Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm của truyện ngắn thâm tâm...

Tài liệu đặc điểm của truyện ngắn thâm tâm

.PDF
81
10
52

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc X· HéI Vµ NH©N V¡N ------------ NguyÔn thÞ hång nhung ®Æc ®iÓm cña truyÖn ng¾n th©m t©m LuËn v¨n th¹c sÜ chuyªn ngµnh v¨n häc viÖt nam M· sè : 60.22.34 Ng-êi h-íng d©n khoa häc : GS.TS. Lª V¨n L©n Hµ Néi – 2010 1 PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................3 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ........................................................................3 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ...........................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ...............................................................4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................4 6.Cấu trúc của luận văn. ...................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................7 Chƣơng 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ........................................................7 1.1 Cuộc đời. ....................................................................................................7 1.2 Sự nghiệp văn chƣơng............................................................................. 14 Chƣơng 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮNTHÂM TÂM. ....................................................................................................................... 26 2.1 Thế giới nhân vật..................................................................................... 27 2.1.1. Kiểu ngƣời phụ nữ truyền thống. ........................................................ 27 2.1.2. Kiểu nhân vật hồng nhan bạc mệnh. ................................................... 31 2.1.3. Kiểu nhân vật ngƣời ra đi .................................................................... 33 2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................ 37 2.2.1 Ngoại hình nhân vật ............................................................................. 37 2.2.2 Tâm lý nhân vật .................................................................................... 40 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THÂM TÂM. ............................................................................................................. 47 3.1 Điểm nhìn trần thuật................................................................................ 47 3.1.1 Điểm nhìn trần thuật khách quan. ........................................................ 48 3.1.1.1 Trần thuật theo điểm nhìn tác giả. .................................................. 48 3.1.1.2 Trần thuật theo điểm nhìn bên trong của nhân vật trong truyện. 51 3.1.2 Điểm nhìn trần thuật chủ quan. ............................................................ 52 3.1.3 Sự di chuyển điểm nhìn........................................................................ 54 3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu .......................................................................... 56 3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................. 56 3.2.1.1 Ngôn ngữ độc thoại. .......................................................................... 57 3.2.1.2 Ngôn ngữ đối thoại............................................................................ 61 3.2.2 Giọng điệu ............................................................................................ 65 3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình ........................................................................... 65 3.2.2.2 Giọng trào lộng................................................................................. 72 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Đưa người ta không đưa qua sóng Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? (Tống biệt hành) Những câu thơ đầy hình ảnh và nhạc điệu ấy đã vang lên trong tâm trí độc giả đến nay tròn sáu mƣơi năm rồi. Bạn đọc vẫn còn nhớ mãi đến tác giả của những vần thơ ấy, một ngƣời tài hoa mà phận mỏng. Những sáng tác của Thâm Tâm mà đến nay ngƣời ta sƣu tầm đƣợc có khi không nhiều bằng số giấy mực mà ngƣời ta chi ra trong cuộc tranh cãi xung quanh câu chuyện về T.T.Kh. Cho đến nay, Thâm Tâm đƣợc độc giả biết đến là một nhà thơ mà ít ai biết rằng ông còn sáng tác cả tiểu thuyết, kịch và truyện ngắn. Số lƣợng truyện ngắn của Thâm Tâm đƣợc đăng tải khá đều đặn trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy từ năm 1941 đến năm 1944. Đi sâu nghiên cứu mảnh đất mà ít ngƣời khám phá này để mang đến một hình ảnh Thâm Tâm toàn diện cho độc giả hình dung là một lí do chủ yếu để chúng tôi thực hiện đề tài này. Bên cạnh việc khái quát lại về cuộc đời của Thâm Tâm, sự nghiệp văn chƣơng của ông, chúng tôi đi sâu nghiên cứu cụ thể vài đặc điểm về mặt nội dung và hình thức của truyện ngắn Thâm Tâm. 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 3 Thâm Tâm ra đi ở tuổi 33, một số phận long đong, lận đận cả về cuộc đời lẫn văn nghiệp. Tập thơ riêng của ông mãi tới năm 1988 mới đƣợc in ra. Khi tôi cầm tập thơ này ở trên Thƣ viện Quốc gia, tôi thật sự ngạc nhiên và vô cùng xúc động. Thâm Tâm tài hoa, cuộc đời ngắn ngủi thơ chỉ đƣợc nhà sƣu tầm tuyển chọn lại có chừng ấy bài, trang bìa bảo quản còn dày hơn cả nội dung tập thơ. Thơ ông đƣợc giới nghiên cứu đánh giá nhiều còn văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn thì ngƣợc lại, có cũng chỉ là vài lời nhận xét khiêm tốn tản mạn trên các báo, tạp chí. Do đó, có thể coi luận văn này mở đƣờng cho những công trình tiếp theo cho những ai yêu mến tác giả của Tống biệt hành nổi tiếng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu chủ yếu 38 truyện ngắn của Thâm Tâm đƣợc đăng tải trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy từ năm 1941 đến năm 1944. Trong thời gian sau đó Thâm Tâm đi kháng chiến ông sáng tác không nhiều vì dồn toàn tâm toàn lực vào công việc làm báo phục vụ kháng chiến. Cho nên chúng tôi chỉ nghiên cứu phần tác phẩm đƣợc in ấn rõ ràng 38 truyện ngắn của Thâm Tâm đƣợc Văn Giá và Thanh Hƣơng sƣu tầm, in thành tập Thâm Tâm truyện ngắn [7] là tài liệu chính cho chúng tôi khảo sát. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử- xã hội: là cách gọi dành cho một phƣơng pháp có cơ sở là hoàn cảnh, điều kiện xã hội và tiến trình phát triển lịch sử của chính bản than văn học. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thƣờng kết hợp việc nghiên cứu hoàn cảnh xã hội với việc nghiên cứu than thế tiểu sử, con ngƣời, sự nghiệp của nhà văn để tìm hiểu tác phẩm. Phƣơng pháp này có ƣu điểm cơ bản là đặt hiện tƣợng văn học vào bối cảnh của xã hội để nghiên cứu. Bằng 4 cách này hiện tƣợng văn học sẽ đƣợc nhìn nhận trong những mối quan hệ ngoại sinh, đƣợc đánh giá đúng với những quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tránh cho chúng ta sa vào lối phê bình siêu hình, xa rời thực tiễn, giữ cho hiện tƣợng văn học bám chặt vào cơ sở hoàn cảnh xã hội, nó giúp ta hình dung vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan. Phương pháp so sánh: Từ cuộc sống thƣờng nhật, phƣơng pháp so sánh đƣợc đƣa vào nghiên cứu khoa học và đã nhanh chóng trở thành một phƣơng pháp hữu hiệu. Cần phân biệt giữa so sánh văn học và văn học so sánh. So sánh văn học là một phƣơng pháp diễn đạt, một phƣơng pháp ngữ nghĩa đƣợc dùng trong văn học. Còn văn học so sánh là một bộ môn văn học sử nằm giữa văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới. Trong nghiên cứu văn học, ta có thể so sánh một hiện tƣợng văn học với các hiện tƣợng cùng loại nhƣng cũng có thể so sánh với các hiện tƣợng đối lập để làm nổi bật bản chất của hiện tƣợng đƣợc đem ra so sánh. Việc so sánh giúp ta xác định đƣợc vị trí của hiện tƣợng trong một hệ thống và đánh giá đƣợc ý nghĩa của nó trong hệ thống đó. Phương pháp hình thức: là phƣơng pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó. Trong luận văn chúng tôi sẽ nghiên cứu nghệ thuật tự sự của truyện ngắn Thâm Tâm. Để đạt đƣợc hiệu quả khách quan, việc nghiên cứu hình thức phải đƣợc đặt trong một hệ thống chỉnh thể của toàn bộ tác phẩm chứ không đƣợc coi trọng hình thức. Phương pháp thống kê: phƣơng pháp này đƣợc vay mƣợn từ một ngành khoa học chuyên biệt của toán học. Áp dụng vào nghiên cứu văn học, thống kê học đã cung cấp cho chúng ta một phƣơng pháp khá hữu ích. Trong nhiều công trình, phƣơng pháp thống kê đã đƣợc áp dụng nhƣ là một phƣơng pháp phụ trợ rất có hiệu quả để làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra từ các phƣơng pháp khác. Do những con số thống kê khách quan của nó ngƣời ta dễ có cơ sở để nói lên tính chính xác của phƣơng pháp này. 5 Trên đây là một số phƣơng pháp cơ bản đƣợc chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài này và để đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình triển khai chúng tôi sẽ kết hợp với một số phƣơng pháp nghiên cứu văn học khác nữa. 6.Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cuộc đời và sự nghiệp Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thâm Tâm Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện trong truyện ngắn Thâm Tâm 6 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 1.1 Cuộc đời. Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng. Thâm Tâm là con thứ trong một gia đình nhà nho nghèo và đông anh chị em. Học hết bậc tiểu học Thâm Tâm phải ở nhà giúp gia đình đóng sách và nấu bánh kẹo. Lúc ấy, gia đình Thâm Tâm sống ở thị xã Hải Dƣơng, thị xã nằm giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng nhƣng đời sống kinh tế vô cùng khó khăn. Hải Dƣơng nằm trên trục đƣờng số 5, sát bờ sông Hàn nhƣng Hải Dƣơng không có nhiều sản vật để phát triển giao thông đƣờng thủy. Vào những năm cuối thập kỉ 30, sau khi phe Phát xít thu đƣợc những chiến thắng ban đầu trong đại chiến thứ hai thì Phát xít Nhật đã mở rộng bành trƣớng xâm lƣợc mở rộng ra hầu hết các nƣớc Đông Nam Á. Sau khi đƣa đƣợc quân vào Trung Quốc, Nhật dần dần đuổi quân Pháp ra khỏi các nƣớc Mi-an-ma, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin và ba nƣớc bán đảo Đông Dƣơng. Ở Việt Nam, Nhật gây chiến với Pháp ở Lạng Sơn và ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đã hất cẳng Pháp ra giành lấy quyền thống trị. Nhân dân ta vốn đã chịu sự áp bức của Pháp và quan lại phong kiến nay lại chịu thêm vòng xích của Nhật xiết chặt vào cổ. Để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lƣợc của chúng, Nhật bắt dân ta ở Bắc kì nhổ lúa trồng đay lấy sợi phục vụ cho ngành quân trang, quân dụng của chúng. Chúng lại đem thóc lúa ở Nam kì đốt chạy thành than để chạy máy. Những huyện là vựa lúa của tỉnh Hải Dƣơng nhƣ Tứ Kì, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện nhân dân đói kém phải bỏ nhà tha phƣơng đi ăn xin. Các tỉnh lân cận nhƣ Thái Bình, Hƣng Yên ngƣời chết nhƣ ngả dạ. Năm 1938, Thâm Tâm cùng gia đình 7 chuyển lên Hà Nội kiếm sống, ở số 7 Đội Cung- tức phố Thái Phiên bây giờ. Vợ của Thâm Tâm là công nhân của hãng dệt Phúc Lai, bà quê gốc ở Thanh Hóa. Thâm Tâm đi làm suốt ngày, đêm về lại thức khuya để viết lách, vẽ tranh. Gia cảnh của Thâm Tâm rất cơ hàn, túng quẫn. Gia đình gồm cha mẹ già, hai chị cùng bốn đứa em còn nhỏ và vợ, có đến cả chục miệng ăn và ngần ấy ngƣời dồn ép sống trong căn nhà thuê rộng khoảng 20m2 . Thâm Tâm nhận đóng sách ở nhà in Mai Lĩnh rồi mang nhận thêm mang về cho cả gia đình làm, còn Thâm Tâm thì đi vẽ tranh minh họa cho các báo, vẽ tranh bờ hồ đi bán ở các trại lính Tây, làm thơ, viết truyện, viết kịch, tạp văn… gửi đăng báo vừa để sinh nhai vừa thỏa cái mộng văn chƣơng hằng ấp ủ. Do chơi thân với Trần Huyền Trân và Phạm Quang Hòa nên ba ngƣời rủ nhau ra làm báo Bắc Hà. Phạm Quang Hòa chỉ có năm mƣơi đồng bạc bỏ ra còn bài vở thì chủ yếu là do Thâm Tâm và Huyền Trân chịu trách nhiệm. Nhƣng chỉ đƣợc ba, bốn số thì hết tiền. Thu tiền báo ở các sạp báo về cũng không đủ trả tiền giấy, tiền in nên đành phải đóng cửa tòa soạn lại. Nhƣng máu nghề nghiệp và mƣu sinh không cho họ nản chí dừng lại. Có thể nói là Thâm Tâm viết cật lực, không kén chọn lắm về đề tài, thể loại, nơi in… Trong cuộc đời mình, Thâm Tâm đã chứng kiến những cảnh xót xa, đau lòng: một cháu bé thoi thóp đang nhay bầu sữa mẹ mà mẹ đã chết cứng, chị phụ nữ gầy tong teo đang xé xác một con chuột chết đƣa lên miệng, những ngƣời chỉ còn da bọc xƣơng gầy đen, xám ngoét gục ngã ven đƣờng rồi chỉ vài tiếng sau cũng thành thây ma bị xe bò đƣa ra hố chon ngƣời tập thể. Và hàng ngày, hàng đêm, đoàn xe bò chở những thây ma đắp chiếu rách, bao tải rách đi qua các xóm cầm ca mà sau này Văn Cao đƣa vào thơ là những xe xác đi qua phƣờng Dạ Lạc. Thâm Tâm bị ám ảnh bởi những tiếng trống, tiếng mõ thúc sƣu, thuế, những tiếng vút roi đòn của các thầy đội “phú lít”, những xếp tây đồn điền, sở mỏ… Thâm Tâm còn là chứng nhân của những nhát kiếm chặt đầu ngƣời của lính Nhật ở trên các 8 nẻo phố Hà Nội. Ở Hà Nội, những ngƣời dân nghèo lam lũ làm đủ nghề buôn thúng bán mẹt, làm kiếp người ngựa- ngựa người… mà vẫn không đủ sống. Một ngƣời sống tình cảm và nội tâm nhƣ Thâm Tâm phải chứng kiến những cái đó nhƣ những nhát dao khía vào tim mình, những điều trông thấy mà đau đớn lòng ấy chúng ta bắt gặp trong văn chƣơng của Thâm Tâm. Trong Thi nhân Việt Nam, ông Hoài Thanh- Hoài Chân đƣa ra các xóm thơ trong làng thơ Việt Nam nhƣ: - Xóm Sông Thƣơng: Bàng Bá Lân- Anh Thơ… - Xóm Tự Lực: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… - Xóm Phƣơng Đông: Lƣu Trọng Lƣ, Thái Can… - Xóm Huế: Phan Văn Dật, Nam Trân, Nguyễn Đình Thƣ… - Xóm Bình Định: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… - Xóm Hà Tiên: Đông Hồ, Mộng Tuyết… Và ngoài những xóm trên chúng ta còn thấy có thêm một nhóm nữa mà vị trí của nhóm trong làng thơ giữ vai trò không kém phần quan trọng, nhóm ấy đƣợc ngƣời đƣơng thời mệnh danh là xóm “áo bào gốc liễu” (có nghĩa: tráng sĩ buộc ngựa vào gốc cây liễu, vén áo bào nhảy xuống vào quán nƣớc) với ba nhân vật nổi bật nhất là Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn Bính. Cái khác trong nội dung thơ của xóm này so với nội dung của nhiều nhà thơ đƣơng thời là cái giọng văn chƣơng hiệp sĩ, chất tráng ca. Họ có cái nhìn hiện thực của Đỗ Phủ, Nguyễn Du nhƣng lại có cái hào sảng của Lục Du. Thơ của xóm này giàu hình ảnh các tráng sĩ lên đƣờng thời Chiến Quốc Xuân Thu.Về nghệ thuật thì ta thấy rất rõ hơi thơ cổ phong toát lên từ thơ của các nhà thơ này. Họ thích làm thơ ở thể hành- một thể thơ khá phổ biến trong thơ Đƣờng. Nguyễn Bính nghiêng về thể loại thơ độc vận trong một số bài thơ dài. Huyền Trân và Thâm Tâm sành về thể thất ngôn và lục bát. Chữ nghĩa trong thơ nằm ở cả hai vùng sáng và mờ ngữ nghĩa, thiên về phía từ trong thơ nôm cổ hoặc 9 từ Hán- Việt nhƣng đã đƣợc Việt hóa nhuần nhuyễn. Họ có cùng điểm chung là xuất thân từ thành phần dân nghèo trong xã hội cũ mà xã hội lại dành cho những thành phần ấy một thân phận buồn tủi, u ám, mờ mịt. Họ sống tù túng, ngột ngạt nên khao khát một khung trời khác, chƣa đến đƣợc khung trời ấy họ tỏ ra bức bối, đập phá nhƣng vẫn không chịu lùi bƣớc. Họ lại cùng một trình độ xấp xỉ nhƣ nhau, học nhiều chữ Hán, thơ nôm cổ và ảnh hƣởng của văn học phƣơng tây thì hầu nhƣ không có. Họ vì nghèo không đƣợc đến trƣờng lớp học nhiều nhƣng không vì thế mà tài năng thiên bầm của họ bị tàn lụi. Nói đến Thâm Tâm trƣớc Cách mạng những ai yêu mến ông cho tới ngày nay cũng không thể nào quên một sự kiện gắn với ông, sự kiện ấy đã tốn biết bao giấy mực tranh cãi, mấy chữ cái T.T.Kh đi đôi với Thâm Tâm đã trở thành một hồ sơ văn học, một nghi án trong văn chƣơng. Nhân tiện đây, chúng tôi cũng xin điểm lại sự kiện này. Khoảng tháng 9 năm 1937, tờ Tiểu thuyết thứ Bảy đăng truyện ngắn Hoa ti gôn của Nguyễn Thanh Châu. Thời gian ngắn sau, tòa soạn nhận đƣợc một bài thơ tựa đề Bài thơ thứ nhất, sau đó nhận thêm bài Hai sắc hoa Ti gôn nữa. Tác giả của hai bài thơ này kí tên là T.T.Kh mà không hề ghi rõ họ tên cũng nhƣ địa chỉ liên lạc. Tiểu thuyết thứ Bảy có đề nghị tác giả cho biết địa chỉ để gửi báo biếu thì nhà văn Thanh Châu nhận đƣợc một bức thƣ ngắn với nội dung không muốn công khai tên tuổi làm gì vì cuộc đời riêng éo le buồn khổ không muốn nói. Bức thƣ này ông Thanh Châu không giữ để công bố. Sau khi hai bài thơ trên xuất hiện trên mặt báo, trong làng văn thơ bỗng xôn xao, nhiều tranh cãi. Có đến mấy ngƣời tự nhận mình chính là ngƣời yêu của T.T.Kh, trong đó có Thâm Tâm, Nguyễn Bính... Tuy hai bài thơ không hẳn là những áng thơ kiệt tác về mặt nghệ thuật nhƣng làm rung động lòng ngƣời ở câu chuyện tình ngang trái với cách kể giản dị, không sáo ngữ, cách diễn đạt khá hiện đại: 10 Người ấy thường hay vuốt tóc tôi, Thở dài trong lúc thấy tôi vui; Bảo rằng: “Hoa giống như tim vỡ; Anh sợ tình ta cũng thế thôi!” Và rồi không ngờ sự lo lắng kia đã trở thành hiện thực: Người xa xăm quá- Tôi buồn lắm Trong một ngày vui pháo nhuộm đường Rồi cuộc đời cô trải qua những ngày tháng: Từ đấy thu rồi thu lại thu Lòng tôi còn giá tới bao giờ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim một bóng người (Hai sắc hoa Ti gôn) Ở lại vườn Thanh có một mình, Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh, Yêu trăng lạnh lẽo rơi trên áo, Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành Và một ngày kia tôi phải yêu Cả chồng tôi nữa, lúc đi theo Những cô áo đỏ sang nhà khác! -Gió hỡi, làm sao lạnh rất nhiều? 11 (Bài thơ thứ nhất) Những ngƣời tự nhận mình là ngƣời yêu của T.T.Kh đã làm những bài thơ để đáp lại nàng: Thâm Tâm có bài Các anh, Mầu máu Ti gôn; Nguyễn Bính có bài Cô gái vườn Thanh, Dòng dư lệ. T.T.Kh có gửi bài thơ Đao áo cho chồng đến cho một ngƣời thì không biết thế nào bài thơ ấy lại đƣợc in trên tờ báo Đàn bà. Sau đó T.T.Kh gửi đến tòa soạn bài thơ Bài thơ cuối cùng có nội dung trách móc, oán hận rồi từ đó nhân vật T.T.Kh không còn gửi gì đến tòa soạn nữa cũng nhƣ có phản ứng gì khi trên văn đàn xảy ra cuộc tranh luận T.T.Kh- nàng là ai? Nhƣ đã nói, cuộc tranh luận này đã tốn biết bao giấy mực, và chúng tôi xin tổng kết lại những nhân vật có liên quan, họ nổi tiếng và có độ tin cậy bởi họ là những ngƣời nổi tiếng, có địa chỉ và chức danh rõ ràng: nhà văn Thanh Châu- ngƣời cùng thời với Thâm Tâm viết bài cho Tiểu thuyết thứ Bảy cho rằng thơ của T.T.Kh khác hẳn phong cách thơ của Thâm Tâm và cho rằng không cần tìm hiểu cô ấy là ai chỉ nên biết rằng một phụ nữ vào thời điểm ấy làm thơ là đáng trọng. Một ngƣời đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình mà có những bài thơ nhƣ thế chỉ dám bộc lộ một lần khi đọc một truyện ngắn cùng cảnh ngộ gợi ra thì hẳn không giống kẻ kém tài đức chỉ mong có nổi một bài thơ tình đƣợc đăng lên báo, vì danh hay vì lợi. Nhà thơ Trần Huyền Trân và Nguyễn Bính là những ngƣời bạn thân nhất của Thâm Tâm đều khẳng định không biết chuyện tình Thâm Tâm và T.T.Kh, thậm chí Nguyễn Bính còn nhận nàng là ngƣời yêu của mình. Ông Lƣơng Trúc (tức Phạm Quang Hòa) là bạn thân của Thâm Tâm từng uống rƣợu với Thâm Tâm, đƣợc Thâm Tâm làm thơ tặng cũng khẳng định không biết chuyện này và khuyên rằng không nên khơi gợi lại chuyện quá khứ. Theo Bùi Viết Tân kể lại, năm 1949 trong một chuyến đi dài ngày từ liên khu III lên Việt Bắc, ông có dịp đồng hành với Thâm Tâm. Trong những lúc 12 nghỉ ngơi, hai ngƣời đã tâm sự với nhau những chuyện liên quan tới văn thơ. Thâm Tâm đã thú nhận nhân vật gây nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài Tống biệt hành là Phạm Quang Hòa và những bài thơ kí tên T.T.Kh đều là của Thâm Tâm làm ra cả, chuyện này chỉ có Trần Huyền Trân biết, Nguyễn Bính ngây thơ nên không biết bị “xiếc” vào chuyện này. Thâm Tâm cho biết có chuyện này là do vào những năm cuối thập niên ba mƣơi bắt đầu thập niên bốn mƣơi, những ngƣời cùng thời với nhà thơ sống cuộc đời nhƣ “dỡn” với ngày tháng. Nhƣng sau đó nhà thơ cùng bạn bè đã tìm ra lối thoát cho cuộc đời và muốn thay đổi cuộc đời. Chính bài Các anh và Tống biệt hành là chứng tích của sự thay đổi này. Giọng điệu các bài thơ tình kia không giống với phong cách của nhà thơ là vì ngƣời làm thơ có quyền đƣợc làm nhiều loại thơ khác nhau. Nhân vật tên Khánh nhà thơ không tiết lộ vì nhà thơ đã có gia đình, mà văn chƣơng nghệ thuật đã thăng hoa nhân vật và đã là nhân vật của thi ca rồi thì cứ tìm hiểu thi ca đừng bắt nhân vật trong nghệ thuật phải là ngƣời thƣờng. Thâm Tâm mất đã lâu nhƣng ngƣời đời vẫn thêu dệt những chuyện về nhà thơ, không ai biết đâu là sự thật, vì lí do nào đó mà những ngƣời có thể là trong cuộc lại luôn phủ định và khuyên rằng đừng nên truy cứu nữa. Bạn đọc những ai yêu mến Thâm Tâm hãy có những phán đoán thú vị của riêng mình, lời khuyên của các ông Thanh Châu, Phạm Quang Hòa, Mã Giang Lân là ta hãy nên để cho cái tên T.T.Kh đƣợc ở yên trong lòng bạn đọc xƣa nay vốn hâm mộ ngƣời thơ. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, Cách mạng đã làm thay đổi hầu nhƣ tất cả công dân của nƣớc Việt Nam và Thâm Tâm gia nhập Cách mạng một cách tình nguyện và tự nhiên. Năm 1947, Thâm Tâm gia nhập quân đội và ông làm thƣ kí cho tòa soạn báo Vệ quốc dân. Nhà văn Vũ Cao trƣớc khi gặp Thâm Tâm có đọc thơ 13 Thâm Tâm lại hình dung Thâm Tâm là một ngƣời hơi ngang tàng một chút, hơi chán chƣờng và hơi say một chút nhƣng khi gặp thì lại hoàn toàn khác. Đó là một Thâm Tâm đen xạm, ngƣời gày gò nhƣ Nam Cao mà lại còn bé hơn Nam Cao. Thâm Tâm làm việc rất nghiêm túc, cần cù, tỉ mỉ và làm đủ mọi việc cho tờ báo: viết bài, trình bày, kẻ chữ, cắt xén… đặc biệt là Thâm Tâm không hút thuốc, không nghiện trà, không uống rƣợu mà nếu có chỉ là một chút lúc anh em vui. Thâm tâm cƣời rất ít, cƣời rất khẽ và nét mặt lạnh lùng đến khắc khổ. Các đồng nghiệp quí trọng một con ngƣời say mê lí tƣởng, nói ít làm nhiều, sôi nổi nhiệt tình trong công tác. Nhà văn Vũ Cao nghĩ rằng sao một con ngƣời nhƣ thế lại viết đƣợc những câu thơ mà Vũ Bằng cho rằng Thâm Tâm là một nhà phù thủy hô sóng vào lòng và gọi hoàng hôn lên mắt. “Vậy cái tiếng sóng màu hoàng hôn ấy nó nằm ở chỗ nào trong con ngƣời ấy? Và có phải đó chính là cái bí ẩn của tài năng nghệ thuật mà ngƣời ta hay nói đến từ xƣa? Thực tế bề ngoài Thâm Tâm không có một chút gì gọi là tài hoa và phóng khoáng nhƣ tôi thấy trong thơ anh…” [21, tr102]. Năm 1950, trong chiến dịch biên giới, Thâm Tâm bệnh nặng rồi mất ở Cao Bằng. 1.2 Sự nghiệp văn chƣơng. Thâm Tâm trong đời sống văn học trƣớc năm 1945 đƣợc biết tới nhƣ một kẻ khá lận đận. Nhà văn Vũ Bằng kể lại khi ông đƣơng giữ chân thƣ kí tòa soạn báo cho tờ Tiểu thuyết thứ Bảy quãng năm 1941 đến năm 1943, ông thấy gia cảnh Thâm Tâm túng thiếu nên thƣờng ƣu tiên cho đăng của Thâm Tâm hai bài trong một số (hoặc một truyện, một thơ hoặc một truyện, một kịch với hai bút danh Thâm Tâm và Tuấn Trình) để bạn mình có thêm nhuận bút. Ngoài ra Thâm Tâm còn viết cho Truyền bá, Phổ thông bán nguyệt san, tiểu thuyết thứ Năm của Lê Tràng Kiều và một số báo khác. Theo một số tài liệu thì ngƣời ta đã sƣu tầm đƣợc hàng chục bài thơ, truyện ngắn, trên chục vở 14 kịch, một số tạp văn của Thâm Tâm… ra đời trong quãng thời gian này. Có thể khẳng định rằng cái động cơ thôi thúc Thâm Tâm viết đƣợc nhƣ vậy chủ yếu thuộc về lí do mƣu sinh, viết văn để kiếm sống, để phụ giúp gia đình mà lúc nào cũng có nguy cơ đứt bữa. Có thể có ai đó cho rằng cách giải thích đó không đƣợc thơ cho lắm nhƣng đấy lại là sự thật “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Trong những năm ấy không chỉ có mình Thâm Tâm mà các nhà thơ, nhà văn ƣu tú đã vƣớng vào nghiệp văn chƣơng cũng lận đận mƣu sinh nhƣ vậy. Từ Tản Đà cho đến Ngô Tất Tố, Lê Văn Trƣơng, Lan Khai, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Nhà văn Vũ Trọng Phụng chẳng đã từng vừa ôm ngực vừa ho vừa viết để kiếm sống đến lao lực mà chết đấy thôi. Ở lứa tuổi mới lớn, cũng nhƣ nhiều ngƣời, rung động đầu đời về tình yêu là tất yếu. Bài thơ đầu tiên Đây cảnh cũ đâu người xưa Thâm Tâm làm và rụt rè gửi cho báo với bút danh Trăm Năm. Một bài thơ tình phảng phất nỗi buồn man mác nhƣng cũng báo hiệu nhiều nét tài hoa của một thi sĩ tƣơng lai. Bài thơ đăng xong năm 1941, ông chủ nhiệm Trƣờng Xuân tìm đến nhà gặp Thâm Tâm và ông không thể ngờ một ngƣời có vóc dáng thƣ sinh, nhỏ bé lại có thể viết đƣợc những dòng thơ tài hoa ấy. Theo lời kể của bà Oanh- chị gái nhà thơ thì “khi viết bài thơ này cậu ấy viết trên chiếc bàn mọt ở phố Thái Phiên ngày nay” Đây cảnh cũ đâu người xưa Tình cũ năm qua để hững hờ Hoa dẫu mỉm cười nhưng có ý Phảng buồn mặt phấn nét tương tư. Giận thời gian, tiếc ngây thơ Lòng xuân tình cảm bây giờ gửi ai? Trinh quên mộng cũ đi rồi Cảnh sinh xa vắng ngậm ngùi ly tao 15 Gặp Trinh trong bóng xuân đào Đang khi quãng gió dạt dào chim ca Má hồng, hồng đượm hương hoa Rung rinh đọng giọt phấn nhòa sương rơi Hoa xuân thắm, nụ xuân tươi Quyện hoa hơn hớn, lòng ơi mộng lòng Trinh tay nâng giấc cánh hồng Với vần thơ hái mơ mòng tôi yêu… Cũng chẳng ai biết sau bài thơ này Thâm Tâm còn lấy bút danh Trăm Năm nữa không và ngƣời con gái tên Trinh đƣợc nhắc tới là ai. Bài thơ chƣa thoát ra khỏi luồng tƣ duy lãng mạn của Thâm Tâm đã ƣơm mầm và nẩy chồi từ mấy năm trƣớc đó đƣợc bắt gặp trong vở kịch ngắn Sương tháng Tám. Vở kịch kể chuyện trong một đêm trăng sáng, cô vũ nữ đi làm về bắt gặp ngƣời nghệ sĩ trƣớc kia đã thuê cô làm ngƣời mẫu nên cô trèo qua cửa sổ, bƣớc vào và ghé đến bên ngƣời nghệ sĩ, thả lời yêu đƣơng. Song nghệ sĩ mải mê ngắm một bức tƣợng khác tên “Ngƣời khắc khổ”. Cô vũ nữ cứ sán đến đòi nghệ sĩ cho ở lại qua đêm. Cô kể cho nghệ sĩ nghe nỗi khổ tâm vì bị ngƣời cha ruồng bỏ do cô dại dột trở thành cô gái hƣ từ ngày cô mƣời sáu tuổi. Nghệ sĩ dƣờng nhƣ xúc động vì mối quan hệ giữa anh và cô vũ nữ trƣớc đây khi cô ngồi mẫu nên có phần thay đổi thái độ. Tuy nhiên anh vẫn mải mê đắp pho tƣợng mới khiến cô vũ nữ ghen, giằng tay anh ra. Nghệ sĩ kể cho cô nghe câu chuyện một ngƣời ân ái với em gái vợ vị vợ bắt gặp và bỏ rơi. Rồi cô em chết, ông ta trở thành bơ vơ. Nội dung của vở kịch Sương tháng Tám phảng phất một chút vở Anh Nga của Phạm Huy Thông, một chút Vân muội của Vũ Hoàng Chƣơng, vẫn một dòng tƣ duy lãng mạn nhƣng ở hai nhà thơ kia là thứ lãng mạn thoát ly còn ở đây ta bắt gặp một cuộc sống thật. Vở kịch đƣợc Thâm Tâm sáng tác năm 1939. ` 16 Thâm tâm bƣớc vào làng thơ với bài thơ tình trên, nhà thơ mang tâm trạng của một ngƣời khách lữ hành cô độc đang đi trên đoạn đƣờng tình dang dở. Sau đó, Thâm Tâm trở nhành nhân vật chính cho một giai thoại về nữ sĩ T.T.Kh, cũng từ đây mà nhà thơ có những bài thơ tình trả lời T.T.Kh. Nhà thơ nhìn cuộc đời bằng cặp mắt thất vọng vì sự thua thiệt trong yêu đƣơng nên trong lòng vô cùng đau xót: Khi biết lòng anh như đã chết, Mây thôi hồng và lá cũng thôi xanh, Màu hoa tươi cũng héo ở trên cành, Và vũ trụ thảy một màu đen tối. bởi nhà thơ và ngƣời yêu đã từng có những kỉ niệm tình cảm đẹp đẽ: Anh cố giữ lòng anh không bối rối, Để mơ màng tưởng nhớ phút giây xưa. Em cùng anh sánh gót dưới bóng dừa, Một đêm trăng sáng trên đường đá đỏ. sự thật buộc nhà thơ phải chấp nhận sự tan vỡ không thể cứu vãn đƣợc mối tình: Em nói những gì? Anh còn nhớ rõ, Nhưng làm sao?Ai hiểu tại làm sao? Chim muốn bay, cũng giữ chẳng được nào, Tình đã chết, có mong gì sống lại. và can đảm chấp nhận sự ra đi ấy tuy trong lòng vô cùng đau khổ, luyến tiếc, tỏ ra cao thƣợng: Anh không trách chi em điều ngang trái, Anh không buồn số kiếp quá mong manh! Có gì đâu khi bướm muốn xa cành Anh cứ tiếc cái gì xưa đã chết. 17 nên nhà thơ trải nỗi lòng bằng cách mƣợn những dòng thơ để giãi bày tâm trạng: Nhưng anh biết cái gì xưa đã chết, Anh càng buồn, càng muốn kết thành thơ; Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ, Đây bài thơ chót kính dâng lên tặng bạn. Đau buồn vì tình tan vỡ, lại nhận đƣợc kỉ vật là cánh hoa dáng tim vỡ đã tàn phai gửi trả lại mình, nhà thơ chỉ biết kêu lên: Anh biết làm sao được hở trời! Dứt tình không nỡ, nhớ không thôi! Thôi em hãy giữ cành hoa úa, Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời! Khác với những bài thơ tình nhƣ Gửi T.T.Kh, Màu máu ti gôn, Dang dở, Hoa gạo… khóc than cho những câu chuyện tình yêu thì từ bài Tống biệt hành nhà thơ nhƣ trút đi cái vỏ ủy mị, thay vào đó là giọng điệu rắn rỏi, cƣơng quyết của chí làm trai ra đi vì việc lớn. Hiện thực cuộc sống thời Thâm Tâm sống qua sáng tác của các nhà văn, nhà thơ cùng thời đƣợc phản ánh rất phong phú và sinh động, một thế hệ sau nhƣ chúng tôi ví dụ chƣa đọc hay học qua lịch sử nhƣng đọc qua những áng văn này cũng có thể hình dung ra lịch sử đất nƣớc ở giai đoạn này nhƣ thế nào. Một điều dễ nhận ra ở trong thơ Thâm Tâm là nhà thơ không ca ngợi chế độ xã hội đƣơng thời. Trong hoàn cảnh lƣỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền thực dân phong kiến nhăm nhăm cắt xén, xóa bỏ mọi ý tƣởng đối nghịch và xà lim của chúng sẵn sàng mở rộng cửa để đón những ai có tƣ tƣởng phản kháng nên Thâm Tâm không thể nói trắng ra đƣợc những cảnh trạng xã hội xấu xa. Nhà thơ ghìm nén lại và thể hiện điều ấy một cách kín đáo qua thơ 18 văn. Hiện thực cuộc sống với sự chà đạp của tầng lớp thống trị lên đời sống ngƣời dân đã trù dập hết mộng, quấy đảo những ai muốn sống yên ổn: Tai hại bao nhiêu sự thực đời Trừng lên, dập hết mộng! Như người Tưởng yên tĩnh sống trong khung cổ Vụt tiếng kèn vang nhắc… hiện thời (Mơ thuở thanh bình) Cái tan tác ấy thể hiện ở cả khung cảnh thiên nhiên: Hoa gạo hôm nay rụng với chiều Để cành khô xác nứt như kêu Từng cây một rách nào ai vá Ai vá lành cây đã rách nhiều? (Hoa gạo) Chứng kiến những cảnh ấy, nhà thơ xót xa khi đụng vào cảnh thê thảm của những kiếp ngƣời. Giọng thơ run lên, tức tƣởi bởi thán từ và hình ảnh liên tƣởng ghê rợn: Ngó giọt hoa kia ngã xuống đường Chao ơi! Tôi sợ ở nhà thương Bao nhiêu miệng thổ bao nhiêu huyết Khi những lòng đau ngã xuống giường (Hoa gạo) Cũng cái nhìn ấy lan tỏa ra khi Thâm Tâm vẽ lại những cảnh đời khác, cảnh đời của những “đời trai trong góa bụa… thắt lạnh bên lòng nỗi hận thƣơng”, của những thầy khóa khom lƣng viết kiếm chút tiền sống qua những ngày tết, của những “lão buồn đi bán cành hƣơng thắm” hoa thì đỏ mà áo thì bạc mờ, của những cô gái bán trinh một giờ, “vợ ngƣời cơ nhỡ bán con thơ”, “những trai cùng đƣờng bán thân cao trọng”… Có lúc Thâm Tâm mƣợn cả 19 chuyện xây vạn lý trƣờng thành ở Trung Quốc để nói lên nỗi căm giận của mình khi chứng kiến hiện thực cuộc sống ở quê hƣơng mà nhà thơ muốn tố cáo. Đó là cảnh “nghìn muôn vợ trẻ nhớ trai phu”, “trăm thân già héo trong chiều xế, lặng kiếm hồn con xuất ải dài”, những chinh phụ mớm cơm cho con, nuôi cha già “nhịn đói chờ lƣơng kẻ thú phu”, những sơn thôn hết cả trai vì bị bắt đi đắp vạn lí trƣờng thành.. tất cả đã bỏ thân chết ở ngoài biên một triệu lần. Nhƣ đa phần các thi nhân cùng thời, Thâm Tâm có nỗi buồn riêng. Vì lẽ đó thơ Thâm Tâm buồn nhƣ chính cái cuộc đời lẩn quẩn quanh bát cơm, mảnh áo và trốn vào đâu cũng không thoát khỏi cái cảnh đói kém chạy bữa cùng gia đình. Trong thơ Thâm Tâm thƣờng xuất hiện những cảnh đời đen bạc, những tâm trạng đau buồn, u uất. Những tâm trạng mệt mỏi, bức bối thể hiện qua các từ ngữ nhƣ: trái tim đau, lòng đau, đau vạn thuở, hoa úa, hoa tàn, tro tàn, canh tàn, khuya tàn, dấu vết tàn, rƣợu say, chiều xế, cảnh ác tà, hận thƣơng, kiếp thƣơng sinh, lệ thầm, lệ sót, màu tang, trời tang, tang tóc, sầu chất ngất, sầu thời gian, bóng sầu, sầu biết mấy, non tím, nắng tà, đầu bạc, thân già héo, mặt u trầm, mặt vàng, màu xƣơng, huyết lệ, mồ mả, bài vị, bát nhang, cỏ vàng, cơm cúng, lòng đơn, se lòng, góa bụa lận đận, long đong, đắng cay, khắc khoải… Thâm Tâm thể hiện nỗi buồn qua nhiều sắc thái khác nhau: -Hơi đàn buồn như trời mưa (Các anh) -Ta biết người buồn chiều hôm trước Ta biết người buồn sáng hôm nay (Tống biệt hành) -Đường buồn bởi phố vắng người qua (Hoa gạo) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan