian quanh mình, được tung cánh lên bầu trời, được tự do như loài chim trong không trung. Hình ảnh loài chim Lạc đã gắn bó với người VN ngay từ thuở ban đầu ấy”. (Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen Phillipps, "Chim Việt Nam") Và hình ảnh những cánh chim trời tự do bay trong không trung, hay cặm cụi kiếm mồi dưới mặt đất đã rất quen thuộc với hình ảnh làng quê Việt Nam xưa, và rất tự nhiên,những cánh chim ấy bay vào trong những câu ca dao trữ tình, thành những mô tip nghệ thuật đầy ý nghĩa. Chọn phân tích hệ biểu tượng chim trong thơ ca dân gian, người viết muốn bước đầu tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của thể loại ca dao trữ tình Việt Nam, từ đó thực hiện “một cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân dân”, để hiểu được tài năng, trí tuệ sáng tạo và vẻ đẹp tâm hồn tinh tế, phong phú, đầy chất thơ của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, “ca dao là kho trí tuệ của nhân dân” nên việc tìm hiểu biểu tượng chim trong ca dao cũng góp phần trau dồi vốn sống, kiến thức, hiểu biết về nhiều phương diện, phục vụ cho thực tiễn sau này của bản thân. 2. Lịch sử vấn đề: Sự đa dạng và đặc sắc về hình ảnh và ngôn ngữ ca dao đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu nhìn từ nhiều góc độ: Văn hóa, văn học, ngôn ngữ. Từ những năm 50, nhà nghiên cứu văn học dân gian Vũ Ngọc Phan đã đặt ra vấn đề biểu tượng trong cuốn: “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, cụ thể là trong bài viết về hình ảnh con cò cái bống biểu tượng cho người nông dân Việt Nam” Cũng từ góc độ văn học, Nguyễn Xuân Kính trong “ thi pháp ca dao” đã chia các biểu tượng đa dạng trong ca dao thành: - Thế giới tự nhiên (hiện tượng thiên nhiên, thế giới động vật, thực vật..) - Thế giới vật thể nhân tạo (theo bài viết “giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo trong ca dao Việt Nam của Trương Thị Nhàn) Tác giả cũng đã phân tích một số biểu tượng như: cây trúc – mai, con cò.. trên cơ sở so sánh với văn học viết) Tác giả Phạm Thu Yến trong “ Những thế giới nghệ thuật ca dao cũng đã bàn về “ Vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình Việt Nam” Bàn về từng biểu tượng cụ thể, cũng có những nghiên cứu là những báo cáo khoa học hoặc đăng trong các tạp chí về biểu tượng “ con cò”, biểu tượng hoa, biểu tương gừng cay muối mặn… Dưới góc độ ngôn ngữ, có rất nhiều nghiên cứu về biểu tượng, trong đó có một loạt nghiên cứu về sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng của Ts Nguyễn Thị Ngân Hoa. Ở mảng nghiên cứu văn hóa, PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà đã có bài viết về Mã văn hóa, trong đó có lấy ví dụ về chim là một biểu tượng văn hóa. Hay bài viết của quyển "Chim Việt Nam" của Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải và Karen Phillipps / Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội / 2000. Những nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp to lớn trong việc làm rõ khái niệm, đặc điểm của biểu tượng trong ca dao, tuy nhiên xét về biểu tượng chim thì chưa có một tác giả nào có sự thống kê, phân loại và phân tích đầy đủ (chỉ đề cập đến “chim” với tư cách là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao). Chính vì vậy, qua quá trình nghiên cứu này, bài viết muốn bước đầu hệ thống hóa biểu tượng chim trong ca dao, đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa phong phú của hệ biểu tượng này. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, phân loại: Tìm hiểu số lượng biểu tượng và khái quát hóa ý nghĩa hệ biểu tượng chim. - Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh việc sử dụng các biểu tượng khác nhau và so sánh với văn học trung đại để hiểu sâu hơn về nguồn gốc và đặc trưng của hệ biểu tượng này trong ca do - Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu: Để có sự tiếp thu , bổ sung và phát triển những nghiên cứu đi trước, tìm ra hướng đi riêng cho mình. - Phương pháp liên ngành: Biêlinxki khẳng định: Thơ văn là loại hình nghệ thuật cao cấp nhất…do vậy thơ ca mang trong mình tất cả những yếu tố của những nghệ thuật khác” Việc nghiên cứu biểu tượng chim trong văn hóa dân gian vì thế mà góp phần vào việc hình thành một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về đối tượng nghiên cứu. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm biểu tượng: Biểu tượng (symbole: Tiếng Pháp; Symbol: Tiếng Anh).Nói như Georges thì “các biểu tượng tiết lộ mà che dấu, và che dấu mà tiết lộ” nên khó có thể đưa ra một khái niệm thống nhất về biểu tượng. Trên cơ sở tổng hợp nhiều ý kiến, có thể có một cái nhìn thống nhất về biểu tượng như sau: Biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính và mặt ý nghĩa mang tính tất yếu, có lí do. Mặt hình thức cảm tính: Cái biểu trưng, tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sức tưởng tượng của con người. Mặt ý nghĩa: Cái được biểu trưng, cái cái được biểu trưng luôn rộng hơn, “ dồi dào hơn”(chữ dùng của Tz. Todorov). Cụ thể, biểu tượng theo một cách khái quát trước hết là hình ảnh của thế giới khách quan bên ngoài con người (màu sắc, vật thể, cơ thể…). Với phương pháp biểu trưng hóa của hoạt động ý thức, con người đã phản ánh sự vật khách quan vào trí óc của mình, cấp cho nó một ý nghĩa, một thông tin. Từ đó tạo nên một thế giới bên trong – thế giới ý niệm, đó là thế giới vô hình, vô hạn và vô khả tri. Nó vừa phản ánh thực tại, vừa từ thực tại mà tưởng tượng, suy luận đem lại cho con người một khả năng vô tận: Khả năng trí tuệ, khả năng tâm linh, để con người có thể tư duy, thông báo với nhau. Như vậy. bằng cách mô phỏng tự nhiên, con người đã tự sáng tạo một thể giới biểu tượng đa dạng, phong phú và vô cùng sống động. Biểu tượng không chỉ tồn tại trong một ngành khoa học riêng mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: Triết học, phân tâm học, mỹ học, thần học, ngôn ngữ học...Theo phạm vi và mục đích nghiên cứu, bài viết tập trung làm rõ những khái niệm: Biểu tượng văn hóa, biểu tượng văn học (nghệ thuật), biểu tượng ngôn từ nghệ thuật. 1.1.1.Biểu tượng văn hóa: Biểu tượng văn hoá là những khái niệm nằm trong lĩnh vực rộng hơn là môi trường văn hoá. Khi tìm hiểu vấn đề trên ta không thể không liên hệ tới khái niệm văn hoá. Văn hoá là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử dài lâu mà tạo nên. Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của cộng đồng. Do khái niệm và nội hàm văn hoá rất rộng nên không ai có thể nói rằng mình đã tìm hiểu đến tận cùng một nền văn hoá. Vì vậy, việc nghiên cứu biểu tượng văn hóa cũng là một cách chạm đến các yếu tố văn hoá cụ thể để tìm hiểu tổng thể. Hàng loạt biểu tượng văn hoá đã hoà nhập cùng tín ngưỡng, hiển hiện ở phong tục, náu mình trong thần tích, kí thác ở tâm linh, ẩn tàng trong văn hoá dân gian, trong nghệ thuật truyền thống mà lí giải được nó sẽ tạo ra sự hấp dẫn vô cùng, với những giá trị khoa học và nhân văn to lớn mà nó đem lại. “ Biểu tượng luôn rộng lớn hơn ý nghĩa được gắn cho nó một cách nhân tạo, nó có một sức nặng cốt yếu và tự sinh. Nó không dừng lại ở chỗ chỉ tạo nên những cộng hưởng mà còn giục gọi một sự biến đổi theo chiều sâu” J.Chevalier đặc biệt đề cao vai trò của biểu tượng trong đời sống văn hóa con người. Biểu tượng văn hóa mang chiều sâu cảm xúc, tính dân tộc, tính thời đại, gắn liền với “Bè đệm hiện sinh” – môi trường mà biểu tượng thật sự sống. Biểu tượng văn hoá: nghĩa gốc là một vật được chia làm hai nửa, mỗi bên giữ một nửa, khi khớp lại sẽ nhận ra mối quan hệ. Biểu tượng văn hoá là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú hơn tín hiệu văn hoá. Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững, là cảm quan, nhận thức được lắng đọng, kết tinh, chắt lọc trải qua bao biến cố thăng trầm vẫn không bị phai mờ mà ngược lại càng khắc sâu hơn vào tâm khảm con người. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Chính vì thế mà biểu tượng góp phần làm nên bộ mặt của một nền văn hóa ở những đường nét cơ bản nhất. Đó là một thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt do nó quy tụ nhiều tính chất dường như đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa tiềm ẩn; vừa bộc lộ, vừa che giấu; vừa rõ ràng, vừa mông lung … Sự tác động, các mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẩm mỹ của cộng đồng. Nhìn từ góc độ văn hóa, những thực thể vật chất và tinh thần(Sự vật, hành động, ý niệm..) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: Nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh, trang phục… Biểu tượng văn hóa có những biến thể loại hình như: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật… Biểu tượng văn hóa bao gồm cả những biến thể vật thể(trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc…) và phi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học). Biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hóa của loài người: từ tư duy cổ đại đến tư duy hiện đại. Chính vì thế mà mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới đều có những biểu tượng riêng, mang một ý nghĩa biểu tượng cho cộng đồng mình. Tác giả Jean Chevalier khi bàn về ý nghĩa của biểu tượng cho rằng: “ mang tính phổ biến, biểu tượng có khả năng cùng lúc thâm nhập vào tận bên trong cá thể xã hội. Thấu hiểu được các ý nghĩa của biểu tượng cá nhân hay một dân tộc tức là hiểu được đến tận cùng con người và tộc chủng”. Chẳng hạn như nền văn hoá lúa nước ở Việt Nam và Đông Nam Á đã và đang biểu hiện ra khá đậm nét qua một hệ thống biểu tượng về nước, mặt trời, lúa, gạo... thông qua các công cụ, các trò chơi, qua tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật dân gian... Cụ thể như tín ngưỡng phồn thực cũng là một mã văn hoá thể hiện tính bản địa của các nước nông nghiệp. Phồn: cơ tốt, nhiều; thực: sinh nở con cái, sinh sôi nẩy nở. Tín ngưỡng này thể hiện ra trong các hoạt động văn hoá theo hai phương thức: nghi lễ thờ cúng sinh thực khí nam nữ và tôn sùng hoạt động tính giao. Tín ngưỡng đó thể hiện trong Mã (tín hiệu, biểu tượng) qua các hình thức: tròn – vuông; âm – dương; chẵn – lẻ; bánh chưng (tét) – bánh giày... Nó đi vào nghệ thuật bằng hình chạm khắc các ngẫu tượng bằng đá hay bằng gỗ; các trò chơi như trò trám, rước nõ nường, đánh phết; đi vào văn học dân gian với thần thoại về các đôi nam nữ thần như Nữ Oa – Tứ Tượng, Ông Đùng – Bà Đà, Ông Thu Tha – Bà Thu Thiên, Ông Đực – Mụ Cái... mà các sinh thực khí của họ được đặc tả và phóng đại về kích thước.(trích theo PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà, tạp chí văn học số 6/2005) 1.1.2. Biểu tượng văn học: Biểu tượng văn học là một biến thể loại hình của biểu tượng văn hóa. Trong văn học, nói đến biểu tượng, người ta chú ý đến hai dấu hiệu nhận biết. Thứ nhất, biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Thứ 2, biểu tượng không chỉ mang nghĩa biểu vật mà nói đến biểu tượng còn là nói đến hiện tượng chuyển nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm. Tuy nhiên, biểu tượng có những đặc điểm ý nghĩa khác với những hình ảnh khác có nội hàm gần gũi là ẩn dụ và hình tượng: 1.1.2.1.Phân biệt biểu tượng và ẩn dụ: Việc xác định ranh giới giữa biểu tượng và ẩn dụ được xem là vấn đề có tính chất tương đối. Nếu theo hai dấu hiệu nhận biết của biểu tượng trên đây thì biểu tượng không khác gì ẩn dụ. Do đó, muốn phân biệt rõ biểu tượng và ẩn dụ trước tiên phải xác định đối tượng. Theo nhà văn Nga V.I. Eremina: “ Ẩn dụ thơ ca được sinh ra nhất thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình dài và sau đó sống hang trăm năm, ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng thì không đổ, bền vững. Ẩn dụ là phạm trù thẩm mỹ và phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì ngược lại, được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định.” (kết cấu nghệ thuật của thơ ca trữ tình dân gian Nga, tạp chí văn học 4, 1999). Như vậy, ý kiến của nhà văn Nga V.I. Eremina giữa ranh giới ẩn dụ và biểu tượng thơ ca ở tính biến đổi và bền vững, tự do và ước lệ. “ Có thể nói rõ thêm, biểu tượng mang tính kí hiệu quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng là người đọc đã hiểu được cái mà nó biểu trưng, không cần yếu tố giả mã vì nó đã in sâu vào tư tưởng thẩm mỹ dân gian. Còn ẩn dụ tự do hơn, không chỉ được tạo bằng một hai hình ảnh mà bằng vài ba hình ảnh. Vì thế các yếu tố cần dựa vào nhau để giải mã ẩn dụ, ẩn dụ linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng nhiểu hơn nhưng không bền vững bằng(…) Biểu tượng là hình ảnh ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao mang tính quy ước” (Phạm Thu Yến) Có thể thấy, biểu tượng là khái niệm bao quát, bao trùm cả ẩn dụ, biểu tượng là việc sử dụng ẩn dụ ở mật độ cao có tính quy ước. Mục đích của việc phân biệt ẩn dụ và biểu tượng là để người tiếp nhận văn học tránh cách hiểu đánh đồng hai thuật ngữ trên, bởi trong văn học, cụ thể là văn học dân gian, có những hình ảnh ẩn dụ chưa đạt đến biểu tượng hay có biểu tượng lại thâu tóm cả ẩn dụ vào trong nó. 1.1.2.2. Phân biệt biểu tượng và hình tượng: Biểu tượng và hình tượng cũng đều có giá trị nhận thức cảm tính và chủ quan trong việc phản ánh thực tại, có phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ, nhưng lại khác nhau: Sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật không bao giờ vượt quá giới hạn của hình thức biểu đạt cụ thể (luôn có phương tiện biểu hiện trọn vẹn nghĩa của hình tượng), còn sự tồn tại của biểu tượng thì lại vượt quá giới hạn của một sự biểu đạt, biểu nghĩa (nghĩa là không một phương tiện nào có thể biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa của biểu tượng). Hình tượng bao giờ cũng tách riêng hoặc có xu hướng tách riêng ra khỏi một hệ thống nào đó để phù hợp với yêu cầu: tự do, hoàn thiện, độc đáo và khác biệt. Trong khi đó biểu tượng bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nhất định, không thể tách ra đứng độc lập trong nhận thức của con người. Điểm khác nhau rõ nét nhất là biểu tượng có phạm vi lớn hơn hình tượng rất nhiều.Với tư cách là khách thể tính thể chứ không phải khách thể thực tại, hình tượng có một số đặc tính của biểu tượng. Chính yếu tố này khiến cho biểu tượng trong văn học dân gian có khi chỉ là một nhưng lại có thể diễn tả được nhiều hình tượng. Từ một biểu tượng chim, chúng ta có thể thấy được một số hình tượng gửi gắm vào đó. Những hình tượng ấy đều có một số nét liên hệ và phụ thuộc vào biểu tượng. Chính mối dây liên hệ khiến cho những hình tượng đưa ra có sức sống lâu bền và cũng góp phần làm biểu tượng sống mãi trong lòng người đọc. Mặc dù có sự so sánh ẩn dụ, hình tượng, và biểu tượng song những thuật ngữ trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Không thể tách rời biểu tượng ra một cách độc lập. Chính vì thế khi nhắc đến ẩn dụ nghệ thuật người ta cũng nhắc đến ẩn dụ và hình tượng, hình ảnh. 1.1.3. Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật: Các biểu tượng ngôn từ nghệ thuật được cấu tạo lại thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học. Trong phạm vi ngôn từ nghệ thuật, các biểu tượng triết học, phân tâm, văn hóa, văn học đều được chuyển thành các từ - biểu tượng (word – symbols). Các hình thức vật chất cụ thể (sự vật, trạng thái, hành động…) và các ý niệm trừu tượng trong đời sống tinh thần con người tín hiệu hóa thông qua hệ thống ngôn từ. Và hệ thống ngôn từ đó còn mở ra cho các biểu tượng những mối quan hệ mới, hiện thực hóa và phát triển ý nghĩa biểu tượng trong một năng lực biểu hiện to lớn. Từ đó nảy sinh nhiều biến thể khác nhau. Mối quan hệ giữa các biến thể và mối quan hệ tương tác ngữ nghĩa trong ngữ đoạn, mối quan hệ với chủ thể sáng tạo và hoàn cảnh đã tạo nên sự tương tác trong một môi trường văn hóa- ngôn ngữ, từ đó nhận diện được sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng Ý nghĩa – cái thực thể tinh thần của thế giới trong nhận thức con người được phản ánh trong ngôn ngữ là vô hạn. Do đó việc sử dụng ngôn từ như những biểu tượng trong hoạt động sáng tác văn học nói chung và thơ ca nói riêng có thể gọi là một cách định danh mơ hồ, đòi hỏi một tư duy tưởng tượng, một cái nhìn khám phá bản thể bị che khuất. Trong văn học, cấu trúc ngôn từ của thơ ca được xem như một tổng thể các tín hiệu thẩm mỹ, trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là những điểm nhấn trong tổng thể đó. 1.2. Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao Việt Nam: Ẩn dụ và biểu tượng là hình thức nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong ca dao dân ca. Nhà nghiên cứu văn học Pháp F.Brunettiere với thuyết tiến hoá luận văn học nhấn mạnh rằng: “Chúng ta có thể thành công trong việc so sánh các tác phẩm văn học và nghệ thuật với những sáng tạo của thiên nhiên song chỉ trong ý nghĩa ngôn ngữ hoặc xã hội so sánh với sinh vật, có nghĩa là không một phút nào được quên rằng đó chỉ là sự so sánh hay phép ẩn dụ”. Như vậy, xây dựng biểu tượng được coi là một trong những thủ pháp đắc dụng để con người phát huy tính sáng tạo, tính liên tưởng bay bổng phong phú của mình tạo giá trị biểu cảm cho những lời ca. 1.2.1.Khái niệm: Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng ca dao là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore. Con cò, con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, tấm gương mờ..là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao. Qua thực tế khảo sát, có thể tập hợp biểu tượng thành những nhóm khác nhau, mỗi nhóm bao gồm các biểu tượng có liên hệ gần gũi với nhau (do được tạo thành từ cùng một loại sự vật, hiện tượng). Các biểu tượng cùng nhóm được phân biệt bằng những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biểu đạt, dẫn đến sự khác nhau trong cái được biểu đạt, hoặc được phân biệt bởi những kết cấu sóng hợp không giống nhau từ một sự vật, hiện tượng trung tâm. 1.2.2. Mô tip biểu tượng nghệ thuật trong ca dao: Ca dao dân ca sử dụng một số các hình tượng ẩn dụ quen thuộc của thiên nhiên đời sống hàng ngày như được khái quát hoá, trở thành các hình tượng nghệ thuật được thể hiện linh hoạt trong nhiều trường hợp, tạo ra các ẩn dụ mang nghĩa khác nhau, trong đó có thể phân chia thành biểu tượng đơn và biểu tượng sóng đôi. Ths Đặng Diệu Trang (tạp chí văn hóa dân gian số 1, 2006) đã nhận xét: “ Trong ca dao dân ca, một số các hình tượng ẩn dụ đơn được sử dụng thường xuyên như: chim, cá, sông, trăng, cau, hoa, bèo, đào.... và các cặp sóng đôi như rồng - mây, loan - phượng, mận - đào, trúc - mai, bướm - hoa, quế - hồi, trầu - cau, lan - huệ, cá - nước... là những hình tượng có quá trình hình thành lâu dài, tồn tại độc lập, bền vững, được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp nên đã vượt qua giới hạn của khái niệm ẩn dụ và trở thành biểu tượng” và cũng có ví dụ cụ thể về biểu tương đơn và biểu tượng sóng đôi trong phạm vi nghiên cứu về các biểu tượng thiên nhiên trong ca dao như sau: VD: Biểu tượng đơn - biểu tượng hoa: Có thể nói, trong ca dao dân ca nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung một trong những ý nghĩa cơ bản của hoa là biểu tượng cho cái đẹp, cho thân phận người phụ nữ. Từ ý nghĩa sinh học đa dạng của loài hoa, trường liên tưởng nghệ thuật của con người được mở rộng trong sự gắn kết giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, tạo nên những sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng đặc sắc: - Vẻ đẹp của người con gái được ví như loài hoa: Con gái Phượng Hoàng như hoa thiên lí Con trai thiên hạ có ý thì coi. - Hoa tươi", "cành hoa nở đong đưa", “hoa nở giữa trời" là cô gái đang thì xuân sắc: Ra đường thấy cánh hoa tươi Giơ tay toan ngắt nghĩ thôi lại ngừng. Thấy cành hoa nở đong đưa Dang tay ra hái sợ chùa có sư. - "Bẻ hoa", "hái hoa", "ngắt hoa" được ví von với nghĩa người con gái mất đi sự trinh trắng: Dang tay bẻ quặt hoa quỳ Bốn cành hoa ấy tức thì em trao. Bởi vì ngắt nhị hoa đào Đang tay nàng nghĩ thế nào cho xong. - "Hoa một thì" ngầm ẩn về tuổi trẻ ngắn ngủi của người phụ nữ, về thân phận một đời hoa sớm nở tối tàn. Số phận họ nổi trôi như “bông hoa cúc biết vào tay ai": Hoa mơ hoa mận hoa đào Kìa bông hoa cúc biết vào tay ai. Đàn bà như hoa một thì Chàng mà nghĩ lại thiếp thì được ơn. Người phụ nữ khi đã lấy chồng, bước qua thời con gái phải âm thầm chịu đựng bao nỗi cực nhọc, đắng cay, họ được ví với những hình ảnh “hoa rữa cánh", “ngọc nát hoa tàn", “hoa tàn nhị phai", “cánh hồng tan tác cánh đào tả tơi", “đầy đoạ cho vầy thân hoa", "hoa thiên lí rơi xuống lầm”: Hay khi gió thảm mưa sầu Cho hoa rữa cánh phai màu chàng ơi. - Nói đến người phụ nữ, người ta nói đến cái “số hoa đào” với biết bao sự ràng buộc: Ai ơi cái số hoa đào Cởi ra thì khó buộc vào như không. Biểu tượng sóng đôi: Những cặp sóng đôi được tạo nên trong sự kết hợp bền vững của những sự vật hiện tượng thiên nhiên tương đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính vì vậy trong ca dao dân ca nó là những hình tượng thích hợp biểu trưng cho sự hoà hợp giữa nam và nữ: Bướm - hoa có “bướm say hoa", “bướm gần hoa", “bướm lượn vành bén hoa", “bướm chiều hoa", “hoa bướm tìm nhau", “bướm đậu vườn hoa", "bướm lượn cành phù du". Rồng - mây có “rồng tìm mây" ,“rồng gặp mây", "rồng tơ tưởng vì mây". Trúc - mai có “sum họp trúc mai", "lan huệ sánh trúc mai", "trúc với mai", “trúc nhớ mai", “miếng trầu nên trúc nên mai", “gió trúc mưa mai". Quế – hồi: “quế sánh với hồi", “quế tơ tưởng vì hồi". Trầu - cau: “trầu bám cau", “giầu tơ tưởng vì cau", “có trầu có cau", “liền giầu với một chẽ cau". Mận - đào: “mận hỏi đào”, “mận sánh với đào", “mận mận đào đào bên nhau". Cá - nước: "cá lên khỏi nước chịu khô", “nước lên cá đối ăn theo". Cũng khảo sát trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính đã ghi nhận 7 nhóm biểu tượng: 1. Trăng, sao, mây, gió... (hiện tượng tự nhiên) 2. Có cây, hoa lá... (thế giới thực vật) 3. Rồng phượng, chim muông... (thế giới động vật) 4. Áo, khăn, gương, lược, mũ, giày... (các đồ dùng cá nhân) 5. Chăn, chiếu, giường, mâm, bát… (các dụng cụ sinh hoạt gia đình) 6. Thuyền, lưới, đó, lờ, gàu…các công cụ sản xuất) 7. Nhà, đình, cầu… (các công trình kiến trúc) Trong đó, ba nhóm đầu là những biểu tượng thuộc thế giới các hiện tượng thiên nhiên, tự nhiên; bốn nhóm sau là những biểu tượng của thế giới nhân tạo. Những cách phân loại trên đều đã cho thấy diện mạo phong phú của biểu tượng trong ca dao, và nó có khả năng bao hàm được hầu hết các biểu tượng. Mỗi một hình ảnh trong cuộc sống đều có sự hóa thân kì diệu của nó. Nói đến nghệ thuật, không thể nói đến một thế giới nguyên sơ thô ráp hiển hiện mà phải giống như một nhà khai thác quặng quý đi tìm cái cốt lõi tinh túy, cái thế giới của sự hóa thân, nâng nó lên thành đỉnh cao của tâm hồn con người và vạn vật. Văn chương không nằm ngoài vòng quay ấy, để biểu hiện một hình tượng nghệ thuật, văn chương cần đến những biểu tượng của hình tượng đó. Văn học viết và văn học dân gian đều chất chứa vô vàn biểu tượng khác nhau, trong đó hệ biểu tượng chim thuộc bộ phận biểu tượng thế giới động vật, thế giới tự nhiên có đóng góp như một nhiều hình ảnh gợi cảm, nhiều ý nghĩa khái quát và sâu xa, góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật phong phú trong thơ ca dân tộc. CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Thống kê, phân loại: 2.1.1.Thống kẻ: Phạm vi khảo sát: Cuốn “ Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Trọng Phan) Đối tượng khảo sát: Hình ảnh chim nói chung và các loài chim xuất hiện trong ca dao (Không phải các loài chim được gắn liền với các đồ dùng sinh hoạt hay các vật chất cụ thể như: Hình ảnh phòng loan, gối phượng, gót loan…) Con số thống kê: Số lượng khảo sát 1350 câu 100% Số câu xuất hiện biểu (hơn) 100 câu 7,40 % tượng chim Số lần xuất hiện: khoảng 180 lần Kiểu loài: hơn 20 loại chim các loại Điều đó cho thấy biểu tượng chim xuất hiện trong ca dao với một tần số cao. Cùng với các biểu tượng khác trong ca dao, nhóm biểu tượng chim cũng mang giá trị thẩm mỹ rõ rệt. Bên cạnh những lần xuất hiện với lớp nghĩa đen thuần túy, trong nhiều trường hợp, các loài chim còn được dân gian khoác cho lớp nghĩa biểu tượng. 2.1.2 .Phân loại: Biểu tượng là hình thức nhận thức cảm tính nên khó có thể có một cách phân loại biểu tượng khoa học và tuyệt đối. Xét một cách tương đối, biểu tượng chim có thể được phân loại một cách cụ thể theo những cách sau: hình thức biểu tượng và kiểu loài: Theo Biểu tượng đơn Biểu tượng sóng đôi Cò, nhạn, cuốc, quyên, vạc, hạc, Cuốc – quyên công, quạ, sáo, đa đa, én, bồ câu Loan – phượng (chim cu), oanh, chiền chiện, chèo … bẻo, phượng hoàng, chim Việt… Theo màu sắc: Nhiều nhất là hình ảnh chim xanh, ngoài ra còn nhiều hình ảnh chim hồng, chim trắng. Theo đặc điểm hoạt động và sinh sống: Chim kêu, chim rừng, chim bay, chim lạc bầy, chim đỗ, chim đậu, chim về núi, chim xa tổ, chim nhớ tổ, chim vào lồng, chim non…đặc biệt có biểu tượng: “chim khôn” Theo ý nghĩa biểu tượng: - Biểu tượng cho quê hương và cuộc sống ấm no, thanh bình, trù phú(đàn cò, đàn chim, cánh cò, bồ câu, chiền chiện, chim Việt…) - Biểu tượng của tình yêu - sự sum họp - hạnh phúc lứa đôi(loan phượng, chim quyên, đàn cò) - Biểu tượng cho con người: Người nông dân, người con trai, người con gái, trẻ nhỏ(con cò, vạc, hạc, sáo, quạ, công, chim xanh) - Biểu tượng cho những thói hư tật xấu trong xã hội (cò, quạ, bìm bịp, tu hú…) - Biểu tượng cho ước mơ khát vọng của con người (bồ câu. Phượng hoàng, én, nhạn…) Ngoài ra có thể phân loại theo những biến thể biểu tượng, phần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan