Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cuốn sách rdi

.DOC
106
816
142

Mô tả:

phương pháp dạy kĩ năng cho trẻ tự kỷ
CUỐN SÁCH RDI ---Steven E. Gutstein, Ph.D.----Chương Trình Can Thiệp Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ, viết tắt là RDI, MỤC LỤC Lời tựa……………………………………………………………………………….............. Lời giới thiệu………………………………………………………………………………… Phần I. Thiết lập các bước cho RDI Trí não năng động…………………………………………………………………………… Tư duy năng động…………………………………………………………………………… Giao tiếp nhạy bén…………………………………………………………………………… Khới động tốc hành………………………………………………………………………….. Mối quan hệ tham gia hướng dẫn………………………………………………………......... Tham gia hướng dẫn: Những người Hướng dẫn…………………………………………….. Tham gia hướng dẫn: Những người được hướng dẫn……………………………………….. Điểm nhấn…………………………………………………………………………………… Phần II. Chương Trình Phát Triển Các Mối Quan Hệ Can Thiệp Giáo dục………………………………………………………………………….................... Sẵn sàng………………………………………………………………………….................... Học nghề………………………………………………………………………………… …. Hướng dẫn………………………………………………………………………………….. Tiếp thu……………………………………………………………………………………… Kết luận……………………………………………………………………………………… Phần đọc thêm………………………………………………………………………............. Tài liệu tham khảo theo chương…………………………………………………………….. Tài liệu tham khảo theo tác giả……………………………………………………………… Phần Phụ Lục Các quá trình tâm lí………………………………………………………………………….. Mục tiêu cụ thể của RDI……………………………………………………………………... Những trở ngại của một số trẻ em đối với việc học nghề……………………………………. Những khám phá về tư duy năng động mẫu tương quan với các bước dạy dỗ con cái của cha mẹ……………………………………………………………………………………. Mô hình mẫu mở rộng………………………………………………………………………. Chỉ số……………………………………………………………………………………… Chỉ số đồ họa……………………………………………………………………………….. Đọc thêm về Tiến sĩ Gutstein……………………………………………………………….. 1 Lời tựa Chương trình RDI đã đưa ra rất nhiều biện pháp kể từ lúc thiết lập năm 2000 cho đến nay. Cuốn sách này thay thế cho các cuốn sách trước đó như cuốn Giải Quyết Các Thắc Mắc Về Các Mối Quan Hệ (Solving the Relationship Puzzle) và hai cuốn viết về các hoạt động của chương trình RDI. Tùy theo sự phát triển của chương trình, chúng tôi nhận thấy đây là cuốn sách toàn diện nhất đại diện cho các phương pháp chúng tôi đưa ra hiện nay. Sau khi đọc xong cuốn sách này, những độc giả quan tâm đến việc ứng dụng các phương pháp RDI vào việc thiết lập giáo dục nên tham khảo cuốn RDI and Education (RDI Và Giáo Dục). Còn những độc giả quan tâm đến việc đúc rút kinh nghiệm từ các phương pháp của chương trình RDI thì nên tham khảo cuốn My Baby Can Dance (Con Tôi Có Thể Nhảy). LỜI GIỚI THIỆU Khi bạn gặp một lối rẽ trên con đường bạn đi, hãy dừng lại và quyết định xem bạn nên đi theo lối rẽ nào. (ý là hãy cho trẻ 1 chút thời gian để trẻ suy nghĩ và tự quyết định, không nên áp đặt trẻ, thay vì yêu cầu trẻ, hãy mời trẻ tham gia hoặc cho trẻ cơ hội được lựa chọn) Chương trình Can Thiệp Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ (RDI) đã được thực hiện để nhằm bổ sung và dung hòa các triệu chứng của các cá nhân mắc chứng ASD. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ Tư Duy Năng Động (Dynamic Intelligence) để nói lên những khả năng mà những người mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ (ASD) có thể đạt được, ví dụ như khả năng giao tiếp, khả năng tự chủ, khả năng phát triển các chức năng thẩm mỹ…Các khả năng này trái ngược với các khả năng mà chúng tôi đề cập trong phần Tư duy tĩnh (Static Intelligence) - những khả năng chỉ có thể kiểm định bằng cách kiểm tra chỉ số IQ. Tâm lí học phát triển đã có rất nhiều khám phá thú vị về sự phát triển năng động của trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các kĩ năng mà chúng ta đang có hiện nay thì được hình thành từ những năm đầu đời. Các kĩ năng đó bao gồm như kĩ năng phối hợp, kĩ năng giải quyết các vấn đề, kĩ năng phản ứng, kĩ năng chuẩn bị và lập kế hoạch…Như vậy, sự phát triển ban đầu là rất quan trọng, là điểm xuất phát cho mọi sự phát triển cho tương lai của mỗi người sau này. Nghiên cứu sự phát triển của trẻ nhỏ là một công trình nghiên cứu đồ sộ, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức. Cũng vì thế, nó đã mang lại kết quả hữu ích mà chúng ta sẽ được học ở các phần sau. Nhưng làm thế nào để bộ não phát triển một cách năng động? Các nhà khoa học tiên tiến như Jerome Bruner, Barbara Rogoff, Alan Fogel và Alan Sroufe, tin rằng nền tảng để thiết lập một tư duy năng động là dựa vào các kinh nghiệm hướng dẫn của cha mẹ và các thành viên thân cận trong gia đình. Đặc điểm này sẽ được đề cập trong phần tham gia hướng dẫn (The Guided Participation). Mối quan hệ tham gia hướng dẫn (GPR) là cơ sở hình thành chức năng gia đình, cha mẹ - con cái trong mọi xã hội. Trong mối quan hệ đặc biệt này, một người hướng dẫn có kinh nghiệm có thể chuẩn bị kỹ càng cho mọi tình huống, mọi khó khăn, thách thức mà người được hướng dẫn có thể gặp phải. Những người hướng dẫn cũng có thể thiết lập một môi 2 trường an toàn để những người được hướng dẫn có thể cảm thấy tự tin trước mọi thách thức. Điều này tạo nên một động lực rất lớn giúp những được hướng dẫn hình thành một bộ não năng động. Sau khi hoàn thành xong phần Tham Gia Hướng Dẫn (The Guided Participation), tôi bắt đầu phân tích các đoạn video nói về mối quan hệ giữa bố mẹ có các con bị mắc chứng ASD để quyết định xem liệu tôi có thể tìm ra được câu trả lời cho vấn đề này không. Tôi nhận ra rằng, trong mỗi trường hợp, Mối Quan hệ Tham Gia Hướng Dẫn (GPR) đều thiếu sót và cần phải chỉnh sửa ,bổ sung thêm. Những quan sát này mang lại những kết quả quan trọng trong việc thiết lập các biện pháp can thiệp. Chương Trình Can Thiệp Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ (RDI) được thực hiện với hi vọng là sẽ tạo ra cho các gia đình có con em bị mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ (ASD) một cơ hội thành công trong cuộc sống. Sứ mệnh này trở thành sứ mệnh đặc biệt của bố mẹ với vai trò dạy dỗ chăm sóc con cái họ ngay từ thuở ban đầu. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Như bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng biết, nuôi dạy một đứa trẻ bị mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ (ASD) cũng giống như một thuyền trưởng mù chèo lái một con thuyền với toàn là thủy thủ điếc. Dù bạn là một ông bố bà mẹ tốt đến cỡ nào đi chăng nữa, dù bạn có học thức, có động lực mạnh mẽ đi chăng nữa, thì bạn cũng cảm thấy khó khăn vì những bức tường ngăn cách giao tiếp giữa bạn và con bạn. Chúng tôi nhận thấy rằng việc cung cấp cho các gia đình một thói quen hướng dẫn và dạy dỗ cho những đứa con mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ (ASD). Trước hết, chúng tôi phải tự tìm hiểu lí do vì sao mà sách Mối Quan Hệ Tham Gia Hướng Dẫn không hiệu quả. Điều gì phá vỡ mối quan hệ tham gia hướng dẫn (GPR)? Rõ ràng là vấn đề không nằm ở chỗ thiếu sự chăm sóc quan tâm của bố mẹ. Với cùng một bố mẹ, nếu không có khả năng chăm sóc hướng dẫn con cái, thì cũng hình thành các mối quan hệ hệ tốt đẹp giữa các anh chị em trong gia đình. BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ (RDI) Thực hiện từng bước một. Giúp đỡ các em để chúng bắt đầu từ những điểm mạnh nhất của chúng Nét đẹp trong các phương pháp mà chúng tôi đưa ra là dựa trên nguyên tắc cùng chung tay sáng tạo. Các phương pháp cơ bản mà chúng tôi muốn hệ thống hóa là những phương pháp đã được ứng dụng bởi mọi nền văn hóa từ buổi sơ khai nhân loại. Để phát triển các phương pháp đó chúng tôi phải tỉ mỉ quan sát, phát tích và hệ thống hóa các giai đoạn một cách mạch lạc. Chúng tôi không biết chắc rằng công trình của chúng tôi sẽ được thực hiện trong bao lâu. Để hệ thống hóa chương trình phát triển tư duy năng động và chương trình hướng dẫn các bậc phụ huynh, chúng tôi phải giúp các em làm quen với các biến đổi tâm lí – xã hội sinh học, để các em có thể sẵn sàng thích ứng với các điều kiện cuộc sống. Mục tiêu của 3 chúng tôi là phát triển một chương trình Người Dùng Thân Thiện, và chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ các chương trình này. Để làm được điều này chúng tôi đã phát triển được một chương trình huấn luyện tư vấn can thiệp và phát triển các mối quan hệ (RDI), một hệ thống đảm bảo chất lượng, một phương tiện để ứng dụng chương trình này và việc thiết lập các chương trình giáo dục, xây dựng các kĩ năng giao tiếp, hệ thống học tập năng động – Hệ Điều Hành chương trình can thiệp và phát triển các mối quan hệ (RDI) – để phục vụ cho cộng đồng chúng ta. Chương trình can thiệp và phát triển các mối quan hệ (RDI) là một chương trình phát triển liên tục dựa trên sự nỗ lực không ngừng của các bậc phụ huynh cũng như của các chuyên gia tư vấn chương trình RDI đến từ trên hai mươi quốc gia khác nhau. Các chuyên gia huấn luyện của chương trình can thiệp và phát triển các mối quan hệ (RDI) đóng vai trò là “người hướng dẫn”, giúp đỡ các bậc phụ huynh xây dựng và phát triển một cuộc sống tươi đẹp và phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh và nền văn hóa của họ. Ngoài ra, họ cũng giúp đỡ các bậc phụ huynh làm quen với việc phát hiện và chăm sóc các triệu chứng mà con em họ mắc phải. Bằng việc cộng tác với các chuyên gia tư vấn, các ông bố bà mẹ sẽ nhận thấy rằng họ cần phải có trách nhiệm hơn trong tiến trình xây dựng hạnh phúc cho những đứa con bị mắc chứng ASD của họ. Từ đó, họ sẽ biết cách tạo ra những thách thức mới và nỗ lực giúp đỡ con họ vượt qua những thách thức đó một cách dễ dàng. Bố mẹ học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi dạy con cái xây dựng các kĩ năng ghi nhớ và khả năng đối mặt với những thách thức. Những kĩ năng đó được hướng dẫn một cách cụ thể và được lưu lại trong trí nhớ để đảm bảo rằng các em sẽ đạt được thành công trong các môi trường sống phức tạp hơn. Chương trình can thiệp và phát triển các mối quan hệ (RDI) bao gồm mục tiêu là tất cả các thành viên trong gia đình phải được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng mức. Mỗi thành viên trong gia đình là một tiêu chí để dẫn đến thành công. Các ông bố bà mẹ không nên mang trong mình tâm trạng thất vọng hay chán chường khi thấy các con mình bị chứng rối loạn này. Ngược lại họ nên đổi mới tư duy, đổi mới suy nghĩ để giúp đỡ con cái họ vượt qua giai đoạn khó khăn ấy. Thông qua chương trình RDI, mỗi thành viên trong gia đình từ ông bà, cha mẹ, anh em ruột thịt và họ hàng đều được hướng dẫn một cách cụ thể trong việc chăm sóc những người mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ ( ASD) để họ có thể hoàn thành tốt vai trò của mình Phần I: Thiết lập các giai đoạn cho chương trình RDI CHƯƠNG I : TRÍ NÃO NĂNG ĐỘNG Bộ não cũng năng động, có nghĩa là nó luôn luôn ở trong trạng thái của sự thay đổi --Daniel Siegel--Vào những khoảng thời gian khác, não bộ của chúng ta hoạt động thông minh hơn, tự động hơn và ít theo sự sắp xếp của các chương trình. Chúng ta thu thập những kinh nghiệm trong cuộc sống hiện tại, và suy nghiệm lại trong quá khứ, rồi áp dụng vào trong tương lai. Chúng ta khám phá bản chất của não bộ chúng ta. Con người, sự vật, và hiện tượng phản 4 ứng tự động theo phương thức khác nhau. Chỉ có con người mối có thể suy xét, phản ánh, lo lắng, dự định, mơ ước hay truyền đat, kết luận một sự việc gi đó Bộ não của một đứa trẻ sẽ như thế nào, nếu như suốt ngày nó ngồi vào bàn học, và học theo một phương thức rời rạc, thụ động, học thuộc lòng? Bộ não của chúng sẽ ra sao, nếu như bạn hướng dẫn chúng học tập theo một phương thức năng động hơn CHƯƠNG 2: TƯ DUY NĂNG ĐỘNG Các khả năng tĩnh quan trọng Phân loại (chia thành các phạm trù) Sử dụng máy tính ( phần cứng / phần Mềm) Học các khái niệm Lập luận, suy diễn Ứng dụng các biểu thức, công thức Bắt chước Phân tích tài liệu Ghi nhớ(sự kiện và lịch trình) Vận hành các công cụ và thiết bị Tổ chức (theo các phương thức sau) Văn phòng và đánh máy Kích hoạt sản xuất Đọc : Nghĩa đen và nghĩa bóng Làm theo nguyên tắc Làm theo kế hoạch dự án Các kỹ năng chăm sóc bản thân (các thói quen hằng ngày) Tính toán các con số Các quá trình tâm lý năng động (các thành phần của tư duy năng động) Chờ đợi Kết luận Đánh gía Đổi mới Đồng hóa Hội nhập Đóng góp Tiếp thu Nhận dạng ngữ cảnh Kiểm soát Suy luận Trì hoãn Phân biệt Phản ánh Đánh giá Trình bày Mở rộng Tóm tắt Suy nghĩ thoáng qua Tổng hợp HIỂU BIẾT VỀ TƯ DUY NĂNG ĐỘNG “ Trong thế giới thật của chúng ta, sự vật, hiện tượng và con người luôn luôn thay đổi. Và mọi cố gắng giải quyết vấn đề thật ra là để thay đổi vấn đề. Các sự kiện và các hoạt động vốn dĩ đã năng động, nhưng còn bao gồm cả các trạng thái tĩnh. Thay đổi và phát triển chính là nền tảng cơ bản. Sự nỗ lực tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề chính là sự nỗ lực vượt qua các giai đoạn của cuộc đời, để đạt được một cuộc sống tươi đẹp và thực hiện được nhiều mục tiêu”. ---- Barbara Rogoff ---Tư duy năng động là sản phẩm cuối cùng của trí não con người. Đó là món quà mang đến cho cuộc sống của chúng ta. Nó cho phép chúng ta thích ứng được với sự thay đổi liên 5 tục và phức tạp của thế giới. Tư duy năng động cung cấp các phương tiện để chúng ta giải quyết thành công các vấn đề phức tạp, đáp ứng các yêu cầu đa dạng, xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa và bền vững và đạt được các mục tiêu lâu dài. Công việc, tình bạn, hôn nhân chính là những mục tiêu trong cuộc sống năng động hằng ngày của chúng ta. Việc phát triển tư duy năng động trong đời sống hàng ngày của chúng ta rất dễ thực hiện. Chúng ta lo lắng không biết làm thế nào để kiếm đủ tiền cho con cái đi học. Chúng ta ước tính những nguồn lực chúng ta cần để hoàn thành một dự án làm hài lòng khách hàng, Chúng ta lập ra hàng loạt các kế hoạch đối phó, mặc dù biết chúng ta không thể lường trước được những chuyện xảy ra trong tương lai. Chúng ta đánh giá những tiến bộ chúng ta đạt được, hoặc đánh giá những thất bại trong các kế hoạch của chúng ta thực hiện. Chúng ta đấu tranh để thỏa mãn các yêu cầu và nguyện vọng trong cuộc sống, tiêu dùng thời gian và tiền bạc 1 cách có giới hạn. Chúng ta đọc những quyển sách có nội dung quan trọng, trên cơ sở đó, chúng ta đánh giá xem mức độ hiểu biết của chúng ta đến đâu, chúng ta nên đọc những đoạn nào và không nên đọc những đoạn nào. Chúng ta tìm mọi cách để tiếp cận những người khác, cộng tác với họ, cho dù họ có nhiều đặc điểm khác biệt như cách nhìn nhận và suy nghĩ về thế giới. Nói cách khác, chúng ta cố gắng phát triển, học tập để làm phong phú tư duy trí não của chúng ta. Ghi lại các khả năng tĩnh, động trong khoảng thời gian trung bình một ngày (hoặc thậm chí 1 giờ). Thử định giá xem bạn đã sử dụng bao nhiều phần trăm thời gian cho mỗi khả năng đó. Thử suy nghĩ về một cuộc sống không có các thành phần năng động, Bạn sẽ không có khả năng làm những việc gì? Bạn sẽ phải đối mặt với nó ra sao? Mở Mang Tư Duy Trước Một Bào Tàng Nghệ Thuật. Bộ não ở trạng thái tĩnh sẽ tạo ra các phản ứng đơn lẻ tương ứng với các tác nhân cụ thể. Nếu sự kết hợp diễn ra, phản ứng sẽ hình thành. Ngược lại, bộ não ở trạng thái động được xây dựng để liên kết các phản ứng đa chiều… Cùng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ sẽ tạo ra nhiều phản ứng khác nhau. Hơn nữa, bộ não năng động còn có khả năng tạo ra các phản ứng tiềm ẩn mới đối với các bối cảnh đặc biệt. Một trong những khả năng kỳ diệu nhất của chúng ta, tuy không được đánh giá cao, đó là khả năng liên hệ không ngừng với các vật thể riêng lẻ, hoặc sự vật hiện tượng, hoặc con người trong những bối cảnh khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau. Tư Duy Năng Động không gò bó chúng ta trong các chuỗi phản ứng - tương tác. Để chứng minh điều này, tôi muốn mời bạn tham gia một bài tập sau: Đầu tiên, bạn hãy thử đặt mình vào một trạng thái thư giãn, thoải mái. Tập trung vào hơi thở của bạn. Hãy thở nhẹ, đều rồi hít sâu và thở ra nhẹ nhàng. Khi bạn đã sẵn sàng, thử hình dung bạn đang chiêm ngưỡng một bức tranh trong một viện bảo tàng nghệ thuật yên tĩnh, không có một đám đông nào xuất hiện ổ đây nên bạn không cần phải chen lấn. Bạn thấy mình như bị chìm đắm trước một bức trạnh đặc biệt, đó là bức tranh về một người phụ nữ đang thư giản bên con suối dưới một gốc cây mờ mờ ảo ảo. Bây giờ, chúng ta hãy cùng phân tích các giai đoạn tâm lý mà bạn đã trải qua. 6 Trước hết, hãy tập trung vào những hình ảnh mà bạn quan sát được, tiếp đó, hãy miêu tả về bức tranh đó cho một người bạn thân. Sau đó, miêu tả một cách chi tiết về bức tranh. Tập trung vào gốc cây với các chi tiết mờ ảo khác. Tiếp đó, miêu tả về dòng suối thơ mộng và tưởng tượng nó đang chảy một cách hiền hoà. Bây giờ, tiếp tục miêu tả các chi tiết xung quanh, ví dụ như cánh đồng cỏ bát ngát và bầu trời trong xanh. Kế tiếp miêu tả về người phụ nữ nằm dưới gốc cây. Thử đoán xem cảm giác của cô ấy như thế nào. Tưởng tượng một câu chuyện về cô ấy và lý do khiến cô ấy tìm đến chốn này, và chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy đặt mình trong vị trí ấy và đoán xem cảm giác của mình như thế nào. Khi bạn đã hoàn thành xong những việc làm trên, bạn tiếp tục suy nghĩ về người hoạ sỹ. Thử tưởng tượng về giây phút người họa sĩ hoàn thành xong bức tranh. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một họa sỹ chưa? Bạn có thể vẽ ra được một bức tranh như vậy không? Và cảm giác của bạn sẽ như thế nào? Bây giờ chúng ta hãy quay lại với tầm nhận thức cơ bản. Hãy thả lỏng đôi mắt và nhìn ra xa xăm để bạn không thể phân biệt được các con số mà chỉ tập trung vào màu sắc. Nếu mắt bạn đang mở, bạn hãy cố nhắm mắt lại và hình dung về các loại màu sắc trong trí óc. Bây giờ hãy hướng đến bức tranh, không sờ vào bức tranh mà chỉ tưởng tượng bức tranh như một vật thể không gian ba chiều. Xem xét khung của bức tranh và tưởng tượng về nó. Suy nghĩ về giá trị của bức tranh. Bạn sẽ mua nó với giá bao nhiêu? Bạn sẽ đặt nó ở đâu trong căn phòng của bạn? Khi gần kết thúc quá trình này, một lần nữa hãy tập trung vào hơi thở. Bạn hãy từ từ quay lại thế giới thực của mình và nhìn vào những thứ khác biệt xung quanh bạn trong chốc lát. Lúc này, có thể bạn đang trở lại với những suy nghĩ và lo lắng bình thường. Nếu bạn muốn, bạn có thể thực hiện bài tập này trong khoản thời gian hai, ba phút. Nếu làm như vậy bạn sẽ kích hoạt được mạng lưới thần kinh năng động và phức tạp, nghĩa là bạn đã kích hoạt các chức năng như nhận thức, cảm xúc, trí nhớ, tự chủ, hình dung, tưởng tượng và suy nghĩ, giả thiết Tính toán Làm thế nào để tôi miêu tả được bức tranh này cho cô Martha. Cô ấy chưa bao giờ chiêm ngưỡng nó. Cảm xúc Bức tranh này có giá trị gì? Nếu tôi có tiền, tôi sẽ mua nó với giá bao nhiêu? Trí nhớ và Tôi nhìn thấy có ba nhân vật trong bức tranh. Họ đang làm gì và họ giao tiếp với nhau như thế nào? sự kết hợp Lập kế hoạch Trong cuộc triễn lãm này, có bốn bức tranh của cùng một họa sỹ. đối phó Diễn giải và Đời sống của họa sĩ có ảnh hưởng gì đến nội dung và 7 phong cách của bức tranh thẩm định Chức năng trực giác Tôi cảm thấy rất đói bụng và tôi nghĩ rằng người đàn ông đứng cạnh tôi có thể nghe thấy bụng tôi sôi. Tôi không biết quán cafe có mở cửa không nữa? Tôi không hiểu tại sao người ta lại chọn cái khung này cho bức tranh. Tôi không hiểu tại sao người họa sỹ này lại chọn những gam màu này. Lần đầu tiên nhìn vào bức tranh, tôi không thích lắm. Nhưng khi nhìn gần, tôi thực sự rất thích các chi tiết của nó. Khi tôi vừa đọc bài báo về cuộc triển lãm, tôi thấy bức tranh này được đánh giá cao nhất. Tôi ước rằng tôi không phải cởi giày ra khi bước vào viện Bảo tàng. Tôi nghĩ chân tôi đã phồng dộp lên hết rồi. Vậy thì làm sao tôi có thể tiếp được. Trái lại, khi bạn nỗ lực nhiều hơn, bạn có thể hạn chế các nhận thức riêng lẻ của bạn và có thể sẽ loại trừ tất cả các chi tiết khác, ví dụ như chỉ tập trung vào màu sắc, hoặc chỉ tập trung vào đời sống của người nghệ sỹ. Ở bất cứ thời điểm nào, bạn cũng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tầm nhận thức của mình. Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu và nguyện vọng của bạn. Bạn có thể trãi dài thời gian, xem xét những trãi nghiệm của quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta thực hiện được sự ngạc nhiên thú vị này trong khi chúng ta đang đi dạo hoặc hầu hết là trong khi chúng ta đang ngủ. Chúng ta có thể thực hiện nó mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Nhưng chúng ta không phải lúc nào cũng thực hiện tốt. Chúng ta có lẽ đã học hỏi việc làm này bằng cách nào đó nhưng chúng ta hầu như không nhớ là ta đã học như thế nào? CHƯƠNG III: GIAO TIẾP NĂNG ĐỘNG Đối với tôi, dường như sự giaO tiếp của con người với nhau là minh chứng của tư duy năng đô ông. Do đó, tôi để phần giao tiếp này thành mô ôt chương. Thực tế là, chúng ta phát triển các dạng tĩnh và đô ông của giao tiếp dựa trên sự chia sẻ các kinh nghiê ôm với nhau. Phương tiê ôn giao tiếp, nghĩa là mô ôt người được sử dụng như mô ôt công cụ giao tiếp, để đạt những mục tiêu đề ra. Phương tiê ôn giao tiếp bao gồm viê ôc sử dụng các cách thức giao tiếp lịch sự, chẳng hạn: Yêu cầu mô ôt người cung cấp thông tin cho bạn, xin phép được đi đâu đó, hoă ôc rủ bạn chơi game cùng …mô ôt khi chúng ta nhâ n được sự vâ ôt, thông tin, ô hoă ôc mô ôt sự cho phép, nghĩa là ta đã đạt được mục đích giao tiếp. Khi chúng ta giao tiếp, chúng ta sử dụng các phương tiê n giao tiếp hiê ôu quả nhất. Chúng ta không quan tâm đến ô cảm xúc, ý kiến hoă ôc nhâ n thức, hoă ôc bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống riêng tư của ô người mà ta giao tiếp. Giao tiếp phụ thuô ôc vào hầu hết vào quá trình hoạt đô ng thần kinh ở trạng thái tĩnh, ô phụ thuô ôc vào các quy tắc giao tiếp và phụ thuô ôc vào sự thay đổi liên hoàn của môi trường 8 giao tiếp. Chúng ta hi vọng rằng khi chúng ta đi mua vé xem phim, người bán vé sẽ hỏi chúng ta xem bô ô phim nào. Chúng ta nói tên bô ô phim muốn xem, và đưa tiền ra, người bán vé sẽ giao vé cho chúng ta và như vâ ôy là chấm dứt mô ôt quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp thuô ôc chức năng điều chỉnh của phần não trước, không cần nhiều liên kết Nơron thần kinh. Chúng ta không cần kết luâ n bất cứ quá trình tâm lý nào. Chúng ô ta có thể dựa trên ngữ cảnh, cử chỉ, điê ôu bô ô và nét mă t. Chúng ta không cần suy xét ý ô nghĩa câu hỏi của người bán vé. Tất cả những gì chúng ta cần làm là lựa chọn được mô t ô chương trình phù hợp với nhu cầu quan tâm của ta. MÔÔT CÔNG VIÊÔC KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT Giao tiếp chia sẽ trải nghiệm yêu cầu sự liên kết Nơron thần kinh chă ôt chẽ. Theo tiêu chuẩn xử lý thông tin, giao tiếp của con người là mô ôt hoạt đô ông kinh doanh hỗn đô ôn, chia sẽ kinh nghiê ôm phụ thuô ôc vào nguyê n vọng của đôi bên giao tiếp. Giao tiếp là mô t quá ô ô trình liên tục không ngừng . Có mô t vài quy tắc để hình thành nên cách thức chia sẻ kinh nghiê m của con người. Ví ô ô dụ, bạn có thể dự đoán cuô ôc hô ôi thoại giữa bạn với người khác. Hai người nói hai thứ ngôn ngữ khác nhau và tất nhiên các bạn phải tìm ra mô ôt thứ ngôn ngữ chung. Thâ m chí ô khi bạn giao tiếp với nhau cùng mô ôt ngôn ngữ bạn có chắc chắn rằng bạn sẽ hiểu 100% nô ôi dung của cuô ôc hô i thoại không? Thường thì mô ôt điều chỉ xảy ra duy nhất trong đời , ô đó là lần đầu tiên bạn yêu. Chúng ta dạo chơi với nhau khoảng mô t tuần, với mô ôt tâm ô trạng rất thoải mái, dễ chịu, và thường nói với nhau những lời như: “Chúng ta hiểu nhau quá .” và “Thâ m chí em không cần phải nói ra, anh ấy cũng hiểu được những điều em đang ô nghĩ .” Bất hạnh trôi qua chúng ta nhâ n thấy, mô ôt tuần trôi qua không phải là mô ôt sự thâ ôt ô hoàn toàn. George Ber nard Shaw đã chỉ ra rằng, “khó khăn lớn nhất trong giao tiếp đó là sự mâ ôp mờ, khó hiểu.” Ông cũng nhâ n biết tầm quan trọng của giao tiếp, và những viê ôc làm cần ô thiết để duy trì giao tiếp con người với nhau. Nguy hiểm có thể xãy ra giữa hai người giao tiếp với nhau hoă ôc thâ m chí là các quốc gia với nhau, không phải là khi chúng ta hiểu ô nhầm mà khi chúng ta ước lượng không đúng về tầm hiểu biết của chúng ta. Chia sẻ trải nghiê Ôm trái ngược với giao tiếp chỉ đơn thuần để đạt mục đích. 1. Ghi lại cuô c hô i thoại trong vòng 5 phút giữa bạn với mô t trẻ em bị mắc chứng rối ô ô ô loạn lòng vị kỉ ( ASD) và mô ôt trẻ em phát triển bình thường. Phân tích cả hai cuô ôc hô ôi thoại đó và bạn cảm thấy thực sự ngạc nhiên . 2. Thực hành mô ôt đoạn hô ôi thoại trong 5 phút mà sự giao tiếp chỉ đơn thuần để đạt mục đích. Đối tác giao tiếp của bạn sẻ phản ứng theo mô ôt cách bình thường. Bây giờ hãy đổi vai. Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn muốn tiếp tục hay chấm dứt cuô ôc hô ôi thoại này ? Sau đó hãy thực hành 1 đoạn hô ôi thoại tương tự nhưng sử dụng giao tiếp chia sẻ kinh ngiê m. ô MỞ RÔÔNG GIAO TIẾP Bây giờ chúng ta thử phân tích ý nghĩa của mô ôt cuô ôc giao tiếp trong mô ôt đoạn hô ôi thoại bình thường theo các phương thức khác nhau, bao gồm ngôn ngữ, cử chỉ, điê ôu bô ô, biểu hiê n nét mă ôt, ngữ cảnh, ngữ điê ôu, giọng điê ôu… ô 9 Bởi vì giao tiếp, người ta không thực hiê ôn đơn lẻ từng các cách thức giao tiếp, mà kết hợp chúng lại với nhau, như sự kết hợp cử chỉ, điê u bô ô, nét mă t, trạng thái và giọng điê ôu, ô ô đồng thời ngắt quãng…Khó khăn thứ hai là ở chỗ, mỗi cách thức diễn đạt đưa đến mô ôt thông tin khác nhau. Bạn không thể cùng mô ôt lúc ghi nhâ n các thông tin vì khả năng xử lý ô thông tin liên tục của chúng ta có hạn. May mắn thay bô ô não năng đô ng của chúng ta có thể tạo ra những cách thức mới để xử ô lý thông tin. Sự liên kết năng đô ng của các Nơron thần kinh trong bô ô não của chúng ta cho ô phép chúng ta kết thúc các cách thức khác nhau này thành mô ôt khối thông tin chung, vì vâ ôy chúng ta không cần tách biê ôt chúng ra để xử lý đơn lẻ từng thông tin mô ôt. Chúng ta tiếp nhâ n quá trình liên kết phức tạp này theo cách thức trực giác. Hay nói cách khác, ô những đứa trẻ hai tuổi không thể cắt nghĩa được những biểu hiê ôn trên gương mă t, nhưng ô có thể làm viê ôc đó khi có sự kết của mô t chuỗi các biểu hiê n từ gương mă t – giọng nói – ô ô ô cử chỉ - điê u bô . ô ô Biểu hiê n nét mă ôt Cử chỉ Điê ôu bô ô Ngử cảnh ô Gói thông tin thứ nhất Gói thông tin thứ hai Phân tích: Gói thông tin thứ hai có gì mới và ý nghĩa cho tôi không ? Gói thông tin thứ ba Phân tích: Gói thông tin thứ ba có gì khác không ? Giao tiếp hiểu biết Ngay từ khi mới bước sang tuổi thứ 2 những đứa trẻ phát triển đặc biệt thường học hỏi những điều mới ở bố mẹ, như các phương thức giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ, thiết lập và giải quyết vấn đề đặt mục tiêu và nhận biết các trạng thái tình cảm. TỰ NHẬN THỨC VÀ TRAO ĐỔI NHẬN THỨC Sự phức tạp trong giao tiếp của con người còn thể hiện ở chỗ chúng ta mong muốn chia sẽ, so sánh, đối chiếu các quá trình tâm lý của chúng ta với những người khác. Đó cũng là điểm quan trọng nhất trong giao tiếp của con người. Nó yêu cầu thiết lập một chương trình tinh vi, “bạn và tôi” để thực hiện việc so sánh đối chiếu mức độ phối hợp giữa hai người với nhau. Các chương trình này điều chỉnh sự thay đổi trong các trạng thái của chúng ta. Ví dụ như trạng thái tình cảm, chủ đề giao tiếp, động lực và sự hiểu biết. Trong mỗi trạng thái đó, chúng ta nên giao tiếp thế nào cho phù hợp Ở một mức độ cơ bản hơn, bất cứ kiểu trao đổi “bạn và tôi” nào cũng cần phải có sự liên kết, suy nghĩ và quyết định chủ quan của mỗi con người để đảm bảo mỗi bên đều chia 10 sẻ với nhau các vấn đề. Ngoài ra “tôi” cũng cần phải tách rời “bạn” để thực hiện sự riêng biệt trong quá trình giao tiếp. Như vậy, tự nhận thức và trao đổi nhận thức là hai mặt của một vấn đề chúng bổ sung và hoàn thiện cho nhau trong quá trình giao tiếp trở nên vô nghĩa. Khi đứng trước 1 đứa trẻ không thể giao tiếp, tôi tha thiết được mang đến cho em những phương tiện để em có thể biểu lộ cảm xúc của mình cũng như phản ứng trước các cá nhân khác trong xã hội. Thực tế việc xây dựng các phương tiện giao tiếp có mục đích là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi thường thì khi muốn giải thích một điều gì đó cho con cái hiểu bố mẹ và các chuyên gia thường sử dụng những câu nói dài dòng và nhiều từ vựng điều đó làm cho trẻ em khó hiểu, khó tiếp thu và khó đạt được hiệu quả giao tiếp. Thực hành về giao tiếp Xem xét bộ phim nước ngoài. Các nhân vật trong phim nói 1 thứ ngôn ngữ mà bạn không hiểu. Không được chọn phim hành động mà chọn phim tình cảm nói về mối quan hệ. Đảm bảo là bạn không đọc lời thoại của bộ phim đó. Thử xem đoạn ngắn khoảng 1 phút. Bạn hãy thử phân tích các cuộc đối thoại mà bạn quan sát được và phân tích ảnh hưởng của việc giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ giữa các nhân vật trong phim Thử trò chuyện với 1 người bạn đã trưởng thành mà bạn không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Mà chỉ sử dụng cử chỉ điệu bộ, giọng điệu, hoặc vẻ mặt và giọng điệu hoặc vẻ mặt và cử chỉ. Thử trò chuyện với một đứa trẻ phát triển bình thường với độ tuổi khoảng từ 15 tháng. Đứa trẻ này chưa biết nói, sự giao tiếp của bạn như thế nào? Bạn có thể nói chuyện với đứa trẻ như thế nào? Bạn duy trì nó được trong bao lâu? Xây dựng những chiếc cầu nối không bền, dễ gãy “ Giao tiếp chỉ diễn ra khi người ta giao tiếp” ---John Powell --Vẻ đẹp trong giao tiếp của con người là việc chúng ta khám phá chính bản thân mình và khám phá người khác trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp chính là sự khám phá. Kinh nghiệm cho thấy thông thường trong 1 cuộc hội thoại chúng ta cảm nhận được rất nhiều ngạc nhiên thú vị. Ví dụ như “Ồ, em đã không nhận ra là anh đã suy nghĩ theo cách đó”. Nếu bạn biết rất rõ những gì đối phương sắp sửa nói ra và những gì bạn sắp sửa đối đáp thì chẳng có lý do gì cho chúng ta phải giao tiếp với nhau nữa. Các cuộc hội thoại yêu cầu người hội thoại phải có nguyện vọng chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Nếu bạn không hề muốn biết bất cứ điều gì về hành động, cảm xúc, suy nghĩ nhận thức ý kiến, tư tưởng, sở thích hoặc mơ ước của đối phương thì bạn sẽ không có được một cuộc hội thoại thực tế cho dù bạn có giỏi về ngôn ngữ nào đi chăng nữa. Trong khi việc chia sẻ kinh nghiệm yêu cầu hai bên liên quan phải cùng nỗ lực duy trì sự mạch lạc trong hội thoại thì việc hiểu biết lẫn nhau cũng được xem là một mục tiêu quan trọng. Nếu bạn quan sát cuộc giao tiếp thực sự của con người, bạn sẽ nghĩ rằng chúng ta dường như rất hiểu nhau, chúng ta sẽ có thể dự đoán trước các tình huống diễn ra trong cuộc hội thoại. Rồi chúng ta bắt đầu xây dựng những chiếc cầu nối giao tiếp thường xuyên. 11 Giao tiếp của con người diễn ra trong những thời điểm mà chúng ta không thể dự đoán được những gì đối phương định nói, không thể đoán được suy nghĩ của họ hoặc khi chúng ta muốn tham khảo ý kiến với nhau. Khi chúng ta không thể dự đoán trước được nhưng điều đó, chúng ta cảm thấy tò mò và muốn khám phá xem đối phương như thế nào. Những thách thức đối với giao tiếp con người Bị gián đoạn liên tục Có sự hiểu lầm Cần sự điều chỉnh liên tục Bạn phải nắm bắt các trạng thái của đối phương và nhận biết được sự thay đổi của nó Tuy nhiên… bạn phải nhận ra rằng mọi sự cố gắng đều đáng giá. GIAO TIẾP LUÔN LUÔN LÀ MỘT CÔNG VIỆC TIẾN TRIỂN Giao tiếp của con người được tăng cường bởi ước muốn hành trình tới một không gian xa lạ. Chúng ta muốn điều bất ngờ, nhưng không quá nhiều. Chúng ta muốn đối phương tạo ra nhưng điều bất ngờ và mới mẻ. Chúng ta muốn hướng tới sự thống nhất với một mối liên kết tình cảm sâu sắc. Nhà tâm lý học phát triển Alan Fogel đã sử dụng thuật ngữ “Thông tin”, để miêu tả chất lượng không rõ ràng trong giao tiếp con người, chia nó thành hai từ “thông” và “tin”. Điều này nhắc nhở chúng ta một điều rằng trong giao tiếp của con người các bên giao tiếp phải đồng sáng tạo ra những điều mới lạ và thú vị để làm cho quá trình giao tiếp của chúng ta có ý nghĩa hơn. Trong quá trình giao tiếp của con người có rất nhiều sự hiểu lầm gọi là sự sụp đổ giao tiếp. Khi giao tiếp thất bại chúng ta vẫn duy trì để đạt được mục tiêu giao tiếp. CHƯƠNG 4: KHỞI ĐỘNG TỐC HÀNH ĐỘNG VÀ TĨNH. Cả tư duy động và tư duy tĩnh đều rất cần thiết cho những người mắc chứng rối loạn lòng vị kỉ trong quá trình tìm kiếm và xây dựng một cuộc sống có chất lượng. Trong thế giới hiện tại, hầu hết các vấn đề diễn trong đời sống hằng ngày của chúng ta đều chứa các yếu tố tĩnh và động. Bạn cần phải nắm hàng loạt các công thức toán học, sự kiện, lịch trình. Đôi khi bạn phải làm những việc theo cách mà bạn đã học. Ví dụ như lái xe thì cần phải biết một số quy tắc, đọc sách thì cần phải biết cắt nghĩa vấn đề, hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng, trừ khi bạn là một nhà thơ sáng tạo, bạn cũng cần phải theo một số quy tắc phát âm nhất định. Tuy nhiên, nếu không có quá trình tư duy động, các kĩ năng này cũng không thể phát triển được. Các nhà giáo dục học hiện đại hiểu rằng việc rèn luyện trí nhớ là một thiết yếu. Nhưng các phương pháp dạy cụ thể cần phải kết hợp được với sự phát triển tư duy năng động của học sinh, để học sinh có thể sử dụng các kĩ năng đó một cách ý nghĩa. Điểm quan trọng nhất của việc phát triển tư duy tĩnh và động là phải đảm bảo rằng bạn không phát triển các kỉ năng tĩnh trong khi học sinh chưa chuẩn bị sẳn sàng để phát triển các kĩ năng động tương ứng. Ví dụ, không cắt nghĩa bài đọc trong khi học sinh chưa thật sự hiểu nghĩa của nó. XÂY DỰNG BỘ NÃO NĂNG ĐỘNG. 12 “ Giáo dục là năng lực ghi nhận những kết nói tiềm ẩn giữa các hiện tượng” ----Vaclav Havel.2000 ---Bộ não của chúng ta thay đổi dựa trên những kinh nghiệm mà chúng ta học hỏi được, dựa trên cách cảm nhận của thế giới chúng ta. Với sự phát triển năng động chúng ta hi vọng rằng, khi về già bộ não của chúng ta sẽ phát triển tinh vi hơn và có nhiều hình thức liên kết các Nơron thần kinh. Tất nhiên chúng ta cũng muốn tích lũy được nhiều thói quen mới, các sự kiện xã hội, các công thức, nguyên tắc, các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên cuối cùng thì yếu tố quyết định đế sự thành công của chúng ta cũng là sự phát triển năng động của bộ não. Trẻ em phát triển hai hình thức tĩnh và động theo các cách khác nhau dựa trên những kinh nghiệm học hỏi khác nhau. Các quá trình tĩnh phát triển dựa trên các kết quả phản ứng – tương tác, thỉnh thoảng sử dụng các cơ chế tăng cường tác nhân. Các tác nhân phải đựơc lặp đi lặp lại, được tổ chức rõ ràng, để đảm bảo quá trình hoạt động tự động trong bộ não. Ngược lại quá trình tĩnh phát triển dựa trên sự nhận thức về các thách thức, được thực hiện rất cẩn thận. Người lớn thường bắt trẻ em trải qua hàng ngàn tình huống, giải quyết các vấn đề dường như không giải quyết được so với tuổi của chúng. Nhưng điều đó cũng tạo điều kiện cho bộ não của chúng hoạt động một cách tinh vi và năng động hơn. Như chúng ta sẽ được học ở các chương tiếp theo, một phần của sự phát triển của các trẻ em bị chứng rối loạn lòng vị kỉ (ASD) là bộ não không được rèn luyện để tận dụng được những cơ hội như thế này. Khi các bạn đã đọc xong quá trình năng động, tôi muốn các bạn suy nghĩ về câu hỏi sau đây “ Tất cả chúng ta sẽ phát triển các quá trình năng động như thế nào? Chúng ta có được sinh ra với sự có sẵn các quá trình năng động không? Ai sẽ là giáo viên của chúng ta? Và họ dạy chúng ta như thế nào?” Trong chương tới, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề làm thế nào để phát triển bộ não năng động thông qua mối tương tác của chúng ta với môi trường đầy thách thức. Chương V. MỐI QUAN HỆ THAM GIA HƯỚNG DẪN “ Sự phát triển tâm lý nhận thức của trẻ em là 1 quá trình học hỏi nó xuất hiện khi có sự tham gia hướng dẫn của bầu bạn, bố mẹ và các chuyên gia”. -----Barbara Rogoff ----Bằng việc mở rộng nghiên cứu đa văn hóa, tiến sĩ Rogoff đã kết luận rằng trong mọi xã hội trên trái đất, trẻ em và người lớn phát triển một mối quan hệ học hỏi lẫn nhau. Quá trình này được thực hiện hằng ngày mà không cần phải quan tâm nhiều đến ý thức tự chủ. Trẻ em cùng tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa do các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội tổ chức, với tư cách là một người học nghề. Những người lớn sẽ hướng dẫn cho trẻ em biết cách nhận biết thách thức và hướng dẫn chúng vượt qua những thách thức đó. Tiến sĩ Rogoff đã đưa ra một số luận điểm về việc tham gia hướng dẫn như sau: - Cả những người hướng dẫn và những trẻ em được hướng dẫn đều phải quan tâm đến vai trò của họ để việc tham gia hướng dẫn được thành công. Ngoài ra, một quá trình phát 13 triển đặc biệt cần được thực hiện ngầm, gắn liền với đời sống văn hóa và khung chương trình của gia đình. Không hạn chế tuổi tác trong việc học hỏi. Các nhà tâm lí học đã xem xét quá trình tham gia hướng dẫn như một quá trình tự nhiên, như một câu hỏi: “ Nếu không có quá trình này, bạn sẽ bắt đầu từ đâu?” Các nhà khoa học không nhắc đến hiện tượng có một số đứa trẻ, mặc dù bố mẹ đã nỗ lực rất nhiều, song chúng vẫn không có khả năng học hỏi những điều người khác dạy dỗ. Trong phần sau, tôi sẽ nhắc lại những mối quan hệ tham gia hướng dẫn mà tôi đã đề cập trước đó, trước hết là những từ quan niệm của người hướng dẫn, và thứ hai là từ nhận thức của những người học nghề. CHƯƠNG 6: Tham Gia Hướng Dẫn: Người Hướng Dẫn “ Không có một niềm vui nào lớn hơn niềm vui làm hành trang cho người khác để họ phát triển những khả năng tiềm tàng của họ”. - Steve GutsteinCÂN BẰNG TRẠNG THÁI TĨNH VÀ ĐỘNG Người lớn đóng vai trò là người hướng dẫn phải biết cân bằng tư duy tĩnh và động. Ví dụ khi dạy cho chàng trai trẻ người Anh về cách suy nghĩ như một người rừng từng trải, Thompson đã phải hướng dẫn anh ta hàng loạt các kĩ năng tĩnh cần thiết để tồn tại. Tương tự như thế, bố mẹ cùng với việc thúc đẩy sự phát triển tâm lí động, cũng cần phải rèn luyện dạy dỗ rèn luyện con cái theo các kĩ năng tĩnh, đảm bảo chúng được an toàn và khỏe mạnh, đồng thời hướng dẫn chúng học hỏi các kĩ năng phù hợp với lứa tuổi. Rõ ràng là, giáo viên vừa phải đảm bảo truyền tải nội dung đến học sinh trong một khoảng thời gian cho phép, vừa phải dành một chút thời gian để giúp học sinh học cách suy nghĩ, tiếp thu và sáng tạo. Điều quan trọng nhất trong vai trò người hướng dẫn của người lớn đó là duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu trong cuộc sống hôm nay với nền tảng phát triển cho sự thành công mai sau. Những người hướng dẫn phải duy trì được nhận thức lâu dài, và xem đó làm một nhiệm vụ thiết yếu nhất trong quá trình phát triển tâm lí của những người học việc. Việc học tĩnh thì dễ hơn nhiều, nó không đòi hỏi phải nỗ lực và lập kế hoạch thường xuyên. Nên chúng ta không ý thức được tầm quan trọng của nó. Chúng ta học tập trong một môi trường mà xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, nhưng chúng ta lại cứ duy trì việc tích lũy các thông tin, các sự kiện, các công thức...Cho nên, chúng ta không thể xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển tâm lí của những người học việc. Khi hướng dẫn những trẻ em bị mắc chứng ASD, bố mẹ và các chuyên gia thường có cảm giác chán nản và tuyệt vọng vì cảm thấy mình chưa có đủ kinh nghiệm. Lúc đó họ chỉ mong sao đạt được kết quả nhanh nhất trong một thời gian ngắn. Tập trung phát triển các kĩ năng tĩnh cho những trẻ em mà bộ não của chúng vốn đã hoạt động theo phương thức tĩnh là một việc làm rất dễ và nhanh đạt kết quả. Tuy nhiên, nếu thiếu đi quá trình năng động trong sự phát triển của bộ não trẻ sẽ làm cho chúng phát triển không toàn diện. MỤC TIÊU ĐI CÙNG MỤC TIÊU " Mang cho người ta một con cá, bạn chỉ cho họ ăn được một ngày Dạy người ta câu cá, bạn sẽ cho họ ăn được cả đời” 14 --- Ngạn ngữ Trung Quốc--Quá trình phát triển tâm lý được tìm thấy trong các hoạt động hằng ngày ở trong đời sống của chúng ta như đi mua sắm hay dọn dẹp nhà cửa. Trong suốt các hoạt động đó, những người hướng dẫn hoặc cố tình hoặc vô tình đã coi nhẹ quá trình thực hiện nó. Ví dụ, họ hướng dẫn vận chuyển đồ đạc về nhà sao cho càng nhanh càng tốt, hoặc dọn dẹp nhà cửa sao cho gọn gàng ngăn nắp. Họ không hướng dẫn làm thế nào để gấp chăn, hoặc làm thế nào để chất đồ đạc trong nhà. Họ sử dụng các hoạt động thực tiễn hằng ngày để truyền đạt và hướng dẫn cho người học việc mà không cung cấp một kiến thức cần thiết tối thiểu nào hết. Không phải việc cung cấp những kiến thức nhỏ nhặt là không quan trọng. Có lẽ, những người hướng dẫn cũng biết rằng chính những kiến thức nhỏ nhặt này đã tạo ra những cơ hội rất lớn cho sự phát triển năng động Những người hướng dẫn dường như biết rằng họ nên đưa ra từng hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp riêng biệt, nhưng lại không muốn cùng một lúc phải đưa ra quá nhiều Chúng ta nhấn mạnh quá trình này như một quá trình thực hiện " Mục tiêu đi cùng mục tiêu". THIẾT LẬP QUÁ TRÌNH KHÔNG BỀN VỮNG CÓ ÍCH “Lợi ích chính của con người đó là chủ nghĩa cơ hội - tận dụng những khám phá mới và những điều lí thú. Giá trị phát triển của việc nhận thức các vấn đề mới lạ và hấp dẫn của môi trường là rất quan trọng để chinh phục môi trường cũng như tạo ra các cơ hội mới”. __Alan Srouf__ Người hướng dẫn tốt nhất thường là những người nhận ra được những cơ hội tốt nhất để phát triển tâm lí, xã hội, nhận thức cho những người được hướng dẫn, nhưng thường là không bền vững và mơ hồ. Vì thế, họ sáng tạo ra những bài học bổ ích để những người được hướng dẫn có thể tiếp thu được. Ở GẦN BỜ RÌA Tôi muốn mình ở gần bờ rìa tới mức có thể miễn là tôi không bị ngã, để tôi có thể trông thấy tất cả những gì tôi không thể nhìn thấy từ trung tâm __Kurt Vonnegut__ Bộ não của chúng ta chỉ có thể trưởng thành khi nó được rèn luyện. Nếu mức độ liên kết các Nơron thần kinh trong bộ não của bạn đủ để giải quyết các vấn đề mà bạn gặp phải trong cuộc sống, thì bạn sẽ không buộc phải phát triển các liên kết Nơron thần kinh trong bộ não một cách tinh vi hơn. Khó khăn là, chúng ta phải làm sao để tạo ra được những thách thức phù hợp với khả năng giải quyết của bộ não đứa trẻ, đồng thời phải rèn luyện bộ não của chúng để chúng có khả năng suy nghĩ tích cực hơn. Những người hướng dẫn đóng vai trò là một người trung hòa giữa giữa khả năng của những người học việc với những thách thức trong thế giới thực mà họ phải đối mặt 15 Quá trình tham gia hướng dẫn không phải là một quá trình xô đẩy những người học việc vào một hồ nước sâu, mà nó tạo nên một nền tảng vững chắc và an toàn để những người học việc có thể đối mặt với các thách thức một cách tự tin và không lùi bước. Có rất nhiều yếu tố để tăng cường sự an toàn. Trước hết, cần phải nhận thấy rằng những người hướng dẫn là những người lãnh đạo và cầm đầu trong quá trình hợp tác. Người hướng dẫn cần phải biết thiết lập những ranh giới và giới hạn cụ thể, rõ ràng mà không làm cho người học việc cảm thấy bị nghẹt thở. Thứ hai là phải duy trì được khả năng phản ứng trước các thái độ tình cảm của những người học việc. Khi đưa ra một thách thức mới, người hướng dẫn cần phải cảm nhận được khả năng phản ứng của những người học việc như thế nào, để từ đó có thể điều chỉnh tăng cường hoặc giảm bớt mức độ khó khăn của thách thức, đồng thời khuyến khích họ tận dụng tối đa năng lực của bản thân. Tuy nhiên, những người hướng dẫn cũng không cần phải quá nhạy cảm đến nỗi họ có thể can thiệp vào những trạng thái tình cảm khác nhau của những người học việc. Đây là một nghệ thuật của những người hướng dẫn. NỖ LỰC ĐẦU TƯ ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG Không phải tất cả những thời điểm học tập đều là kết quả. Hầu hết những người hướng dẫn phải bỏ thời gian công sức để thiết lập các giai đoạn dự bị, để giúp những người được hướng dẫn có thể nhận thấy những thách thức mà họ phải đối mặt, giúp họ phát triển suy nghĩ, vận dụng nhận thức của người khác và tận dụng những khám phá trước đó để giải quyết vấn đề. Để xây dựng được quá trình này cần phải có sự chuẩn bị rất chu đáo. Những người hướng dẫn phải lựa chọn kĩ càng những mục tiêu mà những người học việc cần phải đạt được. Họ cũng phải lập ra các khung chương trình và các hoạt động thiết thực. Trong sự phát triển điển hình, luôn luôn có quá trình hướng dẫn liên tục của bố mẹ đối với con cái họ, để chuẩn bị cho con cái những thách thức mới, và tạo ra những cơ hội để con cái có thể khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống hằng ngày. Nhà tâm lí học phát triển Kenneth Kaye đã đưa ra khái niệm Nội Quy – Thách Thức – Nội Quy ( R – C – R) để miêu tả về cách thức bố mẹ tạo ra thử thách cho con cái. Sau khi khám phá ra được những điều mới mẻ, bố mẹ và con cái thường trải qua giai đoạn thảo luận và thiết lập các hoạt động khác. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình thảo luận này, thách thức mới lại được hình thành, và nếu vượt qua được thách thức đó, bố mẹ và con cái lại phải trải qua một giai đoạn khác với những thách thức mới. Nội quy 1 Thách thức mới=========→Thách thức ←========== Nội quy 2 VÒNG TRÒN C – R – C Tạo ra các biến cố, thảo luận và thiết lập các hoạt động khác nhau Thiết lập các giai đoạn mới với những thách thức mới DẪN DẮT TỪ MỌI PHÍA 16 Tham gia hướng dẫn được thực hiện theo cách hướng dẫn kèm cặp lẫn nhau. Theo phương pháp này, người hướng dẫn và người học việc sẽ cùng là những thành phần tham gia tích cực trong quá trình học tập, và cả hai bên đều phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ. Hướng dẫn kèm cặp lẫn nhau, không có nghĩa là người hướng dẫn trút trách nhiệm cho người học việc, cũng không ngụ ý nói rằng cả hai bên đều có năng lực giống nhau. Tất nhiên, người hướng dẫn sẽ đóng vai trò chỉ đạo mọi hoạt động. Họ phải nhận thức được rằng họ không phải là những người học việc, họ phải tổ chức thành công các hoạt động đó. Vì thế, người học việc sẽ là thành phần tham gia thứ hai, tôn trọng và làm theo sự chỉ đạo của người hướng dẫn. Phương pháp hỗ trợ kèm cặp lẫn nhau này cho thấy rằng, người hướng dẫn và những người học việc, mặc dù không giống nhau, nhưng cùng nhau tham gia vào một hoạt động và phối hợp với nhau. Như vậy, vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng. Phương pháp này hoàn toàn đối lập với phương pháp giáo dục thông thường. HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ LẪN NHAU Người hướng dẫn nhận nhiệm vụ Người hướng dẫn và người học việc phải phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi bên phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Khi hướng dẫn hỗ trợ lẫn nhau, người hướng dẫn không cần phải phức tạp hóa vai trò của mình. Chỉ cần chân thành hướng dẫn và làm tốt vai trò của mình là họ đã có thể thúc đẩy sự tiến bộ của những người học việc. Ngược lại, nếu người hướng dẫn càng quan trọng hóa vai trò của mình thì càng làm cho quá trình hướng dẫn hỗ trợ lẫn nhau gặp nhiều khó khăn hơn. THỈNH MỜI Chức năng của người hướng dẫn trong lĩnh vực mời gọi được phản ánh rõ nhất trong giao tiếp. Trong giao tiếp, có đôi khi người hướng dẫn trực tiếp mời gọi những người học việc chia sẻ kinh nghiệm. Nhưng cũng có những khi người hướng dẫn phải tự mình chia sẻ và mở rộng những kinh nghiệm mình tích lũy được cho những người học việc. Hướng dẫn không hoàn toàn là thỉnh mời. Ví dụ, người hướng dẫn có thể giao tiếp bằng nhiều cách thức khác nhau để thu hút sự chú ý của những người học việc. Những người hướng dẫn không thể ép buộc hoặc yêu cầu người học việc phải tạo ra các khám phá nhận thức mới, mà họ có thể trao đổi kinh nghiệm, tạo ra những cơ hội cho những người học việc. Mặt khác, bởi vì những người hướng dẫn không thể dự đoán được mức độ tận dụng của những người học việc như thế nào, nên những khám phá bất ngờ đều có thể xảy ra. CÁC PHƯƠNG PHÁP THAM GIA HƯỚNG DẪN Những người hướng dẫn dựa trên ba phương pháp chính: khuôn hình, dàn hoạt động và sự tập trung trí nhớ. Tôi trình bày chúng theo thứ tự alphabe, nhưng trong thực tế, khi hướng dẫn người ta có thể sử dụng cả ba công cụ này cùng một lúc. 1.KHUÔN HÌNH 17 Trong cuốn sách mang tên: “Phát triển dựa trên các mối quan hệ”, Alan Fogel đã đưa ra khái niệm về khuôn hình như sau: “…sự kết hợp về ngữ cảnh, bao gồm: địa điểm, mô hình, hành động, tương ứng với nội dung của chủ đề đưa ra”. Khác với giàn hoạt động - là việc cung cấp một quá trình truyền tải thông tin từ người hướng dẫn đến người học việc, thì khuôn hình, theo Fogel chính là những gì chúng ta làm để tối ưu hóa quá trình truyền tải đó. Các hoạt động hằng ngày tạo nên một nền tảng cơ bản cho việc phát triển các mối quan hệ tham gia hướng dẫn. Ví dụ, những người hướng dẫn có thể sử dụng hình ảnh cánh buồm để miêu tả quá trình phát triển năng động của vũ trụ bao la. Những người hướng dẫn cũng phải lập ra một khung chương trình hoạt động để đảm bảo trẻ hiểu được những hoạt động đó nói về cái gì. Các khung chương trình sẽ giúp trẻ phân biệt được đâu là yếu tố chủ yếu và đâu là yếu tố thứ yếu. Các khung chương trình cũng có tác dụng kích thích sự tập trung của trẻ và hạn chế tối thiểu các tác hại có thể tác động đến sự phát triển của trẻ. Trẻ em không phải để ý đến các thành phần của khung chương trình miễn là nó vẫn còn hữu ích. VÌ SAO CHÚNG TA ĐÓNG KHUÔN HÌNH CHO CÁC BỨC TRANH? Tiến sĩ Fogel yêu cầu chúng tôi suy nghĩ về lí do vì sao các họa sĩ lại đóng khuôn hình cho các bức tranh của họ. Ông nhấn mạnh rằng nghệ thuật cũng chẳng có gì khác so với bất cứ hình thức giao tiếp nào trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Các khuôn hình, vừa chắc chắn lại vừa rất dễ thương, nó có thể bao bọc xung quanh một tác phẩm nghệ thuật và làm trang trọng thêm tác phẩm nghệ thuật đó. Khuôn hình thu hút sự tập trung chú ý của chúng ta, như muốn nói rằng chúng ta hãy tập trung vào đó. Thử đưa ra một biện pháp so sánh với quyển sách. Ta thấy rằng các quyển sách đều được phân ra thành các chương và có bọc bìa. Một bản nhạc cũng có phần mở đầu và phần kết thúc. Các hoạt động khác cũng có khung chương trình và có giới hạn cụ thể. Cùng với việc thiết lập các khuôn hình, trong quá trình giao tiếp, người hướng dẫn cần phải đề ra những giới hạn cụ thể về chủ đề cũng như thời gian. Các quyển sách cũng được phân chia thành các loại như tiểu thuyết, truyện ngắn hoặc thơ ca, hoặc các sách khoa học, các nghiên cứu hoặc sách xã luận v.v…Mỗi cuốn sách vật lí được viết theo những thứ ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên nội dung của chúng thì không hề thay đổi. Các tác phẩm âm nhạc cũng được soạn ra với các nốt nhạc khác nhau và phải sử dụng các loại nhạc cụ khác nhau để soạn ra các nốt nhạc đó. Cuối cùng, Fogel đã kết luận rằng tất cả các cuộc giao tiếp giữa con người với nhau đã hình thành nên những mối quan hệ khác nhau. Khi chúng ta giao tiếp, chúng ta cố tình hoặc vô tình nhấn mạnh vào các thông tin chính để thể hiện rằng nội dung chúng ta đang giao tiếp đó có ý nghĩa hay vô nghĩa. Ví dụ, khi chúng ta viết, chúng ta có thể in đậm một số từ, hoặc một số cụm từ, sử dụng phông lớn hơn, hoặc tách các kí tự ra. Chú ý Một trong những mục tiêu quan trọng của việc thiết lập khuôn hình đó là hạn chế tối thiểu các lĩnh vực hoạt động có thể gây cản trở đến việc khả năng cạnh tranh chú ý của trẻ. 18 Điều quan trọng là những người hướng dẫn phải biết hướng sự tập trung của trẻ vào những yếu tố chính, lướt qua các yếu tố phụ. Trẻ em phải được phát triển khả năng nắm bắt vấn đề và đối mặt với các thách thức đang diễn ra trước mắt. Khi những người hướng dẫn đánh giá và hạn chế tối thiểu các yếu tố như âm thanh, nhiệt độ, sự vật hiện tượng, và các yếu tố khác, là họ đang hạn chế khả năng cạnh tranh chú ý của trẻ. Do đó, người hướng dẫn phải biết cân bằng giữa việc thải loại các yếu tố phụ và duy trì các yếu tố chính để thu hút sự tập trung của trẻ. Sự mất cân bằng xảy ra sẽ dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn. Khả năng cạnh tranh chú ý tùy thuộc hoàn toàn vào năng lực của trẻ. Bổ sung hoặc sửa đổi các yếu tố cấu trúc Một đặc điểm quan trọng trong việc thiết lập khuôn hình là phải bổ sung cấu trúc Việc chúng ta bổ sung các yếu tố cấu trúc, và nên chọn yếu tố nào cho phù hợp, là hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của chúng ta. Ví dụ như việc tập xe đạp cho trẻ. Mục đích của chúng ta là giúp trẻ phối hợp các chuyển động của cơ thể với chuyển động của chiếc xe. Lúc này, trẻ chưa thể cân bằng được trạng thái đứng yên trên chiếc xe nên ta phải sử dụng loại xe có gắn bánh chắc để trẻ không bị phân tâm nhiều tới việc cân bằng. Ngược lại, loại xe gắn bánh chắc này cũng có thể phản tác dụng đối với bạn, nếu mục đích của bạn là để trẻ học cách cân bằng khi đi xe. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên cho tạo điều kiện cho trẻ làm quen trước, sau đó đến luyện tập cho trẻ khả năng cân bằng, như vậy ta sẽ đạt được cả hai mục đích chỉ trong một thời gian ngắn. VAI TRÒ TÍCH CỰC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA Con cái học cách suy nghĩ, hành động và thảo luận với bố mẹ ngày càng tiến bộ hơn để trở thành một thành phần tham gia chính thức trong các cuộc giao tiếp. ---Jean Lave---Những người hướng dẫn thành công luôn luôn đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc học hỏi không phải lúc nào cũng là một hoạt động vui chơi giải trí. Hãy thử nghĩ rằng bạn đang mời một đứa trẻ làm công việc giặt ủi với bạn. Bạn quyết định chia công việc giặt ủi ra thành nhiều công việc nhỏ hơn. Đầu tiên, bạn mang cái giỏ quần áo tới phòng giặt ủi, mỗi người cầm một bên, mặt đối mặt. (Đây là một ví dụ điển hình về vị trí giữa người hướng dẫn và đứa trẻ: đi cạnh nhau, mặt đối mặt). Mục đích là để đứa trẻ trải nghiệm bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ người hướng dẫn. Để hoàn thành việc giặt ủi, đứa trẻ phải nỗ lực phố hợp với bạn để hoạt động của hai người cùng thống nhất với nhau. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang cầm một cái giỏ không đưa cho một đứa trẻ và bảo nó mang vào phòng giặt ủi. Có hai vấn đề sẽ xảy ra. Vấn đề thứ nhất là đứa trẻ sẽ nhận thấy rằng đây là một hoạt động vô nghĩa: Không có quần áo trong giỏ thì làm sao mà giặt ủi? Vấn đề thứ hai là công việc mà bạn đưa ra không đích thực. Bạn thực sự không cần sự giúp đỡ. Ngay cả khi đứa trẻ có chấp nhận yêu cầu của bạn, thì chúng cũng không học hỏi được điều gì có ích. Thậm chí, nó chỉ cần dùng một ngón tay cũng có thể mang được cái 19 giỏ đó. Xét về mức độ năng động, thì việc mang một chiếc giỏ không có quần áo còn khó hơn việc mang một chiếc khác đựng đầy quần áo. Tuy nhiên, bạn cũng không nên mời một đứa trẻ ba tuổi cùng bạn khiêng một giỏ đựng đầy quần áo. Bởi vì đây là một nhiệm vụ khá nặng nề đối với một em bé ba tuổi. Ngay cả khi đứa trẻ có thể khiêng được giỏ quần áo đó, thì nó cũng không mang lại lợi ích gì. Đứa trẻ sẽ không học hỏi được gì ngoài việc cố gắng phối hợp hoạt động với bạn. Đối với trường hợp này, bạn nên bỏ vào giỏ một ít quần áo để trẻ có thể vừa khiêng được lại vừa học hỏi thêm kinh nghiệm. Chọn hoạt động có ý nghĩa thực trong cuộc sống và phù hợp với khả năng của trẻ. THÁCH THỨC Quá trình tham gia hướng dẫn tạo ra cho trẻ cơ hội phát triển trí não theo một cách thức mới mẻ và hiệu quả hơn. Nguyên tắc của quá trình này là bất cứ ai tham gia cũng phải đối mặt với thách thức và thực hiện vai trò một cách năng động chứ không phải là hành động như một con robot. Hãy quay lại với ví dụ giặt ủi ở trên. Lúc này bạn đã đến gần chiếc máy giặt. Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là lấy quần áo từ giỏ ra và bỏ vào máy giặt. Bạn có thể dễ dàng làm việc này mà không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ việc thò tay vào chiếc giỏ và lấy quần áo bỏ vào. Đây là một cách làm hữu hiệu giúp bạn đạt mục tiêu một cách dễ dàng, nhưng không phải là lí do vì sao bạn và đứa trẻ ở bên nhau. Trong quá trình này, không hề có một hoạt động năng động nào diễn ra đối với cả hai. Trong trường hợp này, người hướng dẫn nên tạo ra nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện, đồng thời thêm vào các thách thức giúp trẻ có cơ hội đối mặt và giải quyết những thách thức đó. Để làm được điều này, người hướng dẫn cần phải đảm bảo mức độ thay đổi của các hành động. Ví dụ, trong hoạt động giặt ủi, đứa trẻ đóng vai trò là người lấy quần áo từ giỏ ra, còn bạn đóng vai trò là người nhận quần áo từ đứa trẻ và bỏ vào máy giặt. Mỗi lần đứa trẻ khom lưng xuống lấy quần áo, vị trí của em thay đổi. Điều này bắt buộc bạn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với các vị trí đó. Có như vậy mới thực hiện công việc một cách thành công. 2.GIÀN HOẠT ĐỘNG Một khi bạn đưa ra một trò chơi, bạn phải cung cấp một dàn hoạt động để đảm bảo rằng bạn sẽ phục hồi và bổ sung được những nhược điểm của trẻ, rồi chia rẽ các giàn hoạt động đó ra thành nhiều phần khác nhau theo một cấu trúc tương hỗ để cùng đạt đến những mục tiêu chung. ----Jerome Bruner----Chuyển giao trách nhiệm Giàn hoạt động miêu tả về cách thức hoạt động trong đó người hướng dẫn sẽ truyền đạt các khả năng của họ như khả năng phân tích, đánh giá, nhìn nhận và phản ánh v.v…cho cho người học việc theo một cách thức chặt chẽ. Những người hướng dẫn không thể truyền đạt cách thức suy nghĩ của họ một cách thụ động. Họ cũng phải đảm bảo rằng họ sẽ truyền đạt cho người học việc không chỉ khả năng, mà còn chuyển giao trách nhiệm cho họ nữa. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan