Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở đặc điểm địa hình việt nam...

Tài liệu đặc điểm địa hình việt nam

.DOCX
6
747
100

Mô tả:

đặc điểm địa hình Viêt Nam
Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được đặc điểm của địa hình Việt Nam. - Phân tích được các nhân tố hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam. - Giải thích được vai trò và mối quan hệ của địa hình với các thành phần khác trong môi trường tự nhiên. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ. - Phân tích được lát cắt địa hình để nhận biết rõ được sự phân bố bậc địa hình Việt Nam. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn với môn học - Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tư duy, liên hệ thực tiễn. - Làm việc với phương tiện trực quan. - Năng lực hợp tác. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên - Giáo án, SGV và SGK Địa lí 8 - Lược đồ địa hình Việt Nam, mô hình lát cắt địa hình. - Máy tính, máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK địa lí 8, vở ghi. - Dụng cụ học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Lãnh thổ nước ta trải qua 3 chu kỳ kiến tạo lớn đã tạo nên các dạng địa hình vô cùng đa dạng, nhiều kiểu địa hình như: đồi núi, đồng bằng, cao nguyên,… phản ánh lịch sử phát triển địa chất nước ta. Địa hình nước ta có những đặc điểm riêng biệt, để tìm hiểu những đặc điểm đó chúng ta cùng tìm hiểu Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học *Hoạt động 1: Phương pháp trực 1.Đồi núi là bộ phận quan quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam: ? Dựa vào lược đồ địa hình Việt -Tên các dạng địa hình: núi, Nam hãy nêu tên các dạng địa hình cao nguyên, đồi, đồng bằng. của nước ta. HS: trả lời GV: nhận xét ? Nhận xét gì về đặc điểm cấu trúc -Cấu trúc địa hình nước ta rất địa hình nước ta. đa dạng. HS: trả lời GV: nhận xét ? Đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu -Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần trăm diện tích? chủ yếu là đồi núi thấp. HS: trả lời GV: nhận xét ? Địa hình dưới 1000m, trên 2000m chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích? HS: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% , núi cao trên 2000m chiếm 1% GV: nhận xét ? Em có nhận xét gì về địa hình đồi núi nước ta? HS: Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. GV: nhận xét ? Xác định trên lược đồ một số dãy núi chính? HS: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam…. GV: nhận xét và xác định lại ? Xác định 2 đỉnh núi Panxipang và đỉnh Ngọc Linh? HS: quan sát và chỉ. GV: nhận xét và xác định lại. Đỉnh Panxipang cao 3143m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn Đỉnh Ngọc Linh cao 2598m thuộc Thời gian 10 phút Hoạt động của GV và HS dãy Trường Sơn Nam. ? Tại sao núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc đại hình? HS: trả lời GV: nhận xét ? Đồi núi có ý nghĩa như thế nào với đời sống kinh tế xã hội? HS: trả lời GV: nhận xét ? Xác định trên lược đồ địa hình Việt Nam các vùng đồng bằng? HS:Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Nam Bộ. GV: nhận xét và xác định lại. ? Nhận xét về diện tích đồng bằng ở nước ta? HS: trả lời GV: nhận xét *Hoạt động 2: Phương pháp đàm thoại. ? Nhớ lại kiến thức đã học ở Bài 25 hãy cho biết các giai đoạn hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. Giai đoạn nào có tác động mạnh mẽ tới sự thay đổi bề m ặt địa hình như ngày nay? Ý nghĩa của giai đoạn đó? HS: trả lời GV: nhận xét. -GV:Địa hình nước ta do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo, tạo dựng nên. Trong đó, giai đoạn Tân kiến tạo với hai Nội dung bài học Thời gian -Đồi núi là bức chắn địa hình bảo vệ cho lãnh thố phía Bắc và phía Tây. -Có ý nghĩa quan trọng với quá trình phát triển kinh tế xã hội. + Khai thác khoáng sản + Là nơi trú ngụ của nhiều động thực vật quý hiếm + Du lịch + Phát triển Lâm Ngiệp + Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. 15 -Đồng bằng chiếm ¼ diện tích. 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo ra thành nhiều bậc khác nhau -Có 3 giai đoạn: +Giai đoạn Tiền Cambri. +Giai đoạn Cổ kiến tạo. + Giai đoạn Tân kiến tạo. =>Giai đoạn Tân kiến tạo. - Ý nghĩa: Giai đoạn này nâng cao địa hình hoàn thiện giới sinh vật. => Địa hình nước ta do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo tạo dựng nên. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học hoạt động chủ yếu và nâng lên hạ xuống đã làm thay đổi mạnh mẽ bề mặt địa hình và tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta. ? Xác định trên lược đồ địa hình Việt Nam các vùng núi cao và cao nguyên badan của nước ta? - HS: Xác định trên lược đồ - GV: Chuẩn kiến thức kĩ năng trên lược đồ. ? Phân tích lát cắt địa hình AB,CD em hãy đọc tên các khu vực địa hình và nhận xét độ cao từng khu vực. - HS: +Lát cắt AB: các khu vực địa hình là: khu Việt Bắc, khu Đông Bắc, khu đồng bằng Bắc Bộ. + Lát cắt CD: các khu vực địa hình là: khu Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc, khu Hòa Bình Thanh Hóa. + Độ cao giảm dần qua các khu vực. - GV: nhận xét, rút ra kết luận + Lát cắt A - B chạy qua các dạng địa hình đồi núi thấp và đồng bằng. + Lát cắt C - D chạy qua các dạng địa hình núi cao, núi trung bình, núi thấp và đồng bằng. -Địa hình có tính phân bậc rõ nét. => Qua đó ta thấy địa hình nước ta -Hướng nghiêng: thấp dần từ phân thành các bậc rõ rệt và nghiêng nội địa ra phía biển. theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, -Hai hướng chính: thấp dần từ nội địa ra biển +Tây Bắc – Đông Nam. -GV: Địa hình nước ta có hai hướng +Vòng cung. chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung, được thể hiện qua hướng của một số dãy núi chính như: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc (hướng Tây Bắc – Đông Nam), Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Trường Sơn Nam và 4 cánh cung ở khu vực Đông Bắc ( hướng vòng 3. Địa hình nước ta mang cung) tính chất nhiệt đới gió mùa *Hoạt động 3: Hoạt động nhóm và chịu tác động mạnh mẽ của con người: ? Địa hình nước ta biến đổi bởi các tác nhân nào HS: trả lời GV: nhận xét -Tác động ngoại lực: khí hậu, Hoạt động nhóm: dòng nước. -Nhóm1: Ảnh hưởng của khí hâu và -Tác động của con người: gồm dòng nước đến địa hình? Cho biết tích cực và tiêu cực. một số hang động của nước ta? - HS: Trả lời. ->Tích cực: Có địa hình đa dạng, tạo nhiều cảnh quan đẹp. ->Tiêu cực: Làm cho đất đá trên bề mặt bị phong hóa bào mòn. Một số hang động như động Phong Nha, Động Hương Tích… -Nhóm2: Tác động của con người đến địa hình nước ta và những biện pháp. ->Tác động của con người đến địa hình: + Tích cực: tạo ra địa hình nhân tạo: đê, hồ, kênh rạch, công trình đô thị giao thông. + Tiêu cực: chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường + Biện pháp: bảo vệ rừng,… ? Em hãy cho biết chặt phá rừng có những tác hại gì? HS: trả lời GV: Chặt phá rừng gây xói mòn đất, ngập lụt vào mùa mưa…. IV, Củng cố và hướng dẫn về nhà Thời gian - Học thuộc bài cũ, làm bài tập bản đồ - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu trước bài 29. * Trò chơi ô chữ: Chúng ta có 6 ô chữ hàng ngang, lần lượt các nhóm chọn và trả lời câu hỏi trong đó Câu 1: Tên một hoạt động địa chất làm địa hình nước ta có hình dạng như ngày nay? TL: Tân kiến tạo Câu 2: Tên một hang động Caxto nổi tiếng ở Quảng Bình? TL: Phong Nha Câu 3: Bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình? TL: Đồi núi Câu 4: Đê sông, đê biển do tác nhân nào hình thành? TL: Con người Câu 5: Mưa theo mùa làm đồi núi bị….? TL: Xói mòn Câu 6: Đỉnh núi cao nhất ở Nam Trung Bộ nước ta? TL: Ngọc Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan